Giáo dục hướng nghiệp lớp 10 - Bài 34: Tìm hiểu nghề

A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1) Kiến thức:

ỉ Biết được vị trí của nghề trong xã hội

ỉ Biết thông tin cơ bản về nghề tin học văn phòng.

ỉ Có ý thức tìm hiểu nghề và định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

2) Kỹ năng: Biết cách tìm thông tin về nghề văn phòng.

B/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

ỉ Tài liệu và sách giáo khoa.

ỉ Bảng

ỉ Máy tính và máy chiếu.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1320Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục hướng nghiệp lớp 10 - Bài 34: Tìm hiểu nghề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 34: Tìm hiểu nghề
A/ Mục đích, yêu cầu
1) Kiến thức:
Biết được vị trí của nghề trong xã hội
Biết thông tin cơ bản về nghề tin học văn phòng.
Có ý thức tìm hiểu nghề và định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
2) Kỹ năng: Biết cách tìm thông tin về nghề văn phòng.
B/ Phương tiện dạy học
Tài liệu và sách giáo khoa.
Bảng
Máy tính và máy chiếu.
C/ Nội dung
I/ Tổ chức lớp học: ổn định lớp và kiểm tra sĩ số.
II/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
III/ Tiến trình học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ĐVĐ: Việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai đối với hs cấp 3 rất quan trọng! Làm thế nào để có thể tìm hiểu và đưa ra định hướng phù hợp cho sở thích cũng như phù hợp với xã hội? Mỗi học sinh cần làm gì?
Hỏi học sinh nguyên nhân nào cần tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp trong tương lai khi bạn bước qua ngưỡng cửa cấp 3.
àĐưa ra các nguyên nhân về sự phát triển của xã hội đang theo xu hướng nào?
Cung cấp cho học sinh về những định hướng họ cần tìm hiểu khi lựa chọn nghề nghiệp đó.
Hỏi hs họ cần tìm hiểu những gì về thông tin đào tạo.
Đối với họ cần tìm hiểu bản thân, năng lực, sở thích của mình sẽ phù hợp với nghề nào? cần tìm hiểu kỹ khi lựa chọn nghề nghiệp đó.
Cung cấp 1 số nguồn thông tin học sinh cần biết để họ có thể thông qua các nguồn thông tin đó tìm hiểu, lựa chọn, nghiên cứu để có thể chọn đúng nghề phù hợp với bản thân cũng như tương lai.
Mỗi nguồn thông tin cần giải thích họ có thể biết được gì ở đó?
a) Qua sách báo: Biết được sự phát triển kinh tế - xã hội, thông tin về KHKT.
b) Qua các thông tin tuyển sinh: 
Quy chế “Tuyển sinh trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng” của bộ giáo dục sẽ nắm được các thông tin cho việc đăng ký.
c) Qua tư vấn tại các trung tâm.
Cung cấp về thị trường lao động, việc làm ở địa phương, khai thác tư duy định tâm lý àChỉ hướng cho việc chọn lựa nghề.
d) Qua cha mẹ và người thân: Họ là những người biết được rõ năng lực, sở thích, nắm bắt được cuộc sống àHọ có thể cùng bạn để chọn lựa nghề phù hợp.
e) Thông qua mạng Internet: Khai thác được tất cả những gì bạn muốn tìm hiểu.
Phần 6: Tìm hiểu nghề.
Bài 34: Tìm hiểu nghề
I/ Sự cần thiết phải tìm hiểu nghề.
1) Sự cần thiết phải tìm hiểu thông tin nghề nghiệp.
a) Nguyên nhân:
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho chúng ta trước ngưỡng cửa cuộc sống.
Sự thất nghiệp và không được làm đúng công việc theo sự đào tạo đã trở nên quá phổ biến, việc làm trái ngành là chủ yếu.
b) Tìm hiểu về thông tin nghề nghiệp
Về công nghệ, đặc điểm và yêu cầu của nghề
Những phẩm chất và kĩ năng cần thiết của người lao động, điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp, các chế độ, chính sách, những chống chỉ định trong nghề,...
c) Tìm hiểu về thông tin đào tạo nghề
Thông tin về các trường, các ngành nghề đào tạo, chương trình đào trình đào tạo, thời gian, học phí và triển vọng sau khi tốt nghiệp.
d) Về bản thân.
Phải căn cứ vào tình hình cụ thể của bản thân để lựa chọn thông tin
Lược bỏ những thông tin phụ, thông tin mơ hồ, lấp lửng không rõ ràng, không đáng tin cậy.
2) Một số nguồn thôn tin nghề.
a) Qua sách báo
b) Qua các thông tin tuyển sinh.
c) Qua tư vấn tại các trung tâm.
d) Qua cha mẹ và người thân.
e) Thông qua mạng Internet.
f) Thông qua thực tiễn xã hội, qua các buổi giao lưu.
Đưa ra những đối tượng, thiết bị cần thiết đối với nghề làm văn phòng cần phải có, cần phải biết, và cần phải tiếp xúc.
Cung cấp những nội dung mà nghề làm văn phòng sẽ phải làm.
Đưa ra 1 số điều kiện để đảm bảo cho sức khoẻ của nghề.
Yêu cầu đối với người lao động cần phải có để có thể làm được nghề văn phòng này.
Hỏi: Với nghề văn phòng liệu có phát triển hay không? àĐưa ra triển vọng trong tương lai không thể thiếu được ngành này, nó ngày càng quan trong nhất là với xã hội phát triển, với xã hội công nghiệp.
Cung cấp những định hướng cho học sinh về việc có thể lựa chọn những địa chỉ như thế nào thì có thể học được nghề này? Có thể có chứng chỉ để họ có thể xin được việc này.
II/ Đặc điểm và yêu cầu của nghề.
1) Đối tượng và công cụ lao động của nghề.
1.1) Đối tượng lao động của nghề này.
a) Các chương trình ứng dụng trong công tác văn phòng.
Hệ điều hành.
Hệ soạn thảo văn bản.
Chương trình bảng tính điện tử.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Thư điện tử.
b) Các loại văn bản hành chính, bảng tính trong công việc văn phòng.
c) Tài nguyên trên mạng.
1.2) Công cụ lao động của nghề.
Máy tính và các thiết bị kết nối mạng.
Các thiết bị lưu trữ và lưu trữ dự phòng thông tin.
Các máy in, máy fax, máy photocopy, điện thoại.
2) Nội dung lao động của nghề tin học văn phòng.
Soạn thảo, lưu trữ các loại văn bản hành chính hoặc văn bản nội bộ của cơ quan.
Lập các bảng tính, bảng biểu thống kê, quản lí dữ liệu.
Quản lí, lưu trữ các công văn đi và đến.
Lập lịch công tác.
Tạo, quản lí các bài trình chiếu và trình diễn chúng.
Khai thác dữ liệu và các tài nguyên mạng,...
3) Điều kiện làm việc của nghề này.
Công việc của nghề được thực hiện trong nhà.
Tiếp xúc với máy tính nhiều àNên có giải lao và thay đổi tư thế ngồi để tránh ảnh hưởng đến mắt và cột sống.
Nên trang bị máy điều hoà, ánh sáng đầy đủ.
4) Yêu cầu của nghề đối với người lao động.
Trình độ tối thiểu tốt nghiệp THCS, trình độ tiếng anh A trở lên, có các kiến thức cơ bản về tin học, hiểu biết nhất định về các loại văn bản quản lí nhà nước, có óc thẩm mĩ, sáng tạo.
Sd được máy tính, thành thạo các PM ứng dụng liên quan đến công tác văn phòng. Việc soạn thảo, lập trang tính hay kiểm tra thư điện tử cần rất nhanh để đạt hiệu quả cao.
5) Triển vọng của nghề.
Luôn cần phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tương lai nó luôn gắn liền với mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị của xã hội.
Nghề này có điều kiện phát triển cả ở nông thôn và miền núi do hiện tại máy tính đã được trang bị ở rất nhiều nơi.
6) Những nơi đào tạo nghề.
6.1) Một số địa chỉ đào tạo.
a) Học ngắn hạn (3 à6 tháng) có thể tại:
Trung tâm dạy nghề của các quận (huyện).
Trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
Các cơ sở dạy nghề tư nhân.
Các trung tâm dạy nghề xã hội.
b) Học dài hạn: Học các trường cao đẳng, đại học.
6.2) Yêu cầu tuyển sinh.
Các lớp ngắn hạn: Có trình độ tối thiểu hết văn hoá cấp 2.
Các lớp dài hạn: Phải tốt nghiệp THPT và phải thi hoặc đăng ký tuỳ vào yêu cầu từng trường.
1) Trắc nghiệm 1 cung cấp bảng các câu hỏi để học sinh chọn lựa theo sở thích của mình.
1
Bạn thích học nghề tin học văn phòng?
2
Bạn vui vẻ đón chờ giờ học?
3
Hay phát biểu trong giờ học?
4
Chăm chú theo dõi những thao tác mẫu của giáo viên?
5
Thích tìm đọc tài liệu tin học văn phòng?
6
Thích làm mẫu và giảng giải cho các bạn khác?
7
Thấy sự hấp dẫn của giờ học
8
Luôn nhớ chuẩn bị cho giờ học thực hành?
9
Bạn bị lôi cuốn vào việc lập các bảng điểm tổng kết của lớp?
10
Say mê và luôn muốn làm quen với các thiết bị, máy móc?
11
Muốn học thêm các ứng dụng khác?
12
Thích thực hiện những công việc chi tiết, tỉ mỉ, công việc văn phòng?
13
Thích khám phá, quan sát, phân tích đánh giá và giải quyết vấn đề?
14
Thích tìm kiếm thông tin trên mạng?
15
Thích tìm hiểu cv của 1 thư kí văn phòng?
16
Luôn thích học những giờ thực hành trên máy tính?
2) Bài trắc nghiệm 2:
Cung cấp 1 số gợi ý để học sinh có thể tự đánh giá mình theo tiêu chí đó.
1
Bạn là người có khả năng về quan sát, học hỏi, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề?
2
Bạn là người có khả năng về ngôn ngữ, thích làm giáo viên/ giảng viên, cung cấp thông tin, chăm sóc, giúp đỡ hoặc huấn luyện người khác?
3
Bạn là người có khả năng về số học, thích thực hiện những CV chi tiết, thích làm việc với dữ liệu, thích làm công việc văn phòng?
4
Bạn là người có khả năng mạnh bạo, dám nghĩ, dám làm, có thể gây ảnh hưởng thuyết phục người khác, có khả năng diễn thuyết, lãnh đạo hoặc quản lí?
3) Bài tập số 3 yêu cầu học sinh đưa ra 1 số tên cơ sở đào tạo với trình độ đào tạo mà các em đó biết.
III/ Thực hành
1) Bài trắc nghiệm 1: Tìm hiểu hứng thú học nghề này bằng cách trả lời các câu hỏi và tự đánh giá vào bảng giáo viên cung cấp.
2) Bài trắc nghiệm 2: Tìm hiểu năng lực bản thân bằng cách trả lời các câu hỏi và tự đánh giá vào bảng giáo viên cung cấp.
3) Bài 3:
Hãy thống kê những địa chỉ đào tạo Tin học văn phòng mà em biết vào bảng (Tên cơ sở đào tạo, trình độ đào tạo).
Người duyệt
Yên bái, ngày tháng năm 2012
(Người soạn)
Đỗ Đức Hậu

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 34 G39.doc