Kế hoạch giảng dạy bộ môn Tin học năm học 2012 - 2013

I. Đặc điểm tình hình

a) Thuận lợi

 Là trường PT DTNT Huyện nên rất được sự quan tâm ưu ái của lãnh đạo cấp trên cũng như sự quan tâm của Ban Giám Hiệu về công tác dạy học

 Nhà trường có phòng máy vi tính với số lượng 13 máy tính hoạt động tốt, phần mềm đầy đủ, bước đầu tạo điều kiện tương đối tốt cho các em được thực hành ngay khi học lí thuyết.

 Học sinh phấn khởi, hào hứng trong học tập, trình độ ngày một nâng cao. Các em có ý thức chăm học, thích tìm hiểu kiến thức mới, bước đầu đã xác định đúng động cơ học tập.

 Nội dung chương trình tin học được được định hướng với mục tiêu rõ ràng phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, gần gũi với cuộc sống có ý ‎nghĩa thiết thực tế nhằm phục vụ cho các môn học khác. Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

 Học sinh học tập trung với số lượng máy vi tính đảm bảo tốt trong giờ dạy thực hành nên giáo viên dễ theo dõi, so sánh từng học sinh và các lớp khác để có biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh.

 Hầu hết các em học sinh là dân tộc Vân Kiều ở lại kí túc xá nên khả năng huy động số lương đi học đảm bảo, đạo đức ngoan hiền, dễ dạy bảo.

b) Khó khăn

 Môn Tin học là môn học mới lần đầu các em học sinh được tiếp xúc, môn học có nhiều khái niệm mới khó tiếp thu nên đòi hỏi người học phải cần cù chịu khó học bài trên lớp và thực hành thì mới có thể đáp ứng yêu cầu môn học trong nhà trường.

 Học sinh ở lứa tuổi ham chơi, ý thức học tập ở một số em chưa tốt. Kỹ năng thực hành của một số em còn yếu. Còn có những học sinh rất lười học, thiếu đồ dùng học tập.

 Đây là môn học mới nên các em còn lúng túng trong việc học, bỡ ngỡ trong cách làm quen với máy tính, vận dụng máy tính để giải quyết công việc.

 Học sinh chưa nhận thức tầm quan trọng của môn học cũng như coi nhẹ môn học.

 Giáo viên không biết tiếng dân tộc nên khó khăn trong việc giao tiếp với học sinh.

 HS không có điều kiện thực hành thêm ngoài giờ lên lớp.

 

doc 25 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy bộ môn Tin học năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Văn bản mẫu
- Phòng máy tính
28
Bài 16: Định Dạng Văn Bản
46, 47
- Hiểu nội dung và mục tiêu của định dạng văn bản
- Hiểu các nội dung định dạng kí tự
- Biết cách thực hiện được thao tác định dạng kí tự cơ bản
- SGK Tin Học Quyển 1
- Hình ảnh minh họa về MS Word.
29
Bài 17: Định Dạng Đoạn Văn Bản
48
- Biết được các kiểu căn lề và thực hiện được các thao tác căn lề.
- Biết cách sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng đoạn văn bản. 
- SGK Tin Học Quyển 1
- Hình ảnh minh họa về MS Word.
30
Bài Thực Hành 7: Em Tập Trình Bày Văn Bản
49, 50
- Thực hiện được các thao tác thay đổi phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ.
- Thực hiện được các thao tác căn lề hai bên, căn lề trái, căn lề phải, căn giữa.
- SGK Tin Học Q1
- Văn bản mẫu
- Phòng máy tính
31
Bài Tập
51
Ôn tập lại các bài đã học
Câu hỏi và các bài tập
32
Kiểm Tra 1 Tiết
52
Đánh giá kết quả học tập
Đề kiểm tra
33
Bài 18: Trình Bày Trang Văn Bản Và In
53, 54
- Biết được một số khả năng trình bày văn bản của hệ soạn thảo văn bản.
- Biết cách đặt lề trang văn bản.
- Biết cách thực hiện việc chọn hướng trang in, xem trước khi in và in văn bản.
- SGK Tin Học Quyển 1
- Hình ảnh minh họa về MS Word.
34
Bài 19: Tìm Kiếm Và Thay Thế
55, 56
- Biết được tác dụng và cách sử dụng các tính năng tìm và thay thế.
- Biết cách thực hiện các thao tác tìm kiếm, thay thế đơn giản trong văn bản.
- SGK Tin Học Quyển 1
- Hình ảnh minh họa về MS Word.
35
Bài 20: Thêm Hình Ảnh Để Minh Họa
57
- Biết hình ảnh giúp cho văn bản trở nên trực quan, sinh động, dễ hiểu hơn.
- Biết cách chèn hình ảnh vào văn bản và thay đổi vị trí của hình ảnh trên văn bản.
- SGK Tin Học Quyển 1
- Hình ảnh minh họa về MS Word.
36
Bài Thực Hành 8:
 Em Viết Báo Tường
58, 59
- Rèn luyện kĩ năng nhập văn bản, biên tập, định dạng và trình bày văn bản.
- Thực hành chèn hình ảnh từ một tệp có sẵn vào văn bản
- Thực hiện được việc thay đổi vị trí hình ảnh.
- SGK Tin Học Q1
- Văn bản mẫu
- Phòng máy tính
37
Bài 21: 
Trình Bày Cô Đọng Bằng Bảng
60, 61
- Biết được lợi ích của việc trình bày thông tin dưới dạng bảng.
- Biết cách tạo được bảng đơn giản, thêm hàng, cột, xóa hàng, cột.
- Biết cách nhập và định dạng văn bản trong bảng.
- SGK Tin Học Quyển 1
- Hình ảnh minh họa về MS Word.
38
Bài Tập
62
Ôn tập lại các bài đã học
SGK Tin Học Q1
39
Bài Thực Hành 9: 
Danh Bạ Riêng Của Em
63, 64
- Biết được cách tạo bảng với số hàng và số cột theo yêu cầu.
- Thực hiện được việc nhập văn bản, định dạng văn bản trong các ô của bảng.
- SGK Tin Học Q1
- Văn bản mẫu
- Phòng máy tính
40
Bài Thực Hành Tổng Hợp: 
Du Lịch Ba Miền
65, 66
- Rèn luyện các kỹ năng gõ chữ Việt, định dạng được các kí tự theo văn bản mẫu.
- Thực hiện được việc chèn hình ảnh vào văn bản.
- Thực hiện được việc tạo bảng, nhập thông tin cho bảng
- SGK Tin Học Q1
- Văn bản mẫu
- Phòng máy tính
41
Ôn Tập
67
Ôn tập lại các bài đã học
SGK Tin Học Q1
42
Kiểm tra 1 tiết
68
Đánh giá kết quả học tập
Đề kiểm tra
43
Kiểm tra HKII
69, 70
Đánh giá kết quả học tập qua học kì II
Đề kiểm tra
PHẦN 2: TIN HỌC LỚP 7
1
Bài 1:
Chương trình bảng tính là gì?
1, 2
- Biết được chương trình bảng tính là gì, những tính năng ưu việt và nhu cầu xử lý bảng. Nắm được các thành phần và các thao tác cơ bản khi làm việc với bảng tính. 
- Hiểu được công dụng tổng quát của bảng tính Excel. Nắm được các thành phần, các thao tác cơ bản khi làm việc với bảng tính, sử dụng được tiếng Việt trên trang tính.
- Ham thích tìm hiểu chương trình mới, hình thành tính chính xác và cẩn thận.
- GV: Giáo án, SGK, SGV, đồ dùng dạy học, hình ảnh trực quan, minh hoạ.
- HS: Sách giáo khoa, vở ghi chép, chuẩn bị trước bài học.
Bài thực hành 1:
Làm quen với chương trình bảng tính Excel
3, 4
- Nắm được cách khởi động, thoát khỏi Excel và lưu kết quả làm việc, nhận biết các ô, hàng, cột trên trang tính, biết di chuyển và nhập dữ liệu trên trang tính.
- Khởi động Excel, thực hiện các thao tác trên trang tính, nhập dữ liệu và kết thúc.
- Thực hiện nghiêm túc, tự giác, hình thành tính chính xác, cẩn thận.
- GV: Giáo án, SGK, SGV, bài thực hành mẫu, phòng máy.
- HS: Đọc trước bài thực hành, sách giáo khoa, vở ghi chép.
2
Bài 2:
Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính.
5, 6
- Nắm được cách sử dụng các trang tính trên bảng tính, các thành phần chính trên trang tính., cách chọn các đối tượng và tìm hiểu các loại dữ liệu.
- Biết được các thành phần chính trên trang tính.Thực hiện được các thao tác chọn ô, hàng, cột, khối. Phân biệt được dữ liệu số, dữ liệu văn bản.
- Nghiêm túc, có ý thức học tập, tích cực tìm hiểu.
GV: Giáo án, SGK, SGV, máy tính, máy chiếu.
HS: chuẩn bị bài trước, sách giáo khoa, vở, bút ghi chép.
3
Bài thực hành 2:
Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính.
7, 8
- Phân biệt được bảng tính, trang tính, các kiểu dữ liệu và các thành phần chính của trang tính. Cách mở bảng tính, nhập dữ liệu, chọn các đối tượng trên trang tính và lưu bảng tính.
- Thực hiện được các thao tác cơ bản khi làm việc với bảng tính.
- Nghiêm túc thực hiện, tác phong chuẩn mực, tự giác.
GV: Giáo án, bài thực hành mẫu, phòng máy.
- HS: Đọc trước bài thực hành, sách giáo khoa, vở, bút ghi chép.
4
Bài 3:
Thực hiện tính toán trên trang tính.
13, 14
- Biết sử dụng công thức để tính toán, nhập công thức. Thấy được tầm quan trọng của sử dụng địa chỉ trong công thức.
- Thực hiện được nhập công thức và sử dụng địa chỉ trong công thức. 
- Trật tự, nghiêm túc, có ý thức tích cực trong học tập.
GV: Giáo án, SGK, SGV, máy tính, máy chiếu.
- HS: Đọc trước bài, sách giáo khoa, vở, bút 
5
Bài thực hành 3:
Bảng điểm của em.
15, 16
- Biết nhập và sử dụng công thức trên trang tính.
- Nhập đúng công thức, sử dụng địa chỉ trong công thức.
- Nghiêm túc, tự giác và trung thực.
GV: Giáo án, bài thực hành mẫu, phòng máy.
- HS: Đọc trước bài thực hành, sách giáo khoa.
6
Bài 4:
Sử dụng hàm để tính toán
17, 18
- Biết được hàm trong chương trình bảng tính là gì, cách sử dụng một hàm. Biết một số hàm trong chương trình bảng tính.
- Nhập được hàm vào ô tính, sử dụng một số hàm cơ bản để tính toán.
- Có ý thức học tập, hình thành tính chính xác và cẩn thận.
GV: Giáo án, đồ dùng dạy học.
- HS: Chuẩn bị trước bài, sách giáo khoa, vở, bút.
7
Bài thực hành 4:
Bảng điểm của lớp em.
19, 20
- Biết nhập các công thức và hàm vào ô tính. Biết sử dụng các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
- Nhập được các hàm cơ bản để tính toán.
- Nghiêm túc và tuân theo những qui tắc nhất định.
GV: Giáo án, bài thực hành mẫu, phòng máy.
- HS: Đọc trước bài, sách giáo khoa.
8
Bài tập
21
Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh và việc sử dụng các hàm để tính toán.
GV: Giáo án, bài tập, máy tính, máy chiếu.
HS: Sách giáo khoa, vở, bút.
9
Kiểm tra
22
Đánh giá sự nắm bắt kiến thức lý thuyết về bảng tính, các thao tác cơ bản, trình tự nhập công thức, sử dụng địa chỉ ô trong công thức.
GV: Giáo án, bài kiểm tra.
- HS: Học kỹ bài trước ở nhà.
10
Bài 5:
Thao tác với bảng tính.
23, 24
- Biết thực hiện các thao tác với bảng tính: điều chỉnh độ rộng/cao của hàng/cột, chèn (xóa) hàng/cột, sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức.
- Thực hiện được các thao tác: điều chỉnh độ rộng của hàng/cột, chèn (xóa) hàng/cột, sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức.
- Nghiêm túc, tích cực học tập, hình thành tính chính xác và cẩn thận.
GV: Giáo án, SGK, SGV, máy tính, máy chiếu.
HS: Chuẩn bị trước bài, sách giáo khoa, vở, bút ghi chép.
11
Bài thực hành 5:
Chỉnh sửa trang tính của em.
25, 26
- Biết thực hiện các thao tác điều chỉnh độ rộng hoặc độ cao của hàng/cột, chèn (xóa) hàng/cột, các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu.
- Thực hiện được các thao tác điều chỉnh độ rộng hoặc độ cao của hàng/cột, chèn (xóa) hàng/cột, các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu.
- Nghiêm túc, có ý thức học tập, ham học hỏi và tinh thần trách nhiệm.
GV: Giáo án, bài thực hành mẫu, phòng máy.
HS: Đọc trước bài thực hành, sách giáo khoa, vở, bút ghi chép.
12
Bài tập
27
Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh và việc sử dụng các hàm để tính toán.
GV: Giáo án, bài tập, máy tính, máy chiếu.
HS: Sách giáo khoa, vở, bút.
13
Kiểm tra thực hành
28
Đánh giá sự nắm bắt kiến thức và kỹ năng vận dụng kiến thức đã học trong tính toán với bảng tính.
GV: Giáo án, bài kiểm tra.
HS: Ôn kỹ lại những kiến thức đã học.
14
Ôn tập
31, 32
Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh từ đầu năm học.
Điều chỉnh việc học của học sinh cũng như việc dạy của giáo viên.
Hình thành cho các em kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy tổng hợp.
GV: Giáo án, bài tập, đồ dùng dạy học.
HS: Ôn tập kiến thức đã học, sách giáo khoa, vở ghi chép.
15
Kiểm tra học kỳ I
33, 34
- Kiểm tra sự nắm bắt kiến thức của học sinh.
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức của học sinh
GV:Bài kiểm tra
HS: Ôn tập kiến thức đã học.
16
Bài thực hành 6:
Trình bày bảng điểm 
lớp em.
39, 40
- Biết thực hiện các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính.
- Thực hiện được các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính.
- Thực hiện nghiêm túc, nêu cao tinh thần học hỏi và ý thức trách nhiệm.
GV: Giáo án, bài thực hành mẫu, phòng máy.
HS: Đọc trước bài thực hành, sách giáo khoa, vở.
17
Bài 7:
Trình bày và in trang tính.
41, 42
- Biết kiểm tra trước khi in và những công việc cần làm khi chuẩn bị in.
- Thiết lập khu vực in, điều chỉnh việc ngắt trang, đặt lề và hướng giấy in. In trang tính.
- Nghiêm túc, phát huy tính tích cực trong học tập.
GV: Giáo án, SGK, SGV, máy tính, máy chiếu.
HS: Đọc trước bài học, sách giáo khoa, vở, bút ghi chép.
18
Bài thực hành 7:
In danh sách lớp em.
43, 44
- Biết kiểm tra trang tính trước khi in. Biết điều chỉnh trang in cho phù hợp với yêu cầu in.
- Thực hiện xem trước khi in, thiết lập lề, hướng giấy cho trang in và điều chỉnh các dấu ngắt trang.
- Thực hiện nghiêm túc, chính xác, cẩn thận, có ý thức trách nhiệm.
GV: Giáo án, bài thực hành mẫu, phòng máy.
HS: Đọc trước bài thực hành, sách giáo khoa, vở,..
19
Bài 8:
Sắp xếp và lọc
 dữ liệu
45, 46
- Nắm được các thao tác cơ bản đối với việc sắp xếp và lọc dữ liệu. 
- Rèn luyện thao tác sắp xếp, lọc dữ liệu.
- Nghiêm túc theo dõi, tích cực phát biểu xây dựng bài.
GV: Giáo án, SGK, SGV, máy tính, máy chiếu.
HS: Đọc trước bài, sách giáo khoa.
20
Bài thực hành 8:
Ai là người học giỏi.
47, 48
- Biết các thao tác sắp xếp dữ liệu, khái niệm lọc dữ liệu và các bước để lọc dữ liệu.
- Thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu và các bước để lọc dữ liệu.
- Nghiêm túc, tích cực tìm hiểu, hình thành tính chính xác và cẩn thận.
GV: Giáo án, bài thực hành mẫu, phòng máy.
HS: Đọc trước bài, sách giáo khoa.
21
Kiểm tra 
53
Đánh giá sự nắm bắt kiến thức và kỹ năng vận dụng kiến thức đã học trong tính toán với bảng tính.
GV: Giáo án, bài kiểm tra.
HS: Ôn kỹ lại những kiến thức đã học.
22
Bài 9:
Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ
54, 55
- Biết được mục đích của việc sử dụng biểu đồ, một số dạng biểu đồ cơ bản, cách tạo và chỉnh sửa biểu đồ.
- Tạo biểu đồ và thực hiện được các thao tác chỉnh sửa.
- Nghiêm túc, tích cực học tập và sáng tạo.
GV: Giáo án, SGK, SGV, máy tính, máy chiếu.
HS: Đọc trước bài, sách giáo khoa, vở, bút ghi chép.
23
Bài thực hành 9:
Tạo biểu đồ để minh hoạ
56, 57
- Biết nhập các công thức hoặc hàm vào ô tính và các thao tác tạo biểu đồ đơn giản.
- Nhập các công thức/ hàm vào ô tính. Thực hiện các thao tác tạo biểu đồ.
- Nghiêm túc, sáng tạo, phong cách chuẩn mực và tự giác.
GV: Giáo án, bài thực hành mẫu, phòng máy.
HS: Đọc trước bài, Sách giáo khoa.
24
Bài thực hành 10:
Thực hành tổng hợp
58, 59, 60, 61
- Tổng hợp các kiến thức về bảng tính điện tử: các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính, thực hiện các tính toán và sử dụng hàm có sẵn, chỉnh sửa, định dạng và trình bày trang in, kết hợp sắp xếp, lọc dữ liệu và tạo biểu đồ.
- Phân biệt được các thành phần và dữ liệu trên trang tính. Thực hiện được các tính toán, chỉnh sửa, định dạng và trình bày trang in, kết hợp sắp xếp, lọc dữ liệu và tạo biểu đồ. 
- Nghiêm túc, phong cách chuẩn mực và có tinh thần trách nhiệm.
GV: Giáo án, bài thực hành mẫu.
HS: Đọc trước bài, Sách giáo khoa.
25
Kiểm tra
62
- Kiểm tra khả năng nắm bắt và vận dụng kiến thức của học sinh
- GV: Bài kiểm tra.
HS: Ôn tập những nội dung đã học ở nhà.
26
Luyện gõ phím nhanh bằng Typing Test.
9, 10, 11, 12
- Hiểu công dụng và ý nghĩa của phần mềm. Biết cách khởi động/ kết thúc phần mềm, mở các bài và chơi, ôn luyện gõ phím. 
- Thực hiện được khởi động/ kết thúc phần mềm, tự mở các bài và chơi. Luyện gõ phím nhanh và chính xác.
- Nghiêm túc, tích cực học tập và tác phong chuẩn mực.
GV: Giáo án, phòng máy, phần mềm.
HS: Kiến thức, sách giáo khoa, vở, bút ghi chép.
27
Học địa lý thế giới với Earth Explorer
29, 30, 35, 36
- Hiểu công dụng và ý nghĩa của phần mềm. Biết cách khởi động/ kết thúc phần mềm, mở giao diện để quan sát, xem thông tin để học tập môn địa lí.
- Thực hiện được khởi động/ kết thúc phần mềm, tự mở các giao diện để quan sát, xem thông tin trên bản đồ.
- Nghiêm túc, tích cực học tập và tác phong chuẩn mực.
GV: Giáo án, phòng máy, phần mềm.
HS: Kiến thức, sách giáo khoa, vở, bút ghi chép.
28
Học toán với Toolkit Math
49, 50, 51, 52
- Hiểu công dụng và ý nghĩa của phần mềm. Biết cách khởi động/ kết thúc phần mềm, làm quen với màn hình làm việc, các lệnh tính toán và một số chức năng khác phục vụ cho toán học.
- Thực hiện được khởi động/ kết thúc phần mềm, tự mở các giao diện để tìm hiểu, thực hiện các lệnh tính toán từ đơn giản đến nâng cao.
- Nghiêm túc, có ý thức học tập và tinh thần ham học hỏi.
GV: Giáo án, phòng máy, phần mềm
HS: Đọc trước bài, sách giáo khoa, vở ghi chép.
29
Học vẽ hình học động với Geoge-
-bra
63, 64, 69, 70
- Hiểu công dụng và ý nghĩa của phần mềm. Biết cách khởi động/ kết thúc phần mềm, làm quen với màn hình làm việc, các công cụ vẽ, điều khiển hình, mở và ghi tệp vẽ hình. Biết quan hệ giữa các đối tượng hình học và một số lệnh hay dùng.
- Thực hiện được khởi động/ kết thúc phần mềm, tự tìm hiểu giao diện, các công cụ vẽ, điều khiển hình, mở và ghi tệp vẽ hình. Vận dụng các lệnh hay dùng với các đối tượng để thực hiện các bài vẽ hình đơn giản.
- Nghiêm túc, có ý thức học tập và tinh thần sáng tạo.
GV: Giáo án, phòng máy, phần mềm
HS: Đọc trước bài, sách giáo khoa, vở ghi chép.
30
Ôn tập
65, 66
Ôn luyện lại một số kiến thức trọng tâm, một số kỹ năng cơ bản khi sử dụng phần mềm.
Ôn luyện lại một số kiến thức trọng tâm, một số kỹ năng cơ bản khi làm việc với bảng tính.
GV: Giáo án, phòng máy, phần mềm
HS: Ôn lại kiến thức đã học.
31
Kiểm tra học kỳ II
67, 68
- Kiểm tra sự nắm bắt kiến thức của học sinh.
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã học của học sinh.
GV: Bài kiểm tra
HS: Ôn tập kiến thức đã học.
PHẦN 3: TIN HỌC LỚP 8
1
Bài 1. Máy tính và chương trình máy tính
1, 2
- Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
- Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
- Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
- Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình. 
- Biết vai trò của chương trình dịch.
 Hs mô tả được 1 số lệnh đơn giản để rôbot trở lại đúng vị trí có rác.
Máy chiếu, Hình Rôbốt điều khiển.
2
Bài 2. Làm quen với Chương trình và Ngôn ngữ lập trình
3, 4
- Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
- Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
- Biết Tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khoá.
- Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân
 - Nhận biết được chương trình, tên chương trình có hợp lệ hay không và sửa lại cho đúng.
Máy chiếu.
3
Bài thực hành 1. Làm quen với Turbo Pascal
5, 6
- Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và xem kết quả. 
-Biết sự cần thiết phải tuân thủ quy định của ngôn ngữ lập trình
- Thực hiện được thao tác khởi động/kết thúc TP, làm quen với màn hình soạn thảo TP
- Thực hiện được mở các bảng chọn và chọn lệnh.
- Soạn thảo được một chương trình Pascal đơn giản.
Máy tính cài Turbo Pascal.
4
Bài 3. Chương trình máy tính và dữ liệu
7, 8
- Biết khái niệm kiểu dữ liệu;
- Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu số;
- Biết khái niệm điều khiển tương tác giữa người với máy tính.
- Viết được các biểu thức toán học bằng ký hiệu trong Pascal và ngược lại.
- Nghiêm túc tiếp thu bài. 
Máy chiếu.
5
Bài thực hành 2. Viết chương trình để tính toán
9, 10
- Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lý khác nhau.
- Hiểu phép toán div, mod
- Hiểu thêm về các lệnh in dữ liệu ra màn hình và tạm ngừng chương trình
- Chuyển được biểu thức toán học sang biểu diễn trong Pascal
- Thực hiện được việc nhập, dích, chỉnh sửa và chạy chương trình.
Máy tính.
6
Bài 4. Sử dụng biến trong chương trình
11, 12
- Biết khái niệm biến, hằng;
- Hiểu cách khai báo, sử dụng biến, hằng;
- Biết vai trò của biến trong lập trình;
- Hiểu lệnh gán
- Tìm được các lỗi cơ bản trong chương trình và sửa lại cho đúng.
Máy chiếu
7
Bài thực hành 3. Khai báo và sử dụng biến
13, 14
- Hiểu về kiểu dữ liệu chuẩn: Nguyên, thực
- Hiểu và thực hiện được việc tráo đổi giá trị của hai biến
- Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến
- Kết hợp được giữa lệnh write(), writeln() với read(). readln() để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím
- Sử dụng được lệnh gán
- Hợp tác với nhóm để thực hiện tốt bài thực hành
Máy tính.
8
Bài tập
15
- Củng cố kiến thức về dữ liệu, kiểu dữ liệu, các phép toán
- Biết khai báo và sử dụng biến, hằng một cách chính xác.
- Hiểu và thực hiện được lệnh gán.
Máy tính.
Kiểm tra (1 tiết)
16
- Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS từ bài 1 đến bài 4
- Rèn luyện khả năng tự lực làm bài.
9
Bài 5. Từ bài toán đến chương trình
19, 20, 21, 22
- Biết khái niệm bài toán, thuật toán;
- Biết các bước giải bài toán trên máy tính;
- Biết một chương trình là mô tả của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể.
- Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số.
 Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản;
Máy chiếu
10
Bài 6. Câu lệnh điều kiện
27, 28
- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình.
- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: Dạng thiếu và dạng đủ.
- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
- Hiểu cấu trúc, hoạt động câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal.
- Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal
Máy chiếu, hình vẽ cấu trúc rẽ nhánh.
11
Bài thực hành 4. Sử dụng lệnh điều kiện if ... then
29, 30
- Hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình
- Viết được được câu lệnh điều kiện if...then trong chương trình;
- Rèn luyện kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản
- Hợp tác với nhóm để thực hiện tốt bài thực hành
Máy tính
12
Ôn tập
31
- Củng cố kiến thức bài 6: Câu lệnh có điều kiện. 
- Hợp tác với nhóm để thực hiện tốt bài tập
Máy tính
13
Kiểm tra thực hành (1 tiết)
32
- Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS từ bài 5 đến bài 6
Máy tính
14
Ôn tập
35
 Củng cố kiến thức từ bài 1 đến 6, chuẩn bị thi HKI.
Máy tính
15
Kiểm tra học kì 1.
36
16
Bài 7. Câu lệnh lặp
37, 38
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh với số lần biết trước for...do trong Pascal.
- Hiểu lệnh ghép trong Pascal
- Viết đúng được lệnh for...do trong một số tình huống đơn giản.
Máy chiếu
17
Bài tập
39, 40
- Củng cố kiến thức câu lệnh for  do
- Hợp tác với nhóm để thực hiện tốt bài tập
Máy tính
18
Bài thực hành 5. Sử dụng lệnh lặp for ... do
41,42
- Viết được chương trình có sử dụng vòng lặp for...do;
- Sử dụng được câu lệnh ghép;
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp for...do
Máy tính
19
Bài 8. Lặp với số lần chưa biết trước
49, 50
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình;
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn;
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while...do trong Pascal
- Viết được 1 số chương trình đơn giản từ các thuật toán đã cho.
- “Chạy tay” được 1 số chương trình để xác định số vòng lặp
Máy chiếu
20
Bài thực hành 6. Sử dụng lệnh lặp while...do
51, 52
- Hiểu câu lệnh lặp while...do trong chương trình TP có sẵn 
- Biết lựa chọn câu lệnh lặp while...do hoặc for...do phù hợp với tình huống cụ thể.
- Biết vai trò của việc kết hợp các cấu trúc điều khiển
- Rèn luyện kĩ năng về khai báo, sử dụng biến
- Rèn luyện khả năng đọc chương trình
Máy tính
21
Bài tập
53,54
- Củng cố kiến thức câu lệnh for  do, While . do
- Phân biệt được 2 lệnh lặp , biết sử dụng lệnh forkhi nào?
- Hợp tác với nhóm để thực hiện tốt bài tập
Máy tính
22
Kiểm tra (1 tiết)
55
- Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS đối với các lệnh For  do, While . do
- Rèn luyện khả năng tự lực làm bài.
23
Bài 9. Làm việc với dãy số
56, 57
- Biết được khái niệm mảng một chiều 
- Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng 
- Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất của một dãy số
- Viết được câu lệnh khai báo biến mảng
- Viết được 1 số chương trình đơn giản có

Tài liệu đính kèm:

  • docKe_hoach_bo_mon_Tin_6_7_8_9.doc