Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Hóa học 9

Câu hỏi 1: Bài 1. Tính chất hóa học của oxit – Khái quát về sự phân loại oxit.

Em hãy cho biết oxit được chia ra làm mấy loại? Kể tên từng loại oxit, mỗi loại oxit lấy 2 ví dụ minh hoạ.

Hướng dẫn/đáp án: Oxit gồm 4 loại:

 Oxit axit: CO2, SO

 Oxit bazơ: CuO, MgO

 Oxit trung tính: CO, NO

 Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO.

Câu hỏi 2: Bài 1. Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Cho các oxit sau: ZnO, NO2, BaO, P2O5 , MgO, Na2O, SO2. Hãy phân loại các oxit trên

Hướng dẫn/đáp án:

 Oxit bazơ: ZnO, BaO, MgO, Na2O

 Oxit axit: NO2, P2O5, SO2

 

doc 23 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1480Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tượng thí nghiệm khi nhỏ dung dịch NaOH vào giấy quỳ tím?
Hướng dẫn / đáp án:
	Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển thành xanh.
Câu hỏi 39: Bài 7. Tính chất hoá học của bazơ 
Nêu tính chất hóa học của bazơ không tan? Viết PTPƯ minh họa?
Hướng dẫn / đáp án:
 	Tác dụng của axit: Cu(OH)2 + 2 HCl CuCl2 + 2H2O
 	Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy : Cu(OH)2CuO+ H2O 
Câu hỏi 40: Bài 7. Tính chất hoá học của bazơ 
	Bazơ nào sau đây bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước: Cu(OH)2 ; Ba(OH)2; Al(OH)3; NaOH
Hướng dẫn / đáp án: 
	 Cu(OH)2 ; Al(OH)3
Câu hỏi 41: Bài 7. Tính chất hoá học của bazơ 
	Dựa vào bảng tính tan cho 3 ví dụ về bazơ tan, 3 ví dụ về bazơ không tan?
Hướng dẫn/Đáp số:
	Bazơ tan: NaOH; KOH; Ba(OH)2;...
	Bazơ không tan: Mg(OH)2 ; Fe(OH)2 ; Pb(OH)2 ; ...... 
Câu hỏi 42: Bài 7. Tính chất hoá học của bazơ 
	Dãy nào sau đây gồm toàn kiềm: 
	A. NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,KOH	 
	B. Cu(OH)2 NaOH, Fe(OH)2,KOH	
	C. KOH, NaOH, Mg(OH)2 , Zn(OH)2 	 
	 D.KOH,Al(OH)3,Fe(OH)3,Ba(OH)2 
Hướng dẫn / đáp án: A
Câu hỏi 43: Bài 8. Một số bazơ quan trọng 
	Nêu tính chất vật lý của NaOH
Hướng dẫn / đáp án:
	NaOH là chất rắn, không màu, hút ẩm mạnh tan nhiều trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
Câu hỏi 44: Bài 8. Một số bazơ quan trọng 
	Nêu tính chất hóa học của Natri hidroxit? Viết PTHH minh họa?
Hướng dẫn / đáp án:
 	 Dung dịch NaOH làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh, phenolphtalein từ không màu thành màu hồng.
	 Dung dịch NaOH tác dụng với axit tạo thành muối và nước 
	NaOH + HCl NaCl + H2O
	 Dung dịch NaOH tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
	 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O
Câu hỏi 45: Bài 8. Một số bazơ quan trọng 
Viết phương trình hóa học của các phản ứng khi cho dung dịch NaOH tác dụng với những sau đây: CO2, FeCl3, H2SO4. 
Hướng dẫn/đáp án: 
CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
(hoặc: CO2 + NaOH NaHCO3 )
FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
H2SO4+ 2NaOH Na2SO4 + 2H2O 
Câu hỏi 46: Bài 8. Một số bazơ quan trọng 
	Hoàn thành các PTHH sau :
	a) ? + ? Ca(OH)2
	b) Ca(OH)2 + ? Ca(NO3)2 + ?
	c) Ca(OH)2 + ? ? + H2O
	d) Ca(OH)2 + SO2 ? + ?
Hướng dẫn / đáp án : 
 a) CaO + H2O Ca(OH)2
	b) Ca(OH)2 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + 2H2O 
c) Ca(OH)2 + H2SO4 CaSO4 + 2H2O 
d) Ca(OH)2 + SO2 CaSO3 + H2O
Câu hỏi 47: Bài 8. Một số bazơ quan trọng 
 	Nêu những ứng dụng của NaOH ?
Hướng dẫn/ đáp số:
- Ứng dụng của NaOH:
 	- Sản xuất xà phòng, chất tẩy, bột giặt.
 	- Sản xuất tơ nhân tạo, giấy, nhôm
	- Chế biến dầu mỏ...
Câu hỏi 48: Bài 8. Một số bazơ quan trọng 
Hoàn thành các PTHH của phản ứng sau bằng cách điền vào chỗ trống các công thức hóa học và hệ số thích hợp.
NaOH + HCl ......... + H2O
2NaOH + ...... Na2SO3 + H2O
2NaOH + CuSO4 Na2SO4 +.......
Hướng dẫn / đáp án: 
NaOH + HCl NaCl + H2O
2NaOH + SO2 Na2SO3 + H2O
CuSO4 + 2NaOH Na2SO4+ Cu(OH)2
Câu hỏi 49: Bài 8. Một số bazơ quan trọng 
	Hoàn thành phương trình hóa học sau:
 điện phân có màng ngăn
2NaCl + 2H2O 
Hướng dẫn / đáp án: 
	 điện phân có màng ngăn
 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
Câu hỏi 50: Bài 9: Tính chất hóa học của muối
	Dãy chất nào sau đây không phải toàn là muối:
	A, NaCl ; HCl ; CuSO4 	B, CaCO3 ; NaHCO3 ; ZnCl2
	C, AgNO3 ; PbSO4 ; Mg(NO3)2 	D, K2SO4 ; KClO3 ; FeCl3
Hướng dẫn / đáp án: A
Câu hỏi 51: Bài 9: Tính chất hóa học của muối
	Thế nào là phản ứng trao đổi? Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra? Viết PTHH minh họa.
Hướng dẫn / đáp án : 
 	Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó 2 hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới. 
	CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4. 
 	Điều kiện: Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
	Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2 
Câu hỏi 52: Bài 9: Tính chất hóa học của muối	
 	Nêu tính chất hoá học của muối? Viết phương trình hoá học minh hoạ cho mỗi tính chất?
Hướng dẫn/ đáp số:
- Tác dụng của muối với Kim loại: Fe + Pb(NO3)2 ® Fe(NO3)2 + Pb$
- Muối tác dụng với dd Axit: BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4$ + 2HCl
- Muối tác dụng với muối: AgNO3 + NaCl NaNO3 + AgCl$
- Muối tác dụng với bazơ: CuSO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + Cu(OH)2$ 
- Muối bị nhiệt phân hủy: CaCO3 CaO + CO2#
Câu hỏi 53: Bài 9: Tính chất hóa học của muối	
Hoàn thành các phản ứng hóa học sau:
BaCl2 +............. BaSO4 + 2 HCl
BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + .........
.......+ 2NaOH Na2SO4 + Cu(OH)2
2 AgNO3 + Cu ........ + 2 Ag
2 KClO3 ........ + 3 O2 
Hướng dẫn / đáp án:
a. BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2 HCl
b. BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2 NaCl
c. CuSO4 + 2NaOH Na2SO4+ Cu(OH)2
d. 2AgNO3 + Cu Cu(NO3)2 + 2 Ag
e. 2KClO3 2KCl + 3O2 
Câu hỏi 54: Bài 10. Một số muối quan trọng
	Hãy cho biết trong thành phần của nước biển có những loại muối nào ? Trong đó hàm lượng muối nào có nhiều nhất trong nước biển?
Hướng dẫn/Đáp số:
	Nước biển là một hỗn hợp nhiều muối: NaCl; MgCl2; CaSO4; CaCl2; MgSO4;.....
	Trong đó hàm lượng muối NaCl có chứa nhiều nhất.
Câu hỏi 55: Bài 10. Một số muối quan trọng
	Nêu trạng thái tự nhiên và cách khai thác muối natri clorua.
Hướng dẫn / đáp án: 
	* Trạng thái : Trong tự nhiên NaCl có trong nước biển và trong lòng đất. 
* Cách khai thác: 
	- Từ nước biển: cho nước biển bay hơi từ từ thu được muối kết tinh
	- Từ mỏ muối: đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá đến mỏ muối. Muối mỏ được khai thác rồi nghiền nhỏ và tinh chế để có muối sạch 
Câu hỏi 56: Bài 10. Một số muối quan trọng
	Ứng dụng muối natri clorua?
Hướng dẫn / đáp án:
	* Ứng dụng: 
	- Làm gia vị, bảo quản thực phẩm.
	- Làm nguyên liệu của nhiều ngành CN như : dùng để sản xuất: Na, Cl2, H2, NaOH, Na2CO3, NaHCO3 , NaClO 
Câu hỏi 57: Bài 11: phân bón hóa học
Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:
 	 A. CaCO3 	B. Ca3(PO4)2 	C. Ca(OH)2 	D. CaCl2 
Hướng dẫn / đáp án: B
Câu hỏi 58: Bài 11: Phân bón hóa học
	Có những phân bón hóa học sau: KCl, NH4NO3, NH4Cl, Ca3(PO4)2, KNO3 Hãy cho biết tên hóa học của các loại phân bón trên.
Hướng dẫn / đáp án: 
	KCl : Kali clorua
	NH4NO3 : Amoni nitrat
	NH4Cl : Amoni clorua
	Ca3(PO4)2 : Caxi photphat
	KNO3 : Kali nitrat
Câu hỏi 59: Bài 11: Phân bón hóa học
	Nêu tên những loại phân bón hóa học thường dùng.
Hướng dẫn / đáp án: 
	 Những phân bón hóa học thường dùng: ở dạng đơn và dạng kép:
Phân bón đơn: phân đạm, phân lân, phân kali.
Phân bón kép: phân NPK, KNO3, (NH4)2HPO4 ....
Câu hỏi 60: Bài 11: Phân bón hóa học
Hãy chọn những cụm từ( CTHH) thích hợp: phân đạm, phân lân, phân kali, NPK, KNO3, (NH4)2HPO4 để điền vào chỗ trống:
Những phân bón hoá học đơn thường dùng là,.,..Phân bón hoá học kép thường là.,.....,..,...
Hướng dẫn/ Đáp số: 
 Những phân bón hoá học đơn thường dùng là phân đạm, phân lân, phân kali. 
Phân bón hoá học kép thường là NPK, KNO3, (NH4)2HPO4,
Câu hỏi 61: Bài 11: Phân bón hóa học
Trong những nhóm phân bón sau nhóm nào toàn phân bón dơn:
A. KCl,Ca3(PO4)2, (NH4)2 HPO4.
B. NH4NO3, KCl, KNO3, Ca(H2PO4)2
C. KNO3,Ca3(PO4)2,NH4NO3,Ca(H2PO4)2 
D. KCl, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2 
Hướng dẫn/ Đáp số: 
	D. KCl, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2 
Câu hỏi 62: Bài 11: phân bón hóa học
Có những loại phân bón hoá học nào? Thế nào là phân bón đơn?
 Hướng dẫn/ Đáp số: 
 Có những loại phân bón hoá học sau:
+ Phân bón đơn: Phân đạm, phân lân, phân kali.
+ Phân bón kép 
+ Phân vi lượng 
- Phân bón đơn là phân bón chỉ chứa một trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N,P,K.
Câu 63: Bài 12 Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
	Cho các dung dịch sau đây lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một. Ghi dấu (X) nếu phản ứng xảy ra, dấu (O) nếu phản ứng không xảy ra.
NaOH
HCl
H2SO4
CuSO4
HCl
Ba(OH)2
Hướng dẫn / đáp án 
NaOH
HCl
H2SO4
CuSO4
X
O
O
HCl
X
O
O
Ba(OH)2
O
X
X
Câu hỏi 64: Bài 12 Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch của 3 chất: HCl, Na2SO4, NaOH . Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt 
A. Dung dịch BaCl2 B. Quỳ tím C. Dung dịch Ba(OH)2 	 D. Zn
 Hướng dẫn / đáp án: B
Câu hỏi 65: Bài 12 Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
Sục khí SO2 vào ống nghiệm đựng nước cất, sau đó nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được:
	A. Quỳ tím chuyển sang màu xanh.	B. Quỳ tím mất màu.
	C. Quỳ tím chuyển sang màu đỏ.	D. Quỳ tím không đổi màu
Hướng dẫn/ đáp số: C
CHƯƠNG II: KIM LOẠI
Câu hỏi 1. Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại
 	Kim loại có những tính chất vật lí chung nào?
 	A. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt
 	B. Tính dẻo, tính dẫn điện, ánh kim
 	C. Tính dẫn nhiệt, có ánh kim
 	D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim
Hướng dẫn/ đáp số: D	
Câu hỏi 2. Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại
Nêu các tính chất vật lý của kim loại?
Hướng dẫn/ đáp số:
	Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, dẫn nhiệt, có ánh kim
Câu hỏi 3. Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại
Có các kim loại sau: Đồng, kẽm, magie, natri, bạc. Hãy chỉ ra hai kim loại dẫn điện tốt nhất? 
Hướng dẫn/ đáp số:
 	Bạc, đồng.
Câu hỏi 4. Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại
	Hãy chọn những từ(cụm từ) thích hợp: đồ trang sức, dây điện, nhôm để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Đồng và nhôm được dùng làm ............ là do dẫn điện tốt.
........... được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.
Bạc, vàng được dùng làm......... vì có ánh kim rất đẹp.
 Hướng dẫn/ Đáp số: 
Đồng và nhôm được dùng làm dây điện là do dẫn điện tốt.
Nhôm được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.
Bạc, vàng được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp.
Câu hỏi 5. Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại 
Trình bày tính chất vật lí của kim loại. Cho ví dụ minh hoạ ?
 Hướng dẫn/ Đáp số: 
Tính chất vật lí của kim loại:
Tính dẻo: Vàng, bạc, đồng....
 Tính dẫn điện: Bạc, đồng,....
Tính dẫn nhiệt: Đồng, nhôm,...
 Ánh kim: Vàng, bạc, đồng,...
Câu hỏi 6. Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại
Hãy chỉ ra kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
 	A. Cu B. Al C. Ag D. Fe
Hướng dẫn/ đáp số: C
Câu hỏi 7. Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại 
Kim loại nào hay được dùng làm đồ trang sức?
 	A. Cu, Al B. Au, Ag C. Cu, Fe D. Ag, Al
Hướng dẫn/ đáp số: B
Câu hỏi 8: Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại
 	Hãy kể tên 3 vật dụng được dùng trong gia đình làm từ kim loại?
Hướng dẫn/ đáp số: Nồi, xoong, siêu, chảo.
Câu hỏi 9. Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại
Khi đun nóng đầu 1 thanh sắt trong lò đầu kia của thanh sắt ta cầm vào thấy nóng, tính chất đó của kim loại gọi là gì?
	A. Tính dẫn điện B. Tính dẫn nhiệt
	C. Tính dẻo D. Ánh kim
Hướng dẫn/ đáp số: B. Tính dẫn nhiệt
Câu hỏi 10. Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại 
Hãy nêu tính chất vật lí và ứng dụng tương ứng của kim loại?
Hướng dẫn/ đáp số:
	Tính chất vật lí và ứng dụng tương ứng của kim loại:
- Kim loại có tính dẻo: tạo nên những đồ vật có hình dáng, đọ dày khác nhau: đồ trang sức, vật liệu xây dựng, đồ dùng sinh hoạt...
- Kim loại có tính dẫn điện: dùng làm dây điện
- Kim loại có tính dẫn nhiệt: dùng làm dụng cụ nấu ăn
Câu hỏi 11. Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại 
Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
	a. Vàng được dùng làm đồ trang sức vì có ..(1)... rất đẹp.
	b. Nhôm dược dùng làm ....(2).... vì có tính dẫn điện tốt.
	c. ...(3)... được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay vì nhẹ và bền.
	d. Kim loại .(4)... được dùng làm dây tóc bóng đèn là do có ..(5).cao.
Hướng dẫn/ đáp số:
	1 - Ánh kim; 2 - Dây dẫn điện; 3 - Nhôm; 4 - Vonfram; 5 - Nhiệt độ nóng chẩy.
Câu hỏi 12. Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại
 	Đơn chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđrô: S, Cu, Fe, Zn, P, Ag.
Hướng dẫn/ đáp số: Fe, Zn 
Câu hỏi 13. Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại
 	Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:
 	A. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit
 	B. Tác dụng với phi kim, tác dụng với dd bazơ, tác dụng với dd muối
 	C. Tác dụng với phi kim, tác dụng với dd axit, tác dụng với dd muối
 	D. Tác dụng với oxit phi kim, tác dụng với dd bazơ, tác dụng với dd muối
Hướng dẫn/ đáp số: C
Câu hỏi 14. Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại
Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđrô là: 
	A. Đồng 	B. Lưu huỳnh	C. Kẽm 	D. Thuỷ ngân 
Hướng dẫn/ đáp số: C 
Câu hỏi 15: Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại
 	Đồng kim loại có thể phản ứng được với: 
A. Dung dịch HCl	B. Dung dịch H2SO4 loãng
C. H2SO4 đặc, nóng	D. Dung dịch NaOH
Hướng dẫn/ đáp số: C 
Câu hỏi 16. Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
 	Hãy sắp xếp dãy kim loại sau theo chiều hoạt động hóa học giảm dần: 
Na , Mg , Zn , Fe , Pb , Al , K. 
 Hướng dẫn/ đáp số: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb
Câu hỏi 17. Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
 	Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:
Na , Mg , Zn 
Al , Zn , Na
Mg , Al , Na 
Pb , Al , Mg 
Hướng dẫn/ đáp số: A 
Câu hỏi 18. Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Nêu ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại?
Hướng dẫn/ đáp số: 
	- Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết:
	1/ Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.
	2/ Kim loại đứng trước Mg phản ứng được với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2.
	3/ Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng, ) tạo thành giải phóng khí H2.
	4/ Kim loại đứng trước (trừ Na, K, ) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
Câu hỏi 19. Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại 
Nhận định nào sau đây là đúng:
Phản ứng của kim loại với phi kim khác sản phẩm tạo thành là:
Muối và nước.
Muối và giải phóng khí hiđro.
Kim loại mới.
Muối.
Hướng dẫn/ Đáp số: D. Muối.
Câu hỏi 20. Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại 
	Cho các kim loại: Zn, Mg, Cu, Na. Kim loại hoạt động hóa học mạnh nhất là:
A. Na B. Zn C. Mg D. Cu
Hướng dẫn/ Đáp số: A. Na 
Câu hỏi 21. Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại 
Có 4 cách sắp xếp các kim loại sau đây theo mức độ hoạt động hóa học tăng dần. Hãy chọn cách sắp xếp đúng nhất.
A. Na, Al, Zn, Pb, Fe, Ag, Cu 
B. Fe, Al, Zn, Na, Cu, Ag, Pb
C. Ag, Cu, Pb, Zn, Fe, Al, Na 
D. Ag, Cu, Pb, Fe, Zn, Al, Na 
Hướng dẫn/ Đáp số: Đáp án: D
Câu hỏi 22. Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại 
Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường
	A. Na, Fe B. K, Na C. Al, Cu D. Mg, K
Hướng dẫn/ đáp số: B 
Câu hỏi 23. Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với H2SO4 loãng là:
	A. Na, Cu, Mg	C. Na, Fe, Cu, 
	B. Zn, Mg, Al	D. K, Na, Ag	
Hướng dẫn/ đáp số: B 
Câu hỏi 24. Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Dãy gồm các kim loại được sắp theo chiều tăng dần về hoạt động hóa học:
	A. Na, Al, Fe, Cu, K, Mg	C. Fe, Al, Cu, Mg, K, Na
	B. Cu, Fe, Al, K, Na, Mg	D. Cu, Fe, Al, Mg, Na, K
Hướng dẫn/ đáp số: D
Câu hỏi 25. Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Dãy kim loại được xếp theo chiều tính kim loại tăng dần là :
	A. K , Na , Al , Fe
	B. Cu , Zn, Fe , Mg
	C. Fe , Mg, Na, K
	D. Ag, Cu, Al , Fe
Hướng dẫn/ đáp số: C. Fe , Mg, Na, K
Câu hỏi 26. Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
	Dãy kim loại được xếp theo chiều tính kim loại tăng dần là :
	A.	 K , 	Na , 	Al , 	Fe
	B.	 Cu , 	Zn , 	Fe , 	Mg
	C.	 Fe , 	Mg , 	Na , 	K
	D. 	 Ag , 	Cu , 	Al , 	Fe
Hướng dẫn/ đáp số:: C
Câu hỏi 27. Bài 18: Nhôm
Trình bày phương pháp sản xuất nhôm?
Hướng dẫn/ đáp số: 
	- Nguyên liệu : quặng bôxit.
	- Phương pháp : điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criôlit . 
Câu hỏi 28. Bài 18: Nhôm
Dùng búa đập vào mẩu dây nhôm ta thấy dây nhôm bị:
A. Vỡ vụn
B. Bị biến dạng sau đó trở lại ban đâu
C. Bị dát mỏng
D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
 Hướng dẫn/ Đáp số: C. Bị dát mỏng
Câu hỏi 29. Bài 18: Nhôm
 	Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ, đó là kim loại:
 	A. Na B. Zn C. Al D. K
Hướng dẫn/ đáp số: C
Câu hỏi 30. Bài 18: Nhôm 
Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 . Xảy ra hiện tượng:
Không có dấu hiệu phản ứng.
Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu
Hướng dẫn/ đáp số: C
Câu hỏi 31. Bài 18: Nhôm
	Kim loại phản ứng với H2SO4 loãng sinh ra chất khí là: 
A. Cu B. Al C. Ag D. Cả A, B , C
 Hướng dẫn/ Đáp số: B
Câu hỏi 32. Bài 18: Nhôm
Cho các kim loại sau: Zn, Al, Cu, Na, Mg. Kim loại nào có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH ?
Hướng dẫn/ đáp số: Al
Câu hỏi 33. Bài 18: Nhôm
Nêu các tính chất vật lí của nhôm.
Hướng dẫn /đáp số :
Các tính chất vật lí của nhôm:
- Là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim.
- Nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở 6600C.
- Dẻo Þ cán mỏng hoặc kéo thành sợi.
Câu hỏi 34. Bài 18: Nhôm
Nêu ứng dụng của nhôm ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
	Dùng làm dây dẫn điện, các chi tiết máy, giấy gói bánh kẹo
Câu hỏi 35. Bài 18: Nhôm
Không được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong, do:
	A. Nhôm tác dụng được với dung dịch axit.
	B. Nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ.
	C. Nhôm đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi dung dịch muối.
	D. Nhôm là kim loại hoạt động hóa học mạnh
Hướng dẫn/ đáp số: B
Câu hỏi 36. Bài 18: Nhôm
 Điều chế nhôm theo cách :
	A. Dùng than chì để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.
	B. Điện phân dung dịch muối nhôm.
	C. Điện phân Al2O3 nóng chảy.
	D. Dùng kim loại Na đẩy Al ra khỏi dung dịch muối nhôm.
Hướng dẫn/ đáp số: 
	C. Điện phân Al2O3 nóng chảy.
Câu hỏi 37. Bài 19: Sắt
	Nhận biết 2 kim loại nhôm và sắt sử dụng hóa chất nào:
	A. dd HCl
	B. dd H2 SO4
C. dd NaOH
Hướng dẫn/ đáp số: C
Câu hỏi 38. Bài 19: Sắt
 	Chọn câu phát biểu đúng.
 A. Sắt là kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất trong số tất cả các kim loại.
 B. Sắt là kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt đều kém.
 C. Sắt là kim loại dẫn điện tốt nhưng dẫn điện kém.
 D. Sắt là kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn đồng và nhôm.
Hướng dẫn/ đáp số: D
Câu hỏi 39. Bài 19: Sắt
Hoàn thành các phương trình hoá học:
	Fe + ... Fe3O4
	Fe + ... FeCl3
	... + 2HCl FeCl2 + H2
	Fe + CuSO4 ... + Cu$
Hướng dẫn/ đáp số: 
	3Fe + 2O2 Fe3O4
	4Fe + 3Cl2 2FeCl3
	Fe + 2HCl FeCl2 + H2
	Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu$
Câu hỏi 40. Bài 19: Sắt 
Sắt không phản ứng với chất nào sau đây ? 
	A. Khí Cl2 ở nhiệt độ cao. 	B. Dung dịch HCl. 	 
	C. Dung dịch CuSO4	.	D. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Hướng dẫn/ đáp số: D
Câu hỏi 41. Bài 19: Sắt
 Nêu tính chất vật lý của sắt.
	Hướng dẫn/ đáp số: 
	- Kim loại sắt màu trắng xám, có ánh kim, dẫn điện , dẫn nhiệt tốt, dẻo , có tính nhiễm từ.
	- Là kim loại nặng ( d = 7,86 g/cm3)
	- Nhiệt độ nóng chảy: 15390C
Câu hỏi 42. Bài 19: Sắt
Dãy các chất đều tác dụng được với kim loại sắt là:
	A. O2, HCl, CuSO4.
	B. O2, HCl, NaOH.
	C. O2, HCl, ZnSO4
	D. O2, ZnSO4, NaOH.
Hướng dẫn/ đáp số: A
Câu hỏi 43. Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép
Thế nào là hợp kim? Thế nào là gang và thép?
Hướng dẫn/ đáp số:
	Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc của kim loại và phi kim.
Gang là một loại hợp kim của sắt với cacbon. Trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2 – 5%. Ngoài ra, trong gang còn có lượng nhỏ một số nguyên tố khác như: Si, Mn, S..
Thép: là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%.
Câu hỏi 44. Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép
 	Những kim loại  tác dụng được với dung dịch HCl là:
	A. Fe;Al.                                             B. Cu; Fe.
	C. Ag; Al.                                           D. Cu; Al.
 Hướng dẫn/ Đáp số: A.
Câu hỏi 45. Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép 
Hãy hoàn thành đoạn sau: (1)và (2) đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác nhưng trong gang cacbon chiếm từ (3), còn trong thép hàm lượng cacbon (4).. 
	Các số 1;2;3;4 lần lượt là:
	A. gang; thép; 2-5%; dưới 2%.                     B. gang; thép; 2-5%; trên 2%.
	C. gang; thép; 3-6%; dưới 2%.                     D. gang; thép; dưới 2%; trên 2%.
Hướng dẫn/ đáp số: A
Câu hỏi 46. Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép 
Gang là gi? Phân loại gang.
Hướng dẫn /đáp số :
- Gang là hợp kim của sắt, cacbon, và một số nguyên tố khác như Si, Mn, P, S, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2 – 5%.
- Phân loại: gang trắng và gang xám. 
Câu hỏi 47. .Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép
Thép là gì? Tính chất? ứng dụng của thép?
Hướng dẫn/ đáp số:
 	Thép là hợp kim của sắt với một số nguyên tố trong đó C chiếm dưới 2%
	- Tính chất: Thép có tính đàn hồi, cứng, ít bị ăn mòn . . 
	- ứng dụng: Dùng để chế tạo nhiều chi tiết máy, vật dụng, dụng cụ lao động, phương tiện GT,VT . . .
Câu hỏi 48. Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép 
Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ (...)
 	Gang là hợp kim của ....(1)... với cacbon, trong đó hàm lượng ...(2)... chiếm từ 2-5%, ngoài ra gang còn có lượng ...(3) .. nguyên tố .
 	Thép là ...(4).. của sắt với các bon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cácbon chiếm dưới..(5)...
Hướng dẫn/ đáp số: 
	1 – Sắt; 2 – cacbon; 3 – nhỏ ; 4 – hợp kim; d – 2%
Câu hỏi 49. Bài 20. Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
Thế nào là sự ăn mòn kim loại? Nêu các biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
Hướng dẫn/ đáp số: 
Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.
Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường.
Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
Câu hỏi 50. Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
	Thế nào là sự ăn mòn kim loại? Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?
Hướng dẫn/ đáp số: 
 - Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường 
 - Yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại là: 
	+ Ảnh hưởng của các chất trong môi trường 
	+ Ảnh hưởng của nhiệt độ
Câu hỏi 51. Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa hoc - lop 9.doc