I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Hiểu đư¬ợc cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép tháo đư¬ợc thư¬ờng gặp trong thực tế.: Mối ghép bằng then, mối ghép bằng chốt.
- Kỹ năng: Biết áp dụng vào trong thực tiễn, làm việc theo quy trình
- Thái độ: Tạo cho HS tính khám phá trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị tranh vẽ hình 26.1, hình 26.2.Sưu tầm một số bộ ốc vít
- HS: Đọc tr¬ước bài 26 SGK.
Ngày soạn: 31/10/2012 Ngày giảng: 8A1: 06/11/2012 8A2: 06/11/2012 Tiết 23: MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Hiểu được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp trong thực tế.: Mối ghép bằng then, mối ghép bằng chốt. - Kỹ năng: Biết áp dụng vào trong thực tiễn, làm việc theo quy trình - Thái độ: Tạo cho HS tính khám phá trong thực tế. II. CHUẨN BỊ: - GV: Chuẩn bị tranh vẽ hình 26.1, hình 26.2.Sưu tầm một số bộ ốc vít - HS: Đọc trước bài 26 SGK. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định: 8A1: 8A2: Kiểm tra: - Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào? - Thế nào là mối ghép cố định, chúng gồm mấy loại? 3. Bài mới Phương pháp Nội dung HĐ1.Tìm hiểu mối ghép bằng ren - GV: Cho học sinh quan sát hình vẽ hình 26.1 và quan sát vật thật. Em hãy nêu cấu tạo của mối ghép.? HS: Trả lời. GV nhận xét và KL - GV: Ba mối ghép trên có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau? HS: Trả lời ( Đều là mối ghép cố định). - GV: Để hãm cho đai ốc khỏi bị hỏng ta có những biện pháp gì? HS: Trả lời ( Vòng đệm để hãm, đai ốc để khoá ). - GV: Khi tháo lắp cần chú ý những gì? HS: Không làm chờn ren, hỏng ren - GV: Em hãy kể tên các mối ghép bằng ren mà em thường gặp. HS: Trả lời. ? Mối ghép bằng bu lông có đặc điểm gì. HS trả lời GV nhận xét và KL chung HĐ2.Tìm hiểu mối ghép bằng then và chốt - GV: Cho học sinh quan sát hình 26.2 và hiện vật rồi đặt câu hỏi. - GV: Mối ghép bằng then và chốt bao gồm những chi tiết nào? HS: Trả lời GV nhận xét và KL chung - GV: Em hãy nêu sự khác biệt giữa then và chốt. HS: Trả lời. GV nhận xét và KL. ? Mối ghép bằng then và chốt có đặc điểm gì. HS trả lời Gv nhận xét và KL. ? Mối ghép bằng then được ứng dụng ở đâu. Hs trả lời GV nhận xét ? Mối ghép bằng chốt được ứng dụng ở đâu. HS trả lời Gv nhận xét và KL 1.Mối ghép bằng ren a. Cấu tạo mối ghép * Mối ghép bu lông gồm: đai ốc, vòng đệm. chi tiết ghép, bu lông. * Mối ghép vít cấy gồm: đai ốc, vòng đệm. chi tiết ghép, vít cấy. * Mối ghép đinh vít gồm:Chi tiết ghép, đinh vít. b. Đặc điểm ứng dụng - Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản dễ lắp, được dùng rộng rãi. - Mối ghép bằng bu lông dùng để ghép các chi tiết có chiều dài không lớn. - Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ. 2.Mối ghép bằng then và chốt a. Cấu tạo của mối ghép - Mối ghép bằng then gồm: Trục, bánh đai, then. - Mối ghép bằng chốt gồm: Đùi xe, trục giữa, chốt trụ. - Mối ghép bằng then được đặt trong rãnh then của hai chi tiết được ghép. - ở mối ghép bằng chốt, chốt là chi tiết hình trụ được đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép. b. Đặc điểm và ứng dụng - Có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém. - mối ghép bằng then được dung ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích để truyền chuyển động quay - Mối ghép bằng chốt dung để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc. 4. Củng cố. GV: Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. - Nêu công dụng của các mối ghép tháo được. - Cần chú ý những gì khi tháo lắp mối ghép bằng ren. 5. Hướng dẫn: - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK - Đọc và xem trước bài 27 SGK chuẩn bị tranh vẽ bộ ghế gấp, khớp tịnh tiến, khớp quay. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: