Hướng dẫn viết một số bài văn nghị luận

Ngữ Văn: nghị luận

Đề bài: Suy nghĩ về quan điểm: “ Sống chậm lại, suy nghĩ khác và yêu thương nhiều hơn”

 a) Giải thích:

 – Triết lý sống là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm trong cuộc sống, như một quan niệm nền tảng để con người sống tốt hơn.

– “Sống chậm lại! Nghĩ khác đi! Yêu thương nhiều hơn!” là triết lý sống của tôi.

b) Bàn luận:

– Sống chậm lại:+ Để cảm nhận những gì tốt đẹp của cuộc đời này.

 + Để nghĩ về cuộc sống và những người xung quanh.

 + Để lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

 + Con người hiện nay chỉ biết lao đầu kiếm tìm những thứ hão huyền như tiền bạc, danh lợi mà đánh mất đi nhiều thứ.

 + Sống chậm ở đây không phải là cố níu giữ thời gian mà là để ta nhìn lại cuộc sống, nhìn lại chính mình.

– Nghĩ khác đi:

 + Là biết nhìn nhận, đánh giá, biết lựa chọn những lối đi riêng. Ta không chỉ nghĩ cho bản thân mà còn phải nghĩ cho người khác, để thấu hiểu hơn con người họ, biết lắng nghe lòng mình hơn.

 + Đó phải là những suy nghĩ đem lại lợi ích cho bản thân và những người xung quanh.

– Yêu thương nhiều hơn là biết nghĩ, biết quan tâm tới chính mình và người khác nhiều hơn. Trao yêu thương chân thành, thật lòng và ta sẽ cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp đến từ cuộc sống.

– Sống chậm, suy nghĩ khác và yêu thương nhiều hơn tuy là ba mặt của một vấn đề nhưng chúng lại gắn bó mật thiết với nhau. Sống chậm thực chất là để cho con người có thời gian thảnh thơi để suy nghĩ, nhìn nhận, yêu thương cuộc sống.

c) Bài học nhận thức: Mỗi ngày, từ những việc nhỏ nhất, ta hãy biết sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn.

 

doc 15 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1349Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn viết một số bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dửng dưng, thờ ơ, không quan tâm đến mọi người trong gia đình, khép mình trong phòng,
- Trong xã hội: thấy 1 cụ già qua đường khó khăn nhưng ko giúp, thấy người khác bị nạn mà bỏ mặt, làm ngơ với hành động tiêu cực; khi ra đường không may gặp phải cướp dù có hét to cỡ nào nhưng cx ko ai giúp,
3.Nguyên nhân:
- Từ gđ: ko dạy con có sự đồng cảm, giúp đỡ, biết tha thứ, tôn trọng, yêu thg(đối nhân xử thế) ->> Sự ích kỉ trong lòng người, bị liên lụy, sợ chuốc họa vào thân, sợ gặp phải phiền phức,
-Từ nhà trg: 1 số chỉ quan tâm đến vc nhồi nhét tri thức, ko chú trọng về mặt đạo đức; giáo viên xưng “mày tao”, chửi tục, dạy qua loa ( môn GDCD)
- Từ xh: lối sống thực dụng của nề công nghiệp hđại (sống ảo ->trầm cảm, vô cảm); bất công xh, tham nhũng, “phong bì” -> ng lớn ko còn là tấm gg đạo đức cho trẻ
- Sự kích động tinh thần (của giới trẻ) khi xem phim h/đ + chơi game bạo lực _trở nên sắt đá, nguội lạnh, không còn cảm giác,
4. Phân tích đúng, sai (tác hại)
- Thái độ thờ, lạnh lùng của con người trước những mảnh dời bất hạnh, hoàn cảnh can được giúp đỡ, chính là biểu hiện cho sự chai sạn tình cảm trong tâm hồn, sự lạnh gái của tình người.
 + Một nhà văn người Nga có nói: “ Nơi lạnh nhất không phải là BắcCực mà là nơi không có tình thương”
 + Phân tích truyện cô bé bán diêm.
- Làm khoảng cách giữa con người với con người ngày càng rộng lớn, đó là khoảng cách giữa các tâm hồn, khoảng trống trong long người.
- Sự vô cảm đánh mất dần những giá trị nhân văn tốt dẹp trong cuộc sống vốn có,
- Con người sẽ trở thành những cổ máy vô tri, vô giác khi sống vô cảm.
- Vô cảm cũng là vô tinh tiếp tay cái xấu trong cuộc sống.
DC: - Ngay cả trên các trang mạng xã hội, khi có một ai đó không may qua đời, hay những sự việc nào đó không vui xảy ra thì các bạn trẻ còn sẵn sàng lập ra những fanpage đại loại như là: 1000000 like cho ca sĩ X sống lại, hay là 1000000 cho A và B quay lại với nhau? Liệu chỉ một cái nhấp chuột có thể cải tử hoàn sinh, và chỉ một cái nhấp chuột có thể hóa giải mọi thứ, biến xấu thành tốt? 
 - Một nhóm nữ sinh ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội với những màn đánh đập, xé áo, cắt tóc. “Người quay lại những hình ảnh đó là một nam sinh. Kèm theo những lời chửi bới của những cô gái hành hung, còn cổ vũ nhiệt tình, hứng khởi của anh chàng này: “Cởi áo đi, cởi áo đi, xé áo đi!!!”. 
 - “Kẻ vô cảm” đã giết ba mạng người, đó là thanh niên Lê Văn Luyện, 17 tuổi. Có người đã nói: “Hành vi phạm tội của Lê Văn Luyện là đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất dã man, tàn bạo, vô cảm chưa từng có từ trước tới nay”. Ngoài ra, còn có Hồ Nhật Linh, 18 tuổi, ngụ tại Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã đâm 95 nhát dao vào thai phụ có bầu 8 tháng tuổi, sau đó vứt xác nạn nhân xuống mương 
5. Biểu hiện ngược.
- Những người sống vị tha, nhâm ái, những nhà hoạt động từ thiện, các hiệp sĩ đường phố.
6. Nhận thức hành động đúng, cần có:
- Về bthân:+ Sống quan tâm, yêu thương, vị tha, dũng cảm, biết đồng cảm, sẻ chia, hãy mở lòng với người khác để được sẻ chia và đón nhận, bởi vì cho đi là nhận lại.
- Gđ: quan tâm, giáo dục tốt, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ cảm xúc vs con cái, hđ cư xử đúg đắn
- Nhà trg: qtâm đúng mức về giáo dục đạo đức, dạy kĩ năng sống thiết thực, chất lượng 
- Xh: qtâm tạo đk , mở lớp dạy ứng xử
Đề bài: Suy nghĩ về vđề công dân toàn cầu
* Giải thích:
- Thế nào là công dân toàn cầu? : Công dân toàn cầu là những người có thể sống và làm việc ở một hay nhiều quốc gia khác nhau, họ có thể vượt qua những ranh giới về không gian, thời gian, văn hóa,Nhưng những công việc mà họ làm phải mang lại lợi ích cho cộng đồng toàn cầu
 + Tiêu chí là công dân toàn cầu: Là công dân toàn cầu rất cần những kiến thức về đất nước và thế giới; những kỹ năng toàn cầu như: kỹ năng Internet, kỹ năng giao tiếp toàn cầu, việc sử dụng ngôn ngữ toàn cầu. ý thức toàn cầu. Nền tảng của một công dân toàn cầu là ý thức về bản thân và dân tộc đất nước mình. Ý thức toàn cầu chính là hòa nhập nhưng không được hòa tan, tiếp thu cái mới hiện đại nhưng cũng phải có chọn lọc và vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc, đó là quá trình “hòa nhập nhưng không hòa tan”
* Bàn luận: 
- Tại sao lại cần thiết trở thành công dân toàn cầu?
 + Đó là do quá trình toàn cầu hóa trên thế giới. Toàn cầu hóa là điều kiện vô cùng thuận lợi để mỗi công dân trở thành những công dân toàn cầu. Khi mà các rào cản biên giới được phá bỏ, hàng hóa, tiền tệ, thông tin, lao động được thông thoáng, sự phân công mang tính quốc tế thì không còn trở ngại gì để mọi công dân trở thành những công dân toàn cầu. 
 + Sự bùng nổ, phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật làm cho cả Thế giới này nhỏ lại, “phẳng ra”, nó đã mở ra không biết bao nhiêu cơ hội cho con người, internet như là chìa khóa mở ra thế giới, vào kho báu tri thức của nhân loại
 + Hiện nay trái đất đang phải đối mặt với rất nhiều những vần đề nan giải: hiện tượng trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường nước, không khí, bệnh dịch SATL, H5N1, H1N1..) Đây không còn là vấn đề của một quốc gia, một khu vực mà đã trở thành vấn đề của toàn cầu, cần phải có sự bắt tay, hợp tác của cộng đồng quốc tế vì hành tinh xanh của chúng ta. 
- Cần làm gì để trở thành công dân toàn cầu?
 + Nhiều ý kiến cho rằng phải ra nước ngoài mới là công dân toàn cầu? Có nhất thiết phải như vậy khi với sự toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay thì dù ở đâu cũng có thể tiếp cận nguồn thông tin phong phú, dù ở đâu cũng có thể kết nối bạn bè khắp nơi, dù ở đâu cũng có thể có những hành động mang tính toàn cầu như hoạt động bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng...
 + Cần có ý thức cố gắng trong học tập, trau dồi kiến thức cho bản thân, những kiến thức của quốc gia dân tộc và cả những kiến thức trên thế giới, những xu hướng của toàn cầu. Bên cạnh 
việc tiếp thu, học hỏi kiến thức thì giới trẻ nhất thiết cần có những trải nghiệm trong cuộc sống để hình thành nên những kỹ năng sống. Hình thành tư duy toàn cầu, ý thức toàn cầu, ý thức dân tộc sao cho đúng đắn
 + Tuy nhiên giới trẻ Việt đang gặp phải những vấn đề không nhỏ trong việc trở thành những công dân toàn cầu chân chính: thiếu sự quan tâm cần thiết về các vấn đề quốc gia và thế giới, những xu thế, những cơ hội, những cánh cửa lúng túng trong những kỹ năng toàn cầu, môi trường làm việc quốc tế thường đòi hỏi những kỹ năng mà người Việt Nam chưa phát huy hiệu quả, khả năng sử dụng ngoại ngữ còn hạn chế. 
DC: + Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Long Hiệp (Minh Long) trong điều kiện kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn, nhưng chàng trai người dân tộc Hrê ấy vẫn quyết tâm bám trường, bám con chữ, để rồi đến nay trở thành công dân toàn cầu. Người thanh niên ấy là Đinh Văn Năm (34 tuổi) kỹ sư Công nghệ thông tin của Tập đoàn FPT.
 + Càng đi nhiều, Thu Hương càng cảm thấy tự tin hơn. Thay vì e ngại với gương mặt nhiều tàn nhang và chiều cao khiêm tốn, cô gái Việt có thể sải bước quyến rũ trên sàn diễn với những người mẫu chuyên nghiệp của Tuần lễ thời trang Vancouver
* Bài học liên hệ:
- Công dân toàn cầu là ước mơ của người Việt trẻ cũng như mọi công dân trên thế giới này. Trở thành công dân toàn cầu là phù hợp với xu thế chung của thế giới. Phấn đấu để thực hiện mong muốn đó bằng những hành động, việc làm thiết thực.
Đề bài: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”
1.Giải thích:
– Ngưỡng mộ thần tượng là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng; mê muội thần tượng là sự say mê, tôn sùng một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng.
– Về nội dung, ý kiến này đề cập đến tính hai mặt của việc say mê thần tượng: nếu ngưỡng mộ đúng mức là tích cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể còn gây ra hậu quả khôn lường.
2.Bàn luận
– Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa : Vì ngưỡng mộ thần tượng thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người: nhu cầu được sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới, vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống. Ví dụ, ngưỡng mộ các doanh nhân thành đạt mình có thể học tập ở họ đức tính cần cù trong nghiên cứu và lao động, học cách làm giàu, học cách vượt qua khó khăn thử thách. Học ở người bố người mẹ đức tính nhẫn nại, đức hi sinh thầm lặng vì gia đình. Nói chung, ngưỡng mộ thần tượng giúp ta sống nhân bản hơn. Ông Đoàn Nguyên Đức, người giàu nhất Việt Nam từng thi rớt ĐH đến 4 lần, từng làm nhiều việc nặng nhọc để kiếm sống. Nhưng nhờ đọc báo biết đến Bill Gate, ông đã nỗ lực vượt khó vươn lên và trở thành tỷ phú bậc nhất của Việt Nam.
– Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện: thái độ trân trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương. Khi mến mộ thần tượng, chúng ta thường sống trong những tình cảm luôn hướng tới những điều cao đẹp. Làm gì sai trái hoặc học hành sa sút ngay lập tức mình cũng cảm thấy có lỗi . Từ đó tự mình phải biết sửa chữa và khắc phục. Tình cảm ta dành cho thần tượng là thứ tình cảm ngưỡng mộ chân thành và khâm phục chứ không phải là thứ tình cảm ồn ào, xô bồ.
– Mê muội thần tượng là một thảm họa : Vì mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị; mê muội thần tượng còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại cho bản thân và xã hội. Năm 2010 khi danh thủ Braxin là Ronandinho sang Việt Nam, bạn trẻ ở Hà Nội đã xô vào, nắm tóc, kéo áo thần tượng làm cho thần tượng phải nhờ an ninh can thiệp. Xem nhóm Super Junio biểu diễn ở Sài Gòn, nhiều Fan cuồng đã khóc lóc, ngất xỉu Đó còn là cách ăn mặc dị hợm, cách đi đứng, cách để tóc của một bộ phận giới trẻ thật chẳng giống người chút nào.
– Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay khuyếch trương thần tượng quá mức đều là biểu hiện của sự mê muội thần tượng, đều là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
3. Bài học nhận thức và hành động :
– Cần có nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp, làm cho tâm hồn phong phú hơn, nâng tầm văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống.
– Biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo thần tượng một cách mù quáng; phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hàng ngày, trước hết là trong học đường.
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện sau:
Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a lần nọ kể về cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi.
Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc”.
(Theo Phép màu nhiệm của đời– NXB Trẻ, 2005).
Gợi ý:
Giải thích ý nghĩa câu chuyện.
– Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a kể câu chuyện về một cậu bé bốn tuổi được bình chọn là đứa trẻ quan tâm đến người khác nhất chỉ vì hành động rất đơn giản của em. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, em lại gần rồi leo lên lòng ông. Em ngồi rất lâu như thế chỉ để ông ấy khóc.
– Hành động ngồi im thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của cậu bé với nỗi đau của người khác. Phù hợp với tâm lí, tính cách của một đứa trẻ 4 tuổi (chưa thể có những cử chỉ vỗ về, những lời động viên an ủi).Hành động tuy đơn giản nhưng xuất phát từ tình cảm chân thực nên đã chiếm được cảm tình của giám khảo.
– Qua câu chuyện, diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a muốn đề cao sự cảm thông chia sẻ giữa con người với nhau trong cuộc sống.
Bàn luận, mở rộng vấn đề.
– Cảm thông, chia sẻ là tình cảm giữa con người với nhau: yêu thương, động viên, giúp đỡ nhau vượt lên được những khó khăn trong cuộc sống.
– Sự cảm thông, chia sẻ vô cùng cần thiết trong cuộc sống con người:
+ Trong cuộc sống đầy những khó khăn, con người luôn phải cố gắng nỗ lực song không phải bao giờ mọi việc cũng diễn ra theo ý muốn. Nhiều khi con người phải đối mặt với những thất bại, mất mát, thậm chí tuyệt vọng cùng cực. Khi đó con người cần sự giúp đỡ, động viên chia sẻ của cộng đồng. (Dẫn chứng).
+ Sự cảm thông chia sẻ giúp con người vợi bớt nỗi đau, sự mất mát, có thêm nghị lực, sức mạnh niềm tin trong cuộc sống, làm cho mối quan hệ giữa con người và con người ngày càng tốt đẹp hơn, thân thiện gắn bó hơn.
– Có nhiều cách thể hiện sự cảm thông chia sẻ: lời nói, cử chỉ, việc làm thiết thực tùy theo hoàn cảnh, phụ thuộc tâm lí người được chia sẻ. Song điều cơ bản nhất là phải xuất phát từ tình cảm, sự rung động chân thành.
– Qua câu chuyện về sự cảm thông chia sẻ từ một đứa trẻ bốn tuổi, diễn giả muốn khẳng định: lòng vị tha, yêu thương là bản chất vốn có của con người, vì vậy cần vun xới cho đức tính đó được phát triển đến khi đứa trẻ đó trưởng thành.
– Phê phán những người có lối sống ích kỉ, ngoảnh mặt làm ngơ trước những khó khăn bất hạnh của người khác.
Bài học nhận thức và hành động.
Để cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, con người phải có tình thương vị tha nhân ái, biết chia sẻ gắn kết với nhau.
Đề bài: Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi cho rằng:
Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống.
Suy nghĩ của Anh/chị về câu nói trên.
Gợi ý:
Giải thích:
– Quà tặng bất ngờ cuả cuộc sống: những giá trị vật chất, tinh thần mà người khác trao cho mình; những cơ hội, may mắn bất ngờ do khách quan đem lại.
– Nội dung của câu nói: khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, không nên trông chờ vào người khác. Cuộc sống của mỗi người do chính mỗi chúng ta tạo nên.
Bàn luận, mở rộng vấn đề:
– Trong cuộc đời của mỗi người đôi khi sẽ nhận được quà tặng bất ngờ từ cuộc sống. Khi đó ta sẽ có may mắn được hưởng niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời. Không thể phủ nhận ý nghĩa và giá trị của quà tặng bất ngờ mà cuộc sống đem lại cho con người, vấn đề là biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào.
– Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng, cuộc sống là một trường tranh đấu, cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, phức tạp. Muốn cuộc sống của chính mình tốt đẹp thì hãy tự mình làm nên cuộc sống.
– Nhiều người khi nhận được quà tặng bất ngờ: có tâm lý chờ đợi, ỷ lại, thậm chí phung phí những quà tặng ấy. Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi những quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc sống.
Bài học nhận thức, hành động:
– Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, có ước mơ để làm nên những điều kỳ diệu cho cuộc sống của chính mình.
– Phải thấy rằng, cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta.
Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta.
Suy nghĩ của Anh/chị về nhận định trên.
1 Giải thích.
– Cuộc sống là nguyên liệu thô: Cách nói hình ảnh để chỉ những bộn bề phức hợp của cuộc sống: thuận lợi và khó khăn, tốt đẹp và ác xấu, bình lặng và bão giông.
– Nghệ nhân: con người tài năng, tâm huyết đạt đến độ tinh tuý trong công việc của mình.
– Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta: Từ nguyên liệu cuộc sống mỗi người sẽ tạo nên tác phẩm cuộc đời của mình.
– Câu nói đã khẳng định và đề cao vai trò quyết định của mỗi cá nhân đối với cuộc sống của chính mình. Chính thái độ sống, năng lực sống của bản thân sẽ làm nên giá trị, ý nghĩa cuộc sống của mỗi người.
2.Bàn luận, mở rộng.
– Đây là một quan điểm sống tích cực, mạnh mẽ và sâu sắc.
– Cuộc sống luôn mang trong mình những bộn bề, phức tạp, nếu chúng ta sống một cách chủ động và tích cực, biết gạn lọc những cái xấu, tận dụng và phát huy những điều tốt đẹp, biến khó khăn, thử thách thành cơ hội thì ta sẽ có một tác phẩm cuộc đời mình thật tuyệt đẹp.
– Nếu buông xuôi và phó mặc, bị động và để cuộc sống trôi đi, khi ấy tác phẩm cuộc đời của mỗi chúng ta chỉ là những vật thể xấu xí.
– Mở rộng và nêu phản đề: Tuy nhiên, không phải lúc nào, không phải với bất cứ ai, muốn trở thành thế nào cũng được. Tác phẩm cuộc đời của mỗi người còn chịu sự tác động không nhỏ của hoàn cảnh khách quan.
3.Liên hệ bản thân và rút ra bài học: Mỗi người phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, có ước mơ. Hãy cố gắng trở thành những nghệ nhân chuyên tâm và tài hoa nhất để làm nên tác phẩm tuyệt đẹp cho cuộc đời mình.
Đề bài: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
(Bài kí đề danh tiến sĩ – 1442, Thân Nhân Trung).
Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên.
1.Giải thích ý nghĩa của lời nhận định.
– Hiền tài: Trong quan niệm của người xưa, hiền tài là người có tài năng không những học rộng, hiểu nhiều mà còn có đủ tài giúp vua trị nước, đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân. Hiền tài là người có cả đức hạnh, gương mẫu về đạo đức, suốt đời chăm lo, tu dưỡng phẩm hạnh cho bản thân, đem hết tài năng, đức hạnh phục vụ cho đất nước. Tóm lại hiền tài là những người có tri thức, đạo đức, có năng lực, tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, dân tộc.
– Nguyên khí: là chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.
– Cả câu: Khẳng định vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của hiền tài đối với quốc gia dân tộc. Bậc hiền tài có ý nghĩa quyết định đến sự thịnh suy của đất nước.
2.Bàn luận, mở rộng vấn đề.
– Khẳng định tính đúng đắn của nhận định: Câu nói của Thân Nhân Trung là tư tưởng quan trọng, là sự tổng kết đường lối chiến lược về văn hoá giáo dục. Đây là một tư tưởng hết sức đúng đắn, tiến bộ, có ý nghĩa trong mọi thời, mọi quốc gia dân tộc. Bởi vì ở thời nào, ở đất nước nào thì hiền tài vẫn là người tạo ra phần lớn những giá trị vật chất, tinh thần, đặc biệt ở họ có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường.
– Nhà nước có chính sách chăm lo nuôi dưỡng, đào tạo và đãi ngộ thích đáng với người hiền tài. Trong thời đại của nền kinh tế tri thức, thời đại mở cửa và hội nhập toàn cầu, chính sách phát triển văn hoá giáo dục ở mọi quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển ngày càng được chú trọng. Với nước ta, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu.
3.Bài học nhận thức và hành động.
– Ý thức được vai trò, tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước.
– Có thái độ trân trọng với bậc hiền tài.
– Bản thân cố gắng học tập tu dưỡng để trở thành người có ích cho đất nước.
Đề bài: Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói của Fran KA.Clark:
“Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”.
(Dẫn theo “Hành trang vào đời”, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Minh – 2008)
Gợi ý:
1.Giải thích:
– Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: khát vọng hướng tới những cái đích của đời người, làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
– nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ: không ý thức được rằng những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ nhiều việc nhỏ, như những dòng sông được tạo thành từ nhiều con suối
2.Bình luận:
– Mơ ước làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của mọi người, cần được tôn trọng, động viên, khuyến khích.
– Nhưng phải luôn ý thức rằng:
   + Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm rất nhỏ, nhất là những hành vi đạo đức, lối sống. Ý nghĩa của cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị.
   + Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường.
3.Bài học:
– Nhận thức sâu sắc rằng, việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm
– Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao.
Đề bài:  Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói sau:
“Là người thợ mộc tài hoa đóng ra chiếc tủ đẹp, bạn sẽ không sử dụng mảnh gỗ tầm thường cho phần lưng tủ dù nó luôn xoay úp vào trong tường và chẳng ai có thể nhìn thấy. Song bạn vẫn biết rõ, nên dành cho nó mảnh gỗ đẹp”
Gợi ý:
Giải thích:
– Mặt lưng tủ xoay úp vào tường, chẳng ai nhìn thấy: những góc khuất trong cuộc sống.
– Sử dụng mảnh gỗ tầm thường: Cách làm bừa, làm ẩu
-> Thể hiện một quan niệm sống: đề cao lối sống trung thực với chính mình và với mọi người.
Bàn luận, mở rộng:
– Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một chỉnh thể trọn vẹn, các bộ phận cùng gắn kết với nhau, tạo nên giá trị cho sự vật, hiện tượng đó. Nếu kém ở một khâu, một bộ phận nào đó sản phẩm sẽ không hoàn hảo, kém chất lượng, thậm chí gây nguy hiểm.
– Những người có lương tâm trách nhiệm sẽ không cho phép mình lừa dối mình, lừa dối người khác.
– Có nhiều người vì sự cẩu thả, lợi ích trước mắtvẫn bất chấp tất cả để tạo nên những sản phẩm có bề ngoài đẹp đẽ mà bên trong thì đầy lỗi.
Bài học: + Có lương tâm, trách nhiệm với công việc, sống trung thực với mình, với mọi người.
 +Lên án những biểu hiện sai trái.
Một số dẫn chứng cho bài NLXH
Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực Hòn La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất hiện tình trạng này.
– Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn.
Ở chốn non thiêng Yên Tử, người ta dùng tiền để “đánh bóng” cả chùa Đồng. Mỗi người dân cầm trên tay một tờ tiền rồi thi nhau chạm vào chùa Đồng. Dù không có sự tích nào được lưu truyền về việc phát tài, phát lộc theo cách “xoa

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap van nghi luan xa hoi 12_12236854.doc