A/ Mục tiêu.
- Học sinh hiểu được cách tổ chức thông tin phân cấp trên đĩa
- Học sinh nắm được các thao tác với tệp và thư mục
B/ Các công việc chuẩn bị cho dạy và học.
- Giáo án & Giáo trình nghề Tin học văn phòng 11
C/ Quá trình thực hiện bài giảng.
I- ổn định lớp. <2 phút="">2>
Giáo án số:03 Tiết: 04, 05, 06 Tên bài: Bài 3 Làm việc với tệp và thư mục A/ Mục tiêu. - Học sinh hiểu được cách tổ chức thông tin phân cấp trên đĩa - Học sinh nắm được các thao tác với tệp và thư mục B/ Các công việc chuẩn bị cho dạy và học. - Giáo án & Giáo trình nghề Tin học văn phòng 11 C/ Quá trình thực hiện bài giảng. I- ổn định lớp. Ngày thực hiện Lớp Sĩ số Họ tên học sinh vắng Ghi chú Có lý do Không có lý do II- Kiểm tra bài cũ. Đọc câu hỏi, lấy tinh thần xung phong, gọi theo sổ điểm. III- Giảng bài mới. Tiết 4: Phần lý thuyết Nội dung bài giảng Phương pháp Thời gian(phút) I. Tổ chức thông tin trong máy tính 5 Hệ điều hành tổ chức các tệp trên đĩa thành các thư mục. Mỗi thư mục lại chứa các tệp hoặc các thư mục con. Thư mục được tổ chức phân cấp, mứac trên cùng gọi là thư mục gốc, do vậy cách tổ chức này còn có tên gọi là tổ chức cây. Các thao tác thông thường với tệp và thư mục là mở, tạo mới, sao chép, di chuyển, xoá, đổi tên,... Giảng giải Thuyết trình Đọc Cho Học Sinh Ghi II. Làm việc với tệp và thư mục 25 1.Chọn đối tượng Thư mục và tệp được gọi tên chung là đối tượng. Để chỉ rõ các thao tác sẽ tác động lên đối tượng nào, trước khi thực hiện thao tác ta cần chọn (đánh dấu) các đồi tượng đó tên và biểu tượng của các đối tượng được chọn sẽ được bôi đen Giảng giải Thuyết trình Đọc Cho Học Sinh Ghi Giảng giải Thuyết trình Đọc Cho Học Sinh Ghi Để chọn một đối tượng: Nháy chuột ở đối tưọng đó Để loại bỏ kết quả chọn: Nháy chuột bên ngoài đối tượng đó Để chọn đồng thời nhiều đối tượng liên tiếp nhau: Nháy vào đối tượng đầu tiên, nhấn giữ phím Shift đồng thời nháy vào đối tượng cuối cùng Để chọn đồng thời nhiều đối tượng: Nhấn giữ phím Ctrl và nháy chuột vào từng đối tượng cần chọn. Khi không muốn chọn đối tượng đã được chọn thì chỉ cần nháy chuột lại đối tượng đó 2.Xem tổ chức các tệp và thư mục trên đĩa -Để xem những tài nguyên có trên máy tính, có thể sử dụng My Computer hoặc Windows Explorer hiển thị các biểu tượng của ổ đĩa, thư mục và tệp trên các ổ đĩa B1: Nháy đúp vào biểu tượng trên màn hình nền để mở cửa sổ My Computer B2:Nháy nút (thư mục) trên thanh công cụ của cửa sổ để hiển thị cửa sổ My Computer dưới dạng hai ngăn, ngăn bên trái có cấu trúc các ổ đĩa và thư mục. Cấu trúc hình cây của các thư mục được hiển thị trên cửa sổ gồm 2 phần: Bên trái là cấu trúc tổng thể của các thư mục trên đĩa, bên phải là các thông tin chi tiết về các thành phần trong thư mục tương ứng(được chọn) ở bên trái. Biểu tượng có dạng đóng hoặc mở. Khi nháy vào biểu tượng thư mục hay tên thư mục ở ngăn bên trái, thư mục đó sẽ được mở tiếp ra và hiển thị các thư mục con và tệp chứa bên trong nó trong phần cửa sổ bên phải. Nếu không muốn thay đổi nội dung cửa sổ bên phải mà vẫn muốn biết trong thư mục đó có những thư mục con nào, thì chỉ cần nháy vào dấu . Để mở một thư mục và hiển thị các thư mục bên trong nó ta cũng có thể nháy đúp vào tên hoặc biểu tượng của thư mục. 3.Xem nội dung thư mục - Nháy chuột vào biểu tượng hoặc tên của thư mục ở ngăn bên trái hoặc nháy đúp chuột tại biểu tượng hoặc tên của thư mục ở ngăn bên phải cửa sổ để xem nội dung thư mục. - Nội dung thư mục có thể được hiển thị dưới dạng biểu tượng trên thanh công cụ và chọn các dạng hiển thị khác nhau để xem nội dung thư mục với các mức độ chi tiết khác nhau. - Nếu thư mục chứa thư mục con, bên trái biểu tượng thư mủctong ngăn bên trái có dấu . Nháy dấu này đeể hiển thị các thư mục con (Khi đó dấu đổi thành dấu ) - Nháy nút để hiển thị lại thư mục vừa xem nội dung trước đó. Nháy nút đeể xem thư mục mẹ của thư mục đang được hiển thị nội dung (thư mục hiện thời) Giảng giải Thuyết trình Đọc Cho Học Sinh Ghi 4. Tạo thư mục mới B1: Mở thư mục ta sẽ tạo thư mục mới bên trong nó. B2: Nháy File à New à Folder (thư mục). Một thư mục mới xuất hiện có tên tạm thời là New Folder B3: Gõ tên thư mục mới tạo và ấn phím Enter 5. Đổi tên tệp hoặc thư mục B1: Chọn tệp hoặc thư mục muốn đổi tên B2: Nháy FileàRename(đổi tên). Khi đó tên của đối tượng có khung viền bên ngoài B3: Gõ tên mới từ bàn phím rồi nhấn phím Enter Lưu ý: Khi tệp đang mở thì thao tác đổi tên không thực hiện được. Cần đóng tệp lại 6. Sao chéo tệp hoặc thư mục. B1 Chọn tệp hoặc thư mục cần sao chép. B2: Nháy Edit/ Copy (Sao chép) hoặc nút lệnh copy trên thanh công cụ. B3: Mở tệp hay thư mục nơi ta muốn đặt bản sao và nháy Edit chọn Paste (dán). Lưu ý: Trong trường hợp thư mục hoặc đĩa nơi ta muốn đặt bản sao đã có đối tượng cùng tên thì hệ điều hành sẽ cho lựa chọn dán đè lên đối tượng đã có hoặc không thực hiện sao chép nữa. 7.Di chuyển tệp và thư mục B1: Chọn tệp hoặc thư mục cần di chuyển. B2: Chọn Edit/ Cut (Cắt). B3: Chọn tệp hay thư mục cần di chuyển tới chọn Edit/ Paste (dán) 8.Xoá tệp hay thư mục . B1: Chọn tệp hoặc thư mục cần xoá B2: Nháy File/Delete (Xoá). B3: Windows hiển thị hộp thoại để ta khẳng định thao tác xoá. Nháy Yes để xoá, ngược lại nháy No, sau đó ấn Enter 9. Khôi phục hoặc các tệp và thư mục đã bị xoá - Muốn khôi phục các tệp và kẹp hồ sơ ta nháy đúp biểu tượng Recycle Bin - Chọn các đối tượng muốn khôi phục (hoặc xoá hẳn) - Chọn File/ Restore à khôi phục - Chọn File/ Delete à xoá hẳn. Để làm sạch sọt rác, mở Rycle Bin và vào File nháy Empty the Rycle Bin. Nếu muốn khôi phục lại toàn bộ tệp hoặc thư mục có trong sọt rác thì chọn toàn bộ tệp hoặc thư mục cần khôi phục sau đó vào File nháy nút Restore Giảng giải Thuyết trình Đọc Cho Học Sinh Ghi III. Sử dụng nút phải