Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Ngữ văn 7

Câu hỏi 1 Bài 1. Tiết 1

Văn bản "Cổng trường mở ra" của tác giả nảo? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? đó là lời kể của ai?

Đáp án: Tác giả Lí Lan, ngôi kể thứ 3, lời của người mẹ.

Câu hỏi 2 Bài 1. Tiết 1

Nêu nội dung chính của văn bản "Cổng trường mở ra" ?

Đáp án: Văn bản viết về tâm trạng không ngủ được của người mẹ trước hôm khai trường của con. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu lắng của người mẹ với con, đánh giá vai trò của nhà trường với việc giáo dục con người.

 Câu hỏi 3 Bài 1. Tiết 2

 Trong văn bản "Mẹ tôi" trích " Những tấm lòng cao cả", lí do nào người bố lại viết thư cho En-ri-cô?

 

doc 27 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1702Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 3. Tiết 10
Trong bài ca dao:
“ Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”
Câu nào gợi sự trẻ trung, hồn nhiên và tràn đầy sức sống của cô thôn nữ?
Đáp án: 
 	“Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”
Câu hỏi 3 Bài 4. Tiết 13
Em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa qua bài ca dao sau: 
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng vùi biết tấp vào đâu”
Đáp án: Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến bé mọn, trôi nổi, vô định giữa sóng gió cuộc đời.
Câu hỏi 4 Bài 4. Tiết 14
Bài ca dao sau phê phán hiện tượng gì?
 	“ Số cô chẳng giàu thì nghèo
 	 Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà 
 	Số cô có mẹ có cha
 	 Mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông...”
Đáp án: Hiện tượng mê tín dị đoan
Câu hỏi 5 Bài 4. Tiết 13
 Hãy nối tên sự vật ở cột A với hình ảnh được ẩn dụ ở cột B cho phù hợp
A
B
1, Con tằm 
2, Con kiến 
3, Con hạc 
4, Con cuốc 
A. Thân phận lao động vất vả cơ cực, triền miên 
B. Cuộc đời phiêu bạt vô định, trong những cố gắng tuyệt vọng
C. Nỗi đau khổ oan trái của những con ngời thấp cổ bé họng
D. Những thân phận suốt đời bị vắt mòn sức lao động 
Đáp án: 1-D; 2-A; 3-B; 4-C
 Câu hỏi 6 	 Bài 3. Tiết 9 
Hoàn thành khái niệm về ca dao bằng cách bổ sung từ còn thiếu vào dấu ()
Ca dao là những bài thơ ., diễn tả . của con người.
Đáp án: . dân gian . đời sống nội tâm 
 	Câu hỏi 7	 	 Bài 4. Tiết 13
Cho biết những biện pháp nghệ thuật và nội dung chủ yếu được thể hiện trong bài ca dao?
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Đáp án:
 Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
 So sánh, từ ngữ gợi tả: Số phận chìm nổi, lênh đênh, lệ thuộc vào hoàn cảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu hỏi 8	 	 Bài 3. Tiết 9
Thế nào là ca dao, dân ca ?
Đáp án: Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay còn phân biệt ca dao và dân ca: Dân calà những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
Câu hỏi 9	 	 Bài 3. Tiết 10
Đọc câu ca dao sau đây:
 Anh em như chân với tay
 Rách lành đùm bọc,dở hay đỡ đần.
Nghệ thuật gì được sử dụng trong câu ca dao trên?
A. So sánh B. Nhân hoá
C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ
Đáp án: A. So sánh 
Câu hỏi 10 	 Bài 4. Tiết 13
Nội dung của những câu hát than thân là gi?
A: Than vì cuộc sống vất vả, nghèo khó.
B. Than vì bị đầy đọa bất công.
C. Than vì thân phận yếu đuối không tự quyết định được số phận.
D.Tất cả những biểu hiện trên.
Đáp án: D. Tất cả những biểu hiện trên.
Câu hỏi 11 	 Bài 4.Tiết 14
Biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao châm biếm?
Đáp án: Phóng đại,nói ngược, tượng trưng.
Câu hỏi 12 	 Bài 3. Tiết 9
Câu 2. Bài ca dao “ Công cha như núi ngất trời
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
 Núi cao biển rộng mênh mông
 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Được viết theo thể thơ gì?
Đáp án: Thể thơ lục bát
Câu hỏi 13 Bài 3. Tiết 9
Bài ca dao “Công cha như núi ngất trời” là lời của ai, nói với ai? Nhắc nhở điều gì?
Đáp án: 
 - Lời của cha mẹ nói với con, 
 - Công lao trời biển của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của đạo làm con.
Câu hỏi 14 Bài 4. Tiết 14
Nội dung bài ca dao “Số cô chẳng giàu thì nghèo”?
Đáp án: 
Châm biếm, chế giễu phê phán những kẻ lợi dụng long tin của người khác để hành nghề mê tín dị đoan và những kẻ mê tín mù quáng.
Câu 15 Bài 4. Tiết 13
 Chép lại bài ca dao diễn tả số phận chìm nổi lênh đênh, vô định. Số phận đắng cay, bé nhỏ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Đáp án: 
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
CHỦ ĐỀ 3: THƠ TRUNG ĐẠI
Câu hỏi 1 Bài 5. Tiết 17
Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi là:
A. Khúc ca khải hoàn.
B. Hồi kèn xung trận.
C. Áng thiên cổ hùng văn.
D. Bản tuyên ngôn độc lập.
Đáp án: D. Bản tuyên ngôn độc lập.
Câu hỏi 2 Bài 6,7,8. Tiết 18, 26,30
Nối tên tác phẩm ở cột A với thể thơ ở cột B cho đúng.
A. Tên tác phẩm
B. Thể thơ
1. Phò giá về kinh
2. Bạn đến chơi nhà
3. Bánh trôi nước
A. Ngũ ngôn Đường luật
B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
C. Thất ngôn bát cú Đường luật
Đáp án: 1- A; 2- C; 3- B
Câu hỏi 3 Bài 7. Tiết 26
 	Hãy nêu chủ đề của bài thơ "Bánh trôi nước" ?
Đáp án: Bài thơ miêu tả bánh trôi nước qua đó nói lên vẻ đẹp và số phận nổi trôi của người phụ nữ, phê phán sự bất công của xh pk.
Câu hỏi 4 Bài 8. Tiết 29
Cảnh đèo ngang được miêu tả trong thời điểm nào?
A. Xế trưa B. Xế chiều
C. Ban mai D. Đêm khuya
Đáp án: B. Xế chiều
Câu hỏi 5 Bài 8. Tiết 30
Đọc hai câu thơ sau và cho biết hai câu thơ đó được trích từ bài thơ nào, tác giả bài thơ đó là ai?
	“ Đầu trò tiếp khách trầu không có,
	 Bác đến chơi đây, ta với ta.”
	Đáp án: 
	Trích từ bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của tác giả Nguyễn Khuyến.
 Câu 6 Bài 5 , tiết 17, 18
 Nội dung cảm xúc chủ yếu nào được thể hiện ở hai bài thơ “Sông núi 
nước Nam” và “Phò giá về kinh” ? 
 A. Lòng yêu nước, hào khí chiến thắng giặc ngoại xâm và khát vọng hoà bình. 
 	 B. Niềm tự hào dân tộc và niềm tin dựng xây đất nước bền vững muôn đời. 
 	 C. Lời khẳng định về chủ quyền dân tộc và ý chí chiến thắng giặc ngoại xâm. 
 	 D. Khí phách hào hùng, ý chí chiến thắng giặc ngoại xâm và lòng tự hào dân tộc. 
 Đáp án: D. Khí phách hào hùng, ý chí chiến thắng giặc ngoại xâm và lòng tự hào dân tộc. 
 Câu hỏi 7 Bài 5, tiết 17
 Cho biết giá trị nghệ thuật của văn bản: Sông núi nước Nam ?
Đáp án: 
Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn súc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước
Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.
Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc, hùng hồn đanh thép.
Câu hỏi 8 Bài 5, tiết 18
 Cho biết giá trị nghệ thuật của văn bản : Phò giá về kinh?
Đáp án: 
Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm xúc để thể hiện niềm tự hào của tác giả trước những chiến thắng hào hung của dân tộc
Nhịp thơ phù hợp với việc tái hiện lại những chiến thắng dồn dập của nhân dân ta và việc bày tỏ suy nghĩ của tác giả
Sử dụng hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong tư tưởng.
Giọng điệu sảng khoái, hân hoan tự hào.
Câu hỏi 9 Bài 7, tiết 26
Bài thơ “Bánh trôi nước” của tác giả nào? Nêu hiểu biết của em về tác giả?
Đáp án: 
Hồ Xuân Hương:
- Con ông Hồ Phi Diễn . Quê ở làng Quỳnh Đôi- huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An.
- Từng sống ở phờng Khán Xuân gần Hồ Tây-Hà Nội.
 - Là nữ sĩ tài hoa trong lịch sử thơ ca dân tộc.
- Được mệnh danh là “Bà chúa thơ nôm”.
Câu hỏi 10 Bài 7, tiết 26
Nêu ý nghĩa của bài thơ “ Bánh trôi nước”?
Đáp án: 
Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học VN dưới thời phong kiến, ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện niềm cảm thông sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.
Câu hỏi 11 Bài 8, tiết 29
Bài thơ thể hiện tâm trạng nào của nhà thơ? 
A. Yêu mến, say sưa trước cảnh đẹp của thiên nhiên
B. Nỗi buồn da diết khi một mình lẻ bước tha hương
C. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ
D. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của đất nước
Đáp án: 
C. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ
Câu hỏi 12 Bài 8, tiết 30
Tác giả bài thơ “Bạn đến chơi nhà”? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ?
Đáp án: 
- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) - Quê ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Là ngời thông minh học giỏi đỗ đầu cả ba kì thi nên còn có tên gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông ra làm quan khoảng mười năm, sau đó thời thế loạn lạc cáo quan về ở ẩn. 
- Nhà thơ lớn của dân tộc.
Câu hỏi 13 Bài 9. Tiết 34
 Chủ đề của bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” là gì?
A. Cảnh đẹp hùng vĩ của thác núi Lư.	 
B. Tâm hồn hoà nhập với thiên nhiên của nhà thơ
C. Cảnh thác núi Lư trong sự tưởng tượng phóng khoáng của thi nhân. 
D. Cảnh đẹp hùng vĩ của thác núi Lư và tâm hồn hoà nhập với thiên nhiên của nhà thơ.
Đáp án: D. Cảnh đẹp hùng vĩ của thác núi Lư và tâm hồn hoà nhập với thiên nhiên của nhà thơ.
Câu hỏi 14 Bài 10. Tiết 37
Nhà thơ Lý Bạch được mệnh danh là gì?
A. Thánh thơ
B. Thần thơ
C. Tiên thơ
Đáp án: C. Tiên thơ
Câu hỏi 15 Bài 10. Tiết 37
Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch thể hiện tư tưởng tình cảm gì?
A. Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
B. Tình yêu thiên nhiên lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan.
C. Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.
D. Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
Đáp án: C. Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.
Câu hỏi 16 Bài 10. Tiết 38
Bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” của tác giả nào? bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
Đáp án: - Tác giả Hạ Chi Chương
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết khi ông cáo quan về quê nghỉ hưu (năm 744) sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An.
Câu hỏi 17 	Bài 11. Tiết 41
Em hãy cho biết nội dung chính của bài thơ "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá"?
Đáp án: Bài thơ thể hiện nỗi khổ của bản thân và sự bất lực khi căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Qua đó bộc lộ khát vọng cao cả muốn che chở cứu giúp mọi người.
Câu hỏi 18 	Bài 9. Tiết 34
Nêu ý nghĩa của văn bản ''Xa ngắm thác núi Lư"
Đáp án: Xa ngắm thác núi Lư là bài thơ khắc họa được vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng, bay bổng của nhà thơ Lí Bạch.
Câu hỏi 19 	Bài 8, Tiết 30
	Câu thơ “Bác đến chơi đây ta với ta” ( Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến) thể hiện điều gì?
 Đáp án: Tình bạn đậm đà thắm thiết, chân thành của tác giả Nguyễn Khuyến và bạn của ông.
Câu hỏi 20	 	 Bài 5. Tiết 18
Bài thơ “ Phò giá về kinh” tác giả là ai?
a) Lý Thường Kiệt
b) Trần Quang Khải
c) Nguyễn Trãi
d) Trần Nhân Tông
Đáp án: b) Trần Quang Khải
Câu hỏi 21	 	 Bài 5. Tiết 18
Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải?
Đáp án:
Bài thơ Phò giá về kinh được làm lúc Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.
Câu hỏi 22 Bài 5 . Tiết 17
Nội dung cơ bản của bài thơ “Sông núi nước Nam” ?
Đáp án:
Khẳng định chủ quyền dân tộc của người Việt Nam và cảnh báo kết quả thất bại của những cuộc xâm lược phi nghĩa.
Câu hỏi 23 Bài 7. Tiết 26
 Các nét nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước”?
Đáp án:
Nghĩa 1: Tả thực chiếc bánh trôi về hình dáng, màu sắc, cách nặn bánh, cách luộc bánh, nhân bánh. 
Nghĩa 2: Vẻ đẹp, thân phận, tấm long của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
CHỦ ĐỀ 4: THƠ HIỆN ĐẠI
Câu hỏi 1 Bài 12. Tiết 47
Bài thơ "Cảnh khuya" do ai sáng tác? Trong hoàn cảnh nào?
Đáp án: Tác giả là Hồ Chí Minh, Bài thơ được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, năm 1947, khi Bác lãnh đạo cuộc kháng chiến chống TD Pháp.
Câu hỏi 2 Bài 12. Tiết 47
Hai câu đầu bài thơ "Cảnh khuya" miêu tả cảnh thiên nhiên qua những sự vật nào?
Đáp án: Hai câu đầu bài thơ "Cảnh khuya" miêu tả cảnh thiên nhiên qua những sự vật: tiếng suối, trăng, cổ thụ, hoa.
Câu hỏi 3 Bài 12. Tiết 47
Nêu ý nghĩa của văn bản " Rằn tháng giêng"?
 Đáp án: Rằm tháng giêng toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ- chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian nan.
Câu hỏi 4 Bài 14. Tiết 53,54
Cảm hứng của tác giả trong bài thơ "Tiếng gà trưa" được khơi gợi từ điều gì ? 
A. Tiếng gà nhảy ổ B. Tiếng gà gáy
C. Tiếng chim hót D. Tiếng suối reo
Đáp án: A. Tiếng gà nhảy ổ 
Câu hỏi 5 Bài 14. Tiết 53,54
Em hãy cho biết nội dung chính của bài thơ "Tiếng gà trưa"?
Đáp án: Từ tiếng gà trưa, bài thơ gợi những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ về tình bà cháu, cũng chính là tình cảm quê hương, đất nước.
Câu hỏi 6 Bài 14. Tiết 53,54
Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa là:
A. Tiếng gà trưa
B. Quả trứng hồng
C. Người bà
D. Người chiến sĩ
Đáp án: A. Tiếng gà trưa
Câu hỏi 7 	Bài 12. Tiết 47
Hai bài thơ: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết theo thể thơ nào, tác giả là ai ?
a) Ngũ ngôn tứ tuyệt - Nguyễn Trãi
b) Thất ngôn tứ tuyệt – Hồ Chí Minh
c) Lục bát – Lý Thường Kiệt
d) Song thất lục bát – Lý Bạch
Đáp án: b) Thất ngôn tứ tuyệt – Hồ Chí Minh
Câu hỏi 8 Bài 12. Tiết 47 
Đặc sắc về ND và NT của bài thơ Cảnh khuya, rằm tháng giêng thể hiện ở yếu tố nào?
a) Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao.
b) Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại.
c) Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh.
d) Cả a,b,c đều đúng.
