Hóa học lớp 11 cơ bản - Chủ đề: Anken

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Biết được :

- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học.

- Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken.

- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken.

- Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. ứng dụng.

- Tính chất hoá học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá.

2. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.

- Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).

- Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể.

- Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể.

- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken.

- Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể.

 

docx 8 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1500Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học lớp 11 cơ bản - Chủ đề: Anken", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TÊN CHỦ ĐỀ: ANKEN
Lớp: 11 CƠ BẢN
Thời lượng dạy học: 2 Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết được :
- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học. 
- Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken.
- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken.
- Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. ứng dụng.
- Tính chất hoá học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá. 
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất. 
- Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
- Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể.
- Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken. 
- Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể.
3. Thái độ
Anken và sản phẩm trùng hợp có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. Vì vậy, giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu anken, từ đó, tạo cho học sinh niềm hứng thú trong học tập, tìm tòi sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức. 
4. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
 - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
 	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học
 	- Năng lực thực hành hóa học
 	- Năng lực giải toán hóa học
II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội dung/chủ đề/chuẩn
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. ĐỒNG ĐẲNG , ĐỒNG PHÂN , DANH PHÁP
Khái niệm, công thức chung của dãy đồng đẳng anken, biết phân loại và gọi tên một số anken đơn giản.
Vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan tương ứng.
Từ công thức biết gọi tên và ngược lại từ gọi tên viết được công thức những anken đơn giản.
Viết được đồng phân và gọi tên những anken có phân tử khối lớn.
 II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC :
-Quy luật biến đổi tính chất vật lí của anken.
- tính chất hóa học đặc trưng của anken
Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là do cấu tạo của phân tử anken có liên kết p.
-Nội dung quy tắc Mac-côp-nhi-côp.
Cách phân biệt ankan với anken bằng phương pháp hóa học.
Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của anken.
Giải một số bài toán phản ứng cộng hidro và brom.
IV. ĐIỀU CHẾ
V. ỨNG DỤNG
Biết được phương pháp điều chế và một số ứng dụng của anken.
- Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.
Giải thích được một số hiện tượng TN liên quan đến thực tiễn
Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích 
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
1. Nhận biết
Câu 1: Anken X có công thức cấu tạo: CH3– CH2– C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
 A. isohexan.	 B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en.	 D. 2-etylbut-2-en.
Câu 2: Số đồng phân anken của C4H8 là : 
 A. 7.	 B. 3.	 C. 6. D. 5.
Câu 3 : Công thức nào sau đây thuộc công thức tổng quát của anken
CnH2n (n ≥ 3) B. CnH2n+2 C. CnH2n- 2 D. CnH2n (n ≥ 2)
Câu 4 : Tính chất hóa học đặc trưng của anken là :
Thế B. Cộng C. trùng hợp D. Trùng ngưng
Câu 5 : Những chất nào sau đây thuộc ứng dụng của anken
Polime B. Muối C. Axit vô cơ C. Xăng
2. Thông hiểu
Câu 1: Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?	
 A. 4.	 B. 5.	 C. 6.	 D. 9 .
Câu 2 : Trong thí nghiệm anken tác dụng với KMnO4 anken đóng vai trò là gì ?
A. Chất khử B. Chất oxi hóa C. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử D. Axit
Câu 3: Áp dụng qui tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây?
 A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.	C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
 B. Phản ứng trùng hợp của anken. D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Câu 4: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?
	 A. 	CH3-CH2-CHBr-CH2Br	 C. CH3-CH2-CHBr-CH3 
 B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br 	 D. CH3-CH2-CH2-CH2Br 
 Câu 5: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, ( H2SO4 đặc, 170oC) thường lẫn các oxit như SO2, CO2. 
Chất dùng để làm sạch etilen là: 
 A. dd brom dư.	B. dd NaOH dư.	C. dd Na2CO3 dư.	D. dd KMnO4 loãng dư.
3. Vận dụng
Câu 1. Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. Vậy 2 công thức phân tử của 2 anken đó là:
 A. C2H4 và C3H6 B. C3H6 và C4H8	C. C4H8 và C5H10	D. C5H10 và C6H12
Câu 2: Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4); 
Những chất nào là đồng phân của nhau?
 A. (3) và (4).	 B. (1),(2) và (3).	C. (1) và (2).	D. (2),(3) và (4).
Câu 3: Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?
 A. 2-metylbut-2-en. B. 2-clo-but-1-en. C. 2,3- điclobut-2-en. D. 2,3 – đimetylpent-2-en.
Câu 4: Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?
	A. 2.	 B. 1.	 C. 3.	D. 4.
Câu 5: Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:
 A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH.	 C. K2CO3, H2O, MnO2.
 B. C2H5OH, MnO2, KOH.	D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.
4. Vận dụng cao
Câu 1: Cho các chất sau: CH2 =CH– CH2– CH2– CH=CH2; CH2=CH– CH=CH– CH2 – CH3;
 CH3– C(CH3)=CH– CH2; CH2=CH– CH2– CH=CH2; CH3 – CH2 – CH = CH – CH2 – CH3;
 CH3 – C(CH3) = CH – CH2 – CH3; CH3 – CH2 – C(CH3) = C(C2H5) – CH(CH3)2; CH3-CH=CH-CH3.
Số chất có đồng phân hình học là
 A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu 2: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8g. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là
	A. 0,05 và 0,1.	B. 0,1 và 0,05.	C. 0,12 và 0,03. 	D. 0,03 và 0,12.
Câu 3: 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8g Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. 
A có tên là
	 A. etilen.	B. but - 2-en. 	C. hex- 2-en.	 D. 2,3-dimetylbut-2-en.
Câu 4: 0,05 mol hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X là
	 A. C3H6	.	 B. C4H8	. C. C5H10.	 D. C5H8.
Câu 5: Dẫn từ từ 8,4g hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là : 
 A. 12g.	 B. 24g.	 C. 36g.	 D. 48g.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Thời lượng
Thời điểm
Thiết bị DH, Học liệu
Ghi chú
1.Hoạt động khởi động: 
thảo luận nhóm hoặc độc lập cá nhân 
5 phút
lớp học 
-Các phiếu học tập.
Mô hình phân tử etilen , mô hình đồng phân cis – trans của but-2-en.
2.Hoạt động hình thành kiến thức
độc lập cá nhân , thảo luận nhóm
30 phút
lớp học
Dụng cụ: Ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm .
Hóa chất : H2SO4 đặc, C2H5OH, cát sạch, dd KMnO4, dd Br2.
3. Hoạt động luyện tập 
thảo luận nhóm
10 phút
lớp học
- phiếu ht
4.Hoạt động vận dụng 
độc lập cá nhân
ở nhà 
- phiếu ht
V. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP (Tiết 1)
Hoạt động 1. Khởi động/mở bài
-Mục tiêu : Xác định vai trò của anken đối với đời sống ,hướng cho học sinh đến các kiến thức mới
-Nhiệm vụ học tập của học sinh: liên hệ thực tiễn và nêu các ứng dụng của anken, sản phẩm phản ứng của anken đối với thực tiễn.
-Cách thức tiến hành hoạt động : thảo luận nhóm hoặc độc lập cá nhân 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
I. ĐỒNG ĐẲNG , ĐỒNG PHÂN , DANH PHÁP
1. Mục tiêu: Học sinh biết
- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học. 
- Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken.
- Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: - Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất. 
- Sử dụng SGK để biết cách gọi tên anken
3. Cách thức tiến hành hoạt động: độc lập cá nhân và hoạt động nhóm
Thí dụ:
Dãy đồng đẳng
CTPT
CTCT
C2H4
CH2 = CH2
C3H6
CH2 = CH – CH3
C4H8
CH2 = CH – CH2 CH3
CH3 - CH = CH –CH3
CH2 = C– CH3
 CH3
Kết quả:
 Hidrocacbon không no, mạch hở
 Anken Chứa 1 liên kết đôi C = C
 CnH2n (n >= 2 ) 
Nhận xét: Về đặc điểm cấu tạo anken chứa 1 liên kết đôi ( trong đó có 1 liên kết π và 1 liên kết σ
 II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
-Mục tiêu : Biết tính chất vật lí ,trên cơ sở các kiến thức đã học giải thích các tính chất đó ;giải thích các hiện tượng trong thực tiễn
-Nhiệm vụ học tập của học sinh: vận dụng kiến thức vật lý liên hệ với thực tế. So sánh với ankan.
-Cách thức tiến hành hoạt động : thảo luận nhóm 
Hoạt động 3. Luyện tập.
1. Mục tiêu:HS viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử). Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập về cách xác định số đồng phân anken đơn giản.
3 . Cách thức tiến hành hoạt động: thảo luận nhóm
Thí dụ 2: xác định số đồng phân cấu tạo của anken C5H10 và đọc tên chúng.
Kết quả:
CH2=CH–CH2 –CH2 – CH3 : pent- 1- en
CH3 –CH=CH–CH2 –CH3 pent- 2- en
CH2=C–CH2–CH3 2- metyl but- 1-en
 │ 
 CH3
CH3–C=CH- CH3 2- metyl but- 2- en
 │
 CH3 
CH3-CH–CH=CH2 3- metyl but- 1- en
 │ 
 CH3 
Nhận xét: Đồng phân cấu tạo
 Anken từ C4 trở lên có:
+ Đồng phân mạch Cacbon.
+ Đồng phân vị trí liên kết đôi.
Hoạt động 4. Vận dụng
1. Mục tiêu: Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: vận dụng kiến thức đã học giải bài toán về xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên anken
3. Cách thức tiến hành hoạt động: thảo luận nhóm.
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng
1. Mục tiêu: Hs có thể viết được CTCT, và đọc tên những anken có phân tử khối lớn.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Nắm vững kiến thức đã học để vận dụng.
3. Cách thức tiến hành hoạt động: độc lập cá nhân.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I. ĐỒNG ĐẲNG , ĐỒNG PHÂN , DANH PHÁP 
Hoạt động 1 : 
 GV chiếu mô hình phân tử etilen lên màn hình cho HS quan sát.
Yêu cầu HS thảo luận các vấn đề sau: 
Nêu cấu tạo của anken, từ đó rút ra khái niệm anken.
Từ etilen C2H4 lập công thức tổng quát của anken. 
Hoạt động 2 :
GV yêu cầu HS nêu khái niệm đồng phân, dựa vào công thức cấu tạo thì anken anken được chia thành những kiểu đồng phân nào? Viết các đồng phân cấu tạo của anken ứng với CTPT C4H8.
GV chiếu mô hình phân tử đồng phân cis-trans của but-2-en lên màn hình.
Yêu cầu HS rút ra điều kiện để có đồng phân cis-trans và khái niệm về đồng phân hình học (cis-trans). 
Viết đồng phn hình học của pent-2-en.
Hoạt động 3 : 
- GV chiếu bảng 6.1 (SGK) lên màn hình, phân tích hướng dẫn HS thảo luận rút ra cách gọi tên thông thường, tên thay thế.
- Yêu cầu HS nhận xét về:
+ Cách chọn mạch chính.
+ Cách đánh số.
+ Cách gọi tên.
- GV yêu cầu HS gọi tên các anken có công thức C5H10 theo tên thay thế.
HS quan sát và thảo luận:
Anken cấu tạo có một liên kết đôi gồm một liên kết s bền vững và một liên kết p kém bền.
Anken là hiđrocacbon không no mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi C=C.
Từ C2H4, theo khái niệm đồng đẳng:
 C2H4(CH2)k ® C2+kH4+2k đặt 2 + k = n thì công thức phân tử chung của anken là: CnH2n (n³2)
VD: C2H4, C3H6, C4H8, C5H10 ...
HS thảo luận và trả lời:
Đồng phân là những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.
Dựa vào CTCT được chia làm 2 nhóm:
+ Đồng phân mạch C
+ Đồng phân vị trí liên kết đôi.
C4H8:
 CH2=CH-CH2-CH3
 CH3-CH=CH-CH3 
- HS thảo luận:
Dùng sơ đồ sau để giải thích:
Điều kiện: R1≠ R2 , R3≠ R4
Đồng phân cis: Khi mạch chính nằm cùng một phía của liên kết C=C.
Đồng phân trans: Khi mạch chính nằm ở phía khác nhau của liên kết C=C.
HS thảo luận:
- HS thảo luận.
- HS viết các công thức anken và gọi tên. 
1. Dãy đồng đẳng anken:
Etilen (C2H4), propilen (C3H6),butilen (C4H10)  có tính chất tương tự etilen lập thành dãy đồng đẳng gọi là dãy đồng đẳng của etilen.
Công thức phân tử chung CnH2n ( n ≥ 2 )
2. Đồng phân :
a) Đồng phân cấu tạo :
- Đồng phân vị trí liên kết đôi
 CH2=CH-CH2-CH3
 CH3-CH=CH-CH3 
- Đồng phân mạch cacbon :
b) Đồng phân hình học :
Điều kiện :
R1≠ R2 , R3≠ R4
VD:
3.Danh pháp :
a) Tên thông thường :
Tên anken = Tên ankan đổi đuôi an thành ilen
Ví dụ :
CH2=CH2: Etilen
CH2=CH-CH3 Propilen 
b) Tên thay thế:
Tên anken = Tên ankan đổi đuôi an thành en
a. Quy tắc :
- Chọn mạch chính là mạch C dài nhất có chứa liên kết đôi. 
- Đánh số C mạch chính từ phía gần liên kết đôi nhất.
- Gọi tên theo thứ tự: 
 Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên C mạch chính + số chỉ liên kết đôi + en
b. Ví dụ :
CH2=CH2: Eten 
CH2=CH-CH3 : Propen
CH2=CH-CH2-CH3 But-1-en
CH3-CH=CH-CH3 But-2-en
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Hoạt động 4:
 GV chiếu lại bảng 6.1 lên màn hình cho HS quan sát, yêu cầu HS nhận xét quy luật biến đổi các tính chất sau của anken:
- Trạng thái.
- Nhiệt độ sôi.
- Nhiệt độ nóng chảy.
- Khối lượng riêng. 
- Độ tan
HS thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV.
- Từ C2H4 ®C4H8: là chất khí
- Từ C5H10 trở đi là chất lỏng hoặc chất rắn.
-Nhiệt độ nóng chảy , nhiệt độ sôi và khối lượng riêng tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối.
- Các anken đều nhẹ hơn nước và không tan trong nước 

Tài liệu đính kèm:

  • docxhoa hoc 11 Chu de anken_12256909.docx