chuột 5 Để sử dụng bảng chọn tắt, thực hiện: - Nháy nút chuột phải trên đối tượng để làm xuất hiện bảng chọn tắt. - Di chuyển chuột trên bảng chọn đến lệnh cần thực hiện. - Nháy chuột (trái) để chọn lệnh tương ứng và đưa thêm các thông tin nếu cần thiết. Có một số lệnh chính sau: Open: Mở Copy: Sao chép Print: In Paste: Dán Send To: Gửi tới Delete: Xoá Cut: Cắt Renme: Đổi tên. Giảng giải Thuyết trình Đọc Cho Học Sinh Ghi IV- Tổng kết bài giảng. Tổ chức các tệp trong các thư mục có lợi ích gì? Máy tính hoạt động nhanh hơn. Cho phép tổ chức thông tin một cach có trật tự và người sử dụng dễ dàng tìm lại các tệp hơn. Tiết kiệm dung lượng lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ Cả A và C đều đúng. Thùng rác là nơi chứa. Các tệp tin đã bị xoá Các thư mục đã bị xoá Các biểu tượng chương trình đã bị xoá Cả ba ý trên. Sử dụng chương trình nào của Windows để quản lí các tệp và thư mục? Windows Explorer Accessories Microsoft Office Control Panel Trong thư mục: Chứa đĩa và thư mục con Chứa đĩa, tệp tin, và thư mục con Chứa tệp tin, và thư mục con hoặc không chứa gì cả. Tất cả đều sai Em thực hiện thao tác nào với chuột trên một biểu tượng để di chuyển một đối tượng (ví dụ biểu tượng) từ một vị trí sang một vị trí khác. Nháy chuột Nháy nút phải chuột Nháy đúp chuột Kéo thả chuột. Tiết 5, 6: Phần Thực hành Nội Dung Phương Pháp T. G Xem tổ chức thông tin trong máy. Thực hiện các thao tác với tệp và thư mục. Hướng dẫn mở đầu: (1) Khởi động Windows Explorer. (2) Chỉ ra hai phần cửa sổ để học sinh quan sát. (3) Nháy vào dấu hoặc nháy vào biểu tượng của các thư mục để xem nội dung thư mục. (4) Tạo cấu trúc thư mục: (5) Mở một chương trình ứng dụng. Tạo tệp văn bản và ghi vào thư mục THPT. (6) Thực hiện các thao tác: Đổi tên, xoá, sao chép . . . tệp và thư mục bằng các cách khác nhau. (7) Làm các thao tác trên bằng nút phải chuột. - Nêu Nội dung, yêu cầu, những việc cần thực hiện của tiết thực hành. - Giáo viên phân tích những kỹ năng mà học sinh cần đạt được. - Thao tác nhanh làm mẫu. - Thao tác chậm có phân tích. - Thao tác nhanh và phân tích. 15’ 2- Hướng dẫn thường xuyên - Theo dõi học sinh thực hành. - Xử lí các tình huống trong giờ thực hành Xem học sinh làm trên máy và hướng dẫn cụ thể với từng học sinh chưa làm được. 50’ 3- Hướng dẫn kết thúc - Nhận xét kết quả giờ thực hành. - Đánh giá giờ thực hành. - Các công việc khác. - Hướng dẫn học sinh hoàn thiện 7 bước trên. - Rút kinh nghiệm cho học sinh. Nêu cách lam nhanh. . . 15’ V- Câu hỏi và bài tập về nhà: Đọc câu hỏi về nhà theo sắch giáo khoa. VI- Rút kinh nghiệm bài giảng ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... .............................................................................................................................. Người duyệt Yên bái, ngày tháng năm 2014 Người soạn Đỗ Đức Hậu
Tài liệu đính kèm: