Kiểm tra 1 tiết môn: Sinh học 7

A. Trắc nghiệm: (4 điểm).

 I/ Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm)

 1. Tầng keo của sứa dày có tác dụng:

 a. Giúp cơ thể chúng rắn chắc hơn. b. Giúp chúng bơi lội giỏi hơn.

 c. Giúp chúng dễ nổi trên mặt nước. d. Giúp chúng trốn tránh kẻ thù.

 2. Giun móc câu xâm nhập vào cơ thể người qua:

 a. Đường tiêu hóa. b. Đường hô hấp. c. Đường máu. d. Da bàn chân.

 3. Giun đũa dinh dưỡng bằng cách nào?

 a. Tự dưỡng. b. Hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.

 c. Dị dưỡng. d. Thực hiện qua màng cơ thể.

 4. Trong ngành ruột khoang, loài nào có thể sống cộng sinh:

 a. Hải quỳ. b. Thủy tức. c. Sứa. d. San hô.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn: Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT 
HỌ VÀ TÊN :............................. MÔN : SINH HỌC 7
Điểm
LỚP : 7 TUẦN : 9 – TIẾT : 18
A. Trắc nghiệm: (4 điểm).
 I/ Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm)
 1. Tầng keo của sứa dày có tác dụng:
 a. Giúp cơ thể chúng rắn chắc hơn. b. Giúp chúng bơi lội giỏi hơn.
 c. Giúp chúng dễ nổi trên mặt nước. d. Giúp chúng trốn tránh kẻ thù.
 2. Giun móc câu xâm nhập vào cơ thể người qua:
 a. Đường tiêu hóa. b. Đường hô hấp. c. Đường máu. d. Da bàn chân. 
 3. Giun đũa dinh dưỡng bằng cách nào?
 a. Tự dưỡng. b. Hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều. 
 c. Dị dưỡng. d. Thực hiện qua màng cơ thể.
 4. Trong ngành ruột khoang, loài nào có thể sống cộng sinh:
 a. Hải quỳ. b. Thủy tức. c. Sứa. d. San hô.
 5. Sán dây được xếp vào ngành nào?
 a. Giun dẹp. b. Giun đốt. c. Giun tròn. d. Ruột khoang. 
 6. Điều không đúng khi nói về giun đũa:
 a. Sống ký sinh trong ruột người. b. Có khả năng di chuyển nhiều và linh hoạt. 
 c. Thuộc ngành giun tròn. d. Cơ thể có vỏ cuticun bả
o
 vệ. 
 7. Trong các loài sau, loài nào có khả năng tự dưỡng?
 a. Trùng giày. b. Trùng sốt rét. c. Trùng roi. d. Trùng biến hình. 
 8. Khi gặp điều kiện sống không thuận lợi, động vật nguyên sinh:
 a. Nằm im bất động. b. Sẽ chết.	
 c. Sẽ dồn vào một chỗ. d. Sẽ kết bào xác. 
II/ Dựa vào hình vẽ bên, em hãy điền vào ô trống và đánh dấu mũi tên để hoàn thành sơ đồ vòng đời sán lá gan. (2 điểm)
(6) Trâu (bò)
 (1)
(2)
(3) Ấu trùng trong ốc
(4)
(5)
B. Tự luận: (6 điểm).
Câu 1: Ngành ruột khoang có những vai trò gì? Cho ví dụ có tại địa phương em. (1,5 đ)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2: Ở giun đũa có đầu nhọn, giun đực nhỏ, giun cái to, mập, dài, chứa nhiều trứng. Ký sinh ở người nhất là trẻ em, gây đau bụng đôi khi tắc ống mật, lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể có tác dụng như bộ áo giáp nên không bị dịch tiêu hóa tiêu hủy. 
Dựa vào thông tin trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
2.1. (0,5 điểm) Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì?
2.2. (0,5 điểm) Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận của chúng sẽ như thế nào?
2.3. (0,5 điểm) Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào đối với con người?
Câu 3: Dựa vào hình bên hãy viết sơ đồ vòng đời của giun đũa. (1,5 điểm) 
Câu 4: Để phòng bệnh giun, sán kí sinh ở người chúng ta phải làm gì? (1,5 điểm)
ĐÁP ÁN SINH 7
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
 I/ Khoanh tròn...(Mỗi câu đúng 0,25 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Trả lời
c
d
b
a
a
b
c
d
 II/ Điền vào ô trống và đánh dấu mũi tên đúng chiều (Mỗi câu đúng 0,25 điểm). 
 ... → (1) trứng → (2) ấu trùng lông → ... (4) ấu trùng có đuôi... (5) kén sán →
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Vai trò của ngành ruột khoang là: (Mỗi ý đúng 0,25 đ)
 - Lợi ích: + Làm thực phẩm. VD: Sứa sen, sứa rô.
 + Là nguồn nguyên liệu cho: Xây dựng, trang trí, trang sức. VD: San hô.
 + Là vật chỉ thị trong nghiên cứu địa chất. VD: Hóa thạch san hô
 + Tạo vẻ đẹp cho thiên nhiên. VD: San hô.
 - Tác hại: + Gây ngứa và độc cho người. VD: Sứa.
 + Gây cản trở giao thông đường biển. VD: Đảo ngầm san hô.
Câu 2: 
2.1. Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học là chứa nhiều trứng. (0,5 đ) 
2.2. Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận của chúng sẽ bị dịch tiêu hóa ở ruột non tiêu hóa. (0,5 đ) 
2.3. Giun đũa nhờ có đầu nhọn nên chui được vào ống mật và hậu quả là gây tắc mật. (0,5 điểm) 
 Câu 3: Vòng đời của giun đũa: (Viết đúng 1,25 đ + Viết đẹp, sạch 0,25 đ )
Giun đũa đẻ trứng ấu trùng trong trứng 
 Thức ăn sống
Ruột non người Ruột non người
 Máu, tim, 
 gan, phổi
Câu 4: Để phòng chống giun, sán kí sinh ở người cần: ( Kể được mỗi ý đúng 0,5 đ)
	- Giữ vệ sinh ăn uống: Không ăn rau sống, uống nước lã, đậy kín thức ăn, ... 
	- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không đi chân đất...
	- Giữ vệ sinh môi trường: Không xả rác bừa bãi,...

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_1_TIET_S7NHI.doc