Khóa luận Xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích và nhiệm vụ 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1. Đối tượng nghiên cứu 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu 2

4. Kết cấu của tiểu luận 2

PHẦN THỨ NHẤT

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON 4

1.1. Khái niệm đội ngũ giáo viên mầm non 4

1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ giáo viên 5

1.3 Vai trò của giáo viên trong giai đoạn hiện nay 8

PHẦN THỨ HAI

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON CỦA HUYỆN HÀM THUẬN NAM 11

2.1. Đặc điểm, tình hình giáo viên mầm non của Huyện 11

2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non của huyện 11

2.2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 11

2.2.1.1. Kết quả đạt được 11

2.2.1.1.1. Đội ngũ giáo viên mầm non 12

2.2.1.1.2. Trình độ lý luận chính trị 13

2.2.1.1.3. Trình độ tin học, ngoại ngữ 13

2.2.1.1.4.Phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống 13

2.2.1.2. Nguyên nhân đạt được kết quả 14

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân 14

2.2.2.1. Hạn chế 14

2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế 16

PHẦN THỨ BA

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM THUẬN NAM 18

3.1. Phương hướng trong thời gian tới 18

3.2. Các giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam 19

3.2.1. Bổ sung nguồn nhân lực cho bậc học mầm non 19

3.2.2. Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin 19

3.2.3. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ 21

3.2.4. Đầu tư chỉ đạo lấy chất lượng làm mũi nhọn 21

3.2.5. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên qua lớp điểm 22

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá 22

3.3. Kiến nghị 23

3.3.1. Đối với ngành giáo dục cấp trên 23

3.3.2. Đối với Huyện Uỷ huyện Hàm Thuận Nam 24

 KẾT LUẬN 25

 

doc 33 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ có tài thôi thì chưa đủ, ngoài trí tuệ, tài năng, người giáo viên phải có đạo đức. Người nhắc nhở: "các thày, cô giáo phải trở thành tấm gương sáng, thành kiểu mẫu cho các em noi theo", "phải là kiểu mẫu về mọi mặt, tư tưởng, đạo đức, lối làm việc". Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: "Người có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Đối với đội ngũ nhà giáo, tài là sự am hiểu, vốn tri thức, vốn kinh nghiệm thực tiễn của người thày, đức là tư cách, tình yêu thương, trách nhiệm của người thày đối với nghề, với các em học sinh... Chính vì thế, Người nhắc các nhà giáo: "Dạy cũng như họcđều phải biết chú trọng cả tài và đức".
Như vậy, hơn bao giờ hết, chúng ta phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cụ thể là về năng lực, phẩm chất của nhà giáo, về xây dựng tập thể những người làm công tác giáo dục, về xây dựng lòng yêu nghề, yêu người, về động lực phát triển của nền giáo dục. Chúng ta cần xây dựng được đội ngũ những người làm công tác giáo dục có đầy đủ phẩm chất, năng lực, vừa "hồng", vừa "chuyên" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra. Điều này không những để khẳng định tri thức, trình độ phát triển giáo dục của dân tộc mà còn góp phần quan trọng cho thắng lợi của công cuộc hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển đất nước hôm nay. Kế thừa và phát huy những tinh hoa trong tư tưởng của Người, Đảng ta xác định: "giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
1.3 Vai trò của giáo viên trong giai đoạn hiện nay
Mục tiêu của nền giáo dục chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, phải tạo ra chất lượng mới cho nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng bậc nhất, quyết định sự phát triển hay tụt hậu của nền giáo dục. 
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết "Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa". Thủ tướng còn chỉ rõ thêm " Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mệnh của mình. Chất lượng giáo dục trước mắt và tương lai tuỳ thuộc vào đội ngũ này. Cho nên lo cho chất lượng, lo cho cải cách giáo dục thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho đội ngũ giáo viên.
Khác với các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, nghề dạy học là một nghề đặc biệt. Vì, nghề dạy học là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính khoa học với tính nghệ thuật, nghệ thuật đào tạo con người! Trong giáo dục - đào tạo, thầy cô giáo là người thi công, sản phẩm của giáo dục chính là con người mới, con người trí tuệ.
* Đới với xã hội:
Đội ngũ giáo viên có một vai trò vô cùng quan trọng để làm cho giáo dục thực hiện được sứ mệnh cao cả đó. Hồ Chủ tịch đã từng nói: "Không có thầy thì không có giáo dục".  Rõ ràng phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển giáo dục. Giáo viên là người đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước.
Giáo viên là người đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. Là lực lượng chủ đạo trong sự nghiệp phát triển văn hóa, Giáo dục.
* Đối với nhà trường: Giáo viên là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, giáo viên là yếu tố trực tiếp quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Trong thời đại ngày nay: máy móc không thể thay thế được vai trò của người thầy giáo. Thời đại ngày nay với những đặc trưng, khoa học- Công nghệ phát triển như vũ bão và toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đó vai trò của nhà trường nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng đã có những thay đổi đáng kể. Nhà trường từ chổ khép kín, chuyển sang mở cửa rộng rãi & gắn kết với cộng đồng, gắn bó với sự phát triển khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh.
Người thầy trước sự phát triển của đa dạng phương tiện truyền thông không còn là nguồn duy nhất cung cấp sự hiểu biết. Vì vậy người thầy ngày nay ngoài kiến thức còn phải có năng lực hướng dẫn học sinh tự học, tự đánh giá; có năng lực lôi cuốn học sinh; biết thu thập và xử lý thông tin để tự biến đổi mình thích ứng với sự đổi mới.
Như vậy, vai trò của nhà giáo có thay đổi, song vị trí của nhà giáo không hề giảm mà còn tăng lên so với trước. Điều đó đặt ra yêu cầu cao hơn cho đội ngũ nhà giáo cần phải nổ lực phấn đấu rèn luyện mình để đáp ứng của thời đại mới. Như luật Giáo dục năm 2005 đã quy định: “ Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học”.
Giáo dục luôn thay đổi nhằm phục vụ sự phát triển của đất nước, do đó vai trò của người thầy giáo cũng phải thay đổi theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, chính vì vậy mục tiêu phát triển đội ngũ phải thường xuyên thay đổi đó là mục tiêu về số lượng, mục tiêu về chất lượng. Để phát triển đội ngũ giáo viên ngoài sự nỗ lực tự học của giáo viên, người quản lý còn phải tiến hành đồng thời cả hai việc đó là: Nắm bắt được mục tiêu giáo dục trong một giai đoạn nhằm đề ra những yêu cầu cụ thể; phát triển cả về số lượng và chất lượng cho đội ngũ hiện có, và đó cũng là cơ sở cho luận văn đề ra các giải pháp.
PHẦN THỨ HAI
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON
CỦA HUYỆN HÀM THUẬN NAM
2.1. Đặc điểm, tình hình giáo viên mầm non của Huyện Hàm Thuân Nam
Hàm Thuận Nam là một huyện huyện miền núi, mật độ dân số 95 người/km2, phân bố dân cư không đồng đều, toàn huyện có 13/13 xã, thị trấn phủ đều trường lớp mẫu giáo, trong đó 02 xã (Mỹ Thạnh, Hàm Cần) thuộc xã khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi và 03 xã thuộc bãi ngang (Tân Thuận, Tân Thành, Thuận Quý).
Bậc học mầm non trong năm học 2017-2018 có 14 trường với tổng số nhóm lớp: 183 (117 lớp Công lập, 66 nhóm lớp Tư thục), 30 nhóm nhóm trẻ (Công lập: 1 nhóm ; Tư thục: 29 nhóm), 153 lớp mẫu giáo (Công lập: 116 lớp ; Tư thục: 37 lớp)
Với sự tăng nhanh của các nhóm lớp ngoài công lập đã đem đến những thuận lợi nhất định cho nên giáo dục huyện nhà trong việc huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp.
Nền kinh tế của huyện nhà những năm gần đây tương đối ổn định, nhờ có cây thanh long mà đời sống bà con trong huyện tăng lên rõ rệt, nhiều trang trại thanh long đã và đang hình thành và phát triển làm thay đổi bộ mặt nông thôn Hàm Thuận Nam. Nơi đây tập trung một số lượng lớn dân di cư lao động từ các tỉnh đổ về, sự phát triển của nền nông nghiệp kéo theo số lượng học sinh bỏ học giữa chừng nhiều, nguồn nhân sự dành cho bậc học mầm non hầu như thiếu, một số giáo viên mầm non xin nghỉ việc do lương thấp, công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non gặp những khó khăn nhất định.
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non của huyện
2.2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
2.2.1.1. Kết quả đạt được
2.2.1.1.1. Đội ngũ giáo viên mầm non
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nói chung, đội ngũ giáo viên dành cho bậc học mầm non cũng đã dược tăng cường đáng kể về số lựợng và chất lượng, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều, tham gia giảng dạy tích cực và tham gia các hoạt động khác của ngành, có đạo đức tốt, tác phong sư phạm nhà giáo chuẩn mực, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hầu hết đội ngũ giáo viên đều nắm rõ mục tiêu của chương trình Giáo dục mầm non , gương mẫu, nhiệt tình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ.
Đội ngũ giáo viên mầm non đã có nhiểu nỗ lực góp phần vào sự thành công của Đề án Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Năm học 2014-2015 Huyện hàm Thuận Nam được Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận đạt chuẩn Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2010-2015.
Số lượng giáo viên hiện tại so với năm học 2014-2015 đã tăng lên đáng kể mặc dù đến năm 2016-2017 vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế do số lớp tăng lên hàng năm. Tuy nhiên năm học 2017-2018 giáo viên dành cho bậc mầm non đã tương đối ổn về số lượng.
Năm học 2015-2016 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tổ chức tập huấn cho 36 giáo viên thuộc đội ngũ giáo viên cốt cán thực hành soạn giảng PowerPoint. Sau thực hành đội ngũ cốt cán sẽ tiếp tục tập huấn lại cho tất cả giáo viên trong toàn huyện với mục tiêu giúp tất cả giáo viên thực hiện tốt việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Tất cả giáo viên đều có ý thức đổi mới dạy học, đặc biệt về vận dụng các phương tiện dạy học hiện đại ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy được giáo viên tích cực tham gia tập huấn và triển khai nhằm phát huy tính tích cực của trẻ trong học tập, nâng cao hiệu quả, chất lượng tiết học . Không phụ lòng kì vọng của cha mẹ trẻ khi gửi con tới trường.
Năm 2017 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã phối hợp cùng Trường Cao Đẳng Cộng Đồng tỉnh Bình Thuận mở lớp bồi dưỡng chứng chỉ quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Lớp học với 39 học viên tham gia.
Trong 3 năm, tổ chức 15 cuộc tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các trường mầm non, 100% giáo viên mầm non về chuyên môn nghiệp vụ, tin học; 50 giáo viên đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có 32 giáo viên đào tạo trên chuẩn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chương trình Giáo dục mầm non mới.
Trong các năm gần đây cơ sở vật chất các trường ngày được cải thiện, cảnh quang môi trường xanh sạch đẹp, có hàng rào, biển trường bảo đảm an toàn, an ninh. Từ mục tiêu thực hiện phổ cập có 7 trường xây dựng mới tập trung làm cho cơ ngơi trường học ngày càng khang trang như: MG Mương mán, MG Hàm Minh , MG Tân Lập, MG Hàm Mỹ, MG Hàm Kiệm , MG Hàm Cường, MG Hàm Thạnh.
2.2.1.1.2. Trình độ lý luận chính trị
Hầu hết đảng viên giáo viên mầm non có trình độ sơ cấp Lý luận chính trị. Đội ngũ đảng viên có nhưng số lượng còn quá mỏng manh. Năm 2015-2016 chỉ có 15 đảng viên, năm 2016-2017 chỉ tăng lên 5 đảng viên là 20 đảng viên, năm 1017-2018 số đảng viên đang dừng lại ở con số 22.
2.2.1.1.3. Trình độ tin học, ngoại ngữ
Đội ngũ giáo viên với trình độ tin học và ngoại ngữ với nhiều hạn chế. Qua bảng thống kê kết quả Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện của 3 lần tổ chức thi cấp huyện, cho thấy đội ngũ cốt cán đã có những thay đổi về chất trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế tuy nhiên nó đã đem đến nhưng khởi sắc ban đầu đáp ứng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin.
2.2.1.1.4.Phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống
Về đạo đức và lòng yêu nghề tinh thần trách nhiệm của đội ngũ: Nghề dạy học là nghề có tính đặc thù riêng, đối tượng của dạy học và giáo dục là con người, phát triển và hoàn thành nhân cách cho học sinh vì vậy nhân cách, các phẩm chất đạo đức của người thầy, tác động trực tiếp đến quá trình hình thành phát triển nhân cách của học sinh, nhiều công trình nghiên cứu cho rằng phẩm chất nhân cách của người thầy giáo là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ nhà trẻ, mẫu giáo thì điều đó càng có ý nghĩa quan trọng. Trên thực tế phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên mầm non của huyện nhà hiện nay đều là những thầy, cô giáo có đạo đức tốt, tác phong sư phạm mẫu mực, có lối sống trong sáng giản dị được học sinh, các bậc cha mẹ học sinh và đồng nghiệp kính trọng, tin yêu.
2.2.1.2. Nguyên nhân đạt được kết quả
Một là, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời của, Lãnh đạo SGD&ĐT, Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Thuận Nam đã có những động thái tích cực trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên bậc học mầm non thực hiện tốt kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Hai là, sự nỗ lực và cố gắng rất lớn của những người làm công tác quản lý, nhất là đội ngũ thầy cô giáo đã không ngại khó khăn vươn lên với mục đích giúp cho con em của chúng ta có được những giá trị sống đích thực.
Ba là, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách đãi ngộ kịp thời cho trẻ em như Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/201 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Bốn là, mỗi giáo viên đều mang trên mình một trách nhiệm lớn lao mà Đảng, Nhà nước giao phó, đó là nhiệm vụ xây dựng thế hệ tương lai cho đất nước.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế
Số lượng giáo viên thiếu không chỉ tại huyện Hàm Thuận Nam mà là trên cả nước. Thiếu giáo viên mầm non đang là điểm nóng trên các luồng thông tin đại chúng. Đó là một thực tế cho thấy sự phối hợp giữa các nhà quản lý nhân sự chưa đồng bộ. Khi cung và cầu đã có một khoảng chênh lệch lớn đưa Giáo dục mầm non bước vào một thách thức mới. Bên cạnh đó công việc của giáo viên nhiều mệt nhọc nhưng lương lại thấp dẫn đến không thu hút được nguồn nhân lực. Một số giáo viên sau khi tham gia công tác dạy học một thời gian đã xin nghỉ do áp lực công việc, đi dạy 2 buổi/ngày, lương thấp. Trong năm qua đã có 5 giáo viên xin nghỉ việc.
Nền nông nghiệp trồng thanh long của huyện nhà phát triển mạnh, người dân với mức thu nhập cao nên khi khi hướng nghiệp cho con em thi và vào ngành sư phạm mầm non hầu như không được các bậc phụ huynh và các em học sinh hưởng ứng. Một số trường quá xa, khi con em ra trường tham gia dạy học không có chỗ ở lại, phải thuê nhà với đồng lương ít ỏi không đảm bảo cho cuộc sống.
Một số giáo viên không đáp ứng đầy đủ về tiêu chuẩn về chuyên môn như tin học, ngoại ngữ vì vậy chưa nắm bắt và đào tạo kịp thời những thay đổi về chuyên môn và những ứng dụng mới của thời đại, keo theo chất lượng dội ngũ còn nhiều hạn chế. Cụ thể như việc ứng dụng bài giảng PowerPoint trong dạy học.
Kỹ năng giáo dục của một số giáo viên còn thiếu dễ dẫn đến bạo hành trẻ em.
Chương trinh Giáo dục mầm non là một chương trình mới nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, tuy nhiên việc tiếp cận với chương trình quá khó đối với nhiều giáo viên. Từ chương trình khung, bản thân giáo viên phải lựa chọn và biên soạn ra các nội dung cụ thể phù hợp, và không phải giáo viên nào cũng đủ năng lực để biên soạn nội dung phù hợp với từng độ tuổi. Chương trình mở nhưng việc tự biên soạn nội dung là quá khó đối với trình độ của một giáo viên mầm non.
Việc phát triển đảng viên ở bậc học mầm non chưa được quan tâm đúng mức tại huyện Hàm Thuận Nam, thành phần, theo văn bản ban hành của Huyện Uỷ Hàm Thuận nam thì đối tượng tham gia lớp học Trung cấp chính trị chỉ dành cho cấp học Trung học cơ sở và Tiểu học riêng bậc mầm non không có. Các trường học mầm non hầu như không có chi bộ riêng chỉ là chi bộ ghép do số lượng đảng viên quá ít. Đây là một khó khăn cho công tác chỉ đạo chung của bậc học.
Một số đơn vị kiểm tra, đánh giá chuẩn nghề nghiệp Giáo viên mầm non vẫn còn chưa làm hết trách nhiệm, còn xem nhẹ việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp, cách xếp còn cào bằng giữa những nhà giáo nhiệt huyết và những nhà giáo làm chưa tốt khiến cho đội ngũ nhà giáo có tâm không còn động lực đế phấn đấu.
Về phẩm chất đạo đức lối sống: Vẫn còn một số giáo viên còn chểnh mảng trong công việc. Do đồng lương thấp trong khi nhu cầu cuộc sống đòi hỏi cao, bản thân giáo viên ngoài việc dạy dỗ còn phải làm thêm thanh long để có thêm thu nhập. Chính sách đãi ngộ của nhà nước dành cho bậc học mầm non chưa được qua tâm đúng mức.
2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế
Một là vị thế, cái nhìn của cá nhân nói riêng và xã hội nói chung đối với nghề giáo viên mầm non vẫn còn thấp, cho dù chúng ta gọi đây là nghề cao quý nhưng có lẽ trên thực tế xã hội vẫn chưa có cái nhìn đúng dành cho bậc học mầm non. Ngay cả việc chọn thành phần tham gia lớp học Trung cấp chính trị tại huyện hàm Thuận Nam thì bậc mầm non cũng đã không được quan tâm.
Hai là, về hệ số tiền lương, thời gian làm việc kéo dài, hầu hết giáo viên mầm non phải làm những công việc vệ sinh ngoài chuyên môn và những khó khăn về mặt thời gian chưa được tháo gỡ. Giáo viên ở các cấp học Tiểu học hay Trung học cơ sở được quy định giờ lên lớp theo tiết dạy (Tiểu học 23 tiết/tuần; Trung học cơ sở 19 tiết/tuần, thời gian 35-40 phút/tiết), tuy nhiên bậc học mẫu giáo lại phải thực hiện 30 giờ/tuần và thời gian được tính bằng giờ (60 phút/giờ). Như vậy thời gian mà mỗi giáo viên mầm non phải làm việc mỗi tuần gấp 02 lần thời gian giáo viên tiểu học và gấp 2.3 lần thời gian giáo viên trung học cơ sở. Đó là vấn để bất cập về mặt thời gian dành cho giáo viên mầm non.
Ba là, hiện nay các trung tâm đào tạo tin học, ngoại ngữ mở ra theo nhu cầu của người học tuy nhiên chưa được kiểm soát kỹ về chất lượng đầu ra nên các chứng chỉ ngoại ngữ tin học của hầu hết giáo viên có nhưng trên thực tế việc thực hành còn nhiều hạn chế.
Bốn là, Việc quản lý nhân sự tại các đơn vị còn chưa sâu, việc kiểm tra đánh giá chuẩn nghề nghiệp Giáo viên mầm non chỉ mang tính chất góp ý, giúp đỡ, chưa áp dụng tính kỷ luật trong công việc.
PHẦN THỨ BA
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM THUẬN NAM
3.1. Phương hướng trong thời gian tới
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TƯ ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với việc xây dựng mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống, giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
Chủ động báo cáo, đề xuất, tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền, phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong và ngoài nhà trường, xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực gây bức xúc trong nhân dân; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh;
Tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền, phối hợp với các tổ chức chính trị tạo điều kiện cho đội ngũ bậc mầm non được tham gia học lớp Trung cấp chính trị tại huyện.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, tiếp tục thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên giáo viên mầm non; Phòng Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện huyện bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu công tác và qui mô phát triển trường lớp nhằm phát huy tối đa hiệu quả của đội ngũ để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và đổi mới sự nghiệp giáo dục.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy, học và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, , tạo tâm lý thoải mái, không gây áp lực cho bản thân giáo viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho đội ngũ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ năm học.
3.2. Các giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam
3.2.1. Bổ sung nguồn nhân lực cho bậc học mầm non
 Tham mưu các cấp, phối hợp cùng phòng nội vụ thông báo rộng rãi về việc tuyển nhân sự cho bậc mầm non, quá trình tuyển dụng cần nắm bắt những khó khăn để có hướng giúp đỡ, trong thời gian qua bậc mầm non đã tuyển dụng 48 giáo viên, các cơ sở ngoài công lập đã bổ sung thêm đáp ứng nhu cầu cho năm học mới 2017-2018. Hiện tại số lượng giáo viên dành cho Giáo dục mầm non tương đối ổn.
3.2.2. Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
Hiện nay, công nghệ thông tin được ứng dụng ngày càng phổ biến trong giáo dục nói chung và mầm non nói riêng.  Đây là một biện pháp mang lại hiệu quả cao, gây được hứng thú cho trẻ, và là một chỉ tiêu đặt ra cho mỗi giáo viên.
Nhưng muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng cơ bản thuần thục. Thực tế cho thấy dù có chứng chỉ bằng cấp cao về tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai một, ngược lại nếu
chịu khó học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ rất dễ dàng.
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên thông qua các buổi tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm tin học. Nội dung tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như thể thức trình bày văn bản, các bước soạn một bài trình chiếu pwerpoint, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách lồng ghép nhạc trong các bài giảng về thơ truyện hay các trò chơi, cách tổng hợp các kết quả trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ trên Excel... Ngoài ra, trong các đợt sinh hoạt chuyên môn trao đổi thêm về những vướng mắc khi sử dụng công nghệ thông tin cũng như những kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin chia sẽ cho giáo viên học tập tham khảo.
Sưu tầm, chọn lọc tài liệu hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin chuyển cho các đơn vị nghiên cứu và thực hành.Với hình thức này hiệu quả mang đến rõ rệt trong việc soạn giáo án của giáo viên. Lỗi chính tả giảm đáng kể. Thể thức văn bản trình bày khoa học hơn. Các bài giảng được thiết kế powerpoint hình ảnh sống động, đẹp mắt, những câu chuyện, bài thơ được lồng thêm những đoạn nhạc khi du dương khi sôi động gây được hứng thú cho trẻ góp phần làm nên thành công của tiết dạy.
Chúng tôi cho rằng, chuyên môn nhà trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm  tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực cho giáo viên. việc động viên kịp thời giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp cũng được chúng tôi quan tâm chú trọng.
Nhờ làm tốt công tác bồi dưỡng này mà 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính

Tài liệu đính kèm:

  • docTieu luan tot nghiep Trung cap chinh tri_12217799.doc