THUYẾT MINH VỀ MỘT TRÒ CHƠI
I. Mở bài: Giới thiệu trò chơi ô ăn quan
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, thì cuộc sống con người trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Tuy nhiên, việc gì cũng có mặt lợi và mặt hại có nó,bất kì việc gì cũng thế. Nhất là khi các trò chơi hiện đại ra đời thì các trờ chơi dân gian bị lãng quen, không ai nhắc tới hay chơi nó. Trò chơi dân gian rất thú vị và có tính giải trí rất cao nhưng bị lãng quen. Một trò chơi dân gian ngày xưa nhiều người chơi như trò chơi ô ăn quan, một trò chơi rất thú vị.
II. Thân bài: thuyết minh về trò chơi ô ăn quan
1. Nguồn gốc trò chơi ô ăn quan
- Ô ăn quan có từ rất lâu đời ở Việt Nam nhưng không ai bắt có từ đâu
- Ô ăn quan có thể được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa Việt Nam
- Trò chơi này liên quan đến Mạc Hiển Tích đỗ Trạng nguyên năm 1086, có người đã cho rằng ông đã sử dụng ô ăn quan để tính số âm.
ới, cây Mai dễ bị khô lá, lá bị vàng ở đầu ngọn và tuổi thọ của lá mai sẽ bị ngắn dần. Việc này nếu xảy ra nhiều lần trong năm sẽ làm câv mai không giữ được lá đến 12 tháng để đợi chúng ta lặt lá và ra hoa tập trung. Do đó cây mai sẽ ra hoa lác đác từ tháng 9 -» 12 âm lịch. Vì vậy cây mai sẽ không nở được tập trung, ít hoa. - Đoán ngày lặt lá cho mai sẽ ra hoa đúng tết Nguyên đán. Đây là một việc làm mang tính đòi hỏi sự cảm nhận, kinh nghiệm của người trồng và chơi mai. - Lặt lá mai phụ thuộc vào thời tiết (lập xuân), loại mai 5,9,12 cánh,.... cây mai khỏe hay yếu, tập tính của từng cây mai được trồng, chăm sóc của riêng từng gia đình, được đặt ở những vị trí của riêng từng nhà,... - Trước tiết lập xuân trời lạnh, sau tiết lập xuân trời ấm, kết hợp với theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày để quyết định ngày lặt lá mai, bản thân cứ mạnh dạn quyết định vài lần để tự rút ra kinh nghiệm. Thông thường: mai 12 cánh (mai tai gạo) lặt lá từ 25/11 đến 5/12 Âm lịch. Mai 5 cánh đến 9 cánh lặt lá từ 5 ->10/12 Âm lịch. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nụ mai lớn, nhỏ, lá mai già hay xanh để quyết định ngày lặt lá. Lặt lá mai là một việc làm hết sức tỉ mỉ, thận trọng, cân nhắc trải qua những tâm trạng hồi hộp, lo lắng, phấn khởi, hy vọng, thất vọng... thật hết sức thú vị. 3. Ý nghĩa của hoa mai - Sau khi đưa ông Táo về trời (23 tháng chạp), các nhà vườn bứng nguyên gốc mai cho vào chậu đem về các chợ hoa xuân ở thành phố để bán hoặc khách có đi đến tận vườn để mua. - Trong những ngày Tết hầu như nhà nào cũng mua hoa mai về trưng, vừa trang trí cho đẹp nhà vừa cầu tụng may mắn. Nếu hoa mai nở rộ vào sáng mùng I Tết, gia chủ sẽ rất vui. Nếu trong 3 ngày Tết mà hoa mai chưa nở hoặc đã tàn thì gia chủ cảm nhận khó thấy được niềm vui được trọn vẹn. III. KẾT BÀI - Cây mai được xếp vào hàng “tứ quý” được vê trong bộ tranh “tứ bính” đại diện cho 4 mùa: mai, lan, cúc, trúc và hoa mai biểu tượng cho mùa xuân. - Về mặt ý nghĩa, cây hoa mai còn tượng trưng cho dáng vẻ thanh mảnh, phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người Việt Nam. THUYẾT MINH VỀ HOA ĐÀO I. MỞ BÀI: Giới thiệu về hoa mai Nếu như hoa mai tượng trưng cho một cái Tết sung túc ở phương Nam thì hoa đào là biểu tượng cho một mùa xuân bất diệt ở miền Bắc. II. THÂN BÀI 1. Nguồn gôc, xuất xứ Người thì bảo đào có nguồn gốc từ Ba Tư, nhưng cũng lại có ghi chép cho rằng tổ tiên của đào là từ đất Trung Quốc, tên khoa học là Prunus persica thuộc họ Rosaaceae. Đào được nhắc đến không chỉ là một loại cây phổ biến ở vùng châu Á mà còn gắn liền với câu chuyện tín ngưỡng giải thích tại sao đào là loại cây không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. 2. Cấu tạo - Cây đào thuộc họ hoa hồng, thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ năm đến mười mét - Lá có hình mũi mác. - Hoa mọc đơn độc, có màu hồng hoặc màu trắng, năm cánh mềm mại, mịn màng như nhung. - Khi cây ra hoa ngắn, hầu như không có cuống, đài có ống hình chuông, thùy hình trứng, có nhiều nhị. "Cây đào thuộc họ hoa hồng, thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ năm đến mười mét, lá có hình mũi mác. Hoa mọc đơn độc, có màu hồng hoặc màu trắng, năm cánh mềm mại, mịn màng như nhung. Khi cây ra hoa ngắn, hầu như không có cuống, đài có ống hình chuông, thùy hình trứng, có nhiều nhị. Dòng họ của hoa đào rất da dạng và phong phú. Nếu xếp theo số cánh thì có thể chia đào thành hai loại là đào đơn và đào kép. Còn xếp theo màu sắc thỉ có thể chia đào thành đào phai, đào bích, đào bạch, đào thất thốn. Nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là đào bích. Đào bích cánh hoa màu hồng thắm, tán tròn nhiều cành cân đối. Đào phai màu nhạt, hồng tươi, trang nhã mà hấp dẫn như đôi má ửng hồng của người thiếu nữ khi thẹn thùng. Đào bạch ít hoa tương đối khó trồng. Đào thất thốn dáng nhỏ, hoa nhỏ, có màu đỏ thẫm." 3. Cách chọn đào - Để chọn được một cành đào đẹp. trước tiên cần biết một cành đào đẹp thì có hoa cánh kép, màu thắm, cành đều, gốc thẳng. - Thân đào có thể xù xì nhưng khoẻ, chắc. Cành vừa phải, dăm (nhánh nhỏ nhất của cành đào) nhỏ, nhiều hoa. - Tên của các thế đào chủ yếu lấy theo chữ Nho như ngũ phúc, trực đổ, bạt phong. Đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu tới cuối dăm. Những cành có dăm to thường ít hoặc thưa hoa. Tam đa, long giáng..., còn hình dáng của các thế đào gợi lên ý nghĩa về biểu tượng cha - con, gia đình, các con vật trong truyền thuyết như long, phụng. - Khi chọn cần chú ý đào thế phải có: hoa, nụ, và lộc, bởi đó là biểu tượng cho sự đề huề, ấm no của gia đình. 4. Cách trồng - Đặc tính của cây đào là chịu hạn hơn chịu nước. - Đào trồng nơi đất trũng, nước nhiều rễ thối, cây dễ bị chết. - Trồng trong bóng râm, ít ánh nắng, đất ẩm, lá sẽ xanh tốt quanh năm, đến mùa rất ít hoa. Vì vậy để năm nào đến mùa đào cũng có nhiều hoa ta phải trồng đào ở nơi cao ráo, quang đãng. - Đào cần được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, với sự thông thoáng gió tốt.Hàng năm, sau mỗi mùa thu hoạch hoa, cần bón bổ sung thêm phân chuồng, NPK cho cây để cây phát nhiều tán cành sum xuê. Mùa hoa năm sau hoa to, sắc màu đẹp, năng suất cao hơn. - Đào được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay ghép nêm đoạn cành trên cây đào ăn quả. - Ghép cây nên tiến hành vào tháng 7-9. - Gốc ghép là cây mọc từ hạt, cũng có thể dùng cây mận, cây mai, cây đào là gốc ghép. Nên dùng phương pháp ghép chồi, chồ ghép nên ở độ cao 60-80cm, bô hình chữ T để ghép. Khi chồi sống và mọc cao 12-18cm, phải hái ngọn, để mọc nhánh. - Ghép cành chỉ dùng khi ghép chồi bị thất bại và tiến hành vào tháng 3. - Cũng có thể nhân giống đào bằng cách gieo hạt. - Tháng 6-7 hạt đào ăn quả các loại được thu gom, nhặt sạch, phơi khô trong bóng râm, bảo quản trong chum, vại, túi nilon đến tháng 11 đem gieo, trước khi gieo hạt được xứ lí ngâm nước trong 48 giờ, đãi sạch, ủ trong cát 30-40 ngày để nứt nanh. - Gieo hạt đào trong vườn ươm với mật độ: Hạt cách hạt 3-4cm. cấy theo chiều dọc của hạt như cấy hành, lấp một lớp đất mỏng l-2cm lên trên, sao cho khi tưới nước vừa nhú đầu nhọn của hạt là được. Tưới đủ ấm cho hạt mọc mầm đều, khoảng 15-20 ngày cây mọc, từ một hạt đơn hoặc đa phôi có thể cho ta 1-4 cây đào con. - Khi cây đào con ra lá non màu trắng như rau giá đậu xanh (nếu đẻ lá thật màu xanh mới nhổ cấy thì tỷ lệ chết rất cao) cần nhổ cấy ngay vào bầu ni lon kích thước 5x10cm, thủng hai đầu với giá thể là bùn ao ải 70%+30% là phân chuồng hoai mục. Chăm sóc cây con trong bầu khoảng 3-40 ngày, cây cao 15-20cm, có 5 lá thật đem cấy trong bầu to có kích thước 15*30cm, có đục 4 lỗ thoát nước ở đáy. Trồng ra ruộng nhân giống, với khoảng cách 30-40cm/cây. - Sau khi chăm sóc khoáng 5-6 tháng, cây con cao 70-80cm, đường kính thân 1-2cm là ghép mắt hay ghép nêm đoạn cành được. - Thời vụ ghép đào tốt nhất vào tháng 10-11 có tỷ lệ sống cao. Khi cây ghép có cành ghép mọc cao 50-60cm là đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng sản xuất. - Còn khi chọn đào cây cũng gần giống với đào cành là nên mua các cây có dăm nhỏ và ngắn, các nhánh chính tạo nên dáng cây xuất phát từ một điểm trên thân, như vậy cây sẽ đẹp, cân đối. 5. Cách chăm sóc - Cách tết khoảng 3-5 ngày nên mua đào để lúc đào nở hoa rộ sẽ vào đúng mấy ngày tết. Khi đã mua được cành đào như ý muốn, nên đốt gốc trước khi cho vào lọ và nhớ rằng nước phải sạch. - Nên cho vào lọ vài viên thuốc vitamin B1, một chút kali đê có dinh dưỡng nuôi hoa. - Để đào được bền, tươi lâu, với đào được trồng trong chậu, bạn nên tưới thường xuyên, giữ cây sạch, mát. - Khi cho cây vào chậu, tuyệt đối không được tưới quá nhiều nước, bởi dào loại ưa ít nước, độ ẩm vừa phải, nếu không nó sẽ chết vì thối rễ. 6. Sự tích hoa đào - Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn miền Bắc, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây Đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chủng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của hai vị thần linh.Ma quỷ khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay. - Đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, hai thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. - Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong lọ, nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy đỏ hồng điều vẽ hình hai vị thần linh dán ở cột trước nhà để xua đuổi ma quỷ. - Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ. Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ lìày, không còn tin mấy ở ma quý thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hòa họp được trang trí mấy ngày xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng. 7. Ý nghĩa - Người miền Bắc ưa chuộng chơi đào vào ngày Tết có lẽ vì màu hồng mang lại sự may mắn và phúc lộc đầu năm. Các cụ ngày xưa thường bảo, cắm một cành đào trong nhà là cản được gió độc và đuổi được tà khí. Và sân nhà ai có trồng đào thì đó là sân nhà phú quý. - Những nhà có điều kiện thường sắm cả một cây đào ghép ba tầng. - Những nhà nghèo hơn cũng có mua một vài nhánh đào trưng trong nhà. - Đón xuân mà không có hoa đào cũng tẻ nhạt như thiếu bánh chưng xanh, câu đối đỏ, tràng pháo hồng. - Vì vậy, Tết đến, dù bận việc đến mấy thì người dân miền Bắc cũng phải mua cho gia đình mình một vài nhánh đào. III. KẾT BÀI Xuân về mang đến bao nhiêu điều kì diệu. Đúng là muôn hồng, nghìn tía, cái đẹp đi đến từng người, từng nhà và hoa đào là một món quà mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho con người. Xuân đến rồi xuân đi, hoa đào nở rồi lại tàn, thế nhưng hình ảnh của hoa đào vẫn cn sống mãi với thời gian. THUYẾT MINH VỀ MỘT GIỐNG VẬT NUÔI (CON CHÓ) I. MỞ BÀI: Giới thiệu về con chó Một trong những con vật thân thiết và trở thành người bạn trung thành của con người là con chó. Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm và có ích với con người. II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc và phân loại - Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói là một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước. Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám. Vào cuối kỳ Băng hà, cách đây khoảng 40.000 năm, chó sói và người chung sống với nhau thành nhóm săn mồi theo bầy. Chó sói và người thường tranh nhau con mồi, thậm chí còn giết nhau. Nhưng hẳn là chó sói đã bắt đầu tìm bới những mẩu thức ăn thừa do con người bỏ lại. Con người đã thuần hóa chó sói con và qua lai giống nhiều thế hệ, chó sói tiến hóa thành chó nhà. - Nhiều giống chó khác nhau ví dụ chó ta, chó Béc, chihuahua, husky, 2. Đặc điểm ngoại hình - Trọng lượng từ 1 – 80kg. Là động vật 4 chân, ngực nở bụng thon, chân thường có 4 ngón và 1 ngón treo (gọi là ngón con). Những con chó có 4 móng treo gọi là Tứ túc huyền đề (một loài chó rất khôn). “Chó khôn tứ túc huyền đề. Tai thì hơi cúp, đuôi thì hơi cong” - Não chó rất phát triển nên rất thông minh Mắt chó có 3 mí, 1 mí trên, 1 mí dưới và một mí thứ 3 nằm ở giữa hơi sâu vào phía trong, bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. So với mũi thì tai và mắt chó không tốt bằng - Tai chó cực thính, chúng có thể nhận ra được 35 nghìn âm rung trong một giây. Khứu giác (mũi) chó rất tuyệt vời, con người có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn có thể tìm ra những cây nấm con con nằm trong rừng sâu. Vào mùa đông lạnh thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. - Chó có 2 lớp lông, lớp ngoài mượt mà mọi người dễ thấy còn lớp nhỏ ở trong giúp chúng giữ ấm và khô ráo trong những ngày khô rét. Nó còn có nhiệm vụ hạ nhiệt trong những gày oi bức. - Đuôi chó là bộ phận thể hiện tình cảm (Tự kể chuyện ) - Chó có bộ tiêu hóa rất tốt, hàm răng rất cứng nên thích gặm xương, lúc mới ra đời chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi, chúng có đến 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của chó là 42 chiếc. 3. Đặc điểm sống - Đặc điểm sinh sản: Chó sinh sản theo lứa, tùy vào mỗi con mà mỗi lứa có số con khác nhau. - Đặc điểm sinh sống: Chó thường sống theo bầy đàn, nhưng chó nhà thì tùy vào chủ nhà - Đặc điểm sống: Chúng rất biết nghe lời và trung thành 4. Vai trò của con chó - Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm đến hai mươi ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm. Loại chó bắt được tội phạm được gọi là chó nghiệp vụ, trinh thám, và thường rất to, cao, tai vểnh, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng được nuôi rất công phu. Một số loại chó khác như chó săn thường rất khôn. Chó cứu hộ được dùng trong việc cứu hộ ở các bến cảng, sân bay, nơi xảy ra sự cố. - Ở một số nước trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe. Nhưng không hẳn là chỉ có ích, nó còn rất dễ bị bệnh, đó là bệnh "dại". Thường là thời gian đầu chó rất bình thường, ít người phát hiện ra để đề phòng. Khi bị chó dại cắn, lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần phải tiêm phòng cho chó thường xuyên theo định kì để tránh bị mắc bệnh. - Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người. Con chó luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. - Chó là đề tài của phim ảnh: (Kể tên một số bộ phim) “Sói hoang”, “Một trăm lẻ một chú chó đốm” III. Kết bài: Đánh giá chung và riêng về nó Chó luôn trung thành và thân thiết với con người, hãy luôn bảo vệ loài động vật này và chúng chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. THUYẾT MINH VỀ CÂY HOA PHƯỢNG I. Mở bài Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, không ai là không đến trường. mỗi ngày đến trường là một niềm vui, một kỉ niệm đẹp của thời học sinh. Thời đi học trong mỗi ai cũng có những ấn tượng đep, những kỉ niệm đjep. Và đối với học sinh thì không thể bỏ qua một loài hoa rất thân thuộc với mỗi người, đó là hoa phượng. bài viết này chúng ta đi tìm hiểu về cây phượng. II. Thân bài 1. Nguồn gốc - Có tên là Phượng vĩ, hay phượng vỹ, xoan tây, điệp tây hoặc hoa nắng. - Họ Fabaceae - Sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới - Tên theo tiếng anh Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree - Tên theo tiếng trung là phượng hoàng mộc, kim hoàng 2. Đặc điểm a. Thân cây - Thuộc thân gỗ - Có lớp vỏ xù xì - Có màu nâu sẫm b. Lá - Nhỏ - Lá mọc đối xứng qua một xương lá - Thuộc họ lá kép lông chim - Màu xanh lục c. Tán lá - Rộng - Dài, vươn xa - Nhỏ chi chít - Tạo bóng mát d. Rễ - Cắm sâu xuống đất - Có phần nổi trên mặt đất dài ngoằng ngèo e. Hoa - Màu đỏ - 5 cánh - Có lốm đốm màu vàng f. Quả - Dẹp - Chứa nhiều hạt - Có vị ngọt "Các hoa của phượng vĩ lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Thứ flavida nguồn gốc tự nhiên có hoa màu vàng (kim phượng). Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5cm; tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon. Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Nó là loại lá phức lông chim kép: Mỗi lá dài khoảng 30-50cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn, và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con. Phượng vĩ cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn." 3. Sinh trưởng - Cây tái sinh bằng chồi và hạt rất mạnh - Phát triển tốt trên mọi loại địa hình: Ven biển, đồi núi, trung du. - Mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ trồng - Tuổi đời không cao, khoảng 30 tuổi "Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: Ven biển, đồi núi, trung du. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: Cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng. Sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công, cây trồng trong công viên ,trường học có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi." 4. Khu vực nhiều phượng - Hoa kì - Khu vực Caribe - Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana (CNMI). "Phượng vĩ được trồng khá phổ biến tại khu vực Caribe. Tại Hoa Kỳ, nó được trồng ở khu vực Florida, thung lũng Rio Grande ở miền nam Texas, các sa mạc ở Arizona (đến tận Tucson) và California, Hawaii, Puerto Rico, quần đảo Virgin và Guam. Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana." 5. Ý nghĩa của cây phượng Ý nghĩa tên Tên "phượng vĩ" là chữ ghép Hán Việt - "phượng vỹ" có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng. Biểu tượng Tại Việt Nam, phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò". Thành phố Hải Phòng là khu vực trồng rất nhiều phượng vĩ, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là "thành phố Hoa Phượng Đỏ". Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ. III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây phượng Cây phượng là một người bạn, là một kỉ niệm vô cùng đẹp đối với mỗi người học sinh. Nó mang lại cho ta một thời cắp sách đến trường đầy niềm vui. Có thể nói phượng là người bạn chân thành của học sinh. GIỚI THIỆU VỀ BÃI BIỂN ĐỒ SƠN I. MỞ BÀI: Quê hương của mỗi con người là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên. Nơi đó gắn liền với rất nhiều những cảnh đẹp nổi tiếng. Ở Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, ở Nghệ An có bãi biển Cửa Lò thì ngay trên chính mảnh đất quê hương của em: Hải Phòng đã từ lâu nổi tiếng với bãi biển Đồ Sơn. Một bãi biển trải dài cát vàng, làn nước biển trong xanh và những con sóng trắng vỗ vào bờ. II. THÂN BÀI Đồ Sơn là một quận của thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về hướng đông nam, hiện là một khu nghỉ mát gồm nhiều bãi biển với phong cảnh tuyệt đẹp thu hút đông đảo khách du lịch đến đây hàng năm. Đồ Sơn là khu nghỉ mát và tắm biển nổi tiếng ở miền Bắc. Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển, với hàng chục mỏm cao tù 25 đến 130m, nơi đây có bãi cát mịn, bên bờ biển rợp bóng phi lao. Về phía tây và tây bắc, quận Đồ Sơn tiếp giáp với huyện Kiến Thụy, các hướng còn lại tiếp giáp với biển Đông. Do ở phía bắc và phía nam của quận là hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa ,cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dáu để xây dựng khu Resort cao cấp,nên nước biển ở khu vực này (nhất là khu II) đục nhưng vẫn có sức thu hút du khách. Đồ Sơn hội tụ các điều kiện: cơ sở vật chất là nhà cửa, khách sạn, nhà hàng, đường xá, điện nước khá hoàn chỉnh. Trước đây Đồ Sơn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa quan lại đô hộ. Nơi đây còn ngôi nhà bát giác kiên cố của Bảo Đại – ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Bãi tắm Đồ Sơn chia làm 3 khu chính: khu 1 nằm ngay đầu quận Đồ Sơn, khu 2 có nhiều khách sạn hiện đại, khu 3 yên tĩnh và kín đáo. Cát ở Đồ Sơn rất mịn, ít vỏ sò, có màu vàng óng khi mặt trời lên và có màu đỏ hồng vào lúc hoàng hôn. Vào ngày hè, Đồ Sơn thật sống động. Du khách khắp mọi miền đất nước cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, ngắm nhìn ba thế biển đẹp. Đồ Sơn có rất nhiều khách sạn nổi tiếng, đầy đủ tiện nghi rất thoải mái như Biệt Thự Bảo Đại, khách sạn Đồ Sơn Resort, khách sạn Biển Nhớ, khách sạn Hải Âu, khách sạn Hoa Phượng, khách sạn Lâm Nghiệp, khách sạn Công Đoàn Việt Nam, Hòn Dáu Resort.Những khách sạn này đều đảm bảo cho bạn tiện nghi nhất, tùy từng khách sạn sang trọng với mức giá khác nhau, bạn sẽ được tận hưởng những dịch vụ khác nhau tại các khách sạn này và lựa chọn cho mình một khách sạn phù hợp nhất khi đến với khu du lịch Đồ Sơn này. Du lịch tại Đồ Sơn, bạn có thể tham quan rất nhiều cảnh đẹp hấp dẫn như: Đảo Dáu với bể bơi nhân tạo thuộc hàng lớn nhất Châu Á,có vườn chim,vườn thú,khu vui chơi giải trí,các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao, đặc biệt không thể thiếu ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi.Kể từ khi được tu sửa khang trang,nơi đây còn được gọi vui bằng cái tên “Đà Lạt thu nhỏ” ,hằng năm được rất đông du khách đến vui chơi giải trí vào những ngày hè. Ngoài ra khi đến với Đồ Sơn,du khách có thể đến thăm di tích bến tàu không số, nằm ở chân đồi Nghĩa Phong, tìm hiểu về con đường Hồ Chí Minh trên biển đầy gian khổ. Tham quan quần thể di tích Đình Ngọc Xuyên- Suối Rồng- Tháp Tường Long. Đặc biệt, tại khách sạn Đồ Sơn Resort bạn còn được vui chơi thỏa thích tại casino trên tầng 3 của khách sạn. Đây là nơi duy nhất tại miền bắc mà bạn có thể thoải mái chơi trò chơi đặc biệt này. Nếu đến đây vào đúng các mũa lễ hội, bạn sẽ bị thu hút bởi sự náo nhiệt tại nơi đây. Có thể kể đến một số lế hội như lễ hội đảo Dáu. Vào ngày này, người dân Đồ Sơn nói riêng và người dân buôn bán khắp nơi đi thuyền ra đảo cúng và thắp hương cầu may cho một năm buôn bán thuận lợi và sức khỏe bình an. Hay cứ vào mỗi dịp Tết đến,người dân khắp nơi lại đổ về Đồ Sơn viếng thăm đền Bà Đế,cầu phúc cho mưa thuận gío hoà,nhà nhà êm ấm. Đặc biệt, một lễ hội được người dân nơi đây cùng du khách bốn phương mong chờ nhấ
Tài liệu đính kèm: