I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 5 buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
2.Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có tới 2, 3 học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
inh hoạt ngoài giờ lên lớp. * Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi trong buổi học chính khóa Giữa 2 tiết học căng thẳng, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập thể, biểu diễn văn nghệ, hát dân ca, diễn hài,... Trong các tiết Khoa học, Đạo đức, tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi như: làm phóng viên; sắm vai xử lí các tình huống phòng tránh bị xâm hại, từ chối các chất gây nghiện, bày tỏ thái độ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS,...và đóng vai xử lí các tình huống trong môn Đạo đức. Thông qua các hoạt động này, các em còn được hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết. Căn cứ vào phiếu điều tra đầu năm, tôi nắm được khả năng của từng em nên tôi phân công vai diễn, múa hát hoặc giao việc phù hợp với từng em, khuyến khích động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy, các tiết học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả. * Tổ chức các họat động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp Ở Tiểu học, giáo dục ngoài giờ lên lớp được qui định trong chương trình chính khóa, không bắt buộc giáo viên chủ nhiệm phải lên tiết ngoài giờ lên lớp. Nhưng nếu các hoạt động này chỉ diễn ra ở các tiết học chính khóa trên lớp thì sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu như giáo viên vận dụng và tổ chức không khéo léo thì sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình giờ học. Do vậy, đối với những hoạt động chiếm nhiều thời gian, cần nhiều sức lực, tôi tổ chức cho học sinh tham gia trái buổi, mỗi tuần 1 buổi. - Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông,..Nội dung thi được tôi soạn bằng chương trình powerPoint nên gây được sự thích thú, hào hứng cho học sinh mỗi lần tham gia. - Tổ chức các buổi họp lớp, làm đồ dùng học tập và làm báo tường, vẽ tranh chào mừng các ngày lễ lớn. - Tổ chức cho học sinh xem phim tài liệu kỉ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước như: Kỉ niệm ngày thành lập Đảng, Cách mạng tháng Tám, Kỉ niệm ngày quốc khánh, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày giải phóng miền Nam,...Những đoạn phim tài liệu này, tôi lấy trên mạng internet rồi kết nối với máy chiếu, chiếu lên cho học sinh xem. - Hướng dẫn các em làm bình hoa, cắt gấp hoa để trang trí góc học tập và làm một số đồ chơi đơn giản để trưng bày hoặc để tặng người thân bạn bè. Dựa trên hướng dẫn ở báo Chăm học, tôi tập chung cả lớp lại và hướng dẫn các em làm việc theo nhóm. Các em cùng làm, cùng góp, giúp đỡ nhau làm việc. Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao. 3) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở trên lớp thôi chưa đủ mà việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới tại nhà cũng vô cùng quan trọng. Trong khi đó, tôi thấy điều kiện gia đình, không gian sống của học sinh cũng như nhận thức của cả phụ huynh lẫn học sinh chỉ dừng lại ở nhận thức học tại lớp là đủ.Và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Muốn học sinh tự học ở nhà có kết quả thì các em phải có góc học tập và mỗi em phải có phương pháp tự học ở nhà. Về phương pháp học tập, tôi có thể hướng dẫn cho từng em. Nhưng còn góc học tập thì gia đình phải làm cho con em của mình. Để biết được số học sinh có góc học tập hay không, tôi tiến hành điều tra qua học sinh, qua phụ huynh, qua bạn bè gần nhà của học sinh. Nhưng để biết chính xác , tôi phải đến từng nhà học sinh để tìm hiểu. Qua tìm hiểu, tôi biết được lớp tôi có 17 em có góc học tập phù hợp, 7 em có góc học tập nhưng chưa đạt yêu cầu ( chỗ đặt chưa phù hợp; độ rộng, chiều cao của bàn ghế chưa phù hợp với tầm vóc của các em) ; 9 em không có góc học tập, khi học các em phải nằm sấp trên giường hoặc trên sàn nhà, còn sách vở thì các em để lên giường hoặc trên nóc tủ ti vi. Đối với những em có góc học tập nhưng chỗ đặt chưa phù hợp, tôi trao đổi với phụ huynh sắp xếp lại vị trí sao cho sáng sủa và thoáng mát về ban ngày, đầy đủ ánh sáng về ban đêm. Tôi hướng dẫn học sinh cách sắp xếp tập vở, đồ dùng học tập ngăn nắp, tiện lợi và trang trí góc học tập bằng cách cắt gấp những bông hoa, lọ hoa bằng giấy để trưng bày và những cái hộp xinh xinh để đựng đồ dùng. Đối với những em chưa có góc học tập, tôi giải thích, động viên để gia đình hiểu rằng góc học tập là nơi để các em học bài, nghiên cứu bài và làm bài tập ở nhà. Có góc học tập sẽ giúp các em hứng thú và có y thức cao hơn trong việc học ở nhà. Ngoài ra, góc học tập còn là nơi để các em rèn luyện tính cẩn thận, ngăn nắp và phát triển óc thẩm mĩ của bản thân. Phụ huynh chỉ cần mua cho con em của mình một cái bàn và một cái nghế nhựa (như kiểu bàn ghế ở các quán nước nhỏ) hoặc mua một cái bàn nhỏ theo kiểu để trong mùng học cho khỏi bị muỗi đốt. Sau một khoảng thời gian nhất định, tôi lên kế hoạch kiểm tra cụ thể để nắm chính xác tình hình. Chỉ trong 1 buổi tôi đã đi hết tất cả các gia đình những em chưa có góc học tập hoặc có góc học tập nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Lúc đầu, có phụ huynh còn e ngại, thậm chí còn bảo tôi bày vẽ. Nhưng thấy tôi quan tâm và hết lòng vì học sinh nên dần dần phụ huynh cũng hiểu ra và nhiệt tình hưởng ứng. Hoàn cảnh của một số gia đình học sinh còn rất nghèo nhưng phụ huynh cũng đã cố gắng tạo cho con em mình một góc học tập ở nhà. Tuy chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu song quan trọng là các em đã có chỗ để học, không phải nằm sấp trên sàn, trên giường nữa. Và phụ huynh cũng thấy được tầm quan trọng của việc tự học ở nhà của con em mình, phối hợp với tôi trong việc dạy dỗ và giáo dục các em nên người. Khi các em đã có góc học tập, tôi yêu cầu mỗi em phải lập thời gian biểu buổi chiều và buổi tối thật cụ thể, phù hợp với tình hình của gia đình và phải được cha mẹ kí xác nhận. Thông qua thời gian biểu, tôi biết được chính xác thời gian học bài ở nhà của từng em. Sau đây là mẫu thời gian biểu tôi làm mẫu để hướng dẫn học sinh: THỜI GIAN BIỂU Thời gian Công việc 1 giờ chiều Thức dậy. 1 giờ 30 – 3 giờ Học bài: học bài cũ và xem trước bài mới. 3 giờ - 4 giờ Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ. 4 giờ - 5 giờ Đi chơi thể thao. 5 giờ - 7 giờ Tắm rửa, ăn tối, chò chuyện với gia đình. 7 giờ - 8 giờ Ôn lại bài cũ. 8 giờ - 9 giờ Xem ti vi rồi đi ngủ. Căn cứ và thời gian học bài ở nhà của từng em, tôi đi kiểm tra, hướng dẫn các em tự học ở nhà. Việc kiểm tra các em học bài ở nhà được tôi thực hiện đều đặn và duy trì thường xuyên. Lúc đầu, tôi trực tiếp kiểm tra và hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp học tập cho những em học yếu và những em trong đội tuyển học sinh giỏi của lớp. Khi việc học bài ở nhà của học sinh đã đi vào nề nếp, tôi phân chia lớp thành các nhóm theo khu vực dân cư (theo tổ) và phân công mỗi nhóm một nhóm trưởng. Em nhóm trưởng sẽ kiểm tra và báo cáo với tôi tình hình tự học ở nhà của các thành viên trong nhóm và đặc biệt lưu y đến những bạn học yếu hoặc chưa có y thức tự học ở nhà. Thỉnh thoảng, tôi vẫn đến kiểm tra đột xuất một số em để nắm tình hình. Nếu phát hiện thấy em nào lơ là, tôi phải tăng cường kiểm tra ngay. Thấy tôi quan tâm đến việc học ở nhà của con em mình nên phụ huynh cũng nhiệt tình phối hợp với tôi: nhắc nhở, kiểm tra và tạo điều kiện cho con em mình học tập ở nhà. Sự tiến bộ của học sinh “cá biệt” được tôi thường xuyên thông báo cho gia đình biết qua điện thoại. Vì vậy, phụ huynh rất vui và càng quan tâm đến việc học của các em. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sáng kiến kinh nghiệm của tôi không có gì là to tát, những biện pháp tôi đã làm cũng rất đỗi bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Tình cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện . Trong 3 năm học qua, tuy trường tôi là trường vùng sâu, vùng xa của huyện Tịnh Biên, vào mùa thu hoạch lúa, học sinh nghèo lớp tôi thường phải nghỉ học đi mót lúa hoặc theo cha mẹ đi xứ khác gặt lúa mướn nhưng lớp tôi vẫn luôn duy trì sĩ số 100%, học sinh lên lớp thẳng đạt 100%, không có học sinh yếu; tỉ lệ học sinh giỏi luôn dẫn đầu trong khối và trong toàn trường. Đó là điều mà chưa có giáo viên nào nơi đây làm được. Sau đây là kết quả 3 năm học vừa qua của lớp tôi chủ nhiệm: * Năm học 2007-2008: + Duy trì sĩ số 34/34 đạt 100/%. + Học sinh lên lớp thẳng đạt 100/%. * Năm học 2008-2009: + Duy trì sĩ số 33/33 đạt 100/%. + Học sinh lên lớp thẳng đạt 100/%. * Năm học 2009-2010: + Duy trì sĩ số : 30/30, đạt 100/%. + Học sinh lên lớp thẳng đạt 100/%. + Đạt 2 học sinh giỏi cấp tỉnh, 1 học sinh đạt giải Nhất kì thi viết chữ đẹp cấp huyện, 1 học sinh đạt giải Ba kì thi kể chuyện cấp huyện. - Không có học sinh bị trách phạt trước toàn trường; học sinh đến trường luôn đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn giờ chơi; không có học sinh gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường, không có học sinh bị tai nạn giao thông. - Đồ dùng dạy học và bàn ghế của lớp suốt 3 năm qua luôn được bảo quản tốt, không có tình trạng hư hao, mất mát như những lớp khác. - 100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi học phụ đạo trái buổi. IV. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của mình. Thành công tôi đạt được phần lớn đều do sự nổ lực của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ của cán bộ quản lí nhà trường, sự chia sẻ đóng góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn. Nhưng mọi sản phẩm làm ra cho dù tốt đến mấy, chất lượng cao đến mấy cũng không thể hoàn hảo tuyệt đối. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng vậy. Tuy tôi đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì điều kiện kinh tế có hạn nên tôi chưa mua được máy ảnh để chụp lại những hình ảnh về lớp học thân thiện, về các hoạt động vui chơi tập thể mà tôi đã tổ chức cho học sinh để đưa vào sáng kiến kinh nghiệm này. Nếu có thêm những hình ảnh đó thì sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ có tính thuyết phục hơn. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Theo tôi, muốn trở thành một nhà sư phạm, một giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học sinh thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải: 1.Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện, sâu sắc về từng học sinh. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói quen,...của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. 2. Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng Ban Cán sự lớp, huấn luyện để các em trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài ba. 3. Luôn giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn, hợp tình, hợp lí; tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang, thiếu niềm tin vào người thầy. 4. Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin và hứng thú học tập hơn. 5. Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. 6. Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “lớp học thân thiện học sinh tích cực”, làm sao để tất cả các em luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niểm vui. 7. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh; kiên trì vận động phụ huynh tích cực tham gia vào công tác giáo dục học sinh. C- PHẦN KẾT LUẬN Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tân Lập ngày 2 tháng 11 năm 2010 Người viết Người viết: Nguyễn Văn Hùng Chức vụ: Phó Hiệu trưởng A. MỞ ĐẦU I. Bối cảnh chung Trong tất cả các lĩnh vực, nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi sự thành công hay thất bại. Trong xu thế hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa ngày nay mỗi con người chúng ta cần ra sức phấn đấu học tập để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước như Đảng ta đã xác định con người là tài sản quý giá và quan trọng nhất, là nguồn lực lớn và cần thiết đối với quốc gia dân tộc. Trên cơ sở đó ngành giáo dục – đào tạo đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động và người thầy đóng vai trò quyết định cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai. Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, tiếp cận với những tiến bộ về khoa học – công nghệ đòi hỏi những người phục vụ trong công tác giáo dục phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình là sự nghiệp trồng người. Những sản phẩm của mình tạo ra nó sẽ quyết định cho cả một thế hệ. Do đó vai trò của người thầy là nhân tố quan trọng để quyết định cho những sản phẩm mà mình tạo ra. Người thầy là những người phục vụ trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục để đào tạo, rèn luyện cho thế hệ trẻ, trong đó giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đóng vai trò quan trọng đối với các cấp học nhất là cấp học phổ thông. Giáo viên là những người được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn đồng thời còn được trang bị đầy đủ kỹ năng trong việc giáo dục nhân cách học sinh nhất là thông qua công tác chủ nhiệm nhằm giúp học sinh phát triển một cách toàn diện. Mặt dù đã được đào tạo kỹ lưỡng, nhưng mỗi giáo viên có năng khiếu, sở trường riêng, về chuyên môn phần lớn đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nhưng về kỹ năng quản lý, giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm thì chắc không phải ai cũng làm tốt. Thực tế nhà trường trong những năm qua, nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong công tác chủ nhiệm. Do đặc thù của địa phương nên học sinh không được thi tuyển đầu vào, nên lượng học sinh vào học tại trường có một số đối tượng không ngang bằng nhau về học lực lẫn hạnh kiểm. Việc xếp lớp, với hình thức đại trà, ở mỗi lớp đều có học sinh giỏi; khá; trung bình. Đặc biệt là đối với học sinh khối lớp 10 sau một thời gian học từ một đến hai tháng mới nỗi trội lên những học sinh yếu, kém về học lực. Từ đó những học sinh này có những biểu hiện sa sút về học lực lẫn hạnh kiểm do nhiều nguyên nhân tác động đã dẫn đến tình trạng như thường xuyên không thuộc bài, không làm bài tập, bỏ học, cúp tiết, mê chơi game, không chấp hành nội quy nề nếp trường lớp, gọi chung là học sinh cá biệt từ đó dẫn đến các tiêu cực khác Những đối tượng nêu trên mặt dù số lượng không nhiều, trung bình chỉ chiếm khoảng 5%/lớp. Nhưng đối với vai trò của GVCN đây là vấn đề không ít khó khăn trong công tác quản lý lớp không khéo sẽ làm ảnh hưởng đến những học sinh khác, nhất là đối với những giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của nhà trường. Từ đó mà đối với mỗi giáo viên ngoài kiến thức chuyên môn giỏi đòi hỏi phải có kỹ năng trong công tác chủ nhiệm nhằm kịp thời giáo dục những học sinh cá biệt trở thành những học sinh ngoan. Giúp các em có được nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của một người học sinh, đồng thời giúp cho người thầy có được niềm tin đam mê nghề nghiệp, tạo một môi trường giáo dục thân thiện, tích cực đầy ý nghĩa. Đây là vấn đề quan trọng trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT hiện nay. II. Lý do chọn đề tài Từ thực tiễn của nhà trường, trong những năm qua bản thân tôi đã từng làm công tác chủ nhiệm, làm Bí thư đoàn trường hàng năm đã tiếp xúc với nhiều đối tượng nêu trên nên ít nhiều cũng đã tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân. Trong năm học qua nhà trường có một số học sinh rơi vào trường hợp “học sinh cá biệt”, trong đó đáng nói nhất là có cả học sinh bị đưa ra Hội đồng kỷ luật nhà trường, kết quả có học sinh phải đình chỉ học tập một năm do hình thức vi phạm nặng. Đứng trước tình hình đó, bản thân là một trong những cán bộ quản lý của nhà trường cần phát huy tinh thần trách nhiệm của mình nhiều hơn đối với những thầy cô làm công tác chủ nhiệm lớp. Trong khi ngày nay Nhà nước ta rất quan tâm và đầu tư cho giáo dục, bằng nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Trong toàn ngành giáo dục đang thực hiện cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung”; phong trào thi đua “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Vì vậy vai trò của GVCN không thể xem nhẹ, nhất là trong việc giáo dục học sinh cá biệt. Mỗi thầy cô giáo với tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của mình bằng mọi cách phải giúp các em có được nhận thức đúng đắn trong lao động, học tập, phải uốn nắn các em từ người “xấu” trở thành người “tốt”. Nếu không khéo sẽ làm hỏng cả một thế hệ của các em, đồng thời cũng là một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Với những lý do trên, bằng những kinh nghiệm tích lũy của bản thân, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT An Minh”, với đề tài này hy vọng ít nhiều sẽ góp phần thêm cho các thầy cô làm công tác chủ nhiệm trong những năm học tới. III. Phạm vi và đối tượng của đề tài Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về thực trạng của trường THPT An Minh trong những năm qua, đặc biệt là năm học 2011 – 2012 để áp dụng cho năm học tới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến học sinh cá biệt. III. Mục đích của đề tài Với đề tài nêu trên, bản thân tôi muốn làm thế nào để giúp cho những học sinh cá biệt từng bước thay đổi thái độ của mình trong học tập theo hướng tích cực. Giúp các em biết tự tôn trọng bản thân mình và xác định được việc học sẽ phục vụ chính bản thân các em và tạo điều kiện để giúp đỡ gia đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Giúp các em thấy được công lao to lớn của các bậc làm cha, làm mẹ nuôi con ăn học; sự vất vả của các thầy cô trong việc truyền đạt tri thức và giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho các em. Từ đó các em biết mình sẽ làm gì để thay những lời tri ân đầy ý nghĩa. Bên cạnh phần nào giúp cho các thầy cô quan tâm hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với nghề nghiệp, đặc biệt là trong công tác chủ nhiệm. Nghề dạy học là một nghề thiêng liêng cao cả, không phải ai cũng làm được như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nghề dạy học là nghề cao cả nhất trong những nghề cao cả”. Đồng thời giúp cho một số ít thầy cô xóa đi tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối với những học sinh không ngoan mà phải xác định “tất cả vì đàn em thân yêu” để góp phần xây dựng môi trường học tập “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Đối với học sinh THPT, hầu hết các em bước sang giai đoạn phát triển toàn diện về thể chất. Nên đặc điểm tâm lý của các em rất dễ bị kích động do những yếu tố xã hội bên ngoài, các em thường tự khẳng định mình là người lớn chứ không phải là học sinh THCS nữa, cho nên các em thấy mình có quyền giải quyết các vấn đề theo kiểu người lớn, tự quyết định cho bản thân mà không nghe theo sự giáo dục của người khác kể cả cha mẹ. Một số em nghĩ rằng thầy cô sẽ không làm gì được mình ngoài việc nhắc nhỡ, hâm dọa, mời phụ huynh từ đó mà các biểu hiện cá biệt dần dần xuất hiện. Đối với thầy cô làm công tác chủ nhiệm trước hết phải hiểu biết về tâm lý lứa tuổi của các em để có các giải pháp xử lý tình huống cho thích hợp. Trong lớp học có rất nhiều đối tượng học sinh: học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh yếu kém. Đối với học sinh khá, giỏi thường các em rất có ý thức, nghe lời thầy cô, các em sẽ thấy hối hận khi mình lỡ vi phạm và các em sửa đổi những khuyết điểm của mình một cách tự giác rất nhanh. Những đối với học sinh yếu, kém (học sinh chậm tiến) khi vi phạm các em sửa đổi rất chậm, thậm chí không hề sửa đổi mà vi phạm ngày càng tăng lên dẫn đến học lực ngày càng sa sút và kết quả phải lưu ban hoặc bỏ học giữa chừng. Do đó giáo viên khi làm công tác chủ nhiệm phải nắm rõ các đối tượng của lớp mình để có hướng giáo dục cho phù hợp. Làm thay đổi thái độ học tập của học sinh từ “xấu” chuyển sang “tốt” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và giảm tỷ lệ bỏ học hàng năm. II. Thưc trạng vấn đề Từ thực tiễn của nhà trường, hiện nay học sinh cá biệt, chưa ngoan không phải là phổ biến nhưng ở trường nào cũng chịu ảnh hưởng bởi đối tượng học sinh này đối với phong trào chung của lớp, chúng gây ảnh hưởng thường xuyên đến kết quả thi đua của bạn bè toàn lớp. Nhìn chung những biểu hiện của các em là chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Bên cạnh còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra: *Nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt: - Các em đi học do gia đình ép buộc. - Do tác động của xã hội, bị bè bạn không tốt lôi kéo. - Sự kích động của phim ảnh, các trò trơi bạo lực từ game. - Chưa có sự quan tâm của cha mẹ đến việc học của con cái. - Do gia đình khá giả, chỉ biết cung cấp tiền cho con mà không quan tâm đến kết quả học tập của con mình, dẫn đến tính ỷ lại. - Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải làm thêm giúp gia đình nên thường xuyên bỏ học, học lực sa sút. - Do cho mẹ ly hôn, dẫn đến buồn chán. - Do lớp học có quá nhiều học sinh yếu, kém Bên cạnh cũng có thể một số nguyên nhân xuất phát từ
Tài liệu đính kèm: