Kiểm tra 15 phút môn Địa lý lớp 6 - Đề 1

 Câu 1 : Dựa vào kiến thức đã học,hãy cho biết nguyên nhân sinh ra các mùa . ( 3 điểm)

Câu 2 : Dựa vào hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ trên Trái Đất,hãy cho biết nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất vào ngày nào ? Nửa cầu Nam có hiện tượng ngày,đêm ra sao ? ( 2 điểm)

Câu 3 : Vì sao có hiện tượng ngày,đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ ? ( 3 điểm)

Câu 4 : Vào những ngày nào cả hai nửa cầu đều hướng về phía Mặt Trời như nhau ? Ngày đó là ngày gì ? ( 2 điểm)

 

doc 19 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7110Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 15 phút môn Địa lý lớp 6 - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đường gì ? ( 3 điểm) 
Câu 3 : Hãy cho biết thời gian biểu hiện hiện tượng ngày,đêm của các địa điểm ở hai cực . ( 2 điểm)
Câu 4 : Vào những ngày nào Trái Đất hướng cả hai nửa cầu về phiá Mặt Trời ? Ngày đó là ngày gì ? Thời gian đó là những mùa gì ? ( 3 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN ĐỊA LÝ LỚP 6- ĐỀ 3
Câu 1 : ( 2 điểm)
 Ngày 22 – 6 ( 1) - Ngày dài,đêm ngắn ( 1)
Câu 2 : ( 3 điểm)
Vào ngày 22- 6 và 22- 12 các địa điểm nằm ở vĩ tuyến 66033’B và N có một ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ . ( 1,5) Vĩ tuyến 66033’ B và 66033’N là những đường giới hạn rộng nhất của vùng có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ .( 1,5)
Câu 3 : ( 2 điểm)
Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng . ( 1) Từ 21-3 đến 23-9 và từ 23-9 đến 21-3 ( 1)
Câu 2 : ( 3 điểm)
- Ngày 21 - 3 và 23 - 9 ( 1) 
- Ngày xuân phân và thu phân ( 1) 
- Mùa xuân và mùa thu .( 1) 
ĐỀ 4
Câu 1 : Vào ngày 22- 6 và 22- 12 các địa điểm nằm ở vĩ tuyến 66033’ B và 66033’N có hiện tượng ngày,đêm như thế nào ? Vĩ tuyến 66033’ B và 66033’N là những đường gì ? ( 3 điểm)
Câu 2 : Hãy cho biết thời gian biểu hiện hiện tượng ngày,đêm của các địa điểm ở hai cực . ( 2 điểm)
Câu 3 : Cho biết nguyên nhân sinh ra các mùa . ( 3 điểm)
Câu 4 : Dựa vào kiến thức đã học,cho biết nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất vào ngày nào ? Nửa cầu Bắc có hiện tượng ngày,đêm ra sao ? ( 2 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN ĐỊA LÝ LỚP 6- ĐỀ 4
Câu 1 : ( 3 điểm)
Vào ngày 22- 6 và 22- 12 các địa điểm nằm ở vĩ tuyến 66033’B và N có một ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ . ( 1,5) Vĩ tuyến 66033’ B và 66033’N là những đường giới hạn rộng nhất của vùng có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ .( 1,5)
Câu 2 : ( 2 điểm)
Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng . ( 1) Từ 21-3 đến 23-9 và từ 23-9 đến 21-3 ( 1)
Câu 3 : ( 3 điểm)
Khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời trục của Trái Đất bao giờ cũng giữ độ nghiêng không đổi 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo ( 1) và hướng về một phía, nên hai nửa cầu Bắc ( 1) và Nam luân phiên nhau ngả gần và chếch xa về phía Mặt Trời, sinh ra các mùa . ( 1)
Câu 4 : ( 2 điểm)
 Ngày 22 – 6 ( 1) - Ngày dài,đêm ngắn ( 1)
ĐỀ 45 PHÚT 1
Câu 1 : Dựa vào hệ thống kinh,vĩ tuyến trên Trái Đất cho biết đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu ? Vĩ tuyến lớn nhất là đường nào ? ( 2 điểm)
Câu 2 : Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải ? ( 1 điểm)
Câu 3 : Cho biết khái niệm nửa cầu Bắc,tọa độ địa lí, kinh độ của một điểm,vĩ độ của một điểm .( 4 điểm)
Câu 4 : a/ Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km,trên một bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15 cm . Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu ? Nêu cách giải ( 2 điểm)
b/ Viết tọa độ địa lí của điểm K nằm ở kinh tuyến 500 bên phải kinh tuyến gốc và ở vĩ tuyến 250 phía dưới xích đạo . ( 1 điểm) 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1
Câu 1 : ( 2 điểm)
- 1800 - đường xích đạo
Câu 2 : ( 1 điểm)
Vì bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu được nội dung ( 0,5) và ý nghĩa của kí hiệu dùng trên bản đồ .( 0,5)
Câu 3 : ( 4 điểm)
- Nửa cầu Bắc : nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Bắc .( 1)
- Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc .(1)
- Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ, vĩ độ của điểm đó trên bản đồ .( 1)
- Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc . ( 1 )
Câu 4 : ( 3 điểm)
a/ - Khoảng cách từ Hà Nội tới Hải Phòng trên thực địa : 105 km = 10.500.000 cm . ( 0,5)
- Khoảng cách từ Hà Nội tới Hải Phòng trên bản đồ đo được : 15 cm . ( 0,5)
Vậy 1cm trên bản đồ bằng bao nhiêu cm trên thực địa ?
- Ta có : 10.500.000 cm : 15 = 700.000 cm . ( 0,5)
- Bản đồ đó có tỉ lệ : 1 : 700.000 . ( 0,5)
b/ 500Đ
- K 
 250N ( 1)
ĐỀ 2
Câu 1 : Cho biết khái niệm vĩ tuyến Bắc,vĩ tuyến Nam, nửa cầu Bắc. ( 1,5 điểm)
Câu 2 : Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây : 1 : 200.000 và 1 : 6.000.000, cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa ? ( 2,5 điểm)
Câu 3 : Bản đồ là gì ? Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải ? Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ . ( 4 điểm)
Câu 4 : ( 2 điểm) 
A / Viết tọa độ địa lí của điểm C nằm ở kinh tuyến 400 bên phải kinh tuyến gốc và ở vĩ tuyến 150 phía dưới xích đạo . 
B / Viết tọa độ địa lí của điểm D nằm ở kinh tuyến 300 bên trái kinh tuyến gốc và ở vĩ tuyến 250 phía trên xích đạo . 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2
Câu 1 : ( 1,5 điểm)
- Vĩ tuyến Bắc : những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc. ( 0,5)
- Vĩ tuyến Nam : những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam . (0,5)
- Nửa cầu Bắc : nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Bắc . (0,5)
Câu 2 : ( 2,5 điểm)
1 : 200.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 200.000 cm hay 2 km trên thực địa ( 0,75). Như vậy 5 cm trên bản đồ sẽ bằng 5x 200.000= 1.000.000 cm hay bằng 10 km trên thực địa . ( 0,5)
1 : 6.000.000 có nghĩa là1 cm trên bản đồ bằng 6.000.000 cm hay 60 km trên thực địa . ( 0,75) Như vậy 5 cm trên bản đồ sẽ bằng 5x 6.000= 30.000.000 cm hay bằng 300 km trên thực địa . ( 0,5) 
Câu 3 : ( 4 điểm)
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất .( 1)
- Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của kí hiệu dùng trên bản đồ .( 1,5)
- Ý nghĩa : tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế .( 1,5)
Câu 4 : ( 2 điểm)
 400Đ
- C 
 150N ( 1)
 300T
- D 
 250B (1)
ĐỀ 3
Câu 1 : Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây : 1 : 400.000 và 1 : 5.000.000, cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa ? ( 2,5 điểm)
Câu 2 : Cho biết khái niệm kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây,vĩ tuyến Bắc . ( 1,5 điểm)
Câu 3 : Dựa vào các đường đồng mức làm thế nào để phân biệt được sườn núi dốc hay thoải ? Cho biết khái niệm kinh tuyến,kinh tuyến gốc. ( 4 điểm)
Câu 4 : ( 2 điểm)
A /Viết tọa độ địa lí của điểm E nằm ở kinh tuyến 500 bên trái kinh tuyến gốc và ở vĩ tuyến 250 phía trên xích đạo .
B / Viết tọa độ địa lí của điểm H nằm ở kinh tuyến 400 bên phải kinh tuyến gốc và ở vĩ tuyến 350 phía dưới xích đạo 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 3
Câu 1 : ( 2,5 điểm)
- Tỉ lệ 1 : 400.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 400.000 cm hay 4 km trên thực địa ( 0,75). Như vậy 5 cm trên bản đồ sẽ bằng 5x 400.000= 2.000.000 cm hay bằng 20 km trên thực địa . ( 0,5)
- Tỉ lệ :1 : 5.000.000 có nghĩa là1 cm trên bản đồ bằng 5.000.000 cm hay 50 km trên thực địa . ( 0,75) Như vậy 5 cm trên bản đồ sẽ bằng 5x5.000.000= 25.000.000 cm hay bằng 250 km trên thực địa . ( 0,5) 
Câu 2 : ( 1,5 điểm)
- Kinh tuyến Đông : những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc . ( 0,5)
- Kinh tuyến Tây : những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc .( 0,5)
- Vĩ tuyến Bắc : những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc. ( 0,5) 
Câu 3 : ( 4 điểm)
- Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc,càng xa nhau thì địa hình càng thoải .( 1,5)
- Kinh tuyến là đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu . ( 1)
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến 00 đi qua đài thiên văn Grin-uyt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn ( nước Anh ) . ( 1,5)
Câu 4 : ( 2 điểm)
 500T ( 1)
E 
 250B
 400Đ ( 1)
F 
 350N
ĐỀ 4
Câu 1 : Dựa vào đâu để xác định phương hướng đối với bản đồ có vẽ kinh tuyến,vĩ tuyến và nêu cách xác định phương hướng . ( 3 điểm)
Câu 2 : Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu ? Vĩ tuyến lớn nhất là đường nào ? ( 2 điểm)
Câu 3 : Nêu tên các loại, dạng kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ . ( 2 điểm)
Câu 4 : a/Khoảng cách từ thành phố Hồ Chí Minh đến Nha Trang là 320 km ,trên một bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 20 cm . Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu ? ( 2 điểm)
b/ Viết tọa độ địa lí của điểm L nằm ở kinh tuyến 300 bên trái kinh tuyến gốc và ở vĩ tuyến 450 phía trên xích đạo .
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 4
 Câu 1 : ( 3 điểm)
Với bản đồ có vẽ kinh tuyến, vĩ tuyến : muốn xác định phương hướng phải dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến ( 1 )
- Kinh tuyến : 
 Đầu trên chỉ hướng bắc . ( 0,5). Đầu dưới chỉ hướng nam . ( 0,5)
- Vĩ tuyến :
Đầu bên phải chỉ hướng đông . ( 0,5) Đầu bên trái chỉ hướng tây . ( 0,5)
Câu 2 : ( 2 điểm) 
 - 1800 - đường xích đạo
Câu 3 : ( 2 điểm)
- Ba loại kí hiệu : điểm, đường và diện tích .( 0,5)
- Một số dạng kí hiệu : hình học, chữ và tượng hình .( 0,5)
- Các cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ : thang màu ,đường đồng mức .( 1)
Câu 4 : ( 3 điểm)
a/- Khoảng cách từ Hà Nội tới Hải Phòng trên thực địa : 320 km = 32.000.000 cm . ( 0,5)
- Khoảng cách từ Hà Nội tới Hải Phòng trên bản đồ đo được : 20 cm . ( 0,5)
Vậy 1cm trên bản đồ bằng bao nhiêu cm trên thực địa ?
- Ta có : 32.000.000 cm : 20 = 1.600.000 cm . ( 0,5)
- Bản đồ đó có tỉ lệ : 1 : 1.600.000 . ( 0,5)
b/ 300T ( 1)
L 
 450B
ĐỀ THI 1
 Câu 1 : ( 3 điểm)
a / Hãy trình bày sự phân loại núi theo độ cao.Núi gồm những bộ phận nào ? ( 1,5điểm)
b / Núi và đồi khác nhau ở những điểm nào ? ( 1,5 điểm)
Câu 2 : A /Nêu các dạng ,các loại kí hiệu thường dùng trên bản đồ . Để giảm bớt ô nhiễm môi trường chúng ta phải làm gì ?
B / Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải ? ( 2,5 điểm)
Câu 3 : Dựa vào kiến thức đã học,cho biết hướng và thời gian chuyển động của Trái Đất một vòng quanh Mặt Trời . Nguyên nhân sinh ra hiện tượng các mùa . ( 2,5điểm)
Câu 4 : ( 2 điểm)	
A.Viết tọa độ địa lí của địa điểm A nằm trên kinh tuyến 300 bên trái kinh tuyến gốc, vĩ tuyến 100 phía trên xích đạo.
B.Viết tọa độ địa lí địa điểm B nằm trên kinh tuyến 600 bên phải kinh tuyến gốc và vĩ tuyến 250 phía trên xích đạo 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 6, HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015
 ĐỀ 1
Câu 1 : ( 3 điểm)
- Căn cứ vào độ cao người ta chia ra : 
+ Núi thấp : độ cao dưới 1000m ( 0,25)
+ Núi trung bình : từ 1000m đến 2000m ( 0,25)
+ Núi cao : từ 2000m trở lên ( 0,25)
- Núi gồm có 3 bộ phận : đỉnh, sườn và chân núi. ( 0,75)
- Khác nhau : 
+ Núi : độ cao tuyệt đối trên 500 m, đỉnh nhọn, sườn dốc .( 0,75)
+ Đồi : độ cao tương đối dưới 200 m, đỉnh tròn, sườn thoải .( 0,75)
Câu 2 : ( 2,5 điểm) 
A / - Các loại kí hiệu : đường,điểm,diện tích ( 0,75 )
- Các dạng kí hiệu thường dùng : hình học, chữ, tượng hình ( 0,75)
*Chúng ta không xả rác bừa bãi và trồng cây ( 0,5)
B / Vì bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của kí hiệu dùng trên bản đồ .( 0,5)
Câu 3 : ( 2,5 điểm)
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông ( 0,5)
- Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ .( 0,5)
- Khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời trục của Trái Đất bao giờ cũng giữ độ nghiêng không đổi 66033’trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng về một phía, nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả gần và chếch xa về phía Mặt Trời sinh ra các mùa . ( 1,5)
Câu 4 : ( 2 điểm) 
 300T 600Đ
 A ( 1) B ( 1)
 100B 250B
ĐỀ 2
Câu 1 : Dựa vào hệ thống kinh,vĩ tuyến trên quả địa cầu hãy cho biết khái niệm kinh tuyến,kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến gốc,nửa cầu Đông, nửa cầu Tây . ( 3 điểm)
Câu 2 : Nêu các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục củaTrái Đất. Vì sao có hiện tượng ngày,đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất ? ( 1,5 điểm)
Câu 3 : Dựa vào kiến thức đã học, nhận xét sự khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên về đặc điểm,hình dạng,độ cao và giá trị kinh tế . Để đất không bị sạt lở,xói mòn chúng ta phải làm gì ? (4 điểm)
Câu 4 : Khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Việt Nam , TôKiô , Niu-Ióoc là mấy giờ ? ( Việt Nam khu vực giờ số 7 , TôKiô số 9 , Niu-Ióoc số 19 ) ( 1,5 điểm) 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 6, HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015
 ĐỀ 2
Câu 1 : ( 3 điểm)
- Kinh tuyến là đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu ( 1)
- Kinh tuyến Đông : những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc . ( 0,5)
- Kinh tuyến Tây : những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc . ( 0,5)
- Nửa cầu Đông : nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ ( 0,5)
- Nửa cầu Tây : nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ ( 0,5)
Câu 3 : ( 1,5 điểm) 
* Các hệ quả :
- Hiện tượng ngày,đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất ( 0,5) 
- Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bề mặt Trái Đất . ( 0,5)
* Giải thích : Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất từ Tây sang Đông .( 0,5)
Câu 2 : ( 4 điểm)
a / Đồng bằng : ( 2 điểm)
- Là dạng địa hình thấp,có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng ( 0,75),có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m ( 0,5),nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m . ( 0,25)
- Giá trị kinh tế : thuận lợi cho phát triển nông nghiệp .( 0,5)
b / Cao nguyên : ( 1,5 điểm)
- Là dạng địa hình tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng nhưng có sườn dốc và độ cao tuyệt đối trên 500 m .( 1)
- Giá trị : thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn .( 0,5)
* Trồng cây ( 0,5)
Câu 4 : ( 1,5 điểm)
 Việt Nam : 19 giờ ( 0,5 ) , TôKiô : 21 giờ ( 0,5 ) , Niu-Ióoc : 7 giờ ( 0,5 )
ĐỀ 3
Câu 1 : Dựa vào kiến thức đã học,cho biết hướng và thời gian chuyển động của Trái Đất một vòng quanh Mặt Trời . Nguyên nhân sinh ra hiện tượng các mùa . ( 2,5điểm)
Câu 2 : Trình bày vai trò của lớp vỏ Trái Đất ? ( 2 điểm)
Câu 3 : Dựa vào thực tế và kiến thức đã học hãy cho biết giá trị kinh tế và đặc điểm dân cư của đồng bằng và cao nguyên . Để đất không bị sạt lở,xói mòn chúng ta phải làm gì ? ( 2 điểm) 
Câu 4 ( 3,5 điểm): a. Dựa vào hình vẽ dưới đây :
TN
B
a/ Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ 
b/ Xác định các hướng còn lại theo chiều mũi tên 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 6, HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015
 (ĐỀ 3) 
Câu 1 : ( 2,5 điểm)
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông ( 0,5)
- Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ .( 0,5)
- Khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời trục của Trái Đất bao giờ cũng giữ độ nghiêng không đổi 66033’trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng về một phía, nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả gần và chếch xa về phía Mặt Trời sinh ra các mùa . ( 1,5)
Câu 2 : ( 2 điểm)
 - Lớp vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất ( 0,5) nhưng có vai trò rất quan trọng ( 0,5) 
- Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như không khí, nước,sinh vật . . . và là nơi sinh sống và hoạt động của xã hội loài người .( 1)
Câu 3 : ( 2 điểm)
- Đồng bằng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp,dân cư đông đúc ( 0,75)
- Cao nguyên : thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn .Dân cư thưa thớt ( 0,75)
* Trồng cây,bảo vệ rừng ( 0,5)
Câu 4 : ( 3,5 điểm)
 A. Cách xác định : ( 2 điểm)
- Với bản đồ có kinh tuyến,vĩ tuyến : muốn xác định phương hướng dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến
- Với bản đồ không vẽ kinh tuyến, vĩ tuyến : dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc sau đó tìm các hướng còn lại . 
B. Xác định hướng : mỗi hướng đúng đạt 0,25 = 1,5 điểm
B
N
ĐN
TB
TN
T
ĐB
Đ
ĐỀ 4
Câu 1 : Trình bày cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất ? Để giảm bớt ô nhiễm môi trường chúng ta phải làm gì ? ( 3,5 điểm)
Câu 2 : Dựa vào hệ thống kinh,vĩ tuyến trên quả địa cầu hãy cho biết khái niệm kinh tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam . ( 2 điểm)
Câu 3 : ( 3 điểm)
a / Hãy trình bày sự phân loại núi theo độ cao.Núi gồm những bộ phận nào ? ( 1,5điểm)
b / Núi và đồi khác nhau ở những điểm nào ? ( 1,5 điểm)
Câu 4 : Khi ở khu vực giờ gốc là 13 giờ thì lúc đó ở Việt Nam , TôKiô , Niu-Ióoc là mấy giờ ? ( Việt Nam khu vực giờ số 7 , TôKiô số 9 , Niu-Ióoc số 19 ) ( 1,5 điểm) 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 6, HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015
 (ĐỀ 4) 
Câu 1 : ( 3,5 điểm)
* Cấu tạo : (1 điểm)
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc, mỏng nhất ở ngoài cùng của Trái Đất .( 0,5)
- Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do các địa mảng nằm kề nhau .( 0,5)
* Vai trò : (2 điểm)
 Lớp vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất ( 0,5) nhưng có vai trò rất quan trọng ( 0,5) : là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên như không khí, nước,sinh vật . . . và là nơi sinh sống và hoạt động của xã hội loài người .( 1)
*Chúng ta không xả rác bừa bãi và trồng cây ( 0,5)
Câu 2 : ( 2 điểm) 
- Kinh tuyến gốc : là kinh tuyến 00 đi qua đài thiên văn Grin-uyt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn ( nước Anh) ( 1)
- Nửa cầu Bắc : nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Bắc . ( 0,5)
- Nửa cầu Nam : nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Nam . ( 0,5)
Câu 3 : ( 3 điểm)
- Căn cứ vào độ cao người ta chia ra : 
+ Núi thấp : độ cao dưới 1000m ( 0,25)
+ Núi trung bình : từ 1000m đến 2000m ( 0,25)
+ Núi cao : từ 2000m trở lên ( 0,25)
- Núi gồm có 3 bộ phận : đỉnh, sườn và chân núi. ( 0,75)
- Khác nhau : 
+ Núi : độ cao tuyệt đối trên 500 m, đỉnh nhọn, sườn dốc .( 0,75)
+ Đồi : độ cao tương đối dưới 200 m, đỉnh tròn, sườn thoải .( 0,75)
Câu 4 : ( 1,5 điểm)
 Việt Nam : 20 giờ ( 0,5 ) , TôKiô : 22 giờ ( 0,5 ) , Niu-Ióoc : 8 giờ ( 0,5 )
CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ I, MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6, NĂM HỌC 2014-2015
Câu 1 : Dựa vào hệ thống kinh,vĩ tuyến trên quả địa cầu hãy cho biết khái niệm kinh tuyến,kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến gốc,nửa cầu Đông, nửa cầu Tây . 
Câu 2 : Dựa vào hệ thống kinh,vĩ tuyến trên quả địa cầu hãy cho biết khái niệm kinh tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam . 
Câu 3 : Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ 
Câu 4 : A /Nêu các dạng ,các loại kí hiệu thường dùng trên bản đồ . Để giảm bớt ô nhiễm môi trường chúng ta phải làm gì ?
B / Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải ? 
Câu 5 : Nêu các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục củaTrái Đất. Vì sao có hiện tượng ngày,đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất ? 
Câu 6 : Dựa vào kiến thức đã học,cho biết hướng và thời gian chuyển động của Trái Đất một vòng quanh Mặt Trời . Nguyên nhân sinh ra hiện tượng các mùa . 
Câu 7 : Trình bày cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất ? Để giảm bớt ô nhiễm môi trường chúng ta phải làm gì ? 
Câu 8 : a / Hãy trình bày sự phân loại núi theo độ cao.Núi gồm những bộ phận nào ? 
b / Núi và đồi khác nhau ở những điểm nào ? 
Câu 9 : Dựa vào kiến thức đã học, nhận xét sự khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên về đặc điểm,hình dạng,độ cao và giá trị kinh tế . Để đất không bị sạt lở,xói mòn chúng ta phải làm gì ? 
Câu 10 : Dựa vào thực tế và kiến thức đã học hãy cho biết giá trị kinh tế và đặc điểm dân cư của đồng bằng và cao nguyên . Để đất không bị sạt lở,xói mòn chúng ta phải làm gì ? 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I, MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6, NĂM HỌC 2014-2015
Câu 1 : 
- Kinh tuyến là đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu 
- Kinh tuyến Đông : những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc . 
- Kinh tuyến Tây : những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc . 
- Nửa cầu Đông : nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ 
- Nửa cầu Tây : nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ 
Câu 2 : 
- Kinh tuyến gốc : là kinh tuyến 00 đi qua đài thiên văn Grin-uyt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn ( nước Anh) 
- Nửa cầu Bắc : nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Bắc . 
- Nửa cầu Nam : nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Nam . 
Câu 3 : 
- Với bản đồ có kinh tuyến,vĩ tuyến : muốn xác định phương hướng dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến
- Với bản đồ không vẽ kinh tuyến, vĩ tuyến : dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc sau đó tìm các hướng còn lại . 
Câu 4 : 
A / - Các loại kí hiệu : đường,điểm,diện tích 
- Các dạng kí hiệu thường dùng : hình học, chữ, tượng hình 
*Chúng ta không xả rác bừa bãi và trồng cây 
B / Vì bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của kí hiệu dùng trên bản đồ .
Câu 5 : Nêu các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục củaTrái Đất. Vì sao có hiện tượng ngày,đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất ? 
* Các hệ quả :
- Hiện tượng ngày,đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất 
- Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bề mặt Trái Đất . 
* Giải thích : Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất từ Tây sang Đông .
Câu 6 : 
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông 
- Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ .
- Khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời trục của Trái Đất bao giờ cũng giữ độ nghiêng không đổi 66033’trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng về một phía, nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả gần và chếch xa về phía Mặt Trời sinh ra các mùa . 
Câu 7 : 
* Cấu tạo : 
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc, mỏng nhất ở ngoài cùng của Trái Đất .
- Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do các địa mảng nằm kề nhau .
* Vai trò : 
 Lớp vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan trọng : là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên như không khí, nước,sinh vật . . . và là nơi sinh sống và hoạt động của xã hội loài người .
*Chúng ta không xả rác bừa bãi và trồng cây 
 Câu 8 : 
 - Căn cứ vào độ cao người ta chia ra : 
+ Núi thấp : độ cao dưới 1000m 
+ Núi trung bình : từ 1000m đến 2000m 
+ Núi cao : từ 2000m trở lên 
- Núi gồm có 3 bộ phận : đỉnh, sườn và chân núi. 
- Khác nhau : 
+ Núi : độ cao tuyệt đối trên 500 m, đỉnh nhọn, sườn dốc .
+ Đồi : độ cao tương đối dưới 200 m, đỉnh tròn, sườn thoải .
Câu 9 : 
a / Đồng bằng : 
- Là dạng địa hình thấp,có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng ,có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m ,nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m . 
- Giá trị kinh tế : thuận lợi cho phát triển nông nghiệp .
b / Cao nguyên : 
- Là dạng địa hình tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng nhưng có sườn dốc và độ cao tuyệt đối trên 500 m .
- Giá trị : thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn .
* Trồng cây 
Câu 10 : 
- Đồng bằng thuận lợi cho phát triển nông ng

Tài liệu đính kèm:

  • docKt 15' de 1.doc