Giáo án Vật lý lớp 9 - Bài 50: Kính lúp

I. MỤC TIÊU:

 Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ.

 Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn.

II. CHUẨN BỊ:

*Mỗi nhóm HS:

Ba chiếc kính lúp có số bội giác đã biết (có thể dùng các thấu kính hội tụ có f < 0,2m hay có độ tụ D = 1/5 > 5 điốp)

 Ba thước nhựa có GHĐ 300 mm và ĐCNN 1 mm để đoán chừng khoảng cách từ vật đến kính

 Ba vật nhỏ để quan sát như : Con tem, chiếc lá cây, xác kiến

* PP: Thực nghiệm, vấn đáp, nêu vấn đề.

III. TIẾN TRÌNH HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. HĐ1: Kiểm diện - kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập:

- GV: Ổn định lớp

- HS: Báo cáo SS

- GV: Cho một thấu kính hội tụ (vẽ sẳn trên bảng con) ,Y/C HS hãy vẽ ảnh của vật AB khi (AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính , OA < OF). Hãy nhận xét ảnh của vật ?

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 734Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 9 - Bài 50: Kính lúp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 50 : KÍNH LÚP
TUẦN 30: TIẾT 60 
- Ngày soạn : 10/03/14
- Ngaỳ dạy : 20/03/14
I. MỤC TIÊU: 
Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ.
Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn.
II. CHUẨN BỊ: 
*Mỗi nhóm HS: 
Ba chiếc kính lúp có số bội giác đã biết (có thể dùng các thấu kính hội tụ có f 5 điốp) 
Ba thước nhựa có GHĐ 300 mm và ĐCNN 1 mm để đoán chừng khoảng cách từ vật đến kính 
Ba vật nhỏ để quan sát như : Con tem, chiếc lá cây, xác kiến 
* PP: Thực nghiệm, vấn đáp, nêu vấn đề...
III. TIẾN TRÌNH HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. HĐ1: Kiểm diện - kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập: 
- GV: Ổn định lớp 
- HS: Báo cáo SS 
- GV: Cho một thấu kính hội tụ (vẽ sẳn trên bảng con) ,Y/C HS hãy vẽ ảnh của vật AB khi (AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính , OA < OF). Hãy nhận xét ảnh của vật ? 
- HS1: ( Vẽ hình ) 
 + Ảnh của vật là ảnh ảo, lớn hơn vật, cùng chiều với vật và ở xa thấu kính 
- GV: Gọi HS2 nhận xét.
- HS2 : Nhận xét (GV cho điểm)
- GV: Trong môn sinh học các em đã được quan sát các vật nhỏ bằng dụng cụ gì? Tại sao phải dùng dụng cụ đó để quan sát ? Ta sẽ trả lời được câu hỏi đó qua bài học hôm nay (GV ghi tên bài)
2. HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của kính lúp :
* Hoạt động của thầy và trò :
* Nội dung :
- GV: (Y/C HS đọc thông tin 1,2 SGK)
- HS: (Đọc theo Y/C)
- GV: Kính lúp là gì ? Trong thực tế em đã thấy dùng kính lúp trong trường hợp nào ?
- HS: Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ. 
- GV: (Phân nhóm, phát các kính lúp cho HS)
- HS: Nhận dụng cụ, quan sát kính lúp.
- GV: Số bội giác của kính lúp được kí hiệu là gì? Liên hệ với tiêu cự bằng công thức nào ? có đơn vị ?
- HS: Số bội giác của kính lúp được kí hiệu là G. Liên hệ với tiêu cự bằng công thức G = , đơn vị cm
- GV: Hãy quan sát (theo nhóm) với các kính lúp khác nhau, quan sát cùng một vật nhỏ, sắp xếp các kính lúp theo thứ tự cho ảnh từ nhỏ đến lớn, đối chiếu với số bội giác của các kính lúp này?
- HS: (thực hiện theo Y/C)
- GV: * Kính lúp có số bội giác càng lớn sẽ có tiêu cự càng dài hay càng ngắn ?
- HS: * Kính lúp có số bội giác càng lớn sẽ có tiêu cự càng ngắn 
- GV: * Số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là 1,5 x . Vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp sẽ là bao nhiêu ?
- HS: * .. f = 
- GV: Ta rút ra kết luận : Kính lúp là gì ? Có tác dụng như thế nào? Số bội giác G cho biết gì ?
- HS: Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, kính lúp dùng để quan sát vật nhỏ, số bội giác G cho biết ảnh thu được gấp bội lần so với khi không dùng kính lúp. 
I. Kính lúp là gì ?
Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ 
3. HĐ3: Tìm hiểu cách quan sát một vật qua một kính lúp và sự tạo thành ảnh qua kính lúp :
- GV: (Y/C HS đọc II, 1, dùng H 50.2)
- HS: (đọc theo Y/C)
- GV: Hãy tiến hành TN như Y/C của 1 SGK
- HS: (Tiến hành TN) 
 * Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự đã biết để:
 + Đo khoảng cách từ vật đến kính lúp và so sánh khoảng cách này với tiêu cự của kính.
 + Vẽ ảnh của vật qua kính lúp.
- GV: Bằng TN vừa tiến hành và ảnh A’B’ của AB vừa vẽ ở H 50.2. Hãy cho biết :
 * Qua kính sẽ có ảnh thật hay ảo ? To hay nhỏ hơn vật ?
- HS: * Qua kính sẽ có ảnh ảo to hơn vật.
- GV: * Muốn có ảnh ảo to hơn vật ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính ?
- HS: . đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp cách kính lúp một khoảng nhỏ hơn tiêu cự (d < f )
- GV: Ta rút ra kết luận gì khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ?
- HS: Vật đặt trong khoảng tiêu cự (d < f) của kính lúp, cho thu được ảnh ảo, lớn hơn vật. 
*GDBVMT: Sử dụng kính lúp để quan sát, phát hiện các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
II. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp :
- Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để cho ảnh ảo lớn hơn vật, mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.
- Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy ảnh càng lớn . 
4. HĐ4 : Củng cố kiến thức và kỹ năng thu được qua bài học – hướng dẫn về nhà :
- GV: * Hãy kể một số trường hợp trong thực tế đời sống và sản xuất phải sử dụng đến kính lúp ?
- HS: + Đọc những chữ viết nhỏ 
 + Quan sát những chi tiết nhỏ của một đồ vật (quan sát các đồ vật bên trong đồng hồ, mạch điện tử, bức tranh .)
 + Quan sát những chi tiết nhỏ của một số con vật hay thực vật (con ong, con muỗi, mặt cắt của rễ) 
- GV: (lưu ý HS)
 + Về nhà : Hãy dùng một kính lúp đã biết sẳn số bội giác G, hãy đo tiêu cự f của kính lúp đó và nghiệm lại hệ thức giữa G và f (G = ) .
- HS: (ghi nhận)
- GV: (đặt câu hỏi củng cố)
 	+ Kính lúp là thấu kính loại gì? Có tiêu cự như thế nào? Được dùng để làm gì?
	+ Để quan sát một vật qua kính lúp thì vật phải ở vị trí như thế nào so với kính?
 	+ Nêu đặc điểm ảnh quan sát được qua kính lúp ?
 	+ Số bội giác của kính lúp có ý nghĩa gì ?
- HS: (trả lời)
- GV: Về nhà : + Học bài 
 + Đọc “Có thể em chưa biết”
 + Làm các bài tập 50.1 => 50.12 (p 102 – 103 SBT) 
 + Xem lại các bài từ bài 40 => bài 50 chuẩn bị cho tiết bài tập sắp tới.
*RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 30 T60.doc