I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy.
Kĩ năng: Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy.
Thái độ: Rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá các chi tiết máy.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV -HS:
1.Giỏo viờn: Tài liệu, trục trước xe đạp, bulông, vòng bi.
2. Học sinh: Nghiên cứu bài, sưu tầm mẫu vật.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Tổ chức. (1)8.
2. Kiểm tra bài cũ: (4)
? Dùng thước cặp để xác định kích thước của chi tiết ?
tuần 12: Ngày dạy: 8 Tiết 23: chương iv. chi tiết máy và lắp ghép khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép I. Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy. Kĩ năng: Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy. Thái độ: Rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá các chi tiết máy. II. Chuẩn bị của GV -HS: 1.Giỏo viờn: Tài liệu, trục trước xe đạp, bulông, vòng bi. 2. Học sinh: Nghiên cứu bài, sưu tầm mẫu vật. III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức. (1’)8................ 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) ? Dùng thước cặp để xác định kích thước của chi tiết ? 3. Bài mới. * Giới thiệu bài mới: (1’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về chi tiết máy. (20’) GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về khái niệm chi tiết máy. HS: Tìm hiểu và nêu công dụng của từng phần tử. GV: Nhận xét, điều chỉnh. ? Nêu đặc điểm chung của các phần tử ?. HS: Tìm hiểu, sau đó nêu khái niệm chi tiết máy. HS: Kể tên các chi tiết máy của chiếc xe đạp, xe máy ?. ? Những chi tiết nào có ở cả hai sản phẩm ?. GV: Nhận xét, điều chỉnh. HS: Nêu khái niệm về loại chi tiết có công dụng chung và chi tiết có công dụng riêng. GV: Thống nhất và nêu một số ví dụ. HS: Ghi nhớ. I. Khái niệm về chi tiết máy: 1. Chi tiết máy là gì? - Chi tiết máy là các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy. - Dấu hiệu nhận biết: + Có cấu tạo hoàn chỉnh. + Không tháo rời được ra nữa. - VD: Đai ốc, bánh răng, lưỡi cưa. 2. Phân loại chi tiết máy. a. Chi tiết có công dụng chung. - Là những chi tiết được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau. b. Chi tiết có công dụng riêng. - Là những chi tiết được sử dụng trong một loại máy nhất định. Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết máy được ghép với nhau như thế nào ?. (15’) GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về ghép nối chi tiết. HS: Quan sát bộ ròng rọc. ? Nêu cấu tạo của bộ ròng rọc ?. ? Các chi tiết ghép với nhau như thế nào ?. GV: Bổ sung, thống nhất. HS: Tìm hiểu và nêu khái niệm về mối ghép cố định và mối ghép động. GV: Nhận xét, điều chỉnh, thống nhất. ? Chiếc xe đạp của em có những kiểu mối ghép nào? Hãy kể tên một vài mối ghép đó?. HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận. GV: Thống nhất. HS: Ghi nhớ. II. Chi tiết máy được ghép với nhau như thế nào? - Các chi tiết ghép lại với nhau tạo thành sản phẩm. + Ghép bằng đinh tán. + Ghép bằng đinh tán. + Ghép bằng trục quay. a) Mối ghép cố định. - Các chi tiết được ghép không chuyển động tương đối với nhau. + Mối ghép tháo được. + Mối ghép không tháo được. b) Mối ghép động. - Các chi tiết có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau. 4. Củng cố. (3’) - HS: Đọc ghi nhớ, trả lời câu hỏi 2 trang 85 sgk. 5. Dặn dò. (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi trang 85 sgk. - Chuẩn bị bài sau: Mối ghép tháo được.
Tài liệu đính kèm: