Kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 7 môn: Tập làm văn - Nguyễn Văn Vịnh

1- Lý thuyết Văn nghị luận HS nhận biết được tác giả, tác phẩm văn nghị luận ; đề văn nghị luận , kiểu bài, luận điểm HS nêu được các bước làm bài của văn bản nghị luận

 HS xác định được các thành phần của câu

Số câu

Số điểm

 Tỉ lệ % Số câu : 1,5

Số điểm: 2,5

Tỉ lệ :25,0 % Số câu : 1,0

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ :20 % Số câu : ½

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ :5,0 % Số câu : 3,0

Số điểm :5,0

Tỷ lệ : 50%

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1010Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 7 môn: Tập làm văn - Nguyễn Văn Vịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 7 
 Trường THPT Phan Thị Ràng Môn : Tập làm văn 
GV ra đề : Nguyễn Văn Vịnh Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1- Lý thuyết Văn nghị luận 
HS nhận biết được tác giả, tác phẩm văn nghị luận ; đề văn nghị luận , kiểu bài, luận điểm
HS nêu được các bước làm bài của văn bản nghị luận
HS xác định được các thành phần của câu
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu : 1,5 
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ :25,0 %
Số câu : 1,0 
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ :20 %
Số câu : ½ 
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ :5,0 %
Số câu : 3,0
Số điểm :5,0
Tỷ lệ : 50% 
 2- Thực hành 
HS viết được bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu của đề
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu : 1,0
Số điểm : 5,0
Tỉ lệ : 50%
Số câu : 1,0
Số điểm :5,0
Tỉ lệ : 50%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu : 1,5 
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ :25,0 %
Số câu : 1,0 
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ :20 %
Số câu : ½ 
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ :5,0 %
Số câu : 1,0
Số điểm : 5,0
Tỉ lệ : 50%
Số câu 4
Số điểm 10
Tỉ lệ 100%
Hòn Đất, ngày 14 tháng 03 năm 2016
Người lập 
Nguyễn Văn Vịnh 
SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG 	KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 
Trường THPT Phan Thị Ràng 	
Họ và tên :  	 THỜI GIAN : 15 phút 
Lớp : 7A/..
ĐIỂM 
ĐỀ 1
LỜI PHÊ 
Câu hỏi
1) Nêu các bước làm bài của bài văn nghị luận giải thích? Muốn tìm ý cho bài văn nghị luận ta phải làm gì ? (4,0 điểm)
2) Tìm hiểu đề cho đề bài sau : (2,0 điểm)
Nhân dân ta thường nói : “Lá lành đùm lá rách” 
Em hãy chứng minh câu tục ngữ trên
3) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (4,0 điểm)
“... Có kẻ nói từ khi các ca sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng...”
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
b)Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong đoạn văn trên?
c) Tìm luận điểm cho đoạn văn trên.
d) Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu “ Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng”
Bài làm 
SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG 	KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 
Trường THPT Phan Thị Ràng 	 
Họ và tên :  	 THỜI GIAN : 15 phút 
Lớp : 7A/..
ĐIỂM 
ĐỀ 2
LỜI PHÊ 
Câu hỏi
1) Nêu các bước làm bài của bài văn nghị luận chứng minh ? Để tìm ý cho bài văn nghị luận ta làm như thế nào ? (4,0 điểm)
2) Tìm hiểu đề cho đề bài sau : (2,0 điểm)
Nhân dân ta thường nói : “ Thương người như thể thương thân ” 
Em hãy giải thích câu tục ngữ trên
3) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (4,0 điểm)
“Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế ...”
a)Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
b)Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong đoạn văn trên?
c) Tìm luận điểm cho đoạn văn trên.
d) Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu “Hò Huế thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế ”.
Bài làm 
ĐÁP ÁN
Đề 1
I- Lý thuyết (Trả lời các câu hỏi) (5,0 điểm) 
1) Các bước làm bài của bài văn nghị luận chứng minh ? (2,0 điểm)
Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý ;	Bước 2 : Lập dàn ý (dàn bài) ;
Bước 3 : Viết bài ;	Bước 4 : Đọc và sửa chữa.
2) Tìm hiểu đề cho đề: (1,0 điểm)
a) Yêu cầu của đề : Giải thích 
b) Nội dung : Câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn” – Lòng biết ơn
c) Phạm vi : Từ thực tế 
d) Phương pháp lập luận : Định nghĩa, liệt kê, so sánh, 
3) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (2,0 điểm)
a) Đoạn văn trên trích từ văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”;Tác giả là Hồ Chí Minh. 
b) Bài văn trên thuộc kiểu văn bản : Nghị luận ;
 Luận điểm : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu : “Dân ta / có một lòng nồng nàn yêu nước”
CN 	VN
II Thực hành ( Viết bài hoàn chỉnh) (5,0 điểm)
Đề bài : Nhân dân ta có câu : “ Nhiễu diều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng” 
	Em hãy giải thích câu nói trên ?
Dàn bài 
a. Mở bài:
- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?
- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....
- Để cùng chống giặc ngoại xâm...
- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)
* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện....
* Liên hệ bản thân:
- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...)
c. Kết bài:
- khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.
Đề 2
I- Lý thuyết (Trả lời các câu hỏi) (5,0 điểm) 
1) Các bước làm bài của bài văn nghị luận giải thích ? (2,0 điểm)
Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý ;	Bước 2 : Lập dàn ý (dàn bài) ;
Bước 3 : Viết bài ;	Bước 4 : Đọc và sửa chữa.
2) Tìm hiểu đề cho đề: (1,0 điểm)
a) Yêu cầu của đề : chứng minh 
b) Nội dung : Câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn” – Lòng biết ơn
c) Phạm vi : Từ thực tế 
d) Phương pháp lập luận : Định nghĩa, nhân quả , so sánh, suy luận .
3) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (2,0 điểm)
a) Đoạn văn trên trích từ văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”;Tác giả là Hồ Chí Minh. 
b) Bài văn trên thuộc kiểu văn bản : Nghị luận ;
Luận điểm “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta”
c)Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu : 
“Lịch sử ta / đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta”.
	CN 	VN
II Thực hành ( Viết bài hoàn chỉnh) (5,0 điểm)
Đề bài : Nhân dân ta có câu : “ Nhiễu diều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng” 
	Em hãy giải thích câu nói trên ?
Dàn bài 
a. Mở bài:
- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?
- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....
- Để cùng chống giặc ngoại xâm...
- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)
* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện....
* Liên hệ bản thân:
- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...)
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM TRA TLV 1 5 -156-7.doc