Kiểm tra học kì I (năm 2014 - 2015) môn: Vật lí 7

I. MỤC TIÊU

Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 1 đến tiết thứ 17 theo PPCT

Nội dung kiến thức: Chương I: Quang học và Chương II: Âm học

Mục đích:

- Đối với học sinh: Là một căn cứ để kiểm tra kiến thức của bản thân, khả năng tiếp thu nội dung chương trình Vật lí đã học.

- Đối với giáo viên:

 + Đánh gía phân xếp loại học lực của học sinh học kì I.

 + Kiểm tra được khả năng nắm bắt kiến thức chương trình bộ môn của học sinh để tìm phương pháp giáo dục thích hợp.

II . HÌNH THỨC KIỂM TRA :

 Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)

 

doc 8 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1242Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I (năm 2014 - 2015) môn: Vật lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PTDTBT- THCS HƯNG ĐẠO
KIỂM TRA HỌC KÌ I (2014-2015)
Môn: vật lí 7
Thời gian: 45 phút
I. MỤC TIÊU
Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 1 đến tiết thứ 17 theo PPCT 
Nội dung kiến thức: Chương I: Quang học và Chương II: Âm học
Mục đích:
- Đối với học sinh: Là một căn cứ để kiểm tra kiến thức của bản thân, khả năng tiếp thu nội dung chương trình Vật lí đã học.
- Đối với giáo viên: 
	+ Đánh gía phân xếp loại học lực của học sinh học kì I.
	+ Kiểm tra được khả năng nắm bắt kiến thức chương trình bộ môn của học sinh để tìm phương pháp giáo dục thích hợp.
II . HÌNH THỨC KIỂM TRA : 
	Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)
III :THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ.
1) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung PPCT: 
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
(Cấp độ 1, 2)
VD
(Cấp độ 3, 4)
LT
(Cấp độ 1, 2)
VD
(Cấp độ 3, 4)
 1. Chương I: Quang học 
11
7
4,9
6,1
28,8
35,9
2. Chương II. Âm học 
6 
5
3,5
2,5
20,6
14,7
Tổng
17
12
8,4
8,6
49,4
50,6
2. Từ bảng trọng số nội dung kiểm tra ở trên ta có bảng số lượng câu hỏi và điểm số cho mỗi chủ đề ở mỗi cấp độ như sau:
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm
số
T.số
TN
TL
Cấp độ 1,2
(Lí thuyết)
Quang học
28,8
2,9 3
2(1đ)
1(2đ)
3
Âm học
20,6
2,1 2
2 (1đ)
1
Cấp độ 3,4
(Vận dụng)
Quang học
35,9
3,6 3
1(0,5đ)
2(3đ)
3,5
Âm học
14,7
1,5 2
1 (0,5đ)
1 (2đ)
2,5
Tổng
100
10
6
4
10,0
3) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
 TNKQ
TL
1. Quang học 
8 tiết
1. [Nhận biết]
· Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt.
· Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta
2. · Nguồn sáng và các vật được chiếu sáng đều phát ra ánh sáng, ta gọi đó là những vật sáng.
· Có những vật tự phát ra ánh sáng như sợi tóc bóng đèn khi có dòng điện chạy qua, ngọn lửa, Mặt Trời,... Đó là những nguồn sáng.
3. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
4· Hiện tượng ánh sáng bị đổi hướng, một phần trở lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn của một vật gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
· Định luật phản xạ ánh sáng:S
R
N
I
I
N'
i
i'
 - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
 - Góc phản xạ bằng góc tới.
5. Đặc điểm về ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng là:
· Ảnh không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
· Độ lớn ảnh bằng độ lớn của vật.
· Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
· Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
6. Vẽ đúng được một tia sáng bất kì. 
Ví dụ: hình dưới đây cho biết đường truyền của tia sáng từ điểm A đến điểm B được biểu diễn bằng nửa đường thẳng có mũi tên hướng từ điểm A qua điểm B.
A
B
7. Dựa vào định luật truyền thẳng ánh sáng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng trong thực tế thường gặp,
8. Vẽ được trên hình vẽ một tia sáng bất kì chiếu đến gương phẳng và vẽ đúng được tia phản xạ hoặc ngược lại vẽ được đúng tia tới gương phẳng khi biết trước tia phản xạ trên gương phẳng.
9. · Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng bằng hai cách là:
 - Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng.
 - Vận dụng tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng. 
· Vẽ được tia tới khi biết tia phản xạ đối với gương phẳng bằng cách:
 - Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng.
 - Vận dụng tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.
Số câu hỏi
2(4 ph)
C1. C2
1(4 ph)
C.3
2(4 ph)
C.5, C.8
1( 8ph) 
C9.
6
Số điểm
1
1
1
1,5
4,5 (45%)
2. Âm học 
10. · Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Những nguồn âm thường gặp là cột khí trong ống sáo, mặt trống, sợi dây đàn, loa,... khi chúng dao động.
· Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
11· Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz.
12. · Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. 
13. · Âm truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không. 
· Trong các môi trường khác nhau, âm truyền với vận tốc khác nhau. Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
14· Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt như mặt tường nhẵn, tấm kim loại, mặt gương,...
· Những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém như: miếng xốp, tường sần sùi, cây xanh,...
15. Nêu được ví dụ về âm trầm, âm bổng là do tần số dao động của vật, ví dụ như: Khi dây đàn căng, nếu ta gảy thì tần số dao động của dây đàn lớn, âm phát ra cao. Khi dây đàn trùng, nếu ta gảy thì tần số dao động của dây đàn nhỏ, âm phát ra trầm
16. Lấy được ví dụ về độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
17. Âm phát ra từ nguồn âm lan truyền trong không khí đến gặp vật chắn, bị phản xạ trở lại, truyền đến tai người nghe. Tai nghe được âm phản xạ gọi là tiếng vang. 
18. - Trong các phòng hòa nhạc, phòng ghi âm,người ta thường dùng tường sần sùi và treo rèm nhung để làm giảm âm phản xạ.
19. Bằng quan sát và thực hành để phát hiện ra được bộ phận dao động phát ra âm: trong trống là mặt trống dao động; kẻng là thân kẻng dao động; ống sáo là cột không khí trong ống sáo dao động ; âm thoa là âm thoa dao động, ...
20. Tai ta chỉ nghe thấy tiếng vang khi âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn âm một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. Vì, nếu âm phản xạ và âm phát ra từ nguồn âm cùng truyền tai ta, thì tai ta không phân biệt được tiếng vang và âm phát ra từ nguồn âm. Khi đó, tai ta không nghe được tiếng vang.
Số câu hỏi
 2(4 phút)
 C.11 
1(7 ph)
C.10
2(4 PH)
C.16,C.17 
1(10 ph)
C.20
6
Số điểm
1
1,5
1
2
5,5(55%)
TS câu hỏi
4(8 ph)
2 (11ph) 
4(8 phút)
2 (18 phút)
5 (45ph)
TS điểm
2
2,5
2
3,5
10,0 
100%
TRƯỜNG PTDTBT- THCS
HƯNG ĐẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LÝ, LỚP 7
Năm học 2014 - 2015
	 Thời gian làm bài 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm (3,0đ).
I. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường nào?
A. Theo nhiều hướng khác nhau.	C. Theo đường cong.
B. Theo đường thẳng.	D. Theo đường gấp khúc
Câu 2: Cùng một vật đặt trước 3 gương, cách gương một khoảng bằng nhau, gương nào tạo được ảnh ảo lớn nhất?
Gương phẳng.	C. Gương cầu lõm.
Gương cầu lồi.	D. Không gương nào
Câu 3: các nguồn âm có đặc điểm chung là:
A. Đều phát ra âm tai nghe được	C. Khi phát ra âm, các vật đều dao động
B. Đều phát ra âm có tần số thấp.	D. Tất cả đều sai.
Câu 4: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 400, góc phản xạ bằng : 
 A. 500 	B. 400 	C. 600 	D. 800
Câu 5: Âm phát ra càng cao khi:
Độ to của âm càng lớn.	B. Thời gian để thực hiện một dao động càng lớn.
C. Vận tốc truyền âm càng lớn.	D. Tần số dao động càng tăng.
Câu 6: Độ to của âm phụ thuộc vào:
	A. Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng cao.	 B. Biên độ dao động âm.
C. Tần số của âm.	 D. Nguồn âm.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 7: (2điểm). Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Vẽ hình minh họa.
Câu 8: (2 điểm) 
Một người đứng trước 3 cái gương (gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm) cách gương một khoảng cách bằng nhau. Quan sát ảnh ảo của mình trong 3 gương sẽ thấy chúng có tính chất gì giống nhau và khác nhau?
Câu 9: (2 điểm) 
Một vật dao động với tần số 2 Hz. Hỏi sau bao nhiêu lâu thì vật thực hiện được 200 dao động ?
Câu 10: (2,0 điểm). Cho một vật sáng CD đặt trước một gương phẳng (như hình vẽ).
a) Hãy vẽ một tia phản xạ với tia tới CI.
Vẽ ảnh C’D’ của CD tạo bởi gương phẳng.
-----------Hết---------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
Môn: VẬT LÝ LỚP 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Chọn
B
C
C
A
C
B
II. PHẦN TỰ LUẬN: 
Câu 7:
Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
1 đ
Góc phản xạ bằng góc tới.
0,5 đ
0,5 đ
Câu 8:
- Giống nhau: Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
0,5 đ
- Khác nhau: Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng, ảnh trong gương phẳng lại nhỏ hơn ảnh trong gương cầu lõm.
0,5 đ
Câu 9: 
Thời gian để con lắc thực hiện được 200 dao động là:
0,5 đ
T = 200 : 2 = 100 (giây)
1,0 đ
Đáp số: 100 giây.
0,5 đ
Câu 10: Vẽ đúng (2,0 đ)
Câu 1:Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật :
A. Khi vật được chiếu sáng. B. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật 
C. Khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta. 	D. Khi vật phát ra ánh sáng. 
Câu 2: Nguồn sáng là:
A. Vật mà ta nhìn thấy B. Vật tự nó phát ra ánh sáng 
C. Vật hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu đến D. A và B đúng
Câu 3: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 400, góc phản xạ bằng : 
 A. 500 	B. 400 	C. 600 	D. 800
Câu 4: Khi một vật tiến lại gần một gương phẳng thì ảnh tạo của vật tạo bởi gương .
A. Tiến lại gần gương và có kích thước tăng dần
B. Tiến lại gần gương và có kích thước không đổi
C. Luôn luôn di chuyển ngược chiều với chiều di chuyển của vật.
D. Tiến ra xa gương 
Câu 5: Đơn vị của tần số được kí hiệu là :
A. dB 	B.N 	C. m/s D. Hz 
Câu 6: Tai ta nghe được âm to nhất khi :
A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ. 
B.Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ. 
C. Âm phát ra đến tai sau âm phản xạ. 
D. Không có câu nào đúng.
II. Hãy chọn từ thích hợp điền vào các câu sau. 
Câu 7: Trong nước nguyên chất ánh sáng truyền đi theo đường .................
Câu 8: Độ to của âm được đo bằng đơn vị ....................................( dB)
B. Tự luận (6 điểm )
Câu 9(1đ): Phát biểu nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Câu 10 ( 1,5 điểm): Lấy 4 ví dụ về những vật phản xạ âm tốt và 4 ví dụ về vật phản xạ âm kém. 
Câu 11: (1,5 điểm) Người ta chiếu một chùm tia sáng song song vào một gương phẳng, biết góc tới bằng 350.
a, Hãy vẽ hình.
b. Tìm giá trị của góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ?
Câu 12: (2 điểm) Một người quan sát thấy một tia chớp, sau 10 giây thì nghe thấy tiếng sấm do tia chớp đó tạo ra. biết rằng vận tốc ánh sáng rất lớn ( nhìn thấy tức thì), vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Hãy tính khoảng cách từ người đó đến tia chớp.
BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN
A/ Trắc nghiệm : (4điểm); Mỗi câu ;0,5đ
I. Phương án trả lời đúng:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5 Câu 6 
 C
 B
 A
 B
 D A 
II. Cụm từ thích hợp là: 
1. Thẳng 
2. Đê xi ben 
B/Tự luận : (6 điểm)
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
9
 Phát biểu đúng sgk 
1
10
- Những vật phản xạ âm tốt là: Tường gạch, tấm kim loại,mặt đá hoa, mặt gương.........
- Những vật phản xạ âm kém là: Miếng xốp, cao xu xốp, ghế đệm mút, áo len............
0,75
0,75
11
a, Vẽ hình đúng: 
b, Giá trị của góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là 700
0,5
1 
12
Tóm tắt đầu bài: Thời gian truyền âm t = 10s 
 Vận tốc truyền âm trong không khí là v = 340m/s
 S = ? 
Vậy khoảng cách từ người đó đến tia chớp là:
 S = v.t = 340m/s .10s 
 S = 3400 m 
0,5
1,5 
âu 8. Khi gõ dùi vào mặt trống ta nghe thấy âm thanh, kết luận nào sau đây là đúng:
A.Gõ càng mạnh vào mặt trống, âm phát ra càng cao
B.Gõ càng mạnh vào mặt trống, âm phát ra càng to
C.Gõ liên tục vào mặt trống, âm phát ra càng to
D.Gõ càng nhẹ vào mặt trống, âm phát ra càng cao
Câu 9. Hãy xác định câu sai trong các câu sau đây:
A.Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt
B.Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt
C.Mặt tường sần sùi phản xạ âm tốt
D.Bức tường càng phẳng, phản xạ âm càng tốt

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet lap ma tran ly7 ki1.doc