Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn 7

Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7

MỘT SỐ ĐỀ BÀI MINH HOẠ:

Sử dụng để ra đề kiểm tra cuối mỗi chuyên đề ( văn biểu cảm, chuyên đề ca dao, tục ngữ.).

Đề số 1:

 Loài cây mà em yêu.

Đề số 2:

Bóng dáng của một người thân yêu.

Đề số 3:

Cảm nghĩ của em về một bài ca dao mà em yêu thích.

Đề số 4:

Cảm nhận của em về hai đoạn thơ được trích trong bài “Thư gửi mẹ” của Hen-rích Hai-nơ.

Đề số 5:

 “ Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó ”

Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Đề số 6:

Một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về nhà, bạn bè, người thân đến hỏi nơi nào đẹp nhất, anh ta trả lời:

 “Không nơi nào đẹp bằng quê hương”.

 Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những bài ca dao viết về quê hương, hãy trình bày những cảm nhận của riêng mình đối với tình yêu quê

doc 35 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1408Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm.
 - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn
2) Yêu cầu cụ thể:
Mở bài:	2 điểm
 - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm...	1 điểm
 - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước...	1 điểm
Thân bài:	8 điểm
 Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
+ Ý thứ nhất: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ:	4 điểm
 - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ: 
 " Ổ rơm hồng những trứng
 Này con gà mái mơ "	1 điểm
 - Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng:
 " - Gà đẻ mà mày nhìn
 Rồi sau này lang mặt"	1 điểm
 - Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu:
 " Tay bà khum soi trứng
 dành từng quả chắt chiu "	1 điểm
 - Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ	1 điểm
+ Ý thứ hai: Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước:	4 điểm
- Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu 	1 điểm
- Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: 
" Cháu chiến đấu hôm nay
 	Vì lòng yêu Tổ quốc
 	 Bà ơi, cũng vì bà"	1 điểm
- Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.	1 điểm
- Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng1 điểm
* HS có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ khác có cùng chủ đề viết về bà, về mẹ 
Kết bài:	2 điểm
 + Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.	1 điểm
 + Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình ...
	1 điểm
3) Vận dụng cho điểm:
11 - 12 điểm: Vận dụng tốt văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về bài thơ, bài viết có sáng tạo, diễn đạt tốt.
9 - 10 điểm: Vận dụng tương đối tốt văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về bài thơ, bài viết có một số ý sáng tạo, diễn đạt tương đối tốt.
7 - 8 điểm: Biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu yêu cầu của đề bài, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc nhưng đã làm sáng tỏ được các ý chính, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả.
5 - 6 điểm: Vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài chưa tốt, chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày.
3 - 4 điểm: Chưa biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài, chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ, bài làm có chỗ còn lan man, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày.
1 - 2 điểm: Chưa biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài. Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, nhiều chỗ diễn xuôi ý bài thơ hoặc kể lể lan man lại ý thơ, bài làm lủng củng, còn mắc nhiều lỗi về chính tả và diễn đạt.
0 điểm: bỏ giấy trắng .
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học:2012
Môn: Ngữ văn 7
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
D?ng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi 
Nghe gọi về tuổi thơ”
 ( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 7, tập I)
Câu 2 (6 điểm): Viết đoạn văn khoảng 15 câu nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao sau:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mặt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Câu 3 (10 điểm): Em hiểu như thế nào lời khuyên của nhân dân ta thể hiện trong câu ca dao: 
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn : Ngữ Văn 7 - Năm học: 2011 – 2012
Câu 1 (4 điểm): 
Yêu cầu:
* Hình thức: Viết thành đoạn văn.
* Nội dung: Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ:
Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.
Biểu điểm:
- Điểm 4: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2: Làm được 2 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả.
- Điểm 1: Làm được 1 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ.
- Điểm 0,5: Học sinh viết chung chung về nội dung của khổ thơ, không hiểu rõ đề.
- Điểm 0: Không viết được gì hoặc sai lạc cả về nội dung và hình thức.
Câu 2 (6 điểm): Viết đoạn văn khoảng 15 câu nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao sau:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuôngTrấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Yêu cầu:
* Hình thức: Viết thành đoạn văn khoảng 15 câu.
* Nội dung: nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao.
Cảnh sáng sớm mùa thu nơi kinh thành Thăng Long thưở trước. Mỗi câu ca dao là một cảnh đẹp được vẽ bằng hai nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều. Cái hồn của cảnh vật mang vẻ đẹp màu sắc cổ điển.
- Câu thứ nhất tả gió và trúc: chữ “đưa” gợi làn gió thu thổi nhè nhẹ làm đung đưa những cành trúc rậm rạp, lá sum sê đang “la đà”.
- Câu thứ hai nói về tiếng chuông đền Trấn Vũ và tiếng gà tàn canh báo sáng từ làng Thọ Xương vọng tới. Lấy xa để nói gần, lấy động để tả tĩnh, nhà thơ dân gian đã thể hiện được cuộc sống êm đềm, yên vui, thanh bình nơi Kinh thành xưa.
- Câu thơ thứ ba bức tranh xương khói mùa thu: đảo ngữ “Mịt mù khói tỏa” trên ngàn sương bao la mênh mông đã làm cho cảnh vật trở nên mịt mờ huyền ảo và tĩnh lặng...
- Câu thơ thứ tư: trời sắp sáng, tiếng chày giã dó từ làng Yên Thái làm giấy vang lên dồn dập. Nhịp sống lao động sôi nổi nổi lên một sức sống mạnh mẽ chốn cố đô ngày xưa. Hình ảnh “mặt gương Tây Hồ” là hình ảnh trung tâm, một tứ thơ đẹp tỏa sáng toàn bài ca dao.
- Tác giả (khuyết danh) phải là một con người tài hoa và có tâm hồn trong sáng tuyệt đẹp.
Biểu điểm
 - Điểm 6: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 4: Làm được 3 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ về ch?nh tả.
- Điểm 3: Làm được 2 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ về ch?nh tả.
- Điểm 2: Làm được 1 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ.
- Điểm 1: Học sinh viết chung chung về nội dung câu ca dao, không hiểu rõ đề.
- Điểm 0: Không viết được gì hoặc sai lạc cả về nội dung và hình thức.
Câu 3 (10 điểm): 
Yêu cầu: Viết bài văn có bố cục: Mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng. Biết liên kết, chuyển ý, chuyển đoạn chặt chẽ, lôgich, biết giải thích các từ: bầu, bí, thương, khác giống, một giàn, biết lấy dẫn chứng để lập luận.
- Kiểu bài nghị luận giải thích.
- Nội dung: giải thích lời khuyên về tình thương yêu, đoàn kết.
* Các ý chính cần có:
- Giải thích ý nghĩa hình ảnh bầu và bí.
+ Bầu và bí cùng có điều kiện sống như nhau.
+ Bầu và bí có những đặc điểm gần gũi, tương tự nhau.
- Vì sao bầu và bí phải thương nhau?
+ Bầu và bí gần gũi, nương tựa vào nhau.
+ Bầu gặp rủi ro thì bí cũng không tránh khỏi thiệt hại.
- Qua hình ảnh bầu và bí, nhân dân ta muốn khuyên bảo điều gì?
+ Bầu thương bí, người thương người.
+ Bầu bí chung một giàn, người chung làng xóm, quê hương, đất nước.
+ Người thương yêu, đoàn kết, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Biểu điểm
- Điểm 9-10 : Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, bố cục chặt chẽ, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 8: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, bố cục chặt chẽ, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 7: Làm được 2/3 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, bố cục chặt chẽ, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả.
- Điểm 5-6 : Làm được 1/2 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, bố cục chặt chẽ, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả.
- Điểm 3-4 : Làm được 1/2 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, bố cục còn lộn xộn, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ.
- Điểm 1-2 : Học sinh viết chung chung về nội dung câu ca dao, không hiểu rõ đề.
- Điểm 0: Không viết được gì hoặc sai lạc cả về nội dung và hình thức.
ĐỀ KIỂM TRA HSG
MÔN: NGỮ VĂN 7 
Câu 1: (3 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “ Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa xanh”
 Đoàn Giỏi
a. Xác định thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nó?
b. Tìm câu chủ động có trong đoạn văn và chuyển đổi thành câu bị động?
Câu 2: (2 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
 Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
 Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
 Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
 Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre
 Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ
 Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
 Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
 Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương
 Chế Lan Viên- Người đi tìm hình của nước
a. Theo em đoạn thơ trên đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu? Lúc đó Bác có tên là gì?
b. Trong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa. Hãy chỉ ra 3 từ đó? Có thể dùng 1 từ được không? Vì sao tác giả lại sử dụng như vậy?
c. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
Câu 3: (5 điểm)
“ Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, giàu hình ảnh; thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất”. Em hãy chứng minh nhận định trên.
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HSG
Câu 1: ( 3 điểm)
a. Thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn : Trên gốc cây mục . 0.5đ
 Tác dụng: Chỉ nơi chốn 0,5đ
Tìm câu chủ động trong đoạn văn trên chuyển đổi thành câu bị động là.
Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất
-> Hoa tràm được nắng bốc hương thơm ngây ngất. (1đ)
Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
-> Mùi hương ngọt được gió đã lan xa, phảng phất khắp rừng (1đ)
Câu 2: ( 2 điểm)
 Cho đoạn thơ sau:
a. Đoạn thơ trên đã viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác có tên là: anh Ba. (0,5đ)
 b. (0,5đ) Trong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước 
 Không thể dùng 1 trong số 3 từ đó được .
 Vì: Nước: Chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường
 Quê hương: gần gũi, thân mật
 Xứ sở: đối với một mảnh đất mình đã cách xa.	
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (1đ)
Câu 3: ( 5 điểm)
* Mở bài: 0.75 đ Dẫn nhập vào đề 
 Trích luận đề
 Giới hạn vấn đề cần chứng minh
* Thân bài: 3 đ 
 a.(1,5 đ) Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, giàu hình ảnh:
 - Dẫn chứng câu tục ngữ: Tấc đất, tấc vàng. Nhất thì, nhì thục
 - Phân tích chỉ ra: số tiếng, gieo vần, ngắt nhịp, hình ảnh của các câu tục ngữ.
b. (1,5 đ) Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất”.
- Về thiên nhiên :
 + Đêm tháng năm cha nằm đã sáng
 Ngày tháng mời cha cời đã tối
 + Mau sao thì nắng, váng sao thì ma
 + Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
 +Tháng bẩy kiến bò chỉ lo lại lụt
 ........
- Về lao động, sản xuất:
 + Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
 + Nhất nớc, nhì phân, tam cần, tứ giống
 + Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen
 Phân tích dẫn chứng, lập luận chặt chẽ 
c. (0.75 đ) Khẳng định tính đúng dắn của vấn đề
 Suy nghĩ bản thân 
* Hình thức:
Bố cục đầy đủ 3 phần, không sai lỗi chính tả
Trình bày khoa học
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Năm học 2004 - 2005
(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1 (3 điểm):
 Viết một đoạn văn so sánh cụm từ “Ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “Ta với ta” trong bài “Qua đèo ngang” của Bà huyện Thanh Quan.
Câu 2 (5 điểm):
 Trình bày cảm nhận về những cái hay của đọan văn sau:
 “ Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.
(Trích “Mùa xuân của tôi”- Vũ Bằng)
Câu 3 (12 điểm):
 Phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưaothong qua các văn bản: “Những câu hát than thân” (Ca dao); “Sau phút chia ly” (Đoàn Thị Điểm); “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM HỌC 2006 - 2007
(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1 (3 điểm):
 Hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
 “ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(Sau phút chia ly - Đoàn Thị Điểm).
Câu 2 (5 điểm):
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
 “ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”
(Một thứ quà của lúa non: Cốm - Thạch Lam)
Câu 3 (12 điểm):
 Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM HỌC 2007 - 2008
(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1 (3 điểm):
 Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:
“ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương).
Câu 2 (5 điểm):
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
 “ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa:
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.
 (Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương)
Câu 3 (12 điểm):
 Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài. Hãy bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC 2007-2008
Tổng điểm cho cả bài thi là 20 điểm, phân chia như sau:
Câu 1 (3 điểm):
* Yêu cầu 1 (1,0 điểm):
 Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.
* Cho điểm:
 Chỉ đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.
* Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (2,0 điểm):
 - Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
 - Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.
 - Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
 - Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.
* Cho điểm:
 - Mỗi ý đúng, sâu sắc cho 0,5 điểm.
 - Chạm vào yêu cầu cho 0,25 điểm.
 - Thiếu hoặc sai hoàn toàn cho 0 điểm.
Câu 2 (5 điểm):
* Yêu cầu:
 Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình trong tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương.
 - Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể của tôi. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời. Và cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn.
 - Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã, ta như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha.
 - Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất nước.
* Cho điểm:
 - Cho 4,0 – 5,0 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế.
 - Cho 3,0 – 3,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, có lúc sâu sắc, tinh tế.
 - Cho 2,0 – 2,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, nhưng tản mạn, khô cứng.
 - Cho 1 – 1,75 điểm: Cảm nhận hời hợt, nông cạn.
 - Cho 0,25 – 0,75 điểm: Có chi tiết chạm vào yêu cầu.
 - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Câu 3 (12 điểm):
a) Mở bài (0,5 điểm):
* Yêu cầu:
 Giới thiệu những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người than trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó thông qua việc đọc các văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình, Mẹ tôi (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài).
* Cho điểm:
 - Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu.
 - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn
b) Thân bài (11 điểm):
* Yêu cầu:
 Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em một cách cụ thể chi tiết khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
 + Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
 - Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc biết bao khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà, anh chị em, được cha mẹ, ông bà sinh thành dưỡng dục, nâng niu chăm sóc.
 - Biết ơn, trân trọng nâng niu những t

Tài liệu đính kèm:

  • docTuyen tap de thi HSG Ngu van 7.doc