Tiểu luận Quan điểm của Lênin về xây dựng bộ máy Nhà nước trong tác phẩm “Thà ít mà tốt”. Liên hệ sự vận dụng của Đảng ta

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 1

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài. 3

7. Kết cấu của tiểu luận. 4

CHƯƠNG 1 4

GIỚI THIỆU VỀ TÁC PHẨM “THÀ ÍT MÀ TỐT” 4

Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm "Thà ít mà tốt" và vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước 4

1.Tình hình thế giới: 4

2.Tình hình nước Nga xô viết: 4

CHƯƠNG 2 7

QUAN ĐIỂM CỦA LÊ-NIN VỀ CẢI TIẾN BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM “THÀ ÍT MÀ TỐT” 7

CHƯƠNG 3 14

LIÊN HỆ THỰC TIỄN TÌNH HÌNH VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 14

2.1. Thực trạng bộ máy nhà nước Viêt Nam hiện nay 14

2.2. Vấn đề đổi mới bộ máy nhà nước ở Việt Nam 16

2.3. Ý nghĩa của tác phẩm đối với vấn đề đổi mới bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay 25

KẾT LUẬN 33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

 

doc 35 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1582Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Quan điểm của Lênin về xây dựng bộ máy Nhà nước trong tác phẩm “Thà ít mà tốt”. Liên hệ sự vận dụng của Đảng ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, tại sao lại không kết hợp hai loại cơ quan đó lại khi lợi ích của công việc đòi hỏi phải như thế. Phải chăng chưa bao giờ có ai nhận xét chẳng hạn rằng trong một bộ dân ủy như Bộ dân ủy ngoại giao, việc kết hợp như thế thật là vô cùng có ích và đã được thực hiện ngay từ khi bộ đó mới thành lập” V. I. Lê Nin toàn tập, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1978, tập 45, tr.452.
.
Đây là một quan điểm quan trọng của Lênin trong việc tinh giản bộ máy nhà nước Xô viết. “Phải chăng sự kết hợp linh hoạt của yếu tố chính quyền với yếu tố đảng lại không phải là một nguồn sức mạnh phi thường trong chính sách của chúng ta” V. I. Lê Nin toàn tập, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1978, tập 45, tr.442.
. Lênin đã khẳng định rằng sự hợp nhất là điều đảm bảo duy nhất cho một hoạt động có kết quả.
Vấn đề thứ ba là vấn đề cải cách nền hành chính nhà nước.
V.I.LêNin nói rằng: "Trong toàn bộ lĩnh vực những quan hệ xã hội, kinh tế và chính trị, chúng ta đều tỏ ra là cách mạng "ghê gớm". Nhưng về mặt cấp bậc, về mặt tôn trọng những hình thức và những thể lệ về thủ tục hành chính thì “tính cách mạng" của chúng ta thường hay nhường chỗ cho tinh thần thủ cựu hủ bại nhất” V. I. Lê Nin toàn tập, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1978, tập 45, tr.453-454.
. Từ đó Lênin đã kết luận rằng: Mọi người chúng ta có thể rất táo bạo, mạnh mẽ trong một công việc vĩ đại nhưng khi tiến hành một việc nhỏ cỏn con trong cải cách hành chính thì lại rụt rè. Và ông cũng coi đó là một việc khó vì nó chưa trở thành phong tục, chưa đi sâu vào tập quán của mọi người. Nhưng đó là một việc phải làm trong cải tiến bộ máy nhà nước.
Để tăng cường tinh giản bộ máy nhà nước, thực hành tiết kiệm trong mọi hoạt động, tăng cường bản chất giai cấp công nhân trong bộ máy nhà nước. Lênin chỉ ra: “Chúng ta phải gắng sức xây dựng một nhà nước, trong đó công nhân tiếp tục lãnh đạo nông dân, duy trì được lòng tin của họ đối với mình và trừ bỏ được cả đến những lãng phí nhỏ nhất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, bằng cách thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt. Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta. Chúng ta phải bài trừ mọi vết tích lãng phí mà nước Nga quân chủ và bộ máy quan liêu tư bản chủ nghĩa của nó đã để lại đầy dẫy” V. I. Lê Nin toàn tập, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1978, tập 45, tr.458.
.
Lênin đặt vấn đề về sự cải tiến bộ máy nhà nước của thời kỳ đầu nước Nga Xô viết như là việc chuyển từ con ngựa này sang cưỡi con ngựa khác. Cụ thể là chuyển từ con ngựa của người nông dân, của người mu gích, con ngựa khốn khổ, tức là từ những doanh nghiệp không thể thiếu được trong một nước nông dân phá sản sang con ngựa mà giai cấp vô sản đương tìm kiếm và không thể không tìm kiếm cho mình, tức là đại công nghiệp cơ khí, điện khí hóa. Về việc tinh giản bộ máy nhà nước Lênin đề nghị Đại hội XII của Đảng bầu vào Ban kiểm tra Trung ương từ 75 đến 100 người ủy viên mới và tất nhiên là những người đó phải trải qua những cuộc thẩm tra cẩn thận. Còn Bộ dân ủy thanh tra công nông trước đây có 800 người nay sẽ phải rút xuống chỉ còn độ 300 hay 400 trăm nhân viên đã được đặc biệt kiểm tra về phương diện trung thực, cũng như phương diện hiểu biết bộ máy nhà nước. Họ cũng sẽ phải trải qua một cuộc sát hạch đặc biệt chứng nhận rằng họ thông hiểu những nguyên tắc tổ chức khoa học vê lao động nói chung và nhất là về công tác quản lý, công tác văn phòng. Họ phải được hưởng lương cao để giúp cho họ thoát khỏi “hoàn cảnh thực sự là khốn khổ”.
Việc giảm tinh giảm biên chế như Lênin nêu lên nhằm mục đích “sẽ làm tăng rất nhiều cả chất lượng của những người làm việc trong Bộ dân ủy thanh tra công nông lẫn chất lượng của toàn bộ công tác, như thế sẽ giúp cho bộ trưởng dân ủy và cho những ủy viên trong ban lãnh đạo tập trung được hết công sức của mình lại để tổ chức công tác và nâng cao chất lượng công tác một cách có hệ thống và liên tục, điều rất khẩn thiết đối với chính quyền công nông và đối với với chế độ Xô viết của chúng ta” V. I. Lê Nin toàn tập, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1978, tập 45, tr.438.
.
Ngoài ra Lênin còn đề nghị phải nghiên cứu để sát nhập một số viện khoa học lại với nhau nếu như hợp lý và cũng cần phải chỉ rõ tính độc lập của các viện này. Lúc này, vai trò của bộ trưởng các bộ càng vô cùng quan trọng và nặng nề. Bộ trưởng phải nắm được tình hình chung, đồng thời cũng là người am hiểu nghiệp vụ, công tác cải cách hành chính. Nhất là vấn đề bộ máy nhà nước trong đó con người đóng vai trò quan trọng - những quan chức nhà nước.
CHƯƠNG 3
LIÊN HỆ THỰC TIỄN TÌNH HÌNH VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng bộ máy nhà nước Viêt Nam hiện nay
Từ ngày 2/9/1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Trải qua những thời kỳ dài của công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng củng cố, cải tiến, bộ máy nhà nước cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, bộ máy nhà nước ta hoạt động trong cơ chế tập trung bao cấp, tuy rằng còn có nhiều hạn chế nhưng điều kiện hoàn cảnh lúc bấy giờ không cho phép chúng ta đổi mới toàn diện bộ máy nhà nước.
Điều cần nói ở đây là từ năm 1975, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước cùng chung nhiệm vụ là xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) thì bộ máy nhà nước ta vẫn ở trong tình trạng là bộ máy nhà nước của cơ chế kế hoạch, tập trung, quan liêu, bao cấp.
Ở giai đoạn này, không chỉ mọi vấn đề kinh tế, xã hội đang chìm trong vòng lũng cũng của một cơ chế cũ mà cả bộ máy nhà nước cũng chưa có gì đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế của thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Sự tồn tại của cơ chế đó kéo dài cho đến năm 1986 tại Đại Hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chúng ta mới có bước đột phá đổi mới trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, trong đó có vấn đề bộ máy nhà nước.
Trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước đã được nhìn nhận, đánh giá và tiến hành từng bước. Thông qua các hội nghị của BCHTW Đảng khóa VII, Hội nghị TW3 và 7 khóa VIII, Đảng ta đã đánh giá bộ máy nhà nước ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng với những ưu điểm như sau:
Nó thể hiện bản chất của nền dân chủ một cách nhất quán của một nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Có nhiều văn bản pháp quy về tổ chức bộ máy nhà nước, về hành chính nhà nước có một đội ngũ những người quản lý nhà nước và công chức có tinh thần yêu nước, trung thành với tổ quốc, phục tùng sự lãnh đạo của Đảng và tôn trọng lợi ích của nhân dân.
Bộ máy nhà nước phát huy hiệu lực góp phần vào những thắng lợi của cách mạng.
Bên cạnh những ưu điểm, bộ máy nhà nước của ta còn có những yếu kém:
Cơ cấu tổ chức chưa hợp lý, chưa xác định đúng và phân biệt rõ sự lãnh đạo của Đảng và vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước. Các chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp, đặc biệt là thẩm quyền của bộ máy nhà nước chưa được phân định rõ ràng.
Bộ máy quản lý nhà nước và nền hành chính chưa phân biệt giữa quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh.
Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối rườm rà, vừa tập trung vừa phân tán, tản mạn, không đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
Đội ngũ công chức nhà nước vừa thiếu lại vừa thừa không được đào tạo kiến thức quản lý hành chính nhà nước, pháp luật chu đáo; thiếu một quy chế công chức nhà nước hoàn chỉnh có tính pháp lý.
Thủ tục hành chính rườm rà; bệnh cửa quyền, tham nhũng trở nên phổ biến và nghiêm trọng.
Đảng ta đã chỉ ra rằng: những khuyết điểm trên làm cho bộ máy nhà nước không đủ quyền lực, năng lực, hiệu lực, hiệu quả để quản lý nhà nước đặc biệt là để đảm đương chức năng, nhiệm vụ mới của Nhà nước trong công cuộc đổi mới.
2.2. Vấn đề đổi mới bộ máy nhà nước ở Việt Nam
Để khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại trong tổ chức bộ máy nhà nước, Đảng ta chủ trương xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của Nhà nước. Vận dụng quan diểm của Lênin, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa VII đã đề ra mục tiêu cải cách hành chính một cách nhất quán, lâu dài và thiết thực, từng bước, liên tục trong nhiều năm, không nóng vội, giản đơn.
Nội dung của cải cách hành chính được đưa ra với 4 nội dung chủ yếu:
Cải cách thể chế của nền hành chính.
Chấn chỉnh tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức.
Cải cách nền tài chính công.
Hội nghị Trung ương 3 và Trung ương 7 khóa VIII cũng đã đặt vấn đề cải cách hành chính trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị nói chung và được coi là yếu tố, là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Thực hiện các nghị quyết của Đảng và Quốc hội về cải cách hành chính, thông qua việc thi hành các chỉ thị của thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (Nghị quyết số 38/CP ngày 4/5/1994 và chỉ thị 342/TTg ngày 22/5/1997) cho đến nay chúng ta đã đạt được một số kết quả lớn về cải cách thể chế của nền hành chính. 
Những thành tựu và kết quả đạt được về cải cách, kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước. 
Kết quả nổi bật là bộ máy hành chính nhà nước đã chuyển dần sang chức năng quản lý nhà nước, làm rõ hơn chức năng quản lý vĩ mô của Chính phủ và các bộ, ngành. Phân định rõ chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước với chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính phủ đã thực hiện một bước quan trọng sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, các bộ đã chuyển sang quản lý đa ngành, nhiều lĩnh vực.
Nhìn chung xu hướng việc sắp xếp lại với mục tiêu là: giảm đầu mối theo xu hướng tinh gọn. Chính phủ cũng đã sắp xếp lại một số tổ chức theo ngành dọc và thành lập một số tổ chức như Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ủy ban chứng khoán nhà nước...
Công tác cải cách hành chính đã chú ý tới việc giảm công việc sự vụ, bớt thì giờ hội họp, tập trung làm tốt chức năng nghiên cứu chiến lược, chính sách vĩ mô... góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo và điều hành hoạt động của bộ máy hành chính.
Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Đưa công tác quản lý nhân sự từ khâu xây dựng chức danh, tiêu chuẩn, thi tuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng, đề bạt, thuyên chuyển, điều động khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Trong xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đã thực hiện chế độ tuyển dụng qua thi tuyển.
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng được quan tâm, chú ý hơn trước. So sánh các năm từ 1998 đến năm nay, số lượng cán bộ công chức được đào tạo bồi dưỡng năm sau đều cao hơn năm trước từ 5 - 10%. Nội dung chương trình đào tạo được cải tiến, đổi mới.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, Chính phủ đã thông qua các đề án về việc giảm 15% biên chế hành chính các cơ quan Đảng và Nhà nước (theo nghị quyết trung ương 7 khóa VIII). Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ khối lượng công việc, cơ cấu tổ chức bộ máy để xác định cơ cấu, số lượng đội ngũ cán bộ công chức gắn với việc từng bước hiện đại hóa phương tiện và điều kiện làm việc và xác định số lượng tỉ lệ giảm biên chế.
Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước cũng quan tâm đến việc cải cách chế độ tiền lương, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công chức nhằm khuyến khích động viên nâng cao chất lượng thực thi, công vụ. Ban hành chế độ phụ cấp giáo viên, phụ cấp y tế dự phòng; chế độ bồi dưỡng độc hại... cho cán bộ, công chức trong một số ngành, khu vực.
Bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt được, cải cách hành chính và cải tiến bộ máy nhà nước đến nay vẫn còn những hạn chế.
Nhìn chung về tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh, nhiều đầu mối, tầng lớp trung gian, chất lượng hoạt động và hiệu quả thấp. Việc phân định chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ giữa các tổ chức cấu thành, giữa các cấp trong hệ thống hành chính nhà nước chưa rõ ràng. Đó là việc phân cấp thẩm quyền giữa Chính phủ và các bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương.
Đội ngũ cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách hành chính, yêu cầu của thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đội ngũ cán bộ đông nhưng không mạnh, không đồng bộ, vẫn còn tình trạng vừa thiếu vừa thừa. Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo quản lý chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Một bộ phận cán bộ công chức thoái hóa biến chất về đạo đức lối sống, lợi dụng chức quyền để rút tiền của Nhà nước, buôn lậu, làm giàu bất chính, quan liêu, gia trưởng, độc đoán, cục bộ, kèn cựa địa vị, cơ hội, kém tổ chức kỷ luật.
Chính sách đối với cán bộ công chức, nhất là chính sách tiền lương còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo được động lực để phát huy tài năng của đội ngũ cán bộ công chức.
Chương trình, phương pháp đào tạo cán bộ, công chức chưa đảm bảo, chậm đổi mới. Nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo, quản lý công tác cán bộ và nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được cụ thể hóa, chức năng nhiệm vụ chưa rõ ràng; việc phân cấp cán bộ quản lý tiến hành chậm.
Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong cải cách hành chính ở nước ta hiện nay đó là:
 Cải cách hành chính ở nước ta đang được triển khai cùng với một loạt các cuộc cải cách khác, đó là đổi mới từng bước hệ thống chính trị, cải cách lập pháp ,cải cách tư pháp, cải cách kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước Nhiều vấn đề, vốn thuộc cải cách hành chính, nhưng tự thân cải cách hành chính không thể cải cách được, mà phải đặt trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị để xem xét giải quyết. Chính sự không đồng bộ của cải cách hành chính (CCHC) với các cuộc cải cách khác là một trong những nguyên nhân làm cho cải cách hành chính chậm, hiệu quả thấp.
Cải cách hành chính hiệu quả chưa cao, có nguyên nhân về nhận thức. Nhận thức của chúng ta về một nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN còn rất hạn chế, điều đó cũng ảnh hưởng nhất định đến kết quả cải cách ở các lĩnh vực, trong đó có CCHC.
Mặc dù mấy năm gần đây có những chuyển biến tích cực trong sự chỉ đạo của chính phủ, nhưng nhìn chung chưa có sự chỉ đạo kiên quyết, tập trung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với toàn bộ quá trình cải cách hành chính trong phạm vị cả nước .
Các thành viên Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh chưa đặt thường xuyên thực hiện nhiệm vụ CCHC trong phạm vi trách nhiệm của mình. Ban chỉ đạo cải cách hành chính các cấp hoạt động còn hình thức, chưa phát huy vai trò, trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ CCHC đã xác định 
Chế độ công vụ, công chức mới chưa hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ côngchức còn chưa ngang tầm với yêu cầu nhiêm vụ quản lý mới trong quá trình chuyển đổi .Nhìn chung chưa tạo được động lực cho CCHC, trong đó có vấn đề chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức. Chế độ tiền lương vẫn chưa được cải cách cơ bản theo yêu cầu của NQ TW 7 Khoá VIII năm 1999, chưa đảm bảo đời sống của cán bộ, công chức và gia đình họ. Điều này tác động không nhỏ đến động cơ và thái độ làm việc , đến những biểu hiện tiêu cực như: không an tâm làm việc, móc ngoặc, trục lợi, nhũng nhiễu trong một bộ phận cán bộ, công chức .
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên đây, công tác cải cách hành chính còn gặp nhiều cản trở vì một số lý do, đáng chú ý là: một mặt nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, tính chất, yêu cầu của cải cách hành chính, mặt khác cải cách hành chính đụng chạm đến bộ máy, con người nên rất khó khăn, phức tạp; mặt khác thói quen, nếp nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ, công chức và của bản thân bộ máy hành chính còn mang nặng dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp không dễ dàng thay đổi.
Những nguyên nhân gây cản trở này cần phải được nhận thức đầy đủ để có những giải pháp khắc phục một cách có hiệu quả trong thời gian tới. Đẩy mạnh cải cách hành chinh, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ và giải pháp rất cần được quan tâm.
Phương hướng và nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới.
Đổi mới thể chế 
Hình thành về cơ bản và vận hành thông suốt, có hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới thể chế và thủ tục hành chính, tập trung trước hết vào xoá bỏ những quy định mang nặng tính hành chính quan liêu, bao cấp, gây phiền hà, sách nhiễu quản lý và nhân dân, kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất. Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới thể chế trong từng năm. Bảo đảm các văn bản pháp quy có nội dung đúng đắn, nhất quán, khả thi. Chỉ đạo sát từ khâu soạn thảo, thông qua đến phổ biến, thực hiện và tổng kết.
Đổi mới phương thức và quy trình xây dựng thể chế, cải tiến sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan, coi trọng sử dụng các chuyên gia liên ngành và dành vai trò rất quan trọng cho tiếng nói của nhân dân, của doanh nghiệp. Đặc biệt tăng cường việc chỉ đạo, kiểm tra, nâng cao kỷ luật và hiệu lực thi hành pháp luật trong bộ máy nhà nước và trong xã hội.
Kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy nhà nước
Trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh, xúc tiến việc đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động và quy chế làm việc của các cơ quan nhà nước. Thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp trong hệ thống hành chính đi đôi với nâng cao tính tập trung, thống nhất trong việc ban hành thể chế. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp, từng tổ chức, từng cá nhân. Đề cao trách nhiệm cá nhân, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. Khắc phục tình trạng trùng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn, chậm trễ trong công việc và giải quyết khiếu kiện của dân. Nâng cao vai trò của toà hành chính trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính.
Tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận mà vì nhu cầu và lợi ích của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức thực hiện một số dịch vụ công với sự giám sát của cộng đồng như vệ sinh môi trường, tham gia giữ gìn trật tự trị an xóm, phường
Xúc tiến nhanh và có hiệu quả việc hiện đại hoá công tác hành chính, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin. Kiện toàn bộ máy và tinh giản biên chế một cách cơ bản. Có chính sách giải quyết thoả đáng người dôi ra.
Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức 
Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với chương trình, nội dung sát hợp; chú trọng đội ngũ cán bộ xã, phường. Đổi mới và đưa vào nền nếp việc thực hiện quy chế tuyển chọn, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu. Thực hiện nguyên tắc người phụ trách công việc có quyền hạn và trách nhiệm trong việc tuyển chọn, sử dụng cán bộ, công chức dưới quyền. Thanh lọc những kẻ tham nhũng, vô trách nhiệm; chuyển đổi công tác những người không đủ năng lực.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, bảo đảm cho dân tiếp xúc dễ dàng các cơ quan công quyền, có điều kiện kiểm tra cán bộ, công chức, nhất là những người trực tiếp làm việc với dân.
Ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, quan liêu 
 Nghiêm trị những kẻ tham nhũng, vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; người lãnh đạo cơ quan để xảy ra tham nhũng cũng phải bị xử lý về trách nhiệm. Bảo vệ những người kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; khen thưởng người phát hiện đúng những vụ tham nhũng. 
Thực hiện các biện pháp ngăn chặn tham nhũng, quan liêu:
Đổi mới và hoàn thiện thể chế, thủ tục hành chính, kiên quyết chống tệ cửa quyền, sách nhiễu, “xin – cho” và sự tắc trách, vô kỷ luật trong công việc. Thực hiện nghiêm những điều cấm đối với cán bộ, công chức đã quy định trong pháp luật.
Tăng cường quản lý, kiểm tra, ngăn chặn lãng phí, tham nhũng tiền và tài sản công, nhất là trong khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Thực hiện quy chế dân chủ và công khai tài chính ở cơ sở, và các cấp chính quyền; thực hiện chế độ kê khai tài sản đối với cán bộ lãnh đạo cac cấp, các ngành. Phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân và phương tiện thông tin đại chúng.
Cải cách tiền lương đi đôi với tăng cường giáo dục và kiểm tra việc thực hiện công vụ của cán bộ, công chức”.
Trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội được đổi mới; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp còn tình trạng bao biện, làm thay hoặc bỏ sót nhiệm vụ. Kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt kết quả thấp; Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước rất lớn, chính sách tiền lương còn bất cập.
Về nguyên nhân của những yếu kém trên, Nghị quyết chỉ rõ:
Mô hình tổng thể về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chưa được hoàn thiện; Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng, quy định của Nhà nước về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đã thiếu kiên quyết, đồng bộ. Công tác quản lý 'tổ chức bộ máy và biên chế' chưa chặt chẽ và chưa tập trung thống nhất vào một đầu mối. Cơ chế khuyến khích sắp xếp tinh gọn tổ chức, biên chế chưa phù hợp và thiếu mạnh mẽ.
Về quan điểm chỉ đạo Nghị quyết đề ra 6 quan điểm lớn, trong đó xác định:
 Bám sát Cương lĩnh, Hiến pháp, Điều lệ và các văn kiện của Đảng trong việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đặt trong tổng thể nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện đồng bộ với đổi mới kinh tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu luan het hoc phan_12243779.doc