I . Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở. Mô tả tả được cách bố trí TN và cách tiến hành làm TN.
2. Kỹ năng:
- Xác định được điện trở của đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế.
3. Thái độ:
- Có ý thức nghiêm túc sử dụng các thiết bị điện trong TN.
II. Chuẩn bị:
1. GV:
- Dây dẫn có điện trở chưa biết; 1 ampe kế GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A; Vôn kế GHĐ 6V, ĐCNN 0,1V; 1 công tắc; 1 nguồn điện có thể điều chỉnh được 6V; 7 đoạn dây nối mỗi đoạn 30 cm.
2. HS: - Mẫu báo cáo thực hành.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: (1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
Câu 1: Viết công thức tính điện trở của dây dẫn, đơn vị của điện trở, nêu ý nghĩa của điện trở.
Câu 2: Phát biểu định luật ôm, viết công thức nêu tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng trong công thức?
Ngày soạn: 10/9/2017 Ngày dạy: 12/9/2017 Lớp: 9A Tiết CT: 03 Bài 3: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ I . Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở. Mô tả tả được cách bố trí TN và cách tiến hành làm TN. 2. Kỹ năng: - Xác định được điện trở của đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế. 3. Thái độ: - Có ý thức nghiêm túc sử dụng các thiết bị điện trong TN. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Dây dẫn có điện trở chưa biết; 1 ampe kế GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A; Vôn kế GHĐ 6V, ĐCNN 0,1V; 1 công tắc; 1 nguồn điện có thể điều chỉnh được 6V; 7 đoạn dây nối mỗi đoạn 30 cm. 2. HS: - Mẫu báo cáo thực hành. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: (1 phút). 2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút) Câu 1: Viết công thức tính điện trở của dây dẫn, đơn vị của điện trở, nêu ý nghĩa của điện trở. Câu 2: Phát biểu định luật ôm, viết công thức nêu tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng trong công thức? 3. Tiến trình dạy học: GV tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh ND dạy học Hoạt động 1: Trình bày phần trả lời câu hỏi trong báo cáo thực hành:(6 phút) - Kiểm tra báo cáo thực hành của hs. - Cho hs nêu công thức tính điện trở. - Cho một vài hs trả lời câu b và câu c. - Cho một hs lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện. a)Từng hs trả lời câu hỏi nếu GV đặt ra. b) Từng hs vẽ sơ đồ mạch điện. MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ 1/Trả lời câu hỏi: a/Viết công thức điện trở......... b/Muốn đo U giữa 2 đầu dây dẫn cần dùng dụng cụ gì?Mắc dụng cụ đó như thế nào đối với dây dẫn cần đo? c/Muốn đo I chạy qua 1 dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn đó? Hoạt động 2: Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ và tiến hành đo:(17 phút) - Theo dõi, giúp đỡ các mắc mạch điện đặc biệt là khi mắc vôn kế và ampe kế: + Mắc vôn kế song song với vật dẫn cần đo + Mắc ampe kế nối tiếp với vật dẫn cần đo cường độ dòng điện + Mắc vôn kế, ampe kế sao cho dòng điện đi vào từ núm cộng và đi ra từ núm trừ - Kiểm tra việc các nhóm lắp mạch điện. - Thông báo cho hs: các nhóm chỉ có phép khi có sự đồng ý của GV thì mới đóng khoá sau khi được GV kiểm tra * Tiến hành đo và ghi kết quả: (hướng dẫn)như sau - Các nhóm tiến hành mắc mạch điện theo sơ đồ và mắc đúng qui tắc. - Cho các nhóm thực hiện các lần đo. + Lần một đặt hiệu điện thế bằng 1 vôn quan sát số chỉ của ampe kế giá trị? A và ghi vào bảng báo cáo (cả hiệu điện thế và cường độ dòng điện). + Lần hai đặt hiệu điện thế bằng 2 vôn quan sát số chỉ của ampe kế giá trị? A và ghi vào bảng báo cáo (cả hiệu điện thế và cường độ dòng điện). + Lần ba đặt hiệu điện thế bằng 3 vôn quan sát số chỉ của ampe kế giá trị? A và ghi vào bảng báo cáo (cả hiệu điện thế và cường độ dòng điện). + Lần bốn đặt hiệu điện thế bằng 4 vôn quan sát số chỉ của ampe kế giá trị? A và ghi vào bảng báo cáo (cả hiệu điện thế và cường độ dòng điện). + Lần 5 đặt hiệu điện thế bằng 5V quan sát số chỉ của ampe kế giá trị? A và ghi vào bảng báo cáo 2/ kết quả đo: KQ đo Lần đo U I R 1 2 3 4 a/Tính R của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo. b/Tính giá trị TB cộng của R. c/Nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau(nếu có) của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo. Hoạt động 3: Hoàn thành mẫu báo cáo thực hành:(7 phút) - Căn cứ vào bảng thí nghiệm yêu cầu các nhóm tính giá trị điện trở của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo. - Cho hs tính giá trị trung bình của điện trở bằng công thức tính trung bình cộng qua các lần đo. - Cho các nhóm nhận xét nguyên nhân gây ra ra sự khác nhau (nếu có) của các giá trị điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo. - Các nhân hoàn thành báo cáo để nộp, ghi kết quả đo vào bảng - Các nhóm tính giá trị điện trở cuả dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo. - Các nhóm tính giá trị trung bình của điện trở bằng công thức tính trung cộng qua các lần đo - Nghe nội dung nhận xét của GV. - Nghe GV nhận xét để rút kinh nghiệm cho bài sau. - HS hoàn thành mẫu báo cáo thực hành. 4. Củng cố bài cũ: (2’) - Tổng kết lại các công thức đã học. 5. Hướng dẫn tự học: (5’) a. Bài vừa học: - Về nhà xem lại các cách làm. b. Bài sắp học: - Chuẩn bị bài mới: Bài 4 ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
Tài liệu đính kèm: