Lịch sử thế giới hiện đại (năm 1945 – 2000)

I. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH

1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)

a. Hội nghị Ianta

* Hoàn cảnh

- Đầu năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối với việc tấn công như vũ bảo của Hồng quân Liên Xô đang tiến nhanh về Béclin. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước cường quốc Đồng minh. Đó là: Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

- Trong bối cảnh đó, từ ngày 4 đến 11-2-1945, Hội nghị quốc tế họp ở Ianta (Liên Xô cũ) với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I.Xtalin (Liên Xô), Ph.Rudơven (Mĩ), U.Sớcsin (Anh), hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng.

* Những quyết định của Hội nghị

- Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật, kết thúc chiến tranh.

- Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.

 

doc 150 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1869Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch sử thế giới hiện đại (năm 1945 – 2000)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn thu từ thuế ruộng, thực dân Pháp xảo quyệt đã cho qui định lại đơn vị đo đạc, độc đoán làm tăng diện tích dẫn đến tăng thuế từ 1/10 đến 1/3 có nơi tới 2/3.
	Năm 1923, mặc dù nhiều vùng bị lũ lụt tàn phá, nhưng chính quyền thực dân vẫn quyết định tăng ngay một lúc 30% thuế ruộng.
	Các loại gián thu, đè nặng trực tiếp lên vai người nông dân là các thứ thuế muối, rượu và thuốc phiện.
	Thuế má ngày càng tăng và hàng trăm thứ đảm phụ khác cuối cùng đều đổ dồn lên đầu người nông dân nên thu nhập thực tế của họ chẳng còn được bao nhiêu... Đã thế, chính sách độc quyền thương mại, độc chiếm thị trường, hạ giá nông sản của thực dân Pháp đã khiến cho hàng loạt ngành thủ công truyền thống ở nông thôn bị bóp chết. Quần chúng nông dân bị phá sản ngày càng nhiều. Cảnh khốn cùng đã dẫn nông dân đến nợ lãi, phá sản. Tình trạng thất nghiệp, nửa thất nghiệp và nhân khẩu thừa tương đối trong nông thôn ngày càng tăng lên.
	Trong hoàn cảnh đó, nhiều nông dân nghèo buộc phải bỏ làng kéo nhau đến các tỉnh thành, hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp để kiếm sống. Trong những năm 20 có tới hàng chục vạn lao động Bắc Kì đã phải bán mình đi làm phu ở các đồn điền Nam Kì, Nam Trung Kì, Tân đảo và Tân thế giới.
	Chính quyền thực dân rắp tâm làm trầm trọng hơn nỗi khổ cực của nông dân để tăng nguồn nhân công rẻ mạt cho các công ty tư bản.
	Tóm lại, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nông dân Việt Nam bị đẩy vào một cuộc sống vô cùng đen tối. Cuộc sống bi đát ở các vùng nông thôn đã hun đúc trong lòng họ mối căm thù cao độ đối với đế quốc và phong kiến.
	“Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi. Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo”. Để thoát khỏi cảnh quẫn bách, nông dân Việt Nam “chỉ còn có chết hoặc vùng dậy mà thôi”. 
Giai cấp công nhân trưởng thành
	Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã đưa lại một hệ quả ngoài ý muốn chủ quan của chúng. Đó là sự trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân Việt Nam.
	Trước chiến tranh, công nhân Việt Nam có khoảng 5 vạn làm việc trong các hầm mỏ, xí nghiệp và các đường giao thông vận tải. Trong chiến tranh, số công nhân tập trung lên gần 10 vạn. Sau chiến tranh, trên đà biến chuyển về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, giai cấp công nhân phát triển vượt bậc, lên 221.052 người (năm 1929). Phần lớn công nhân xuất thân từ nông dân lao động, tiểu thương, tiểu chủ... bị phá sản.
	Dưới chế độ thực dân phong kiến, họ vừa là nô lệ làm thuê, vừa là nô lệ mất nước. Họ bị giới chủ hành hạ suốt từ khi ký vào bản “giao kèo” bán sức lao động đến khi hoàn toàn bị kiệt sức và nghiền nát trong guồng máy sản xuất của tư bản chủ nghĩa ở thuộc địa.
	Thời lượng lao động trong ngày không được qui định cụ thể thường thường từ 10-12 đến 16 tiếng/1ngày - mãi đến năm 1933 mới có nghị định cho con trai dưới 15 tuổi, con gái dưới 18 tuổi làm việc mỗi ngày 10 giờ.
	Làm việc quần quật suốt từ ngày này qua ngày khác mà người công nhân Việt Nam chỉ được trả một khoản tiền lương chết đói. Trong 8 năm (1915-1923) lương danh nghĩa của công nhân tăng 30% trong khi giá sinh hoạt tăng đến 56% giữa những năm 20, tiền lương của công nhân dệt Nam Định là 0đ25 đến 0đ26/1ngày. Tại mỏ than Hồng Gai, đàn ông lĩnh mỗi ngày 0đ30 đến 0đ40, đàn bà: 0đ20 - 0đ28 và lao động trẻ em 0đ15 - 0đ18 (năm 1929-1930). Phần lớn số tiền lương làm ra, người công nhân phải dành mua gạo và thực phẩm và thuê nhà ở. Nhưng đó là về danh nghĩa, trên thực tế tiền lương của công nhân còn ít hơn nhiều (bị cắt xén, cúp phạt, tiền trả nợ cho chủ, tiền dụng cụ lao động...)
	Giờ làm việc quá dài, đồng lương chết đói, điều kiện ăn ở tồi tệ, lại bị ngược đãi chẳng khác gì nông nô... đã khiến cho người công nhân làm thuê trong các hầm mỏ, xí nghiệp, đồn điền Pháp chẳng bao lâu bị ngã gục dưới sức nặng của chế độ lao động khổ sai.
	Năm 1927, tại các đồn điền Nam Bộ, tỷ lệ công nhân chết lên đến 54% gấp đôi tỷ lệ tử vong trung bình ở Nam Kì. Trong 10 năm (1919-1929) số công nhân đồn điền chết lên tới 4.081 người.
	Là người thợ làm thuê, công nhân bị bóc lột đến tận xương tủy, là người nô lệ mất nước, họ hoàn toàn không có chút quyền tự do dân chủ sơ đẳng nào. Nạn phạt tiền, sa thải, bắt giam - luôn luôn rình rập bên cạnh mỗi công nhân khi họ bị ghép vào các tội danh tụ tập, phá rối trị an. Để kiểm soát công nhân, thực dân Pháp qui định việc lập “Sổ công nhân” đối với những người thợ từ 18 tuổi trở lên và lập ra bộ máy bạo lực riêng để đàn áp công nhân, bên cạnh luật pháp, cảnh sát tòa án và nhà tù.
	Ngoài những nỗi thống khổ riêng mà họ phải gánh chịu, giai cấp công nhân còn phải chịu chung nỗi khổ của cả dân tộc như sưu cao, thuế nặng và bị giam hãm trong vòng dốt nát. Như vậy, trốn thoát cảnh bần cùng, khốn khổ ở các làng mạc, nông dân Việt Nam lại bị ràng buộc vào cuộc đời vô cùng tồi tàn, khổ nhục của công nhân thuộc địa. Hoàn cảnh ấy quyện lại trong tâm hồn họ mối thù giai cấp lẫn mối thù dân tộc. Chính cơ sở này sẽ nảy sinh ra tinh thần chống phong kiến, chống đế quốc kiên quyết và triệt để nhất. Chính trên cơ sở này, chủ nghĩa Mác - Lênin sẽ được giai cấp công nhân tiếp thu một cách nhanh chóng và sáng tạo. Nói cách khác đây là thời gian mà công nhân Việt Nam từ chỗ phát triển vượt bậc về số lượng, chuyển nhanh lên giai đoạn tự giác, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế vô sản một khi có người chỉ lối, đưa đường.
Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời
	Sau chiến tranh, nhất là trong những năm đầu, tư bản Pháp còn vướng ở chính quốc, tư sản Việt Nam hoạt động khá mạnh, không phải chỉ “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi” 
 như trước chiến tranh mà ở khắp ba miền Trung, Nam, Bắc, ở các thành phố lớn, trong tất cả các ngành kinh tế... đều có mặt tư sản Việt Nam.
	Hoạt động mạnh nhất là bộ phận tư sản thương mại, các công ty cũ tăng thêm vốn kinh doanh. Nhiều công ty mới ra đời.
	Bộ phận tư sản công nghiệp duy trì và phát triển sản xuất theo lối công trường thủ công (làm nước mắm, lò bát, lò gạch, thêu ren...). Nhiều xưởng sản xuất được trang bị hiện đại so với thời bấy giờ. Một số ngành khác đã thực sự chuyển sang sản xuất theo kiểu xí nghiệp như in, vận tải ô tô, tầu thủy, điện lực. Lúc này, ở Nam bộ có 2 nhà máy điện của tư sản Việt Nam là nhà máy điện Long Đức ở Trà Vinh và nhà máy điện Lê Trung Long, Lê Phát Vĩnh cung cấp điện cho một số tỉnh miền Nam và Campuchia.
	Tại những xí nghiệp của tư sản Việt Nam, ngoài những xí nghiệp dùng dăm ba chục công nhân, có những cơ sở dùng hàng trăm công nhân, đột xuất có những nơi dùng đến 700-800 công nhân hoặc 1000 công nhân như mỏ than Nguyễn Thị Tâm, hãng tàu Bạch Thái Bưởi... Đây là một hiện tượng mới.
	Những điều kiện trên cho phép ta khẳng định rằng, cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam đã hình thành.
	Tuy vậy nó là một giai cấp nhỏ bé, yếu ớt. Tổng số vốn của tư sản Việt Nam đầu tư trong các ngành khai mỏ, xí nghiệp, vận tải không quá 1% so với tư bản Pháp. Số công nhân trong các xí nghiệp tư sản Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3% tổng số công nhân Việt Nam vào năm 1930.
	Không kể các ngành cao su, than đá là các ngành bị độc quyền Pháp khống chế, ngay trong ngành thương mại là miếng đất hoạt động sầm uất nhất của tư sản Việt Nam, thế lực của họ cũng không phải là mạnh.
	Với thế lực kinh tế yếu ớt, nhỏ bé như thế, tư sản Việt Nam tự thấy phải dựa vào đế quốc mới làm ăn được.
	Xu hướng này đã làm tách bộ phận tư sản mại bản thành một bộ phận có quyền lợi gắn liền với tư bản lũng đoạn Pháp. Đó là những chủ thầu khoán lớn, những chủ hàng đại lý lớn, được Pháp cho hưởng một độc quyền nào đó hoặc có chung một phần vốn hùn vốn tư bản Pháp. Số còn lại là tư sản dân tộc. Họ có xu hướng đi vào kinh doanh trong các ngành sản xuất và lưu thông, ít nhiều đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội nước ta - song bị tư bản Pháp cạnh tranh ráo riết, họ chỉ nắm được các ngành phụ thuộc và phần đông vẫn không thoát khỏi con đường tư sản kiêm địa chủ.
	Những tư sản lớn như Nguyễn Thành Điểm, Trần Trinh Trạch, Nguyễn Khắc Trương, Nguyễn Thị Tâm... làm ăn có vốn liếng cũng đều dành một phần vào việc tậu ruộng, phát canh thu tô. Thậm chí đối với tư sản Việt Nam, việc bóc lột tô tức theo kiểu phong kiến là con đường sinh lợi chắc chắn nhất, cứu thoát họ khỏi cảnh phá sản và sự cạnh tranh của tư bản ngoại quốc.
	Vì có mâu thuẫn nhất định về kinh tế và chính trị với đế quốc và phong kiến, giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc và dân chủ. Song cơ sở kinh tế của họ nhỏ bé, yếu ớt, lệ thuộc vào tư bản nước ngoài và có dính líu ít nhiều với phong kiến. Do sự chi phối của tất cả các yếu tố đó, giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam có thái độ 2 mặt: vừa mâu thuẫn lại vừa thỏa hiệp. Một mặt họ muốn chống đế quốc và phong kiến đòi các quyền dân tộc và dân chủ. Nhưng mặt khác họ lại muốn ngả theo con đường cải lương thỏa hiệp với đế quốc, địa chủ nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình. Trong hai mặt đó thì mặt cải lương là chủ yếu.
Tầng lớp tiểu tư sản thành thị
	Cùng với sự phát triển thành phần kinh tế thực dân và sự hình thành giai cấp tư sản Việt Nam đã xuất hiện tầng lớp trí thức tư sản và tiểu tư sản. Đại đa số tham gia vào guồng máy nhà nước ở những cấp bậc khác nhau: Giáo viên, học sinh, sinh viên, viên chức, dân nghèo thành thị, những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công và những người làm nghề tự do. Đời sống của họ ngày một khó khăn do sưu thuế chồng chất và giá cả đắt đỏ. So với trước chiến tranh giá sinh hoạt ở Hà Nội tăng 68%. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị bị kiềm chế và bị phân biệt đối xử cả về vật chất lẫn tinh thần.
	Bài phú sau đây mô tả rất sinh động điều đó
	Sở có một thầy
	Mặt mũi khôi ngô
	Hình duy chững chạc
Quần là ống sớ, ô che cán bạc
Bảnh bao lắm “mốt” trời nắng mưa giầy nọ giầy kia
Lịch sử đủ vành, mùa nực rét mũ này mũ khác
Ra phết quan thông phán, đua ngón phong lưu
... cuối tháng ba mươi ba mốt, giấy bạc rung rinh
Quá ngày mười một, mười hai ví tiền rỗng toác
Số tiền tính phác, hí hoáy cộng cộng, trừ trừ.
Lương tháng thấy vèo, tiu nghỉu ngơ ngơ ngác ngác,
... Sự nghiệp có thế thôi, người ngoài cuộc tưởng rằng ghê gớm
Chẳng trách nào ai cũng ước ao
Công danh không mấy hột, kẻ qua cầu mối biết dở dang, dám nhắn nhủ khách đứng khao khát.
	Vì sống ở thành thị, những trung tâm chính trị, kinh tế lớn của đất nước, tầng lớp tiểu tư sản là những người rất nhạy cảm với thời cuộc. Do thấu hiểu thân phận của những người dân của một nước nô lệ, trong những năm 20, họ lại được tiếp xúc với những sách báo có nội dung yêu nước và tiến bộ, một bộ phận trí thức mới trở thành những người chuyển tải chân lý cứu nước mới của thời đại vào phong trào yêu nước Việt Nam.
I.3. Những tiền đề về chính trị tư tưởng
+ Cách mạng tháng Mười và phong trào giải phóng dân tộc
	Từ khi các nước phương Tây tràn sang xâm chiếm các nước phương Đông biến khu vực trù phú này thành hậu phương của chủ nghĩa đế quốc, nhân dân phương Đông không ngừng vùng lên đánh đuổi bọn xâm lược.
	Từ chỗ tập hợp dưới ngọn cờ phong kiến thất bại, họ đã hy vọng học tập theo con đường tư bản chủ nghĩa - con đường đã đưa bọn xâm lược đến chỗ “hùng cường”- để đánh trả lại kẻ địch. Nhưng thất bại vẫn hoàn thất bại, những người yêu nước đang bế tắc mặc dù họ đã làm hết sức mình. Đang lúc ấy Cách mạng tháng Mười như một tiếng sấm vang dội rung chuyển cả hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới, giật tung xiềng xích nô lệ ở khâu yếu nhất, làm nẩy sinh Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, mở đầu thời kỳ quá độ của nhân dân thế giới từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tháng Mười Nga biến mơ ước xóa bỏ mọi áp bức bóc lột, giải phóng giai cấp vô sản Nga, đưa giai cấp vô sản Nga từ địa vị nô lệ lên địa vị thống trị, làm chủ vận mệnh của Tổ quốc thành hiện thực. Chẳng những thế, Cách mạng tháng Mười còn giải phóng các dân tộc bị chế độ Nga hoàng áp bức, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, giúp họ xây dựng cuộc sống mới.
	Cách mạng tháng Mười và chiến thắng của Liên Xô đã đem lại cho nhân dân thuộc địa chủ nghĩa Mác - Lênin, cung cấp cho họ một cơ sở lý luận đúng đắn và toàn diện về cách mạng giải phóng dân tộc. Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin là cống hiến đầu tiên về phương diện này.
	Cách mạng tháng Mười Nga và sự chiến thắng của Liên Xô đã giáng một đòn chí mạng vào chủ nghĩa đế quốc, đẩy nó vào thời kỳ tổng khủng hoảng, làm cho lực lượng chủ nghĩa đế quốc ngày càng suy yếu, xiềng xích nô lệ mà chủ nghĩa đế quốc quàng vào các dân tộc thuộc địa ngày càng rệu rã hơn. Cách mạng tháng Mười và sự chiến thắng của Liên Xô tạo cho nhân dân thuộc địa một hoàn cảnh khách quan khác hẳn so với trước chiến tranh, gián tiếp giúp cho mỗi một dân tộc thuộc địa có điều kiện phát triển thuận lợi hơn cuộc đấu tranh của mình.
	Ngay sau Cách mạng tháng Mười, những người cộng sản Nga đã xây dựng trường Đại học phương Đông, tập hợp những thanh niên ưu tú của các thuộc địa, đào tạo họ thành những chiến sĩ cách mạng, chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
+ Quốc tế III và các Đảng cộng sản được thành lập
	Trên cơ sở thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và cao trào cách mạng thế giới tiếp sau chiến tranh, Lênin tập hợp những người cộng sản chân chính ở các nước thành lập Quốc tế thứ ba (tức Quốc tế Cộng sản). Quốc tế Cộng sản giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác- Lênin trên toàn thế giới và trở thành cơ quan lãnh đạo tối cao chẳng những đối với phong trào cách mạng vô sản mà cả đối với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
	Trong suốt thời gian tồn tại của Quốc tế Cộng sản, vấn đề dân tộc và thuộc địa là một vấn đề trung tâm được các Đại hội chú ý nghiên cứu giải quyết.
	Đại hội lần thứ hai của Quốc tế Cộng sản (1920) thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa do Lênin trình bày. Đây là một văn kiện có tính chất cơ bản nêu rõ chiến lược và sách lược của các đảng cộng sản trong vấn đề dân tộc và thuộc địa. Các Đại hội tiếp theo cũng chú ý nhiều đến vấn đề dân tộc và thuộc địa, đặc biệt là Đại hội lần thứ 6 (1928).
	Quốc tế Cộng sản còn thúc đẩy sự hình thành những dảng cộng sản ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa; giáo dục cho các đảng tinh thần quốc tế vô sản, giúp đỡ cho họ về các bước tiến lên của cách mạng, về đường lối động viên, tổ chức các lực lượng yêu nước.
	Đối với Việt Nam, sự tham gia của Nguyễn Ái Quốc vào Quốc tế Cộng sản, giúp cho Quốc tế sớm có điều kiện theo dõi phong trào cách mạng ở nước ta. Năm 1924, mặc dù lúc bấy giờ Đảng ta chưa ra đời, Quốc tế Cộng sản đã nhận được báo cáo của Nguyễn Ái Quốc về các tổ chức yêu nước ở nước ta. Đến năm 1929, trước tình hình các tổ chức cộng sản ở Việt Nam còn đang bài bác lẫn nhau, cũng thông qua Nguyễn Ái Quốc, Quốc tế Cộng sản đã kịp thời chỉ thị thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất ở Việt Nam.
	Quốc tế Cộng sản thực sự đã góp công lao không nhỏ vào việc thức tỉnh nhân dân thuộc địa, hướng dẫn họ đi vào con đường cách mạng đúng đắn, tổ chức họ thành những đội ngũ dưới ngọn cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chiến đấu cho lợi ích dân tộc và lợi ích nhân dân tiến bộ toàn thế giới.
	Cũng như ở các nước khác tại Châu Âu, ở Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất, được sự cổ vũ khích lệ của Cách mạng tháng Mười và của Quốc tế cộng sản, phong trào cách mạng lên rất cao, đưa đến sự thành lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920.
	Từ sau khi thành lập, Đảng Cộng sản Pháp rất quan tâm đến phong trào thuộc địa. Trong ban Chấp hành Trung ương Đảng có một bộ phận chuyên trách về việc này. Tờ báo Nhân đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng, dành nhiều bài riêng cho người Việt Nam và nhân dân thuộc địa. Chính qua tờ Nhân đạo và hàng trăm loại sách báo của Đảng về chủ nghĩa cộng sản mà những người Việt Nam trên đất Pháp đã được tiếp xúc với chủ nghĩa xã hội. Sách báo do Đảng Cộng sản Pháp phát hành chẳng những có ảnh hưởng ở Pháp mà còn được truyền bá sang tận Việt Nam. Ngoài báo chí, Đảng Cộng sản Pháp còn chú ý đến công tác huấn luyện và tổ chức trong sinh viên, công nhân, binh lính Việt Nam tại Pháp. Rất nhiều người trở thành đảng viên cộng sản, một số được Đảng giúp đỡ sang học tập ở Liên Xô.
	Sự quan tâm của Đảng Cộng sản Pháp còn biểu hiện ở thái độ của Đảng đối với các phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa. Trên diễn đàn của nghị trường tư sản thông qua những đảng viên nghị sĩ, Đảng đã vạch trần mọi thủ đoạn áp bức bóc lột, mọi luận điệu mị dân của thực dân Pháp và thẳng thắn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Dương. Lời tuyên bố của Mác-xen Ca-sanh tại hội nghị thảo luận về luật đại xá ở Đông Dương: “Người bản xứ không phải sinh ra để làm nô lệ cho các ông. Hãy trả lại tự do cho người ta” tiêu biểu cho đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Pháp về vấn đề thuộc địa.
	Dưới ảnh hưởng trực tiếp của Cách mạng tháng Mười, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời năm 1921. Cách mạng tháng Mười cũng ảnh hưởng sớm đến Tôn Trung Sơn, thúc đẩy ông cải tổ Quốc dân đảng với ba chính sách lớn: Liên Nga, liên cộng, ủng hộ công nông. Quốc dân đảng Trung hoa biến thành một hình thức mặt trận dân tộc thống nhất, liên hiệp những đảng phái dân chủ, tiến hành đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
	Trung Quốc là một nước lớn ở Châu Á. Sau khi xâm nhập các quốc gia xung quanh, tư bản phương Tây nhảy xô vào nơi có nguồn tài nguyên phong phú, dân cư trù mật này. Giai cấp phong kiến thống trị cũ biến thành tay sai cho thế lực xâm lược và nước Trung Hoa phong kiến già cỗi biến thành nửa thuộc địa. Tất cả các đế quốc đều có quyền lợi ở Trung Quốc và đấy chính là chỗ dựa của chúng để bảo vệ những quyền lợi thuộc địa ở Á Đông. Do vậy, cuộc chiến đấu của nhân dân Trung Quốc không chỉ có ý nghĩa đối với sự sống còn của nhân dân Trung Quốc mà còn có ảnh hưởng chung đến phong trào đấu tranh tự giải phóng của nhân dân Châu Á.
Đối với Việt Nam, Trung Quốc đã từng là nơi nương náu của những chiến sĩ thất bại trong phong trào vũ trang kháng Pháp, trong phong trào Đông du và Việt Nam Quang phục hội. Trong khi chưa có điều kiện trở về hoạt động trong nước, nhiều người tham gia vào phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, được sự thôi thúc của tình hình bên trong và sự kích thích của phong trào bên ngoài, thanh niên Việt Nam tìm đường sang Trung Quốc ngày càng nhiều. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Trung Quốc. Tháng 6 năm 1925, Người lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên- một tổ chức cách mạng có qui củ, có hệ thống đầu tiên của Việt Nam. Từ đó, tại đây nhiều đoàn thanh niên từ trong nước bí mật sang theo học các lớp huấn luyện do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức rồi lại trở về nước hoạt động, truyền bá những tri thức cách mạng mới của thời đại.
	Tóm lại, cách mạng tháng Mười Nga, sự tồn tại của Liên Xô, hoạt động của Quốc tế Cộng sản đã giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác- Lênin, chỉ cho giai cấp vô sản và nhân dân thuộc địa con đường cách mạng đúng đắn, hiệu triệu và tổ chức họ đứng lên đấu tranh tự giải phóng. Đối với nhân dân Việt Nam, trong thời gian này, chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá đã tạo nên nhân tố mới, quyết định phương hướng phát triển của cách mạng nước ta.
- Tuy nhiên trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi ánh sáng của cách mạng tháng Muời và chủ nghĩa Mác- Lênin mới chỉ được tuyên truyền một cách hạn chế vào Việt Nam (do chính sách ngăn cản và bưng bít của thực dân Pháp), cho nên, sự tồn tại và tiếp tục gây được những ảnh hưởng nhất định của các loại hình tư tưởng tư sản dưới nhiều màu sắc trong phong trào dân tộc Việt Nam (ít nhất cho đến năm 1925) là điều dễ hiểu. Nhờ đó, phong trào yêu nước giai đoạn này diễn ra sôi nổi, rầm rộ, góp phần quan trọng vào việc “cày xới mảnh đất màu mỡ” để “gieo mầm” các học thuyết cách mạng, tạo điều kiện cho dân tộc ta lựa chọn con đường cứu nước và phát triển xã hội một cách đúng đắn, chính xác, tiến tới giành độc lập, tự do.
II. BỘC PHÁT CỦA PHONG TRÀO DÂN TỘC Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
1. Hoạt động của nhóm quốc gia tư sản theo xu hướng cải lương
	Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới nhoi lên đã gặp sự chèn ép của tư bản Pháp. Những lời than vãn về sự chèn ép này nhiều lần bộc lộ công khai trên báo chí tư sản. Để giảm bớt sự bất bình của tư sản Việt Nam, thực dân Pháp hô hào Pháp - Việt hợp tác, không phải chỉ hợp tác về chính trị mà còn hợp tác cả về kinh tế. Hội Khai trí tiến đức thành lập ngày 5-2-1919 nêu mục đích của hội là “dùng các cách chính đáng và nhờ chính phủ kiểm đốc truyền bá trong quốc dân An nam các học thuật của Thái Tây và tư tưởng của Đại Pháp khuyến khích người dân làm việc đạo đức cũng là bảo trì cho lợi quyền người Pháp, người Nam trong kinh tế”. Lu-i Mác-ty, chánh mật thám Đông Dương làm Hội trưởng, Tổng đốc Hoàng Trọng Phu làm phó. Hầu hết những tư sản, địa chủ lớn đều có mặt trong hội. Một số công ty kinh doanh hỗn hợp Pháp - Việt, có cả người Pháp lẫn người Nam tham gia, được thành lập. Nhưng những công ty theo kiểu ấy không nhiều lắm vì thế lực kinh tế của tư sản Việt Nam quá yếu và trên thực tế, tư bản Pháp cũng không muốn tạo nên một giai cấp tư sản bản địa lớn mạnh. Thực dân Pháp cố lái sự bất bình của tư sản Việt Nam vào tư sản Hoa kiều chứ không phải là tư sản Pháp. Do đó đã bùng nổ vụ “để chế đồ hàng khách” năm 1919. Nguyên do là một tiệm cà phê Hoa kiều, gần Sở Công chính Sài gòn, vô cớ tăng giá một cốc cà phê từ 2 xu lên 4 xu. Những viên chức Việt Nam quen uống cà phê ở đấy bất bình bèn xướng lên đồng lòng không uống cà phê ở tiệm ấy nữa. Từ đó bùng to lên thành phong trào “để chế” tất cả các “đồ hàng khách”, lan khắp Sài gòn, khắp Nam Kì. Tin tức từ trong Nam truyền ra ngoài Bắc; ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định... cũng thi nhau cổ động “tẩy chay khách trú”. Ngấm ngầm xúi giục tư sản Việt Nam chống lại tư sản Hoa kiều, thực dân Pháp còn âm mưu giành quyền buôn bán lúa gạo qua cảng Sài Gòn, nằm chủ yếu trong tay tư sản Hoa kiều. Vì thế tiếp sau vụ “để chế hàng đồ khách”, một số công ty tư bản Pháp xin độc quyền cảng Sài gòn. Một hiện tượng trái người đã xảy ra. Lần này địa chủ và tư sản Việt Nam liên hiệp với tư sản Hoa kiều chống lại tư sản Phá

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_thi_DH_mon_Su.doc