Hình 2.1 : Từ 1954 đến 2003 dân số nước ta tăng nhanh và liên tục từ 23,8 triệu lên 80,9 triệu .
-Tỉ lệ gia tăng dân số tư nhiên có nhiều biến động, từ 1954 dến 1989 luôn cao trên 2% , cao nhất là năm 1960 đạt 3,9% . Từ 1989 đến 2003 có xu hướng giảm từ 2,1% xuống 1,4% .
- Tỉ lệ gia tăng dân số tư nhiên từ 1970 đến 2003 giảm liên tục từ 3,4% xuống 1,4% nhưng số dân tăng nhanh từ 41,1 triệu lên 80,9 triệu là do : Qui mô dân số lớn trên 40 triệu ,chiến tranh kết thúc ,chăm sóc y tế tốt,đời sống được nâng cao ,người trong tuổi sinh lớn.
Tỉ lệ gia tăng dân số tư nhiên giảm là do thực hiên tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình và trình độ dân trí được nâng cao
-Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả: thiếu lương thực, nhà ở, việc làm; gây sức ép lớn đến y tế, giáo dục; làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, kinh tế chậm phát triển.
-Lợi ích của giảm tỉ lệ gia tăng dân số : sẽ giảm sức ép đến các vấn đề xã hội trên, thúc đẩy sự phát triển
HƯỚNG DẪN CÁC CÂU HỎI ĐỊA LÍ 9 Hình 2.1 : Từ 1954 đến 2003 dân số nước ta tăng nhanh và liên tục từ 23,8 triệu lên 80,9 triệu . -Tỉ lệ gia tăng dân số tư nhiên có nhiều biến động, từ 1954 dến 1989 luôn cao trên 2% , cao nhất là năm 1960 đạt 3,9% . Từ 1989 đến 2003 có xu hướng giảm từ 2,1% xuống 1,4% . - Tỉ lệ gia tăng dân số tư nhiên từ 1970 đến 2003 giảm liên tục từ 3,4% xuống 1,4% nhưng số dân tăng nhanh từ 41,1 triệu lên 80,9 triệu là do : Qui mô dân số lớn trên 40 triệu ,chiến tranh kết thúc ,chăm sóc y tế tốt,đời sống được nâng cao ,người trong tuổi sinh lớn. Tỉ lệ gia tăng dân số tư nhiên giảm là do thực hiên tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình và trình độ dân trí được nâng cao -Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả: thiếu lương thực, nhà ở, việc làm; gây sức ép lớn đến y tế, giáo dục; làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, kinh tế chậm phát triển. -Lợi ích của giảm tỉ lệ gia tăng dân số : sẽ giảm sức ép đến các vấn đề xã hội trên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Bảng 2.1: Nhận xét: Tỉ lệ gia tăng dân số tư nhiên năm 1999 không đều giữa các vùng: + Tỉ lệ gia tăng dân số tư nhiên ở nông thôn cao hơn thành thị + Tỉ lệ gia tăng dân số tư nhiên cao nhất là vùng Tây Bắc 2,19 % ; thấp nhất là vùng ĐbS Hồng 1,11 % . + Các vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tư nhiên cao hơn mức trung bình cả nước là Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. +Vùng đồng bằng có tỉ lệ gia tăng dân số tư nhiên thấp hơn vùng đồi núi. Giải thích: +Thành thị và đồng bằng có tỉ lệ gia tăng dân số tư nhiên là do thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, trình độ dân trí cao, kinh tế phát triển. +Nông thôn và miền núi có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao là do: trình độ dân trí thấp, quan niệm đông con, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, khó thực hiện cs ds kế hoạch hóa gia đình. Bảng 2.2: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, hơn 50% từ 15 đến 59 tuổi và đang già đi. +Từ 1979 đến 1999 nhóm tuổi từ 0 đến 14 giảm liên tục, từ 15 đến 59 tăng nhanh, trên 60 tăng chậm. +Lợi thế của cơ cấu dân số trẻ: tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế. +Thách thức của cơ cấu dân số trẻ: gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm, y tế, giáo dục, văn hóa. Bảng 2.3: Từ 1979 đến 1999 tình hình gia tăng tự nhiên của dân số giảm cả 3 mặt: +Tỉ suất sinh giảm từ 3,25% xuống 1,99 % + Tỉ suất tử giảm từ 0,72 % xuống 0,56 % +Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm từ 2,53 % xuống 1,43%. -Nguyên nhân: do thực hiện tốt 9s ds kế hoạch hóa gia đình, chiến tranh kết thúc, đời sống được nâng cao, y tế ngày càng tốt. Câu 2 trang 10: Ý nghĩa: giúp ổn định tình hình dân số, nhà nước sẽ có kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phù hợp, giảm sức ép đến các vấn đề xã hội, môi trường, đời sống sẽ được cải thiệ tốt hơn. Hình 3.1: * Về dân cư phân bố rất không đồng đều: +Vùng có mật độ ds cao nhất là db s Hồng, ĐN Bộ, db s Cửu Long; thưa thớt ở Tây Nguyên và Tây Bắc. +Đồng bằng có mật độ dân số cao hơn đồi núi là do vị trí địa lí thuận lợi, ven biển, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mở, khí hậu tốt, giao thong thuận lợi, còn vùng núi ngược lại. +Dân cư phân bố không đều giữa ven biển và vào sâu trong nội địa, giữa nội địa và biên giới, giữa đất liền và hải đảo. +Dân cư phân bố không đều giữa các vùng núi: Đông Bắc đông dân hơn Tây Bắc. +Dân cư phân bố không đều giữa các vùng đồng bằng: Đbs Hồng có mật độ dân số cao hơn Đbs Cửu Long. +Dân cư phân bố không đều trong nội vùng: ở trung tâm đbs Cửu Long (ven sông Tiền-Hậu) có mật độ dân số cao hơn các nơi cách xa sông. +Dân cư phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị (74% ở nông thôn, 26% ở thành thị) do kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trình độ dân trí chưa cao, quy mô đô thị nhỏ, trình độ đô thị thấp. Bảng 3.1 và hình 3.1: *Về đô thị hóa : +Đô thị có quy mô vừa và nhỏ, phân bố tập trung ở ven biển và vùng đồng bằng; còn vùng núi đô thị thưa thớt. +Các đô thị lớn trực thuộc trung ưng: TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẳng, Cần Thơ. Đô thị lớn thuộc tỉnh : Biên Hòa (Đồng Nai) +Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng cao; giai đoạn 1985-2003 : số dân thành thị tăng nhanh, từ 11,3 triệu tăng lên 20,8 triệu ; tỉ lệ dân thành thị cũng tăng nhanh từ 18,9% lên 25,8%. +Số đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị. +Trình độ đô thị hóa còn thấp như kẹt xe giờ cao điểm, ô nhiễm môi trường, ít nhà cao tầng.... Bảng 3.2: Dân cư phân bố không đều giữa các vùng kinh tế: +Năm 2003 đbs Hồng có mật độ dân số cao nhat611192 người/km2 , thấp nhất là Tây Bắc 97 người/km2 +Các vùng có mật độ dân số cao hơn mức trung bình cả nước là: Đb s Hồng, ĐN Bộ, dđb S Cửu Long. +Từ 1989 đến 2003 mật độ dân số các vùng đều có sự thay đổi theo hướng tăng thêm, Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhưng tăng nhanh nhất, tăng gần 2 lần, Trung du miền núi Bắc Bộ tăng chậm nhất 1,1 lần. Giải thích: Đbs Hồng có mật độ dân số cao hơn Tây Nguyên là do địa hình bằng phẳng, đất phù sa thích hợp thâm canh lúa nước, giao thong thuân lợi, được khai phá hơn 1000 năm, có nhiều đô thị, kinh tế phát triển. Tây Nguyên có địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, được khai phá khoảng 300 năm, có ít đô thị, kinh tế chưa phát triển. Gần đây mật độ dân số tăng nhanh là do Tây Nguyên đẩy mạnh phát triển kinh tế, làm đường Hồ Chí Minh, khai thác đất đỏ badan trồng cây công nghiệp, phát triển du lịch sinh thái, thủy điện, trồng rừng, khai thác boxit. Bảng 4.1: Từ 1985 đến 2002, cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng khu vực nhà nước (15% xuống 9,6%), tăng tỉ trọng các khu vực kinh tế khác (85% lên 90,4%). Cho thấy nền kinh tế phát triển mạnh, các thành phần kinh tế lớn mạnh, tạo ra nhiều việc làm, thu hút được nguồn lao động, giải quyết tốt vấn đề việc làm. Câu 1 trang 17: Vấn đề việc làm gay gắt do nền kinh tế phát triển chưa cao, trong khi nguồn lao động dồi dào. Giải pháp: +Tiếp tục thực hiện 9 s ds kế hoạch hóa gia đình. + Đa dạng hóa nghề nông thôn. +Đẩy mạnh công nghiệp hóa. +Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. +Đẩy mạnh đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. Hình 5.1: Tháp tuổi 1989 có đáy rộng, thân hẹp, đỉnh nhọn; năm 1999 đáy tháp thu hẹp lại, thân phình, đỉnh rộng hơn. -Cơ cấu dân số theo độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất, trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ nhỏ nhất, cho thấy nước ta có cơ cấu dân số trẻ. -Từ 1989 đến 1999 cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng trẻ em, tăng tỉ trọng người trong độ tuổi lao động và trên tuổi lao động, cho thấy cơ cấu dân số đang có xu hướng già đi. Nguyên nhân là do thực hiện tốt 9s ds kế hoạch hóa gia đình, sau 10 năm dân số già đi, chăm sóc y tế tốt hơn. -Lợi thế và khó khăn của cơ cấu dân số trẻ (giống bảng 2.2) Hình 6..1 và bài 16: Cơ cấu GDP từ năm 1990 đến 2002 có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ. -Nông nghiệp giảm từ 40,5% xuống 23% /, công nghiệp xây dựng tăng nhanh từ 23,8% lên 38,5% cho thấy quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam bước đầu thành công. Bảng 6.1: Cơ cấu thành phần kinhh tế đa dạng. Kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất 47,9%, tiếp theo là kinh tế nhà nước 38,4 % , cuối cùng là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,7 %. -Trong kinh tế ngoài nhà nước thì kinh tế cá thể giữ vai trò quan trọng nhất chiếm 31,6 %. Câu 2 trang 27: Công nghiệp chế biến ảnh hưởng lớn đến phát triền và phân bố nông nghiệp: +Nâng cao giá trị nông sản. +Bảo quản nông sản tốt hơn. +Đa dạng hóa sản phẩm nông sản. + Thúc đẩy phát triển nông nghiệp, hình thành vùng chuyên canh. Bảng 8.2: Các thành tựu sản xuất lúa tăng cả 4 mặt: +Diện tích tăng 34%.+ Năng suất tăng 120,6% . + Sản lượng lúa cả năm tăng 196,5 %. + Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng 99%. Đưa VN trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều thứ 2 thế giới. Hai vùng trọng điểm lúa là đbs Cửu Long và đbs Hồng. Bảng 9.2: Từ 1990 đến 2002, ngành thủy sản phát triển nhanh, tăng từ 890,6 nghìn tấn lên 2 647, 4 nghìn tấn. -Khai thác và nuôi trồng đều tăng. Khai thác tăng từ 728,5 lên 1 802,6 nghìn tấn, nuôi trồng tăng từ 162,1 lên 844,8 nghìn tấn. -Khai thác luôn chiếm sản lượng lớn hơn nuôi trồng nhưng nuôi trồng có tốc độ phát triển nhanh hơn khai thác. -Khai thác nhiều là do có vùng biển rộng, có 4 ngư trường. Nuôi trồng tăng nhanh là do nguồn thủy sản trong tư nhiên giảm nhưng nhu cầu thủy sản trên thị trường tăng. Bài 1 trang 38: *Quy mô diện tích: +Từ 1990 đến 2002 cả 3 nhóm cây đều tăng về diện tích, cây lương thực chiếm diện tích lớn nhất nhưng tăng chậm nhất, từ 6 474,6 nghìn ha lên 8 320,3 nghìn ha ( tăng ....lần); cây công nghiệp chiếm diện tích nhỏ nhất nhưng tăng nhanh nhất, từ 1 199,3 nghìn ha lên 2 337,3 nghìn ha (tăng ....lần) *Tỉ trọng diện tích: Nhóm cây lương thực chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng giảm từ 71,6% xuống 64,8%; nhóm cây công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất nhưng tăng nhanh từ 13,3% lên 18,2%; cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng chậm, từ 15,1% lên 17%. -Điều đó cho thấy cơ cấu ngành trồng trọt có sự thay đổi theo hướng phá thế độc canh cây lúa sang trồng nhiều loại cây khác, đặc biệt là cây công nghiệp. Bài 2 trang 38: Chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm từ 1990 đến 2002 có nhiều biến động, gia cầm tăng nhanh nhất, tăng 117,2%, tiếp đến là đàn lợn tăng 189%, đàn bò tăng chậm chỉ 30,4%; đàn trâu giảm nhẹ 1,4% -Giải thich: Đàn lợn và gia cầm tăng là do nguồn phụ phẩm chăn nuôi dồi dào, nhu cầu thịt, trứng trên thị trường ngày càng tăng; đàn bò tăng là do nhu cầu thịt và sữa tăng; đàn trâu giảm là do nhu cầu sức kéo trong nông nghiệp giảm vì đã được cơ giới hóa. Hình 12.2: Công nghiệp khai thác than tập trung ở vùng Đông Bắc, chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh. Công nghiệp khai thác dầu khí tập trung ở thềm lục địa phía Nam thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. -Nhiệt điện chạy bằng than đá tập trung ở miền bắc, gần các mỏ than như Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình... _Nhiệt điện chạy bằng dầu và khí đốt tập trung ở miền Nam, gần các mỏ dầu khí như nhà máy Thủ Đức, Trà Nóc, Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau... _Thủy điện tập trung ở miền núi, nơi có nhiều sông lớn như ở Tây Bắc, Tây Nguyên với các nhà máy : Sơn La, Hòa Bình, Yaly, Trị An.... Hình 12.3 : Các trung tâm công nghiệp phân bố không đều, tập trung ở Đbs Hồng, ĐN Bộ, Đb s Cửu Long, dọc theo quốc lộ 1A và ven biển. -Hai vùng công nghiệp lớn nhất là ĐN Bộ và Đb s Hồng; 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất là Tp.HCM và Hà Nội. Bảng 14.1: Có nhiều loại hình vận tải, quan trọng nhất là đường bộ chiếm 67,68% năm 2002 vì đây là loại hình vận tải cơ động nhất, rẻ tiền, chi phí đầu tư thấp, dể xây dựng. -Đường hàng không có tỉ trọng nhỏ nhất nhưng tăng nhanh nhất (tăng 3 lần), vì phát triển theo nhu cầu công nghiệp hóa. Hình 18.2: Ý nghĩa: +Cung cấp điện cho vùng Tây Bắc, miền Bắc và cả nước. +Cung cấp nước vào mùa khô cho miền Bắc. Điều tiết lũ trên sông Hồng, điều hòa khí hậu cho vùng. +phát triển thủy sản và du lịch. *Điều kiện phát triển cây chè ở TDMN Bắc Bộ trang 68: +Có nhiều đất feralit trên các cao nguyên ở Hà Giang, Mộc Châu...khí hậu mang tích chất gió mùa cận chí tuyến, có mùa đông lạnh. +Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng chè, có nhiều cơ sở chế biến. Câu 1, trang 69: Đông Bắc có nhiều loại khoáng sản như than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, thiết ở Cao Bằng.... Tây Bắc có địa hình dốc, cao, hiểm trở, sông lớn như s. Đà phát triển thủy điện như thủy điện Sơn La, Hòa Bình... *Lợi ích kinh tế của vụ đông ở đb s Hồng trang 78 và câu 2 trang 80: +Tận dụng được tài nguyên đất, tăng sản lượng lương thực mùa đông. +Tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Câu 2 trang 79 và câu 2 trang 80: +Đảm bảo an ninh lương thực cho vùng Đb s Hồng và cả nước, đóng góp lương thực cho xuất khẩu. +Thuận lợi: Đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nước dồi dào từ các sông (s Hồng, s Thái Bình...) +Có hệ thống đê bao vững chắc ven sông, ven biển, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm thâm canh lúa nước. +Khó khăn: bị ngập úng vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô, giá rét vào mùa đông, nấm bệnh, bão lũ, giá nông sản bấp bênh.... Câu 3 trang 79: -Có nhiều điểm du lịch nổi tiếng: Chùa Hương, Tam Cốc-Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà... -Có nhiều lễ hội : Trọi Trâu (Hải Phòng), nhiều di tích lịch sử: Lăng chủ tịch HCM, di sản Hoàn Thành Thăng Long...có các thành phố lớn: Hà Nội , Hải Phòng. -Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tốt, dịch vụ du lịch tốt: cảng Hải Phòng, sân bay Nội Bài, nhiều nhà hang khách sạn. Hình 24.1: Bình quân lương thực đầu người của BTB và cả nước từ 1995 đến 2002 đều tăng. BTB tăng từ 235,5 lên 333,3 kg/ người. Cả nước tăng từ 363,1 lên 463,6 kg/ người. BTB luôn luôn thấp hơn cả nước khoảng 130 kg / người. Bình quân lương thực đầu người ở BTB tăng là do BTB đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, làm thủy lợi... Bình quân lương thực đầu người ở BTB luôn thấp hơn mức trung bình cả nước là do BTB có quá nhiều khó khăn trong sản suất lương thực như : địa hình chủ yếu là đồi núi, hẹp ngang, song ngòi ngắn dốc, có nhiều bão lũ, đất it, kém phì nhiêu..... Câu 2 trang 89: Du lịch là thế mạnh của BTB vì vùng có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: động Phong Nha, Sơn Đoòn (Quảng Bình), Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), nhà Bác Hồ( Nghệ An) Cố đô Huế...., nhiều bãi biển đẹp: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô..... Có nhiều hải cảng du lịch dể dàng lien kêt với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đặc biệt là cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế). Câu hỏi trang 92: Bảo vệ và phát triển rừng ở các tỉnh cực nam trung bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) có tầm quan trọng đặc biệt vì : độ che phủ rừng thấp 39%, hiện tượng hoang mạc hóa đang mở rộng, nạn khô hạn diễn ra kéo dài và gay gắt, chỉ có rừng mới ngăn chặng được hoang mạc hóa và điều hòa khí hậu, giảm bớt khô hạn. Câu 3 trang 94: Du lịch là thế mạnh của DH NTB vì vùng có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Bà Nà (Đà Nẵng), Hội An, Mỹ Sơn (Quảng Nam), các bãi biểng đẹp Non Nước, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né....., cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tốt như sân bay Đà Nẵng, cảng Đà Nẵng, dể dàng liên kết du lịch với Tây Nguyên, khí hậu thuận lợi.... Câu 2 trang 100: Sản lượng thủy sản của DH NTB nhiểu hơn gấp 2,6 lần BTB, nhưng thủy sản nuôi trồng của BTB nhiều hơn DH NTB 11,2 nghìn tấn, còn thủy sản khai thác DH NTB nhiều hơn BTB 339,8 nghìn tấn. DH NTB khai thác nhiều là do có 2 ngư trường lớn là Hoàng Sa-Trường Sa và Ninh Thuận-Bình Thuận, vùng biển nóng quanh năm, có ít thiên tai. BTB không có điều kiện thuận lợi để khai thác thủy sản như BTB nên phải tăng cường đầu tư nuôi trồng thủy sản. Hình 29.1: Tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê ở Tây Nguyên chiềm tỉ trọng rất lớn so với cả nước. Năm 2001, diện tích chiếm 85,1%, sản lượng chiếm 90,6%. Tây Nguyên trồng nhiều nhất cà phê là do: đất đỏ Ba dan màu mỡ, khí hậu cao nguyên mát mẽ, người dân có nhiều kinh nghiệm, có nhiều cơ sở chế biến, cây cà phê cho giá trị kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác trong vùng, thị trường tiêu thụ lớn... Bảng 29.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, từ 1995 đến 2002 tăng từ 4,7 lên 13,1 nghìn tỉ đồng. Giá trị sản xuất ở các địa phương đều tăng, Kom Tum tăng 2 lần, Gia Lai tăng 3 lần, Đắk Lăk tăng 2,5 lần, Lâm Đồng tăng 3 lần. Đak Lak và lâm Đồng dẫn đầu về giá trị sản xuất, 2 địa phương này có diện tích lớn, nằm trên 3 cao nguyên màu mỡ là Đak Lak, lâm Viên, Di Linh, nguồn nước dồi dào của 2 sông Xre pok và Đồng Nai. Câu hỏi trang 109: Ý nghĩa phát triển thủy điện Tây Nguyên: tạo ra nguồn điện năng cho vùng và cả nước, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo thêm nhiểu việc làm, điều tiết nước vào mùa khô cho Tây Nguyên, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sàn, giao thông....đẩy nhanh quá trình khai thác tiềm năng kinh tế , thu hút nguồn lao động từ các vùng khác, góp phần nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo.... Câu 2 trang 111: Du lịch là thế mạnh ở Tây Nguyên vì vùng có những điểm du lịch độc đáo hấp dẫn của lễ hội và sinh thái nghĩ dưỡng như : Đà Lạt, Lang biang, Hồ Lak, biển Hồ, Yok Đôn, ....Địa hình là cao nguyên xếp tầng, đồi núi hung vĩ, khí hậu mát mẽ, có nhiều thác nước đẹp... văn hóa đa dạng, đặc thù với nhiều lễ hội truyền thống...
Tài liệu đính kèm: