Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu
Câu hỏi 1: Thế nào là lãnh địa phong kiến ?
Hướng dẫn trả lời:
- Lãnh địa phong kiến là những vùng đất rộng lớn mà các quí tộc chiếm đoạt được bao gồm: đất canh tác, rừng, ao hồ, nhà thờ, lâu đài của lãnh chúa, nhà ở của nông nô đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình. Mỗi lãnh chúa đều có một lãnh địa riêng
- Đứng đầu mỗi lãnh địa là một lãnh chúa, có mọi quyền hành trong lãnh địa đó.
HỆ THỐNG CÂU HỎI “NHẬN BIẾT” CHƯƠNG TRÌNH HỌC KỲ I Phần một KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu Câu hỏi 1: Thế nào là lãnh địa phong kiến ? Hướng dẫn trả lời: - Lãnh địa phong kiến là những vùng đất rộng lớn mà các quí tộc chiếm đoạt được bao gồm: đất canh tác, rừng, ao hồ, nhà thờ, lâu đài của lãnh chúa, nhà ở của nông nô đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình. Mỗi lãnh chúa đều có một lãnh địa riêng - Đứng đầu mỗi lãnh địa là một lãnh chúa, có mọi quyền hành trong lãnh địa đó. Câu hỏi 2: Trình bày được sự ra đời xã hội phong kiến ở châu Âu. Hướng dẫn trả lời: - Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới : Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt... - Trên lãnh thổ của Rô-ma, người Giéc-man đã : + Chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau. + Phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như : công tước, hầu tước... - Những việc làm của người Giéc-man đã tác động đến xã hội, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp mới: + Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có. + Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa. - Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành. Câu hỏi 3: Em hãy nêu đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa phong kiến? Hướng dẫn trả lời: Đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa: - Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. - Tự sản xuất ra vật dụng và iêu dùng những thứ mình làm ra, không trao đổi buôn bán với bên ngoài, tức là chỉ “tự cung, tự cấp”. - Thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp. Bài 4 : Trung Quốc thời phong kiến Câu hỏi 4: Hãy nêu những thành tựu về văn hóa, khoa học, kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến? Hướng dẫn trả lời: -Thành tựu về văn hóa: + Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến + Về văn học: thời Đường xuất hiện nhiếu nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ.....đến thời Minh - Thanh xuật hiện những bộ tiểu thuyết có giá trị như Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký........ + Về sử học: Có các bộ sử ký (của Tư Mã Thiên), Hán thư, Đường thư, Minh sử, .............. -Về nghệ thuật kiến trúc: Với nhiều công trình độc đáo như cố cung, những bức tượng phật sinh động....... Câu hỏi 5: Nêu bốn phát minh quan trọng nhất của Trung Quốc thời phong kiến. Hướng dẫn trả lời: Bốn phát minh quan trọng nhất của Trung Quốc thời phong kiến: Phát minh ra giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. Câu hỏi 6: Kể tên 3 vương triều của thời phong kiến Ấn Độ. Hướng dẫn trả lời: Ba vương triều tiêu biểu của XHPK Ấn Độ là: + Vương triều Gúp-ta (đầu thế kỉ IV đến đầu thế kỉ VI). + Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII - XVI). + Vương triều Ấn Độ Mô-gôn (đầu thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX) Câu hỏi 7: Kể tên các nước trong khu vực Đông nam Á hiện nay? Nêu đặc điểm chung nổi bật về điều kiện tự nhiên của khu vực này. Hướng dẫn trả lời: - Các nước trong khu vực Đông nam Á hiện nay: 11 nước gồm Việt nam, Lào, Căm-pu-chia, Thái- Lan, Ma-lai-x-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po,-Mi-an-ma, In- đô nê- xi -a, Bru-nây và Đông-ti-mo. - Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên: + Chịu ảnh hưởng của gió mùa, tạo nên hai mùa rõ rệt: màu khô và mùa mưa + Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho việc trồng lúa nước và các loại rau củ quả. Phần hai LỊCH SỬ VIỆT NAM Chương I: Buổi đầu độc lập thời Ngô, Đinh, Tiền Lê Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập Câu hỏi 1: Cho biết việc làm của Ngô Quyền sau khi lên ngôi vua? Hướng dẫn trả lời: Việc làm của Ngô Quyền sau khi lên ngôi vua: - Năm 939 Ông xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa - Bỏ chức tiết độ sứ ( bỏ bộ máy cai trị của họ Khúc), lập triều đình theo chế độ quân chủ. - Tự quyết định mọi công việc: chính tri, quân sự, ngoại giao. Câu hỏi 2: Hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước. Hướng dẫn trả lời - Tổ chức nhà nước : + Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. + Xây dựng chính quyền : Trung ương : Vua đứng đầu quyết định mọi việc ; đặt các chức quan văn, võ, quy định lễ nghi, sắc phục của quan lại các cấp. Ở địa phương: cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng (Đinh Công Trứ - Thứ sử châu Hoan, Kiều Công Hãn - Thứ sử châu Phong...). Câu hỏi 3: Nêu những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước? Hướng dẫn trả lời: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước - Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế ( Đinh Tiên Hoàng). Đặt niên hiệu là Thái Bìmh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt ( Nước Việt lớn). - Đóng đô ở Hoa Lư ( Ninh Bình) - Phong vương cho các con, - Cử các tướng thân cận giữ các chức vụ chủ chốt - Xây dựng cung điện, đúc tiền để lưu thông trong nước. - Sai sứ sang giao hảo với nhà Tống. Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê Câu hỏi 4: Trình bày tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn? Hướng dẫn trả lời: * Diến biến cuộc kháng chiến: + Đầu năm 981 quân Tống theo 2 đường thủy, bộ tiến đánh nước ta. + Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. + Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng.Trên bộ quân ta chặn đánh địch quyết liệt. * Kết quả: Quân Tống đại bại. * Ý nghĩa: + Chiến thắng biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta. + Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt. Câu hỏi 5: Xã hội thời Tiền Lê có những tầng lớp nào ? Hướng dẫn trả lời: Xã hội chia thành ba tầng lớp: + Tầng lớp thống trị gồm vua, quan văn võ (cùng một số nhà sư) ; +Tầng lớp bị trị mà đa số là nông dân tự do, cày ruộng công làng xã; + Tầng lớp cuối cùng là nô tì (số lượng không nhiều). Chương II: Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỉ XI-XII) Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước Câu hỏi 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời của nhà Lý. Hướng dẫn trả lời: - Năm 1005 Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi, đến 1009 thì qua đời. - Triều thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi => Nhà Lý thành lập (Lý Thái Tổ). Câu hỏi 2: Trình bày tình hình luật pháp và quân đội nước ta dưới thời Lý. Hướng dẫn trả lời: * Luật pháp: - Năm 1042 ban hành bộ luật “Hình Thư” - Nội dung: bảo vệ nhà vua, bảo vệ quyền lợi nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước... * Quân đội: - Quân đội gồm hai bộ phận: + Cấm quân; + Quân địa phương. Trong đó có quân bộ và quân thủy; - Vũ khí: giáo, mác, dao, kiếm, cung nỏ, máy bắn đá. - Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”. Bài 11: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống ( 1075-1077) Câu hỏi 3: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý như thế nào ? Hướng dẫn trả lời + Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt và tiến hành xây dựng chính quyền quân chủ bằng cách tổ chức bộ máy nhà nước. + Chính quyền trung ương: đứng đầu là vua, dưới có quan đại thần và các quan ở hai ban văn, võ. + Chính quyền địa phương: cả nước chia thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là huyện, dưới huyện là hương, xã. Þ Đó là chính quyền quân chủ, nhưng khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân, giữa vua với dân chưa phải là đã xa lắm. Nhà Lý luôn coi dân là gốc rễ sâu bền. Câu hỏi 4: Nêu Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống ? Hướng dẫn trả lời: - Từ giữa thế kỉ XI, tình hình nhà Tống gặp phải những khó khăn: nội bộ mâu thuẫn, nông dân nổi lên khởi nghĩa, vùng biên ải phía Bắc Tống bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu... Đối với Đại Việt, nhà Tống quyết định dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước và đưa nước ta trở lại chế độ đô hộ như trước. - Nhà Tống xúi giục Cham-pa đánh lên từ phía Nam, còn ở biên giới phía Bắc của Đại Việt chúng ngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ, mua chuộc các tù trưởng dân tộc làm phản. Bài 12: Đời sống kinh tê, văn hóa Câu hỏi 5: Nêu những chuyển biến về văn hóa, giáo dục thời Lý ? Hướng dẫn trả lời: - Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long, năm 1076, mở Quốc Tử Giám. Nhà nước rất quan tâm giáo dục, khoa cử. Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. - Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông - Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian; kiến trúc, điêu khắc đều phát triển với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt; tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý, Chương III: Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỉ XIII-XIV) Bài 13: Nước Đại Việt thế kỉ XIII Câu hỏi 1: Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào? Hướng dẫn trả lời: - Cuối TK XII nhà Lý suy yếu vì: + Quan lại ăn chơi xa đọa, + Chính quyền không chăm lo đến đời sống của nhân dân. - Kinh tế khủng hoảng mất mùa, dân li tán. - Một số thế lực PK địa phương nổi dậy .=> Nhà Lý phải dựa vào họ Trần để dẹp loạn. - 12/ 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Nhà Trần thành lập. Câu hỏi 2: Quân đội thời Trần được tổ chức như thế nào ? Hướng dẫn trả lời: - Quân đội gồm có cấm quân (đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình và nhà vua) và quân ở các lộ; ở làng xã có hương binh ; ngoài ra còn có quân của các vương hầu. - Quân đội được tuyển theo chính sách "ngụ binh ư nông" ; "quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông" ; xây dựng tinh thần đoàn kết. (Hình thành khái niệm "ngụ binh ư nông"). - Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ... - Bố trí tướng giỏi, quân đông ở vùng hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc. Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên Câu hỏi 3: Nêu diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285) ? Hướng dẫn trả lời: a) Diễn biến: - Cuối 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta. - Ta: Do Trần Hưng Đạo chỉ huy Sau 1 vài trận chiến ở biên giới rút về Vạn Kiếp (Hải Dương) => rút về Thăng Long thực hiện "vườn không nhà trống "=> Thiên Trường(Nam Định). - Quân Nguyên chiếm được Thăng Long chỉ đóng quân ở bờ Bắc sông Nhị (sông Hồng). - Toa Đô từ Chăm Pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa kết hợp với quân của Thoát Hoan tấn công xuống phía Nam tạo thế "gọng kìm"tiêu diệt quân ta. - Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải rút quân về Thăng long (gặp khó khăn : bị động, thiếu lương thực) - 5/1285 quân ta phản công nhiều trận lớn: Tây Kết, hàm Tử (Khoái Châu - Hưng Yên) Chương Dương (Thường Tín - Hà Nội). Quân ta tiến vào Thăng Long, quân Nguyên tháo chạy.. b) Kết quả: Sau hơn 2 tháng phản công ta đánh tan 50 vạn quân Nguyên. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lần thứ II chống quân Nguyên. Câu hỏi 4: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? Hướng dẫn trả lời: a. Nguyên nhân thắng lợi. - Trong 3 lần kháng chiến tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc - Nhà Trần chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đừi sống tinh thần của dân. -Tinh thần hy sinh quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, nòng cốt là quân đội Trần. - Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần. Đặc biệt là vua Trần Nhân Tông.và các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh dư b. Ý nghĩa lịch sử - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc. - Thể hiện sức mạnh của dân tộc đánh bại mọi kẻ thù XL. - Thắng lợi đó góp phần xây đắp truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự - Để lại nhiều bài học vô cùng quí giá. Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần Câu hỏi 5: Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV như thế nào ? Hướng dẫn trả lời: Cuối thế kỷ XIV nhà nước không quân tâm đến sản xuất nông nghiệp, chỉ biết ăn chơi sa đoạ làm cho đời sống của dân gặp nhiều khó khăn- Quý tộc địa chủ ra sức chấp chiếm ruộng đất làm cho người dân càng thêm khổ cực. Kinh tế sa sút nghiêm trọng, tài chính kiệt quệ Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV Câu hỏi 6: Cho biết tình hình xã hội nước ta cuối thời Trần ? Nêu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ở thời kì này ? Hướng dẫn trả lời: * Tình hình xã hội: - Vua quan ăn chơi xa đọa. - Ở biên giới Cham- pa cướp phá nổi lên, nhà Minh ngang ngược đòi yêu sách -> Các cuộc đấu tranh của nông dân, nô tì nổ ra. * Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: - K/N của Ngô Bệ ở Hải Dương (1344- 1360). - K/N Nguyễn Thanh, Nguyễn Kị ở Thanh Hóa (1379). - K/N Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai- Sơn Tây (1430). - K/N Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây (1399- 1400). Câu hỏi 7: Nêu những cải cách của Hồ Quý Ly. Hướng dẫn trả lời: Những cải cách của Hồ Quý Ly : + Về chính trị : Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần thân cận với mình. Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. Các quan ở triều đình phải về các lộ để nắm sát tình hình. + Về kinh tế, tài chính : Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng ; ban hành chính sách ‘hạn điền", quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng. + Về xã hội : ban hành chính sách "hạn nô" ; năm đói kém bắt nhà giàu phải bán thóc cho dân... + Về văn hoá, giáo dục : bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục ; cho dịch chữ Hán ra chữ Nôm, yêu cầu mọi người phải học. + Về quân sự : thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng. Chương IV: Nước Đại Việt thời Lê sơ (Thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩaĐầu thế kỉ XV Câu hỏi 1: Quân Minh vịn vào cớ gì xâm lược nước ta? Hướng dẫn trả lời: Quân Minh mượn cớ khôi phục lại nhà Trần xâm lược nước ta. Câu hỏi 2: Hãy nêu các chính sách cai trị của nhà Minh trên đất nước ta? Hướng dẫn trả lời: + Về chính trị: Xoá bỏ quốc hiệu của nước ta đổi tên thành quận Giao Chỉ. + Về văn hoá: Thi hành chính sách đồng hoá, ngu dân bóc lột tàn bạo; Bắt nhân dân ta phải bỏ phong tục của mình; Thiêu huỷ mang về Trung Quốc những bộ sách có giá trị lớn. + Về kinh tế: Đặt hàng trăm thứ thuế, bắt trẻ em, phụ nữ làm nô tỳ. chính sách vô cùng thâm độc, tàn bạo làm cho nhân dân ta lạc hậu lầm than Câu hỏi 3: Kể tên các cuộc khởi nghĩa của quí tộc nhà Trần ? Hướng dẫn trả lời: Các cuộc khởi nghĩa của quí tộc thời Trần: Khởi nghĩa Trần Ngỗi(1407-1409) Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng(1409-1414) Câu hỏi 4: Trình bày tóm tắt diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409-1414). Hướng dẫn trả lời: Tóm tắt diễn biến, kết quả khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409-1414): - Năm 1409 Trần Quý Khoáng lên ngôi (hiệu là Trùng Quang Đế) và phát động khởi nghĩa. - Khởi nghĩa lan nhanh từ Thanh Hóa vào đến Hóa Châu. - Năm 1411 quân Minh tấn công vào Thanh Hóa, nghĩa quân rút vào Thuận Hóa. - Tháng 8/1413 quân Minh đánh vào Thuận Hóa, nghĩa quân tan rã dần, Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Câu hỏi 5: Trình bày khái quát chính sách thống trị của quân Minh đối với nước ta. Hướng dẫn trả lời: - Về chính trị: Xóa bỏ quốc hiệu sáp nhập vào Trung Quốc - Về kinh tế: Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ, trẻ em về Trung Quốc làm nô tì - Về văn hóa: Thực hiện chính sách đồng hóa, ngu dân, bắt nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình
Tài liệu đính kèm: