Kiểu bài thuyết minh về danh nhân, nhân vật lịch sử

Kiểu bài TM về danh nhân, nhân vật lịch sử.

* Danh nhân: phải là người có đóng góp lớn cho lịch sử quốc gia, dân tộc. Sự nghiệp và tư tưởng của họ có tầm ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài trong cộng đồng, mặc dù họ chỉ sinh hoạt ở 1 địa phương nào đó.

* NVLS: là những người có những công trạng đối với lịch sử sinh tồn, phát triển của cộng đồng nhưng có thể ở trong 1 phạm vi nhỏ trong 1 địa phương

- Có thể có trường hợp danh nhân đồng thời là NVLS như: Trương Hán Siêu,Vũ Phạm Khải, Vũ Duy Thanh.nhưng cũng có những NVLS chỉ là NVLS như: Lương Văn Tuỵ, Đinh Tiên Hoàng, Tạ Uyên )

- Bố cục bài văn thuyết minh về danh nhân, nhân vật lịch sử:

* Phần mở bài: giới thiệu chung về người đó. Tên, đặc điểm nổi bật nhất ( vai trò)

* Phần thân bài:

- năm sinh – mất, quê hương, gia thế, bản thân

- cuộc đời, sự nghiệp, công trạng, những đóng góp với địa phương, với dân tộc

- tình cảm, thái độ của mọi người

* Phần kết bài: người viết bày tỏ thái độ của bản thân mình với nhân vật như thế nào

VD: giơi thiệu về Đinh Bộ Lĩnh

a. MB: NB là mảnh đất địa linh nhân kiệt. Chung ta rất tự hào vì quê hương NB là nơi đã sinh ra rất nhiều những danh nhân, nhân vật lịch sử nổi tiếng, có những đóng góp lớn cho lịch sử quốc gia, dân tộc.trong số đó, Đinh Bộ Lĩnh là 1 nhân vật lịch sử nổi tiếng mà có lẽ ai ai trong số chúng ta cũng ít nhiều biết đến.

 

doc 2 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 8504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểu bài thuyết minh về danh nhân, nhân vật lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểu bài TM về danh nhân, nhân vật lịch sử.
* Danh nhân: phải là người có đóng góp lớn cho lịch sử quốc gia, dân tộc. Sự nghiệp và tư tưởng của họ có tầm ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài trong cộng đồng, mặc dù họ chỉ sinh hoạt ở 1 địa phương nào đó.
* NVLS: là những người có những công trạng đối với lịch sử sinh tồn, phát triển của cộng đồng nhưng có thể ở trong 1 phạm vi nhỏ trong 1 địa phương
- Có thể có trường hợp danh nhân đồng thời là NVLS như: Trương Hán Siêu,Vũ Phạm Khải, Vũ Duy Thanh...nhưng cũng có những NVLS chỉ là NVLS như: Lương Văn Tuỵ, Đinh Tiên Hoàng, Tạ Uyên)
- Bố cục bài văn thuyết minh về danh nhân, nhân vật lịch sử:
* Phần mở bài: giới thiệu chung về người đó. Tên, đặc điểm nổi bật nhất ( vai trò)
* Phần thân bài: 
- năm sinh – mất, quê hương, gia thế, bản thân
- cuộc đời, sự nghiệp, công trạng, những đóng góp với địa phương, với dân tộc
- tình cảm, thái độ của mọi người
* Phần kết bài: người viết bày tỏ thái độ của bản thân mình với nhân vật như thế nào
VD: giơi thiệu về Đinh Bộ Lĩnh
a. MB: NB là mảnh đất địa linh nhân kiệt. Chung ta rất tự hào vì quê hương NB là nơi đã sinh ra rất nhiều những danh nhân, nhân vật lịch sử nổi tiếng, có những đóng góp lớn cho lịch sử quốc gia, dân tộc...trong số đó, Đinh Bộ Lĩnh là 1 nhân vật lịch sử nổi tiếng mà có lẽ ai ai trong số chúng ta cũng ít nhiều biết đến. 
b. TB: 
- Đinh Bộ Lĩnh tức Đinh Tiên Hoàng đế (924 - 979), quê ở làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng, ( nay thuộc Huyện Hoa Lư, NB ). Thân phụ là Đinh Công Trứ, 1 nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức Thứ sử Châu Hoan ( Nghệ An). Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ là Đàm Thị về quê, nương thân với chú ruột là Đinh Dự. 
- Ông thường cùng nhóm trẻ chăn trâu lấy bông lau làm cờ, lập trận giả đánh nhau, tỏ rõ có tài chỉ huy. Bọn trẻ thường khoanh tay làm kiệu để rước ông như nghi vệ thiên tử.
- Đến tuổi trưởng thành, vốn là người thông minh, có chí khí khác thường, lại có tài thao lược, thấy đất nước đang lâm vào cơn hỗn loạn, Đinh Bộ Lĩnh chiêu tập các bạn thuở thiếu thời cùng các nghĩa sĩ quanh vùng tập võ nghệ, luyện kiếm cung, tích trữ lương thảo ở động Hoa Lư, chờ thời cơ nổi dậy, dân làng theo ông rất đông, thế lực Đinh Bộ Lĩnh ngày càng lớn mạnh. Có lần triều đình Cổ Loa ( đời hậu Ngô Vương) đem quân đến đánh dẹp nhưng thất bại. Uy danh của Đinh Bộ Lĩnh càng thêm lững lẫy. 
- Khoảng đầu những năm 60 của thế kỉ X, triều đình Cổ Loa suy yếu, đất nước xảy ra loạn 12 sứ quân. Mỗi sứ quân chiếm giữ 1 vùng, ra mặt chống triều đình, nhân dân lầm than cực khổ vì loạn lạc, binh đao, lòng người đang chờ 1 minh chúa...Đinh Bộ Lĩnh phất cờ, hiệu triêu dân chúng đánh dẹp các sứ quân. Chỉ trong 1 năm, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp yên các sứ quân, chấm dứt thời kì loạn lạc kéo dài hơn 20 năm, thu non sông về 1 mối.
- năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt ( nước Việt to lớn), đóng đô ở Hoa Lư. Nước Nam ta đươc chính thống từ đây. Đinh Tiên Hoàng xây cung điện, đặt triều nghi, định phẩm hàm và triều phục cho các quan văn võ, xây dựng quân đội gồm 10 đạo quân ( tổng số: khoảng 1 triệu người), đặt ra những hình luật nghiêm khắc để răn đe dân chúng...Nhờ đó mà tình hình đất nước dần được yên ổn.
- Năm 979, vua Đinh và con trưởng Đinh Liễn bị sát hại. Tuy chỉ ở ngôi ngắn ngủi (12 năm) nhưng Đinh Tiên Hoàng đã có công lao lớn là dẹp yên 12 sứ quân, xóa bỏ tình trạng cát cứ làm suy yếu đất nước, nhân dân cơ cực lầm than, xây dựng nhà nước phong kiến TW tập quyền đầu tiên, có đủ triều nghi, phẩm phục, có quân đội hùng mạnh, pháp chế nghiêm minh. Trên cơ sở đó, năm 981, Lê Hoàn có điểm tựa để đánh bại quân XL nhà Tống, bảo vệ độc lập, chủ quyền cho non sông, đất nước.
 - Để tưởng nhớ công lao của Đinh Tiên Hoàng, nhân dân đã xây dựng đến thờ ông dưới chân núi Mã yên ở Trường yên, Hoa Lư, ngay trên nền cung điện cũ. Ngày nay đễn thờ vua Đinh vua Lê đã trở thành 1 di tích lich sử nỏi tiếng của nước ta và đó mãi mãi là biểu tượng cho sự tôn kính, biết ơn của ND cả nước đối với 2 ông vua đã có công lớn ở thế kỉ X của dân tộc. Và cố đô Hoa Lư gắn liền với tên tuổi người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh đã trở thành niềm tự hào của mỗi người dân NB chúng ta. 
c. KB: cảm nghĩ của e về ĐBL

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8 TM ve 1 danh nhan_12209750.doc