Nâng cao hiệu quả tiết luyện nói trong chương trình Ngữ văn THCS

Mục tiêu của dạy học môn Ngữ văn là hình thành những con người có ý thức, có tư tưởng tình cảm cao đẹp, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ và đặc biệt là có khả năng thích ứng với cuộc sống năng động trong xã hội hiện đại. Quan điểm tích hợp và tích cực luôn chi phối các hoạt động dạy học Ngữ văn, nhất là ở phần dạy các kĩ năng làm Tập làm văn. Một tiết dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả trước hết phải tạo nên không khí hứng thú cho mỗi giờ học. Không khí đó chỉ có được khi người dạy biết đa dạng hóa các hình thức, biện pháp dạy học. Mặt khác, với tinh thần quan điểm dạy học mới, SGK Ngữ văn không chỉ chú trọng nội dung mà còn chú trọng hình thức nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Để đạt được những mục tiêu trên và thực hiện theo yêu cầu của phương pháp dạy học mới, người dạy cần tổ chức cho học sinh học tập bằng các biện pháp nhằm rèn cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kĩ năng nói là vô cùng quan trọng. Nói sao cho người nghe hiểu là điều không phải ai cũng thực hiện tốt. Người nói khi đã chuẩn bị đầy đủ nội dung trong đầu sẽ tìm cách bộc lộ, truyền đạt thông tin đó chính là “nói”. Muốn hoạt động nói có hiệu quả trong giờ học Ngữ văn, người dạy phải hướng dẫn rèn luyện cho các em, tập cho các em mạnh dạn trước tập thể. Nhiều khi các em có dự kiến trong đầu nhưng lại không nói ra được và người thầy sẽ không nhận xét đánh giá đúng về sự tiếp thu, cảm thụ của các em trong giờ học Ngữ văn. Vậy rèn kĩ năng nói cho học sinh là việc làm thiết thực vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn vừa hình thành phong cách cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể, có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống.

doc 13 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 10972Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả tiết luyện nói trong chương trình Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n. Một tiết dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả trước hết phải tạo nên không khí hứng thú cho mỗi giờ học. Không khí đó chỉ có được khi người dạy biết đa dạng hóa các hình thức, biện pháp dạy học. Mặt khác, với tinh thần quan điểm dạy học mới, SGK Ngữ văn không chỉ chú trọng nội dung mà còn chú trọng hình thức nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Để đạt được những mục tiêu trên và thực hiện theo yêu cầu của phương pháp dạy học mới, người dạy cần tổ chức cho học sinh học tập bằng các  biện pháp nhằm rèn cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kĩ năng nói là vô cùng quan trọng. Nói sao cho người nghe hiểu là điều không phải ai cũng thực hiện tốt. Người nói khi đã chuẩn bị đầy đủ nội dung trong đầu sẽ tìm cách bộc lộ, truyền đạt thông tin đó chính là “nói”. Muốn hoạt động nói có hiệu quả trong giờ học Ngữ văn, người dạy phải hướng dẫn rèn luyện cho các em, tập cho các em mạnh dạn trước tập thể. Nhiều khi các em có dự kiến trong đầu nhưng lại không nói ra được và người thầy sẽ không nhận xét đánh giá đúng về sự tiếp thu, cảm thụ của các em trong giờ học Ngữ văn. Vậy rèn kĩ năng nói cho học sinh là việc làm thiết thực vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn vừa hình thành phong cách cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể, có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống.
	Trong mục tiêu dạy học môn Ngữ văn THCS, về kỹ năng, chương trình môn Ngữ văn nhấn mạnh trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thành thạo theo các kiểu văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học. Chính vì thế, SGK Ngữ văn THCS đã chú trọng hơn tới việc hình thành và phát triển kỹ năng nói. Đây là một trong những điểm mới về quan điểm dạy học của môn học. Cụ thể là bố trí một số giờ luyện nói độc lập theo từng kiểu văn bản cần tạo lập chương trình:
Lớp 6: 
Tiết 29 – Tuần 8 – Bài 7: Luyện nói kể chuyện 
Tiết 43 – Tuần 11 – Bài 1: Luyện nói kể chuyện 
	Tiết 83, 84 – Tuần 21 – Bài 20: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
	Tiết 96 – Tuần 24 – Bài 23: Luyện nói về văn miêu tả 
Lớp 7: 
	Tiết 40 – Tuần 10 – Bài 10: Luyện nói : Văn biểu cảm về sự vật, con người.
	Tiết 56 – Tuần : 14 – Bài 13: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
	Tiết 112 – Tuần 28 – Bài 27: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề.
Lớp 8: 
	Tiết 42 – Tuần 11 – Bài 10: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
	Tiết 54 – Tuần 14 – Bài 14: Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng.
Lớp 9: 
	Tiết 65 – Tuần 13 – Bài 13: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
	Tiết 140 – Tuần 28 – Bài 27: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Xuất phát từ tình hình thực tế của việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn nói chung và trong giờ luyện nói của môn Tập làm văn nói riêng là còn nhiều hạn chế. Nghịch lý của giờ luyện nói vẫn thường xuyên xảy ra: giờ luyện nói là điều kiện tốt nhất để học sinh bày tỏ quan điểm, tình cảm, khả năng giao tiếp của mình trước bạn bè nhưng các em lại im phăng phắc, nép mình chờ nghe giáo viên chỉ định. Dường như tính tự tin, hoạt bát thường ngày của các em đã biến mất, giờ học thật nặng nề. Đã có học sinh chân thành phát biểu rằng: “Một điều đáng sợ là phải học giờ luyện nói Tập làm văn!”. Không có hứng thú trong giờ luyện nói thì làm sao rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh đây? Thiết nghĩ, đây không chỉ là sự trăn trở của riêng tôi mà là tất cả của giáo viên dạy Ngữ văn hiện nay. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả tiết luyện nói trong chương trình Ngữ văn THCS".
II. Giải quyết vấn đề.
           1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
	Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong giờ dạy học tập làm văn là tăng tính thực hành ứng dụng cho chương trình Ngữ văn đối với học sinh THCS và khắc phục hạn chế quá chú trọng đến việc đọc viết hơn nghe nói của chương trình và sách giáo khoa cải cách giáo dục.
	Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng nói trong chương trình Ngữ văn THCS là giúp cho học sinh có được kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt tương đối thành thạo. Đây cũng là sự cụ thể thể hoá tư tưởng dạy học theo lý thuyết giao tiếp và thực tiễn dạy học môn phân môn Tập làm văn ở trường phổ thông. Điểm mới mẻ và cần lưu ý là chú trọng hơn tới cách tổ chức cho học sinh hoạt động để phát triển kỹ năng nói trong giờ Tập làm văn. Luyện nói tốt sẽ giúp học sinh biết bộc lộ tư tưởng, truyền đạt thông tin trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
	Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Trong giờ luyện nói hiệu quả lao động của học sinh được cảm nhận trực tiếp qua ngôn ngữ. Giờ luyện nói có thế mạnh của một sinh hoạt giao tiếp tập thể, không như giờ làm văn viết là một hoạt động tĩnh, cá nhân. Không khí giờ làm văn miệng dễ kích thích hứng thú hoạt động của học sinh hơn, nếu giáo viên ý thức được vấn đề này. Về tâm lý, con người trong hoạt động tập thể bao giờ cũng năng động hơn. Có thấy rõ đặc thù của hoạt động luyện nói và đặc điểm tâm lý học sinh thì giáo viên mới tiến hành có hiệu quả giờ học vốn rất sinh động, hấp dẫn và hướng dẫn được những học sinh có tâm lý ngại ngùng phát biểu trước tập thể lớp. Giờ luyện nói là cơ hội tốt nhất để giáo viên hiểu về con người, tư tưởng tình cảm học sinh qua cách nói năng, diễn đạt...
 	Hiện nay, các nước trên thế giới rất coi trọng dạy học theo quan điểm giao tiếp. Đây là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông, lấy hoạt động giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết. Nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường.
       	 Nếu người thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, thì người học (học sinh) phải tự mình bộc lộ sự hiểu biết, phải biết phát triển tư duy thành lời - ngôn bản. Muốn cho người nghe hiểu cho được thì người nói phải nói cho tốt, có nghĩa là nói phải mạch lạc, logic, phải bảo đảm các qui tắc hội thoại, phải chú ý đến các cử chỉ, nét mặt, âm lượngVì thế, luyện nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạy học văn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học Ngữ văn. Luyện nói tốt sẽ giúp người học sẽ có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội.         
 	 2. Thực trạng của vấn đề. 
	Qua những năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, ở bộ môn Ngữ văn, tiết dạy “Luyện nói” mặc dù nhiều giáo viên cũng đã cố gắng hết sức nhưng cũng ít người thành công qua tiết dạy. Bởi vì kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh chưa nhiều so với rèn luyện kỹ năng viết. Học sinh không tự tin khi nói trước đám đông. Thời gian luyện nói lại có hạn (45 phút) không tạo được điều kiện cho tất cả học sinh được nói. Và sách giáo viên cũng chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc dạy rèn luyện kỹ năng nói. Do vậy mà trong một tiết luyện nói chỉ tập trung vào những em khá, giỏi, chăm còn những học sinh lười sẽ thụ động, không phát huy được. Dù có hoạt động thảo luận nhóm thì những em yếu cũng ngồi im. Kết quả yếu vẫn yếu, lười vẫn lười. Tâm lý chung, giáo viên rất ngại dạy tiết luyện nói, nhất là trình độ học sinh ở vùng sâu vùng xa. So với yêu cầu của phương pháp dạy mới và những định hướng của sách giáo viên thì tiết dạy “luyện nói” và hoạt động nói của học sinh qua tiết dạy còn nhiều lúng túng chưa đạt yêu cầu.
	Trong thực tế giảng dạy ở trường thuộc địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa đa số học sinh chưa có kỹ năng nói trước tập thể, rất ngại nói, không tự tin khi nói trước đông người. Đối với học sinh ở vùng sâu vùng xa, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, khả năng nói và hiểu tiếng phổ thông còn hạn chế.         
        Nhiều giáo viên có chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh song còn lúng túng trong khâu soạn giảng cũng như qui trình các hoạt động lên lớp. Một phần cũng do sách giáo viên không có hướng dẫn cụ thể. Khi  giáo viên có sự đầu tư cho tiết dạy và hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị chu đáo thì việc tổ chức cho học sinh luyện nói trong tiết luyện nói đạt hiệu quả cao. Không khí học tập của học sinh khác hẳn khi giao viên thuyết giảng. Ở các em lộ rõ sự thích thú, tất cả như có một luồng điện vô hình nào đó được lan truyền cho cả lớp làm nóng lên không khí học tập. Nhiều em giơ tay xin được trình bày kết quả, cảm nhận tổng hợp và thật là thoả mãn với những kiến thức được chắt lọc rút ra từ chính sự hiểu biết của các em. Đó cũng là lúc giáo viên có điều kiện để điều chỉnh và phấn khích các em học tập, thực tế niềm vui đựợc giáo viên quan tâm sẽ cho các em thêm sự tự tin vào khả năng của mình là phải học tập tốt hơn, cố gắng hơn để được phát biểu, nói trước lớp trong lần sau.
          Để tạo được động lực niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ môn Ngữ văn của các em trước hết người thầy giáo phải là người tìm ra được những biện pháp tối ưu kích thích khả năng nói để học sinh nói ra được những điều mình tư duy, cảm thụ trong giờ học văn bản cũng như trong tiết luyện nói. Đây cũng là kĩ năng vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ những suy nghĩ cảm xúc những điều cảm thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin trứơc tập thể. Vừa là biện pháp có khả năng khắc phục đựơc những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. 
	3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
 	Với quan điểm dạy học theo phương pháp mới hiện nay đã nhấn mạnh: “Thầy chủ đạo, trò chủ động”, “Học sinh là chủ thể sáng tạo”. Để phát huy tính tích cực của học sinh, thì giáo viên phải làm tốt vai trò của người nhạc trưởng. Cụ thể để dạy được giờ luyện nói Tập làm văn, giáo viên cần phải quan tâm đặc biệt đến những khía cạnh sau :
	3.1. Xác định mục đích yêu cầu của việc luyện nói:
 	Để cho học sinh có thể thực hiện tốt tiết luyện nói, giáo viên cho trước đề tài cho các em về nhà soạn, hướng dẫn các em: Giúp các em chuẩn bị tốt nội dung, yêu cầu bài nói để các em xác định đề tài (Nói cái gì ?); xác định đối tượng giao tiếp (Nói trong hoàn cảnh nào ?); xác định mục đích giao tiếp (Nói để làm gì ?); cách thức giao tiếp (Nói cho thuyết phục người nghe); nói cho có hiệu quả (Phải thu thập, lựa chọn điều cần nói); tạo tâm thế vững vàng khi nói: Tự tin, mạnh dạn; Tác phong tự nhiên, giọng rõ ràng quán xuyến người nghe; Yêu cầu tập thể lớp chú ý lắng nghe, theo dõi ghi chép, nhận xét. 
           3.2. Hướng dẫn học sinh soạn bài trước ở nhà:
	Mỗi em đều phải soạn bài vào vở bài tập của mình ở nhà. Tới lớp, trước khi tiến hành luyện nói, lớp trưởng kiểm tra việc soạn bài của lớp thông qua tổ trưởng, nhóm trưởng, sau đó báo cáo cho giáo viên. Giáo viên nên kiểm tra lại khoảng từ năm đến mười em.
	3.3. Tổ chức triển khai thực hiện giờ luyện nói trên lớp:
a. Bước 1: Kiểm tra khâu chuẩn bị ở nhà của học sinh.
 Bước này giáo viên phải đặc biệt chú ý, không thể bỏ qua hay lơ là được vì đây là cơ sở cho tiết luyện nói. Mặt khác, kiểm tra chặt chẽ khâu chuẩn bị ở nhà sẽ tạo thói quen học tập, tự giác cho học sinh và có biện pháp kịp thời đối với những học sinh yếu hoặc lười học.
 	b. Bước 2: Thống nhất lại dàn bài chung.
 Phần này giáo viên không đi lại từng bước nhỏ như phần chuẩn bị bài vì sẽ mất thời gian. Giáo viên chỉ đưa ra những câu hỏi, những vấn đề có tính chất giải đáp vướng mắc mà các em gặp phải trong phần chuẩn bị bài. Trên cơ sở đó, xây dựng dàn bài chung làm yêu cầu về kiến thức để đánh giá nội dung bài nói của học sinh. 
 	c. Bước 3: Yêu cầu cho bài nói của học sinh.
	Giáo viên nêu yêu cầu luyện nói chung để học sinh rõ (chỉ áp dụng cho tiết luyện nói đầu tiên của từng khối lớp, những tiết sau, bước này sẽ do học sinh tự nhắc lại trước lớp)
 	- Nội dung: Nói phải đúng trọng tâm, yêu cầu đề bài. Dựa vào dàn bài thống nhất để trình bày theo ý cho hệ thống.
 	- Kỹ thuật nói: Trình bày rõ ràng, mạch lạc, nói thành câu trọn vẹn. Lời nói có ngữ điệu, diễn tả thái độ, tình cảm tự nhiên, phù hợp.
 	- Tác phong: Bình tĩnh, đĩnh đạc, tự tin. Trước khi nói phải có lời thưa gửi, kết thúc phải có lời cảm ơn. 
 	d. Bước 4: Bước chuẩn bị của học sinh trước khi nói.
 	Giáo viên dành thời gian khoảng 5 phút để học sinh chuẩn bị trình bày bài nói.
	e. Bước 5: Học sinh trình bày bài nói.
 	Để cho học sinh có điều kiện trình bày bài nói của mình một cách tự nhiên, hiệu quả, giáo viên nên lựa chọn nhiều hình thức, nhiều cách trình bày bài nói khác nhau.
 	- Trình bày bài nói theo từng phần: mở bài, thân bài, kết bài đến cả bài.
 	 	- Trình bày bài nói theo sự phân công của tổ, nhóm (chọn học sinh khá của tổ nhóm trình bày trước, để học sinh yếu có điều kiện học tập và chuẩn bị).
 	- Học sinh trình bày bài nói theo thứ tự luân phiên (Đa phần học sinh đều có thể trình bày bài nói).
 	- Học sinh trình bày bài nói theo yêu cầu dựa vào các mức độ khác nhau : giỏi, khá, trung bình, yếu.
	g. Bước 6: Nhận xét, đánh giá.
	Nếu để cho học sinh thay phiên nhau lên trình bày bài nói của mình mà không có sự nhận xét, đánh giá, góp ý của thầy cô, bạn bè thì tiết luyện nói sẽ phản tác dụng. Trong tiết luyện nói, học sinh giữ vai trò chủ động, tích cực thì giáo viên phải thể hiện rõ vai trò của người chủ đạo, hướng dẫn. Trong tiết luyện nói người giáo viên thực sự trở thành một người dẫn chương trình gần gũi và thân mật với học sinh thì sẽ nâng cao hiệu quả tiết học.
 	Hướng dẫn học sinh theo dõi, nhận xét, đánh giá từng phần, từng nội dung cụ thể.
 	Giáo viên tổng hợp ý kiến từ học sinh, chỉ ra ưu, khuyết điểm cũng như mặt mạnh, mặt yếu của từng em để kịp thời phát huy và sủa chữa, uốn nắn.
 	Lời đánh giá của giáo viên phải chính xác, rõ ràng, nhẹ nhàng, tế nhị; luôn tạo không khí thân ái, gần gũi để học sinh trao đổi, trình bày ý kiến của mình được tự nhiên hơn. Giáo viên nên chọn ưu điểm nổi bật của từng học sinh và căn cứ theo từng mức độ: giỏi, khá, trung bình, yếu mà tuyên dương, động viên, khuyến khích. Nhất là sự tiến bộ của học sinh yếu (dù chỉ là sự tiến bộ rất nhỏ). Vì lời khen, chê của giáo viên không chỉ là động lực thúc đẩy sự cố gắng phấn đấu của học sinh mà còn là đòn bẩy, bẩy giờ luyện nói.
 Tóm lại tuỳ thuộc vào điều kiện, mức độ của từng lớp, hoạt động của giờ luyện nói có thể có những hình thức khác nhau. Hình thức rất phong phú đa dạng. Điều quan trọng là phải nắm vững đặc trưng giờ luyện nói để đảm bảo yêu cầu một giờ học Ngữ văn trong nhà trường THCS.
	4 . Định hướng dàn ý cho một số luyện nói theo các biện pháp nêu trên.
	4.1. Tiết 66 - Bài 14: (Ngữ văn 9) Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
         	Có thể chọn 1 trong 3 đề có ở sách giáo khoa phần luyện tập. Tôi chọn đề 3: Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đến chỗ trót đã qua. Hãy đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
          a. Yêu cầu: 
	Trước khi tiến hành luyện nói, giáo viên kiểm tra vở soạn của học sinh và các em trình bày dàn ý vào bảng phụ, sau đó giáo viên chốt lại và đưa ra bảng phụ mà giáo viên đã chuẩn  bị sẵn lên bảng đen cho học sinh theo dõi để luyện nói và hướng dẫn học sinh:
	Phải xác định ngôi kể cho phù hợp (Tôi)
	Phải hóa thân vào Trương Sinh kể lại câu chuyện theo trình tự
	Các nhân vật và các sự việc còn lại chỉ có vai trò như một cái cớ để nhân vật Tôi giải bày tâm trạng của mình.
	b. Dàn ý:
	b.1. Mở bài: Tự giới thiệu về mình, nêu mối quan hệ với Vũ Nương trong câu chuyện.
	b.2. Thân bài: Kể lại nội dung đoạn truyện (ngôi kể là ngôi thứ nhất: tôi – Trương Sinh). Trong quá trình kể có thể hiện sự hối hận của người kể.
	b.3. Kết luận: Trương Sinh suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương và ân hận về việc làm của mình.
	4.2. Tiết 144 - Bài 27: (Ngữ văn 9) Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Có thể linh động chọn đề bài sau:
   	Đề: Phân tích khổ thơ đầu trong bài “Sang thu “của Hữu Thỉnh.
          a. Yêu cầu : 
          - Nghị luận về một khổ thơ trong bài thơ
          - Vấn đề nghị luận: Phân tích, cảm nhận về cái hay cái đẹp về  nội dung và hình thức của khổ thơ đầu trong bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh
          	b. Dàn ý:
	b.1. Mở bài:
	Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
	Giới thiệu khổ thơ đầu, nêu khái quát về giá trị nội dung của khổ thơ.
	b.2. Thân bài:
	Cảm nhận thu sang của tác giả (Phân tích vai trò của các giác quan).
	Bức tranh vô hình của thời gian: Khúc giao mùa từ mùa hạ sang mùa thu.
	Bức tranh được vẽ lên bởi giác quan đa dạng của người họa sĩ. (Bắt đầu là khứu giác, xúc giác đến thị giác và đến cảm nhận của nhà thơ).
	“Mùi hương ổi phả vào trong gió se” câu thơ có cái ấm nồng của mùa hạ lại có cái lạnh se của mùa thu, sự giao mùa kỳ diệu. Dòng cảm xúc bất ngờ.
	Hai câu thơ đầu thoáng chút bâng khuâng xao xuyến.
	Mạch cảm xúc tiếp tục ở 2 câu cuối:  
 “Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về”.
Sương chùng chình đi qua như cố ý chậm lại. Một cảm giác mơ hồ, hư hư thực thực ấy đã gợi nên một thời điểm nhạy cảm rất khó xác định “hình như thu đã về”
	Phân tích vẻ đẹp, hay của các từ ngữ “hương ổi, phả, gió se, chùng chình, hình như”.
	Suy nghĩ về mùa thu thiên nhiên thời khắc giao mùa:
	Từ cái bất ngờ nhận ra tín hiệu mùa thu, xen lẫn vào những cảm xúc có phần nào bâng khuâng luyến tiếc.
	Cảm nhận bằng các giác quan một cách tinh tế nhạy cảm qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu làng quê, yêu mùa thu.                      
	b.3. Kết luận: 
	Qua hình ảnh, hương vị quen thuộc, gần gũi đặc trưng của mùa thu và những cảm nhận tinh tế, tác giả đã thể hiện thành công vẻ đẹp thiên nhiên thời điểm giao mùa.
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng đối với học sinh lớp 9B tại trường PTDT Nội trú huyện Si Ma Cai năm học 2011 -2012, với những cố gắng của tôi trong việc rèn kĩ năng nói cho học sinh đã có những hiệu quả nhất định. Học sinh tham gia phát biểu sôi nổi, có chiều hướng ham thích học môn văn hơn. Học sinh có tinh thần tập thể cao, có tinh thần tự giác, ý thức được việc học tập. Với biện pháp thực hiện trên giúp học sinh mạnh dạn hơn khi nói trước đám đông, có thói quen tốt trong việc học. Và cũng giúp cho những em học yếu, lười không còn ỷ lại trông chờ vào những em học khá. Từ em khá đến em yếu đều có thể nói được trước lớp.
Khi tiến hành nghiên cứu tôi chia đối tượng học sinh của mình thành 2 nhóm (Nhóm thực nghiệm là đối tượng học sinh lớp 9B, và nhóm đối chứng là các em học sinh lớp 9A), mỗi nhóm gồm 35 em học sinh có trình độ nhận thức tương đương nhau. Với lớp 9B khi áp dụng sáng kiến này thì tình hình khác hẳn so với lớp 9A (không áp dụng) mặc dù có một thực tế là học sinh càng lớn lên các em càng ngại nói, ngại phát biểu trước tập thể. Kết quả là ngay cả khi đã trở thành cán bộ công chức, thậm trí còn giữ chức vụ quan trọng trong một cơ quan nào đó, nhiều người vẫn ít khi dám nói trước tập thể hoặc nói rất khó khăn, lúng túng, không mạch lạc rõ ràng.
Năm
 2011-2012
Mức độ
Khả năng nói tốt 
trong tiết luyện nói
Khả năng nói chưa tốt 
trong tiết luyện nói
9A (35 học sinh)
3/35 học sinh bằng 8,6%
32/35 học sinh bằng 91,4%
9B (35 học sinh)
20/35 học sinh bằng 57,1%
15/35 học sinh bằng 42,9%
Qua kết quả trên cho thấy khi áp dụng sáng kiến có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực ở nhóm thực nghiệm lớp 9B. Đặc biệt hơn nữa là khi so sánh kết quả của nhóm lớp 9B với nhóm lớp 9A thì chất lượng ở nhóm lớp 9B đã tăng cao hơn nhóm lớp 9A với một khoảng cách khá cách biệt. Điều đó cũng đã khẳng định một phần tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã đưa ra và áp dụng. Trong năm học này tôi đang mở rộng áp dụng sáng kiến trên đây cho tất cả các lớp mà tôi đang giảng dạy, hy vọng sẽ tạo được bước chuyển biến cao hơn về khả năng nói của các em học sinh trong kiểu bài luyên nói ở phân môn Tập làm văn. 
	III. Kết luận.
Bài học kinh nghiệm mà tôi rút ra được từ quá trình nghiên cứu và vận dụng như sau:
	1. Về giáo viên:
	Muốn  thực hiện đạt yêu cầu việc luyện nói cho học sinh giáo viên cần:
	- Đầu tư vào bài soạn, nghiên cứu kỹ để có câu hỏi thảo luận cho học sinh.
	- Câu hỏi phải khuyến khích được tất cả học sinh trong lớp suy nghĩ. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, vừa sức để học sinh có thể trả lời.
	- Ngay từ đầu, xây dựng cho học sinh phương pháp học tập, những qui định  đối với học sinh về việc học  nói chung, môn văn nói riêng.
	- Hướng dẫn cho học sinh cách học cũng như cách soạn bài  (Nhất là đối với tiết luyện nói).
	- Có kế hoạch kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
	- Cần tôn trọng ý kiến học sinh, tạo điều kiện, dẫn dắt học sinh thể hiện quan điểm cá nhân của mình.
	- Nắm vững qui trình tiết luyện nói và tiến hành các bước một cách linh hoạt, thuần thục. 
	2. Về học sinh: 
	- Đầy đủ dụng cụ học tập, nhất là bảng phụ, chuẩn bị cả về ngôn ngữ để có được hành văn lưu loát, ý tứ phong phú.
	- Mỗi cá nhân cần phải chuẩn bị bài kĩ trước ở nhà.
	- Mỗi cá nhân đều phải tích cực và ý thức hoạt động trong nhóm.
	Tóm lại, dạy văn là một công việc đòi hỏi tính khoa học, nghệ thuật và sáng tạo. Do vậy người dạy văn phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học mới để việc tổ chức các hoạt động dạy học văn bản trở nên phong phú, đa dạng và có chiều sâu. Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua tiết luyện nói ở môn ngữ văn 9 là một hoạt động mang tính chuyên môn của người giáo viên dạy văn trong quá trình thực thi giảng dạy chương trình thay sách. Điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Văn bản nói riêng và cho bộ môn Ngữ văn nói chung. 
	Vấn đề được trình bày trên đây dưới dạng một sáng kiến kinh nghiệm, không có mong muốn gì hơn được bày tỏ những đóng góp nhỏ vào công việc giảng dạy văn và mong được quý thầy cô góp ý. Trong quá trình giảng dạy, tôi sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để làm tốt nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Si Ma Cai, ngày 28 tháng 11 năm 2012
Xác nhận c

Tài liệu đính kèm:

  • docNâng cao hiệu quả tiết luyện nói trong chương trình Ngữ văn THCS.doc