Kế hoạch giảng dạy năm học 2012 - 2013 môn: Vật lí 8

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Các kiến thức cơ bản về: Chuyển động cơ học, lực, áp suất, công cơ học, định luật về công, công suất, cơ năng, nhiệt năng, dẫn nhiệt, công thức tính nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt.

2. Về kỹ năng: Các kỹ năng cơ bản về: Giải thích một số hiện tượng trong thực tế và vận dụng công thức tính lực đẩy Acsimet, công thức tình nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt vào giả bài tập.

3. Về tư duy: Rèn tư duy sáng tạo.

4. Về thái độ ( giáo dục): Nghiêm túc, cẩn thận, say mê môn học.

 

doc 14 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1425Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy năm học 2012 - 2013 môn: Vật lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG: THCS TRUNG SƠN KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY NĂM HỌC 2012-2013
TỔ: KHTN MÔN: VẬT LÍ 8
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: Các kiến thức cơ bản về: Chuyển động cơ học, lực, áp suất, công cơ học, định luật về công, công suất, cơ năng, nhiệt năng, dẫn nhiệt, công thức tính nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt.
2. Về kỹ năng: Các kỹ năng cơ bản về: Giải thích một số hiện tượng trong thực tế và vận dụng công thức tính lực đẩy Acsimet, công thức tình nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt vào giả bài tập.
3. Về tư duy: Rèn tư duy sáng tạo.
4. Về thái độ ( giáo dục): Nghiêm túc, cẩn thận, say mê môn học.
II. NỘI DUNG:
Cả năm: Chương trình: 37 tuần = 35 tiết 
Học kỳ I: 19 tuần = 18 tiết 
Học kỳ II: 18 tuần = 17 tiết
Cả năm: tiết
Phân môn (nếu có)
VD: Đại số: ..... tiết
Phân môn (nếu có)
VD: Hình học:..... tiết
Học kỳ I
19 tuần = 18 tiết
Học kỳ II
18 tuần = 17 tiết
II. ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ LỚP GIẢNG DẠY VÀ CHỈ TIÊU NĂM HỌC 2012 -2013
Lớp
Năm học 2011- 2012
Năm học 2012- 2013
8A
Giỏi: 1 = 5%, Khá: 4 = 20%, TB: 9 = 45%,
Yếu: 5 = 25%, Kém: 0 = 0%.
Giỏi: 1 = 5.6%, Khá: 4 = 22.2%, TB: 10 = 55.6%,
Yếu: 3 = 16.6%, Kém: 0 = 0%. 
8B
Giỏi: 0 = 0%, Khá: 5 = 26.3%, 
TB: 9 = 47.4%, Yếu: 5 = 26.3%, Kém: 0 = 0%.
Giỏi: 0 = 0%, Khá: 5 = 26.3%, TB: 10 = 52,6%,
Yếu: 4 = 21.1%, Kém: 0 = 0%.
II. KẾ HOẠCH CỤ THỂ 
Tuần
Tiết
Tên bài dạy
Mức độ cần đạt
Chuẩn bị
Nội dung cần dạy
Loại hình kiểm tra
1
1
Chuyển động cơ học
- Kiến thức: 
- Nêu dượcdấu hiệu nhận biết chuyển động cơ
- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ
- Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ
- Kỹ năng: Lấy ví dụ minh họa về chuyển động cơ và tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc học tập và yêu thích môn học.
- GV: Tranh vẽ H1.1 Sgk, H1.2 Sgk, phục vụ cho bài giảng + Bài tập. Tranh vẽ H1.3 Sgk về 1 số chuyển động thường gặp; 2 bảng phụ.
- HS: Giấy trong, bút, bảng phụ theo nhóm.
2
2
Vận tốc
- Kiến thức
- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động.
- Viết được công thức tính tốc độ. 
- Nêu được đơn vị đo của tốc độ.
- Kĩ năng: Vận dụng được công thức tính tốc độ .
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Thái độ nghiêm túc, hợp tác khi làm bài tập.
- GV:+ Chuẩn bị đồng hồ bấm dây.
+ Tranh vẽ tốc kế của xe máy.
- HS:
+ Các nhóm chuẩn bị bảng vẽ 2.1; 2.2 và giấy trong học tập.
Dạy đến phần nào đối với những bài từ 2 tiết trở lên
3
3
Chuyển động đều – Chuyển động không đều
- Kiến thức
- Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình. Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.
- Tính được tốc độ trung bình của một chuyển động không đều.
- Kỹ năng
 Áp dụng được công thức để tính tốc độ trung bình của vật chuyển động không đều trên từng quãng đường hay cả hành trình chuyển động.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ
 Tập trung nghiêm túc, hợp tác khi thực hiện thí nghiệm.
- GV: Bảng phụ ghi vắn tắt các bước thí nghiệm, kẻ sẵn bảng kết quả (bảng 3.1) Sgk.
- HS: + 1 máng nghiêng, 1 bánh xe, 1 bút dạ để đánh dấu.
+ 1 đồng hồ điện tử hoặc đồng hồ bấm giây.
4
4
Biểu diễn lực
- Kiến thức
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật
- Nêu được lực là một đại lượng vectơ
- Kĩ năng: Biểu diễn được lực bằng vectơ.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc.
- GV: + Sơ đồ nội dung dạy học.
 + Đồ dùng thí nghiệm 6 bộ.
- HS: + Kiến thức về lực. Tác dụng của lực.
+ 6 bộ thí nghiệm: giá đỡ, xe lăn, nam châm thẳng, 1 thỏi sắt.
5
5
Sự cân bằng lực – Quán tính
- Kiến thức
- Nêu được hai lực cân bằng là gì?
- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
- Nêu được quán tính của một vật là gì?
- Kĩ năng: Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm.
- GV: bảng phụ kẻ sẵn bảng 5.1 để điền kết quả 1 số nhóm, 1 số cốc nước, 1 băng giấy, bút dạ.
- HS: 1 máy Atút, 1 đồng hồ bấm dây, 1 đồng hồ điện tử, 1 xe lăn, 1 khúc gỗ hình trụ.
Kiểm tra 15 phút
6
6
Lực ma sát
- Kiến thức
- Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt.
- Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn.
- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ.
- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
- Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đo lực, đặc biệt là đo Fms để rút ra nhận xét về đặc điểm Fms.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ
- Có thái độ học tập nghiêm túc - cẩn thận khi sử dụng thí nghiệm.
- GV: 1 tranh vẽ các vòng bi, 1 tranh vẽ diễn tả người đẩy vật nặng trượt, đẩy vật trên con lăn.
- HS: Mỗi nhóm: lực kế, miếng gỗ, 1 quả cân, 1 xe lăn, 2 con lăn.
7
7
Bài tập
- Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và kỹ năng về chuyển động cơ học, biểu diễn lực, sự cân bằng lực, quán tính, lực ma sát. 
- Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các kiến thức và công thức để giải một số bài tập.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Rèn kỹ năng tư duy lôgic, tổng hợp và thái độ nghiêm túc trong học tập.
- GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập, hướng dẫn trả lời và cách giải bài tập.
- HS: Ôn tập kiến thức đã học.
8
8
Kiểm tra một tiết
- Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài, vận dụng công thức giải một số bài tập.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc.
- GV: Ma trận đề kiểm tra, đáp án – biểu điểm.
- HS: Ôn tập kiến thức đã học.
9
9
Áp suất
- Kiến thức: Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.
- Kĩ năng: Vận dụng công thức tính 
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc.
- GV: Tranh vẽ H7.1, H7.2. Bảng phụ kẻ sẵn bảng 7.1.
- HS: Mỗi nhóm 1khay (chậu) đựng cát hoặc bột, 3 miếng kim loại HCN hoặc 3 hòn gạch.
10
10
Áp suất chất lỏng
- Kiến thức: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng
- Kĩ năng: Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc.
- GV: 
Chuẩn bị dụng cụ cho mối nhóm, bảng sẵn kẻ sẵn đồ dùng.
- HS: 
Một bình hình trụ có đáy c, lỗ A, B ở thành bình bịt màng cao su mỏng. Một bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời làm đáy, ống cao su nhựa, một bình nước, cốc múc, giẻ khô sạch.
11
11
Bình thông nhau – Máy nén thủy lực
- Kiến thức: Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.
Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
- Kĩ năng: Quan sát hiện tượng thí nghiệm, rút ra nhận xét.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc.
- GV: 
Chuẩn bị dụng cụ cho mối nhóm, bảng sẵn kẻ sẵn đồ dùng.
- HS: 
Một bình hình trụ có đáy c, lỗ A, B ở thành bình bịt màng cao su mỏng. Một bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời làm đáy, ống cao su nhựa, một bình nước, cốc múc, giẻ khô sạch.
12
12
Áp suất khí quyển
- Kiến thức: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- Kĩ năng: Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại áp suất khí quyển và đo được áp suất khí quyển.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.
- GV: chuẩn bị các bảng phụ, tranh.
- HS: 1 ống thuỷ tinh dài 10-15cm, tiết diện 2-3mm, 1 cốc nước.
13
13
Lực đẩy Acsimet
- Kiến thức: Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét.
- Kĩ năng: Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = V.d.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
- GV: Mỗi nhóm 1 lực kế, 1 giá đỡ, 1 cốc nước, 1 bình tràn, 1 quả nặng.
- HS: Đọc trước bài.
14
14
TH: Nghiệm lại lực đẩy Acsimet
- Kiến thức: Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.
- Kĩ năng: Sử dụng lực kế - bình chia độ...để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn lực đẩy Acsimet.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc trong khi thực hành - cẩn thận khi dùng đồ dùng.
- GV: 1 lực kế GHD 2,5N. vật nặng V = 50cm3 (không thấm nước), 1 bình chia độ, 1 giá đỡ, 1 bình nước, 1 khăn lau khô.
- HS: Mỗi học sinh 1 mẫu báo cáo thí nghiệm đã phô tô.
15
15
Sự nổi
- Kiến thức: Nêu được điều kiện nổi của vật.
- Kĩ năng: Làm thí nghiệm, phân tích hiện tượng, nhận xét hiện tượng.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc.
- GV: 1 cốc thuỷ tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ có khối lượng lớn hơn chiếc đinh, 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín.
- HS: 1 hình vẽ tàu ngầm.
Kiểm tra 15 phút
16
16
Ôn tập
- Kiến thức: Củng cố và hệ thống hóa các kiến thức đã học.
- Kĩ năng: Làm thí nghiệm, vận các công thức vào giải một số bài tập và giải thích một số hện tượng thực tế.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, học hỏi.
- GV: Nội dung ôn tập.
- HS: Ôn tập các kiến thức đã học.
17
17
Ôn tập
- Kiến thức: Củng cố và hệ thống hóa các kiến thức đã học.
- Kĩ năng: Làm thí nghiệm, vận các công thức vào giải một số bài tập và giải thích một số hện tượng thực tế.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, học hỏi.
- GV: Nội dung ôn tập.
- HS: Ôn tập các kiến thức đã học.
18
18
Kiểm tra học kì I
- Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức đã học.
- Kĩ năng: Vận dụng công thức vào giải một số bài tập.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.
- GV: Ma trận đề kiểm tra, đáp án – biểu điểm (theo pgd).
- HS: Ôn tập kiến thức đã học.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU	 DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG CM	 NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
 Trần Thị Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_giang_day_vat_li_8phuong.doc