Giáo án Vật lý lớp 9 - Bài 48: Mắt

I. MỤC TIÊU:

 Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thủy tinh và màng lưới .

 Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh.

 Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa gần khác nhau.

II.CHUẨN BỊ:

- GV: Một tranh vẽ con mắt bổ dọc, một mô hình con mắt, một bảng thử thị lực y tế

 - PP: Trực quan , vấn đáp , nêu vấn đề .

III. TIẾN TRÌNH HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. HĐ1: Kiểm diện - kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập:

- GV: Ổn định lớp

- HS: Báo cáo SS.

- GV: +HS: Nêu cấu tạo của máy ảnh và cho biết tính chất ảnh của một vật qua máy ảnh trên phim ?

- HS: Cấu tạo máy ảnh gồm : Vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim. Ảnh của một vật qua máy ảnh hiện trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

- GV: (gọi 2 HS đóng vai Bình và Hòa đọc mẫu đối thoại ở phần mở đầu bài)

- HS: (thực hiện theo Y/C)

- GV: Hai thấu kính hội tụ bạn Hòa nhắc đến là gì ? Ta sẽ tìm hiểu chúng qua bài

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 9 - Bài 48: Mắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29: TIẾT 57BÀI 48 : MẮT
- Ngày soạn : 05/03/14
- Ngày dạy: 17/03/14
I. MỤC TIÊU: 
Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thủy tinh và màng lưới .
Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh. 
Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa gần khác nhau. 
II.CHUẨN BỊ: 
- GV: Một tranh vẽ con mắt bổ dọc, một mô hình con mắt, một bảng thử thị lực y tế 
 - PP: Trực quan , vấn đáp , nêu vấn đề ..
III. TIẾN TRÌNH HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. HĐ1: Kiểm diện - kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập: 
- GV: Ổn định lớp
- HS: Báo cáo SS.
- GV: +HS: Nêu cấu tạo của máy ảnh và cho biết tính chất ảnh của một vật qua máy ảnh trên phim ?
- HS: Cấu tạo máy ảnh gồm : Vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim. Ảnh của một vật qua máy ảnh hiện trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. 
- GV: (gọi 2 HS đóng vai Bình và Hòa đọc mẫu đối thoại ở phần mở đầu bài)
- HS: (thực hiện theo Y/C)
- GV: Hai thấu kính hội tụ bạn Hòa nhắc đến là gì ? Ta sẽ tìm hiểu chúng qua bài học hôm nay (GV ghi tên bài)
2. HĐ2 : Tìm hiểu cấu tạo của mắt :
* Hoạt động của thầy và trò :
* Nội dung :
- GV: Mắt có cấu tạo như thế nào ? Giữa mắt và máy ảnh có gì giống và khác nhau ? è I
- GV: (Y/C HS đọc 1/ cấu tạo của mắt)
- HS: (thực hiện theo Y/C)
- GV: Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì ?
- HS: Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới 
- GV: Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như thấu kính hội tụ? Tiêu cự của nó có thể thay đổi như thế nào ?
- HS: Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ, nó phồng lên, dẹt xuống để thay đổi tiêu cự. 
- GV: Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện ở đâu ?
- HS: Ảnh của vật mà ta nhìn thấy hiện ở màng lưới .
- GV: Giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh có những điểm gì giống nhau và khác nhau ? (Y/C HS th. luận trả lời C1)
- HS: + Giống : Thể TT và vật kính đều là TKHT
 Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh .
 + Khác : Thể TT có f có thể thay đổi được
 Vật kính có f không đổi
- GV: + Thể TT đóng vai trò như bộ phận nào trong máy ảnh ? Phim trong máy ảnh đóng vai trò như bộ phận nào trong con mắt ?
- HS: + Thể TT đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, phim trong máy ảnh đóng vai trò như màng lưới trong con mắt 
- GV: Thể thủy tinh của mắt là có chiết suất 1,34 (xấp xỉ chiết suất của nước) nên khi lặn xuống nước mà không đeo kính, mắt người không thể nhìn thấy mọi vật.
I. Cấu tạo của mắt :
 1. Cấu tạo: Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới 
2. So sánh mắt và máy ảnh :
Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như phim . Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới 
3. HĐ3: Tìm hiểu sự điều tiết của mắt :
- GV: (Y/C HS đọc II trả lời các câu hỏi)
- HS: (Thực hiện như Y/C)
- GV: Mắt phải thực hiện quá trình gì thì mới nhìn rõ được các vật ?
- HS: Mắt phải thực hiện quá trình điều tiết 
- GV: Trong quá trình này có sự thay đổi gì ở thể thủy tinh ?
- HS: Thể TT co giãn làm thay đổi f .
- GV: Hãy vẽ ảnh của một vật tạo bởi thề TT khi cho vật ở xa và khi cho vật ở gần ?
(GV gọi 2 HS lên bảng vẽ, các HS khác tự vẽ vào vở)
- HS: Vẽ hình như các hình sau :
II. Sự điều tiết : 
 Sự thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh sao cho ảnh hiện rõ nét trên màng lưới
 Trong quá trình điều tiết thì thể thủy tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹt xuống để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét . 
 B P 
 A F’ A’
 O 
 B’
 Q 
 P
 B I
 A A’
 O B’
 Q
- GV: * Hãy cho biết tiêu cự của thể thủy tinh khi mắt nhìn các vật ở xa, ở gần ? (Căn cứ vào tia // với trục chính)
- HS:* Tiêu cự càng lớn khi vật ở càng xa, tiêu cự càng nhỏ khi vật ở gần thể TT
- GV: Kích thước của ảnh trên màng lưới khi mắt cùng nhìn một vật ở gần và ở xa? (căn cứ vào tia tới quang tâm)
- HS: Vật ở gần ảnh lớn, vật ở xa ảnh nhỏ 
- GV: *Ta đã biết, khi vật càng nằm gần thấu kính hội tụ thì ảnh thật của vật nằm càng gần tiêu điểm của thấu kính. Vậy em hãy cho biết tiêu cự của thể TT khi mắt nhìn các vật ở xa và các vật ở gần dài, ngắn khác nhau như thế nào? Biết rằng khoảng cách từ thể TT của mắt đến màng lưới là không thay đổi và ảnh của vật luôn hiện rõ nét trên màng lưới .
- HS:* Khi nhìn các vật ở càng xa thì tiêu cự của mắt càng lớn, khi nhìn các vật ở gần thì tiêu cự của mắt càng nhỏ 
4. HĐ4: Điểm cực cận và điểm cực viễn :
- GV: (Y/C HS đọc thông tin 1,2 SGK trả lời câu hỏi)
- HS: (thực hiện theo Y/C)
- GV: Điểm cực viễn là gì ?
- HS: Là điểm xa mắt nhất mà mắt còn nhìn thấy vật 
- GV: Khoảng cực viễn là gì ?
- HS: Khoảng cực viễn là khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt 
- GV: Điểm cực viễn kí hiệu là Cv, điểm cực viễn của người có mắt tốt ở rất xa (∞) và mắt nhìn điểm cực viễn không phải điều tiết (Y/C HS tự làm C3 )
- GV: Điểm cực cận là gì ?
- HS: Điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ vật 
- GV: Khoảng cách từ điểm cực cận (kí hiệu Cc) đến mắt gọi là gì ?
- HS: ..gọi là khoảng cực cận 
- GV: Mắt có trạng thái như thế nào khi nhìn một vật ở điểm cực cận ?
- HS: Mắt có trạng thái chóng mõi mắt do phải điều tiết nhiều nhất 
- GV: * Hãy xác định xem điểm cực cận của mắt em cách mắt bao nhiêu cm ?
(GV hướng dẫn HS xác định điểm cực cận “ Quan sát dòng chữ ghi trên ngón tay “ di chuyển đến gần mắt đến khi nào nhìn thấy chữ còn rõ ở vị trí gần mắt nhất thì dừng lại, dùng thước đo xem ? cm)
- HS: (Thực hiện tại lớp (2 HS/nhóm ) hoặc tiến hành ở nhà )
- GV: (Giới thiệu bảng thử thị lực với HS)
 * Thị lực của mắt sẽ suy giảm khi mắt thường xuyên điều tiết mạnh đó là trường hợp làm việc trong môi trường không khí bị ô nhiễm , làm việc ở những nơi thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng quá mạnh, làm việc gần nguồn sóng điện từ ...
 *BP:Làm việc tại nơi đủ sáng, không nhìn trực tiếp vào nơi có ánh sáng mạnh giảm thời gian nhìn vào màn hình vi tính, ti vi và không nhìn quá lâu, phải cho mắt nghỉ ngơi tránh bị mõi mắt. Giử gìn môi trường trong lành để bảo vệ mắt.
III. Điểm cực cận (Cc) và điểm cực viễn (Cv):
1. Điểm cực viễn :
 Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn 
2. Điểm cực cận : 
 Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận 
5. Vận dụng – Củng cố - Hướng dẫn về nhà :
- GV: (Y/C HS đọc C5), gọi 1 HS lên bảng làm C5
- HS: 1 HS lên bảng giải C5 (các HS khác tự làm C5 vào vở)
* Tóm tắt :
* Giải :
d = 20m
h = 8m
d’ = 2 cm = 0,02 m
h’ = ? cm
Chiều cao ảnh của cột điện trên màng lưới là
- GV: Y/C HS vẽ hình C5 vào vở 
- GV: *Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể TT sẽ dài hay ngắn nhất? 
 Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất?
- HS: * + Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể TT dài nhất. 
 + Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể TT ngắn nhất. 
- GV: Nhận xét về hoạt động của lớp 
- HS: Ghi nhận RKN
- GV: Về nhà: 
 + Học bài, xác định lại điểm cực cận của mắt .
 + Đọc “ Có thể em chưa biết “
 + Làm các bài tập 48.1 è 48.10, p 98 & 99 SBT. 
 + Xem lại cách dựng ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kì, cách dựng ảnh ảo của một vật thật tạo bởi thấu kính hội tụ .
* RKN: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 29 T57.doc