Đáp án: d) Cả a,b,c đều đúng.
Câu hỏi 9 Bài 13. Tiết 53, 54 
Tình cảm, cảm xúc nào được thể hiện trong bài thơ : Tiếng gà trưa
a) Hoài niệm tuổi thơ
b) Tình bà cháu
c) Tình quê hương đất mước
d) Cả ba ý trên.
Đáp án: d) Cả ba ý trên.
Câu hỏi 10 Bài 13. Tiết 53, 54 
Nêu ý nghĩa văn bản Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh.
Đáp án: Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.
Câu 11 Bài 2. Tiết 5,6
Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến tất cả mọi người? 
A. Phê phán những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến con cái.
B. Ca ngợi tình cảm trong sáng của hai anh em Thành và Thuỷ vô cùng yêu thương nhau.
C.Thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh gia đình chia li.
D. Khẳng định tình cảm gia đình là vô cùng quý,các bậc cha mẹ phải trân trọng và giữ gìn hạnh phúc.
Đáp án: D. Khẳng định tình cảm gia đình là vô cùng quý,các bậc cha mẹ phải trân trọng và giữ gìn hạnh phúc.
Câu 12 Bài 14. Tiết 53, 54
Nêu hiểu biết của em về tác giả Xuân Quỳnh ?
Đáp án: 
- Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988) quê ở La Khê- Hoài Đức- Hà Tây.
- Là nhà thơ nữ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam.
- Có nhiều bài thơ hay viết cho thiếu nhi, viết về những điều bình dị, gần gũi
Câu hỏi 13 Bài 12 . Tiết 47
Vẻ đẹp tâm hồn và phong cách sống của Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”?
Đáp án: 
Tâm hồn nhạy cảm, trân trọng những vẻ đẹp của tạo hóa và phong cách sống lạc quan, giàu chất thi sĩ.
Câu hỏi 14: Bài 13 . Tiết 53, 54
Tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ “Tiếng gà trưa”?
Đáp án: 
Hoài niệm tuổi thơ, tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước.
Câu hỏi 15: Bài 13. Tiết 53, 54
 Trong kỉ niệm tuổi thơ của cháu, hình ảnh bà hiện lên với những đức tính cao quý?
Đáp án: 
Nghèo nhưng hiền thảo, hết lòng vì con cháu, chịu đựng, nhẫn nại và hy sinh.
B. PHẦN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ 1: TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT 
Câu hỏi 1 : Bài 1, tiết 3
 	Điền thêm các tiếng để tạo thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?
a, áo: sơ mi/ áo quần .......
b, vở.................................... 
c, nước...............................
d, da................................... 
Đáp án: 
b,vở: vở Toán/ sách vở 
c, nước: nước lọc, nước mắm/ nước non
d, da: da trắng, da màu/ da thịt
Câu hỏi 2: Bài 1, tiết 3
 - Em hãy cho biết có mấy loại từ ghép ? Nêu các loại từ ghép đó ? 
Đáp án: 
 - Có 2 loại từ ghép:
 + Từ ghép chính phụ: Có tiếng chính và tiếng phụ bổ xung nghĩa cho tiếng chính, Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
 + Từ ghép đẳng lập: Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( Không phân ra tiếng chính và tiếng phụ.
 Câu hỏi 3. Bài 3 . tiết 11
 Hãy sẵp xếp các từ láy sau vào bảng phân loại: Long lanh, khó khăn, vi vu, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu, linh tinh, lấp lánh, thăm thẳm
Từ láy toàn bộ
.........
Từ láy bộ phận
.........
Đáp án: 
Từ láy toàn bộ
Long lanh, ngời ngời, hiu hiu, thăm thẳm
Từ láy bộ phận
khó khăn, vi vu, nhỏ nhắn, linh tinh, lấp lánh
 Câu hỏi 4 : Bài: 7 , tiết 27
 Thế nào là quan hệ từ?
Đáp án: Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa như: sở hữu, so sánh, nhân quả, giả thiết, , mục đích...giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn.
 Câu hỏi 5: Bài : 9, tiết 35
 Tìm các từ, cụm từ thuần Việt đồng nghĩa với các từ Hán Việt sau: Thiên địa, phu thê, bán tín bán nghi, tiến thoái lưỡng nan.
 Đáp án: 
- Thiên địa - Trời đất 
- Phu thê - vợ chồng
- Bán tín bán nghi - nửa tin nửa ngờ
- Tiến thoái lưỡng nan - tiến không được, lùi không xong.
 Câu hỏi 6: Bài 10, tiết 39 
 Tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai câu thơ sau:
 “ Khi đi trẻ, lúc về già
 Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao”.
Đáp án: đi - về; trẻ - già
Câu hỏi 7: Bài 10, tiết 39 
 Thế nào là từ trái nghĩa? 
Đáp án: 
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Một từ trái nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Câu hỏi 8: Bài 10, tiết 39
 Câu sau có mấy cặp từ trái nghĩa?
“Khúc sông bên lở bên bồi,
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.”
Đáp án: Có 2 cặp từ : lở - bồi; đục – trong.
Câu hỏi 9 : Bài 11, tiết 44
 Ý nào sau đây đúng đặc điểm của từ đồng âm?
A. Những từ giống nhau về âm thanh
B. Những từ giống nhau về nghĩa
C. Những từ thuộc nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau
D. Những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa không liên quan gì đến nhau 
Câu hỏi 10 : Bài 11, tiết 44
Đại từ là những từ như thế nào? 
Trả lời: Đại từ là lớp từ có tính chất trung gian giữa thực từ và hư từ. Đại từ giống thực từ trong cách dùng: Đại từ có thể thay thế cho thực từ trong các chức vụ cú pháp. Đại từ giống hư từ ở chỗ số lượng của chúng không lớn và khó thêm. 
Câu hỏi 11: Bài 1, tiết 3
Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa hay phân nghĩa? 
Trả lời :Hợp nghĩa.
Câu hỏi 12: Bài 3, tiết 11
 Thế nào là từ láy ?
Trả lời: Từ láy là những từ được tạo ra theo phương thức láy, có sự hòa phối về âm thanh.
Câu 13: Có mấy loại từ láy? 
Trả lời: Có 2 loại Láy bộ phận và láy hoàn toàn. 
 	Câu hỏi 14 : Bài 4, tiết 15
 	 Đại từ được chia làm bao nhiêu loại ? Đó là những loại nào ?
 Trả lời: Đại từ chia làm 2 loại:
+ ĐT dùng để trỏ người, số lượng, sự vật, hoạt động, tính chất, sự việc. ĐT trỏ người, sự vật gọi là ĐT xưng hô.
+ ĐT dùng để hỏi người, số lượng, sự vật, hoạt động, tính chất, sự việc.
Câu hỏi 15: Bài 7, tiết 27
“ Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều”. Từ của chỉ quan hệ so sánh hay quan hệ sở hữu?
Trả lời: quan hệ sở hữu.
Câu hỏi 16: Bài 7, tiết 27
Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh các lỗi nào ?
Trả lời
- Quan hệ từ
- Dùng qht không thích hợp về nghĩa
- Thừa quan hệ từ
- Dùng qht mà không có tác dụng liên kết
Trả lời: D
Câu 17: Bài 7, tiết 27
 Trong các dòng sau ,dòng nào có dùng quan hệ từ?
A Tay kẻ nặn B Bảy nổi ba chìm
C Giữ tấm lòng son D Vừa trắng lại vừa tròn.
Câu hỏi 18. Bài 7, tiết 27
“ Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều”. Từ của chỉ quan hệ so sánh hay quan hệ sở hữu?
Trả lời: quan hệ sở hữu.
Câu hỏi 19: Bài 10, tiết 39.
 	Tìm từ trái nghĩa trong các thành ngữ sau đây.
A. Mắt nhắm mắt mở B. Chân cứng đá mềm
C. Chân ướt chân ráo D. Buổi đực buổi cái
Trả lời: 
A. nhắm, mở. B. cứng, mềm
C. ướt, ráo. C. đực, cái
Câu 13:Tìm từ trái nghĩa phù hợp để điền vào câu sau đây :
 “ Xét mình công ít tội ..”
A. Đầy B. Hại 
C. Giàu D. Nhiều . 
Trả lời: D. Nhiều .
Câu hỏi 20: Bài 11, tiết 44.
 Thế nào là từ đồng âm 
Là những từ phát âm giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.
 Câu hỏi 21: Bài 5, tiết 19
 Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt ? 
A. Tạo sắc thái trang trọng thể hiện thái độ tôn kính. 
 B. Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục ghê sợ. 
C. Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa. 
D. Tạo sắc thái tự nhiên, trong sáng phù hợp với hoàn cảnh. 
 Trả lời: D 
CHỦ ĐỀ 2 : THÀNH NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ 
Câu hỏi 1: Bài: 12, tiết 48.
 Thành ngữ là gì? Cho vi dụ? Nêu vai trò của thành ngữ?
Đáp án: 
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- VD: Lên thác xuống ghềnh
- Vai trò: thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm tính từ.
Câu hỏi 2: Bài: 12, tiết 48.
Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn ?
- Lời.tiếng nói
- Một nắng hai.
- Ngày lành tháng..
- Bách..bách thắng
- Sinhlập nghiệp
Đáp án: 
- Lời ăn tiếng nói
- Một nắng hai sương
- Ngày lành tháng tốt
- Bách chiến bách thắng
- Sinh cơ lập nghiệp
Câu hỏi 3: Bài 13, tiết 55. 
Thế nào là điệp ngữ và nêu tác dụng của nó?
Đáp án: 
	Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
Câu hỏi 4: Bài 13, tiết 35.
Tìm điệp ngữ trong bài ca dao sau?
 Người ta đi cấy lấy công,
 Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
 Trông trời, trông đất, trông mây,
 Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
 Trông cho chân cứng đá mềm,
 Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng. 
 (Ca dao)
Đáp án: Điệp ngữ: trông
Câu hỏi 5: Bài 13, tiết 35.
Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đấy là những dạng điệp ngữ gì?
	“Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.”
	(Khánh Hoài)
Đáp án: 
- “xa nhau”: điệp ngữ cách quãng.
- “một giấc mơ”: điệp ngữ chuyển tiếp.
Câu hỏi 6: Bài 14, tiết 59
Chỉ ra biện pháp chơi chữ trong câu sau, cho biết biện pháp chơi chữ này dựa trên hiện tượng gì?
 "Trùng trục như con bò thui
 Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu"
Đáp án: 
- Chơi chữ: Từ chín (Chín ở đây không phải số chín mà là thui chín)
- Phép chơi chữ này dựa trên hiện tượng từ đồng âm.
Câu hỏi 6: Bài 12, tiết 48
Dòng nào dưới đây không phải là thành ngữ.
A. Nhà rách vách nát B. Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
C. Lanh chanh như hành không muối C. Ếch ngồi đáy giếng
Trả lời: B. Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
Câu hỏi 7: Bài 12, tiết 48 
Trong những câu sau, câu nào là thành ngữ?
A.Có công mài sắt có ngày nên kim B. Có chí thì nên
C. Con dại cái mang D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Trả lời: C. Con dại cái mang 
Câu hỏi 8: Bài 13, tiết 55
Trình

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van - lop 7.doc