Ngữ văn 9 - Kể lại câu chuyện đáng nhớ nhất của bản thân

Kể lại câu chuyện đáng nhớ nhất của bản thân.

 Bạn mẹ tôi cho nhà tôi một con chó nhỏ chừng vài tháng tuổi lúc tôi lên lớp bốn. Vì lúc đó tôi còn nhỏ nên chưa có ghi nhớ gì nhiều nhưng cũng có một câu chuyện làm tôi nhớ mãi đến bây giờ.

 Tôi đặt tên nó là Tí Nị. Nó thuộc giống chó Chi-hua-hua nhưng không lớn được. Nó có bộ lông màu vàng đất trông rất ngộ nghĩnh. Thân hình nó cân đối: Ngực nở, bụng thon, bốn chân nhỏ, thanh mảnh cái đầu nhỏ cỡ quả banh lông, cặp tai dựng đứng lên khi cần nghe ngóng. Chiếc mõm ngắn với cái mũi đánh hơi rất giỏi. Tí Nị nó khôn lắm. Dường như nó có thể hiểu được tiếng người, hiểu được ý định của người chủ của nó. Ở nhà, tôi không thường cho Tí Nị ăn nhưng nó vẫn bám víu lấy tôi, đã thế mà nó cũng có cái tính hay ghen tị nữa. Lúc mẹ với tôi đùa giỡn với nhau thì nó ngồi cạnh bên kêu ư ử đòi chen vào cuộc vui.

 Ban ngày, Tí Nị nằm trong sân mát hay tìm một chỗ êm êm nằm, mõm gác lên hai chân trước, đôi mắt lim dim. Lúc đó nÓ chẳng ngủ đâu, mà là đang trông nhà đấy. Một tiếng động nhẹ hay một bóng người thoáng qua, là nó ngóc đầu lên, vểnh tai nghe ngóng. Tuy nhỏ nhưng tiếng sủa của Tí Nị vang xa hình như nhà nào cũng nghe, đôi khi còn mắng yêu nó ồn ào. Khi có người lạ bước vào nhà thì nó sủa hoài. sau đó thì nằm im nhìn người lạ đó, xem chừng có ý đồ gì xấu xa không. Tí Nị hung hăng lắm nên khó ai dám vuốt đầu nó.

 Ấy thế mà đối với gia đình tôi nó rất hiền. Nó hay bày tỏ tình cảm bằng cách ngoáy tít cái đuôi hay nằm im dưới đất rồi ngóc đầu, đôi mắt long lanh chờ lệnh.

 Lúc đầu tôi cũng chưa tin tưởng vào việc trông nhà của Tí Nị lắm, không hẳn là coi thường nó nhưng tôi cứ thấy lo lo thế nào ấy. Nhưng sau này thì ít có ăn trộm dám vào nhà tôi nữa. Trước đây nhà tôi có trộm nhiều, nhưng có một lần Tí Nị thấy trộm thì sủa vang làm ba tôi thức giấc chạy ra. Thấy có người và chó sủa, tên trộm bỏ lại chiếc A-ti-la và đôi dép để chạy thoát thân. Mỗi khi tôi đi đâu về thì nó nằm trước cửa, đợi và nghe ngóng tiếng xe quen thuộc. Và lúc tôi còn chưa thấy mặt mũi Tí Nị đâu thì nó đã thấy tôi rồi. Nó chạy ra mừng tôi tíu tít. Lúc đó cái đuôi của nó phải gọi là ngoáy tít, hai chân trước chồm chồm lên như muốn ôm choàng lấy tôi. Miệng thì kêu ư ử, ăng ẳng sung sướng mừng rỡ. Đã thế đôi mắt còn đầy biểu cảm thiết tha bảo sao tôi không cảm động. Và cứ thế từng ngày trôi đi, tôi mến nó lúc nào không hay.

 

doc 12 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 928Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Kể lại câu chuyện đáng nhớ nhất của bản thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi tin rằng, tương lai vẫn còn ở phía trước. Và tôi sẽ gieo hạt ở nơi đây để hạnh phúc nở hoa nơi chốn này.
Kể lại 1 lần trót xem nhật kí của bạn
 Trong cuộc sống không có ai là không một lần mắc sai lầm. Với một phút nông nổi,hiếu kì của cái tuổi 14 mà tôi đã làm người bạn mà tôi yêu quý nhất phải buồn chỉ vì một quyển nhật kí. 
 Mùa hè - mùa của tuổi học trò bắt đầu bằng tiếng vĩ cầm của các nhạc công ve.Cây phượng nở hoa đỏ rực như một cây nấm khổng lồ.Tôi chạy sang nhà Ngọc đứa bạn thân từ hồi còn bé tí tẹo để gọi nó cùng đi chơi.Vừa bước vào cổng tôi gọi to: 
Ngọc ơi! này đi chơi đi! gớm gì mà nghỉ hè rồi cứ ở nhà suốt thế?
 Mẹ Ngọc từ trong nhà đi ra nở một nụ cười và nói vói giọng trêu đùa tôi:
Cái con bé này lúc nào cũng nhanh nhảu.Ngọc đi mua cho cô mớ rau rồi cháu lên phòng đợi bạn chút xíu nhé. 
Tôi vâng dạ chạy lên phòng Ngọc. Phòng nó lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng không như phòng tôi.Tính tôi hay tò mò cứ phải ngắm nghía,xem xét xem có gì hay ho không. Bỗng tôi thấy trên giá sách của Ngọc có quyển gì màu hồng được che lấp bởi những quyển sách giáo khoa.Tôi lấy quyển sổ bí mật đó ra và ngạc nhiên khi biết đây là quyển nhật kí.Ngọc vốn là đứa trầm lặng, ít nói nhưng chuyện gì của nó tôi cũng biết.Mà sao chuyện này nó không kể với mình.Tôi cũng biết đọc trộm nhật kí là không nên nhưng.... nhưng tôi rát tò mò không biết nó có nói gì tôi không.Mở trang đầu ra với dòng chữ nắn nót của Ngọc  Ngày...tháng : Hôm nay mình thấy không vui vì Huyền giận vô cớ, không nghe mình giải thích lí do nữa.Mình mong lần sau bạn ý sẽ bình tĩnh hơn. Đọc đến đây tôi cảm thấy mặt mình nóng ran, thế mà nó chẳng báo giờ nói trước mặt mình mà chỉ nói sau lưng mình thôi ư? Tôi dở sang trang tiếp theo Ngày...tháng Huyền thực sự là người vui tính,lúc nào cũng quan tâm mọi người.Ai cũng quý bạn ây.Mình ghen tị với bạn ấy quá À bây giờ bạn ý còn biết nói tốt với tôi cơ à, thế   mà chả bao giờ nó chịu khen tôi một câu- tôi nghĩ trong đầu với nhiều ý nghĩ và quên đi hành động của mình. Cánh cửa phòng mở ra Ngọc đy vào hốt hoảnh khi thấy tôi đọc những gì bí mật mà bạn ý đã dấu kín.Ngọc dằng vội quyển nhật kí,òa khóc nói với tôi; 
 -Tại sao cậu lại đọc trộm nhật kí của tớ? 
Tôi rất xấu hổ nhưng vẫn cố cãi: 
 -Tớ..tớ chỉ đọc xem cậu nói gì vê tớ thôi..ai ngờ cậu cũng nói xấu tớ.Cậu có coi tớ là bạn không?
 Ngọc vẫn khóc nấc lên:
 -Tớ cũng..muốn..muốn nói với cậu nhưng cậu không chịu nghe tớ nói đâu.Đấy chỉ là tớ suy nghĩ thế thôi chứ tớ không có ý nói xấu cậu 
 Bây giời tôi mới nhớ cư mỗi lần Ngọc khuyên bảo tôi thì tôi đều cáu gắt chỉ vì giữ sĩ diện cho mình mà quên đi tâm trạng của Ngọc. Tôi cảm thấy rất hối hận và ôm chầm lấy Ngọc nói trong nước mặt;
Tớ xin lỗi cậu.Tớ sai rồi.Tha lỗi cho tớ nha Ngọc. 
 Ngọc lau vội nước mắt,gật đầu. Rồi 2 đứa lại nhìn nhau cười .Ngọc xuống nhà lấy 2 cốc nước và vài chiếc bánh, rồi hai đứa cùng trò chuyện vui vẻ với nhau.
  Qua câu chuyện của mình tôi mới biết đọc nhật kí của bạn là đã vi phạm quyền riêng tư khiến tôi hối hận đến tận bây giờ.Nhưng cũng nhờ lần tình cờ dó mà tình bạn giữa tôi và Ngọc ngày càng hiểu nhau hơn, xây dựng tình bạn trên lâu đài của sự tin tưởng.
Giới thiệu về 1 loài động vật có ích cho đời sống con người
Trong tất cả các loài động vật, có thể nói chúng tôi là loài vật có ích nhất trong  việc đồng áng, chúng tôi là “đầu cơ nghiệp”, là biểu tượng của sự cần cù. chăm chỉ.  Các bạn có biết tôi là ai không? Xin thưa, tôi là trâu đây - con trâu ở làng quê Việt Nam.
Tuy gọi là trâu nhưng tổ tiên tôi lại thuộc họ bò, sừng rỗng, thuộc bộ nhai lại, lớp thú có vú. Riêng tôi, tôi thuộc nhóm trâu Việt Nam, loài trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu cái nặng trung bình từ ba trăm năm mươi đến bốn trăm kí lô gam. Còn trâu đực thì khoảng bổn trăm đến bốn trăm năm mươi kí lô gam.
Tôi có khuôn mặt tựa như hình thang ngược. Đôi mắt tôi to tròn, hiền dịu, mi mỏng. Mũi tôi lúc nào cùng ươn ướt như người bị sổ mũi. Cặp sừng hình lưỡi liềm tạo cho tôi một phong cách rất oai vệ.
Tôi được tạo hóa khoác lên người một bộ lông màu xám hay màu xám đen. Thân hình tôi lực lưỡng, vạm vỡ để thích hợp với các công việc nặng nhọc. Tuy vậy nhưng tôi lại sở hữu một chiều cao có đôi chút khiêm tốn. Bụng tôi thì không nhỏ chút nào, mông dốc, đầu vú nhỏ. Để đền đáp lại công lao nuôi dưỡng của các bác nông dân, tôi cống hiến thịt. Thịt trâu lôi cũng bổ không kém gì thịt bò đâu nhé! Mà còn không bị phong ngứa nữa cơ. Tôi duy trì nòi giống giúp các bác nông dân, trâu ba tuôi đã có thể đé lứa đầu. Mỗi lứa khoảng từ ba đến sáu nghé. Nghé sơ sinh nặng từ 22 - 25 kg. Tôi còn cống hiến ca sữa, bộ da để làm mặt trống, cặp sừng đế làm đồ mỹ nghệ xuất khâu đấy. Phân của tôi cũng được dùng làm phân bón. Tôi thật có ích phải không ? Là người Việt Nam, không ai không biết câu ca dao:
                                  "Trâu ơi ta bảo trâu này
                         Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
 Người nông dân nuôi tôi chủ yếu để cày ruộng, kéo cày. Từ sáng sớm, lúc bạn gà vừa cất tiếng gáy. tôi đã theo các bác nông dân ra đồng. Tôi làm việc rất chăm chỉ. Trời nắng tôi cũng làm, trời mưa tôi cũng làm, không ngại khó khăn, gian khổ. Trâu tôi một ngày trung bình có thể cày từ 3 - 4 sào đất. Nhưng ở Tây Nguyên, tôi lại được nuôi chủ yếu để kéo gỗ, có thể từ 0,5 - 1,3 mét khối với đoạn đường từ 3 km - 5 ki lô mét.
Trâu tôi không chỉ xuất hiện với việc đồng áng, mà tôi còn xuất hiện ở các lễ hội vì thế trong dân gian đã có câu ca dao:
                             "Dù ai buôn đâu, bán đâu
                       Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về "
Tôi xuất hiện ở lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng). Ở lễ hội này, dù thắng hay thua tôi vẫn bị xẻ thịt để chia cho mọi người gọi là lộc. Tôi còn là biểu tượng cùa SEAGAMES 22 Việt Nam vừa rồi đấy các bạn ạ.
Không chỉ có hai hình ảnh thân quen trên, mà tôi còn xuất hiện với hình ảnh là người bạn đối với tuổi thơ nông thôn. Chiều chiều, sau mỗi ngày làm việc chăm chỉ ở ngoài đồng, tôi được các cậu bé dắt đi ăn cỏ, uống nước, tắm táp. Các cậu còn dắt tôi đi thả diều, các cậu ngồi chễm chện trên lưng tôi. Dùng lưng tôi làm chỗ ngồi học bài thổi sáo. Tiếng sáo của các cậu đã tạo nên bức tranh sông động thật thanh bình ở nông thôn.
Người đời thường hay có câu nói: “Khỏe như trâu nhưng thực chất tôi cũng cần phải được chăm sóc đấy nhé! Hằng ngày, các bạn phải tắm cho tôi này nhé cho tôi ăn uống đầy đủ chât dinh dưỡng. I Tôi cũng cần phải có bác si để khi bệnh có người khám cho tôi nữa. Mỗi ngày,cứ hai tiếng làm việc là phải cho tôi nghỉ mười lăm phút. Sau một tuầnlafm việc là phải cho tôi nghỉ xả hơi một ngày, không nên cho tôi làm việc liên tục. Sức trâu có hạn mà. Vào mùa hè, các bạn phai giữ chuồng traij tôi sạch sẽ, thoáng mát để muỗi không đốt tôi. Còn vào mùa đông, các bạn phải giữ ấm cho tôi bằng cách cho thêm rơm vào chỗ tôi nằm nếu không tôi bị cảm thì khốn.
Ngày nay, với đà công nghiệp ngày một phát triển hơn, nhiều loại máy móc được ra đời dần thay thế công việc của trâu tôi. Nhưng tôi vẫn mãi gắn bó với đời sông nông thôn dân dã, vẫn mãi là bạn của tuổi thơ nông thôn và của người nông dân Việt Nam.
Kể về kỉ niệm đáng nhớ đối với thầy, cô giáo cũ
Mỗi con người, chắc chắn ai cùng sẽ có những lúc lầm lỗi, không có ai là hoàn hảo dù người đó có giỏi đến đâu. Tôi cũng vậy. Tôi đã từng mắc một lỗi mà tôi không bao giờ quên được. Lúc ấy tôi còn là học sinh vừa học hết lớp bảy.
Hồi đó, do ba mẹ nói tôi có năng khiếu vẽ và chính tôi cũng thích được trở thành nhà thiết kế thời trang. Ba mẹ đã đăng ký cho tôi học vẽ tại nhà của một cô giáo vừa về hưu. Cô tên Dương, dù đã ngoài cái tuổi năm mươi nhưng cô vẫn tràn đầy sức sống. Cô hiền lắm! Khuôn mặt cô điềm tĩnh, hiền hậu khiến tôi luôn có cảm giác như cô là mẹ tôi vậy. Mái tóc của cô đã ngả bạc trắng. Cô luôn tốt bụng giúp ssỡ mọi người nên hàng xóm xung quanh ai cũng quý cô.
Tôi quý cô lắm. Lúc đó tôi thường kiêu căng, tự cao, tự đại với mọi người vì nghĩ là mình giỏi hơn mọi người. Ngày đầu tiên đi học, tôi cứ tưởng bài vẽ cùa mình sẽ được điểm mười nhưng không ngờ cô chỉ cho tôi con sáu. Tôi tức lắm, thế là đâm ra tôi ghét cô. Cứ mỗi lần đi học thêm, tôi không chịu vẽ mà cứ quậy phá làm phiền người khác. Cô bắt tôi vào bàn ngồi vẽ thì tôi lại vẽ đối phó với cô. Không ngờ, có một lần cô cho đề là vẽ chân dung thầy cô mà em thích nhất. Mọi người ai cũng vẽ cô. Chỉ có tôi nghĩ hoài cũng không ra là mình sẽ vẽ ai cả. Cho nên tới lúc nộp bài tôi sợ lắm. Nhưng không ngờ, cô không những không la tôi mà chỉ nói: “Lần sau cố gắng hơn nha con!”.
Kể từ lúc đó tôi cảm thấy mình thật có lỗi với cô. Và tôi cũng rút ra được bài học: “'Không ai là hoàn hảo cả, mỗi người đều có một khuyết điểm”. Từ đó, tính kiêu ngạo của tôi cũng biến mất lúc nào không hay. Những bài vẽ mà tôi vẽ ra, ai cũng khen nhưng không vì vậy mà tôi lại kiêu ngạo nữa. Những lúc đó tôi vui lắm và tôi lại càng quý cô hơn nữa. Cô cũng dạy cho tôi biết thế nào là kiên trì thực hiện thì sẽ thành công.
Tuy tôi chỉ được học với cô trong những tháng hè nhưng cô đã truyền đạt cho tôi không chỉ những kinh nghiệm quý báu mà còn có những bài học cuộc sống để tôi thực hiện theo sau này. Từ ngày học cô, tôi đã biết suy nghĩ hơn, chín chắn hơn, có ý chí, kiên trì hơn. Tôi như đã trưởng thành hơn, bỏ đi cái vỏ bọc kiêu căng, tự đại ngày nào. Tôi rất biết ơn cô. Bây giờ, tuy không học cô nữa, những bài học quý báu mà cô đã dạy cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi sẽ dùng những bài học này, chia sẻ với các bạn của mình, dùng chúng để tiếp thêm nghị lực cho tôi trên con đường đầy gian nan phía trước.
Tôi vô cùng biết ơn cô. Bây giờ, nếu có thể nói với cô, tôi sẽ nói lên một điều mà tôi rất muốn nói: “Con cảm ơn cô rất nhiều, vì cô đã dạy cho con những điều hay lẽ phải, giúp con đi đúng trên con đường ước mơ của mình. Con yêu cô nhiều lắm, cô ơi”.
/Cảm nhận của em về 2 khổ cuối bài “ Ánh trăng”
Trăng là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Trăng như một biểu tượng thơ mộng gắn với tâm hồn thi sĩ. Nhưng có một nhà thơ cũng viết về trăng, không chỉ tìm thấy ở đấy cái thơ mộng, mà còn gửi gắm những nỗi niềm tâm sự mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là trường hợp bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Vầng trăng đã từng gắn bó với tuổi thơ, với cuộc đời người lính, đã trở thành người bạn tri kỉ, ngỡ không bao giờ quên. nhưng hoàn cảnh sống đổi thay, con người cũng thay đổi, có lúc cũng trở nên vô tình. Sau chiến thắng trở về thành phố, quen ánh điện cửa gương, khiến cho vầng trăng tình nghĩa vô tình bị lãng quên. nhưng một tình huống đời thường xảy ra làm cho con người phải giật mình tỉnh ngộ, phải đối mặt với vầng trăng mà sám hối: 
 Ngửa mặt lên nhìn mặt 
 có cài gì rưng rưng 
 như là đồng là bể 
 như là sông là rừng. 
Rưng rưng là biểu hiện xúc động, nước mắt đang ứa ra, sắp khóc. Giọt nước mắt làm cho lòng người thanh thản lại, trong sáng lại. Bao kỉ niệm đẹp ùa về, tâm hồn gắn bó chan hoà với thiên nhiên, với vầng trăng xưa, với đồng với bể,với sông với rừng. Cấu trúc câu thơ song hành với các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ cho thấy ngòi bút Nguyễn Duy thật tài hoa. Đoạn thơ hay ở chất thơ bộc bạch chân thành, ở tính biểu cảm, ngôn từ và hình ảnh thơ đi vào lòng người, khắc sâu một cách nhẹ nhàng mà thấm thía những gì nhà thơ muốn tâm sự với chúng ta. 
Khổ thơ cuối mang hàm ý độc đáo và sâu sắc: 
 Trăng cứ tròn vành vạnh 
 kể chi người vô tình 
 ánh trăng im phăng phắc 
 đủ cho ta giật mình. 
Tròn vành vạnh là trăng rằm, một vẻ đẹp viên mãn. Trăng vẫn thuỷ chung mặc cho ai thay đổi, vô tình với trăng. Ánh trăng im phăng phắc, không một lời trách cứ. Trăng bao dung và độ lượng biết bao. Tấm lòng bao dung độ lượng ấy khiến cho ta phải giật mình. Sự giật mình để tự lột xác, để trở về. Trở về với chính mình tốt đẹp xưa kia. Đó là cái giật mình để tự hoàn thiện. 
Tóm lại, với giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng, đoạn thơ trên đã gây nhiều xúc động cho người đọc. Nó như là lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc chân thành. Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói rằng: phải thuỷ chung, trọn vẹn, phải nghĩa 
thìn sắt son với nhân dân, với đất nước, và ngay với chính bản thân mình.
Từ nhân vật Vũ Nương, trình bày suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Người phụ nữ trong thời phong kiến xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ xinh đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.
 Ở Vũ Nương, nàng "thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi lấy Trương Sinh, biết chàng có tính hay ghen nên nàng "cũng giữ gìn khuôn phép, chưa từng lúc nào để vợ chồng xảy ra thất hòa". Nàng luôn một lòng, một dạ quý chồng thương con nên khi chàng Trương đi lính, nàng "không mong được đeo ấn phong hầu, chỉ cần ngày về được mang theo hai chữ bình yên". Có thể thấy, nàng là người con gái hiền lành, chất phác, cưới chàng Trương, nàng không hề mong danh lợi hay vinh hoa, phú quý mà chỉ vì một mong ước rất bình thường mà người phụ nữ nào cũng muốn "thú vui nghi gia, nghi thất".
 Khi chàng Trương đi lính, Vũ Nương một mình nuôi con, hết lòng chăm lo cho mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Lúc mẹ chồng bị bệnh, nàng đã hết mực chăm sóc, rồi khi bà mất, nàng làm ma chay, tế lễ chu đáo, nuôi con khôn lớn chờ đợi ngày Trương Sinh trở về. Đó là những nét đẹp về ngoại hình và cả trong tâm hồn của người phụ nữ xưa.Những người phụ nữ đẹp là thế, tâm hồn thanh cao là vậy, nhưng đáng tiếc thay họ lại sống trong một xã hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục rỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chèn ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ, hồng nhan thì bạc phận. Với Vũ Nương, sau khi chồng về, tưởng rằng gia đình sẽ sum vầy trong hạnh phúc nhưng không ngờ số phận bạc bẽo đã xảy ra với nàng. Trương Sinh đi lính trở về và đứa con của chàng lúc đó đã biết nói. Tin lời của 1 đứa trẻ ngây ngô mà Trương Sinh đã đem lòng nghi oan cho Vũ Nương. Chàng bảo thủ, khăng khăng, nhiếc mắng và đánh đuổi Vũ Nương 1 cách thậm tệ. Bỏ ngoài tai những lời khuyên ngăn của dân làng, không thèm nghe những lời giải thích của Vũ Nương, Trương sinh với cái tính ích kỉ, sự ghen tuông quá đỗi đã đẩy Vũ Nương đến ngõ cụt. Nàng phải lấy cái chết để giữ trong trắng cho bản thân mình. Nhưng cái chết đó không hề làm lương tâm Trương Sinh day dứt. Thật quá bất công. Cái chết của nàng không chỉ tố cáo tính cách của chàng Trương, mà còn tố cáo cả xã hội phong kiến thời bấy giờ. Với chế độ nam quyền thối nát, độc đoán, nó đã làm cho phụ nữ lúc bấy giờ phải chịu rất nhiều những oan trái, tủi nhục không đáng có. Chỉ vì cái xã hội trọng nam khinh nữ, cái xã hội người phụ nữ luôn ở mức thấp hèn mà nàng đã phải ôm nỗi đau không được giải oan mà tự vẫn.
Trong xã hội phong kiến xưa, quyền sống còn của con người mà nhất là quyền sống của người phụ nữ như là chỉ mãnh treo chuông, không có gì đảm bảo để tồn tại. Họ không thể làm chủ được bản thân, làm chủ được cuộc sống của chính bản thân mình dẫu cho họ chỉ khát khao một điều giản đơn ấy thôi.
Phân tích diễn biến tâm trạng Thúy Kiều thể hiện qua đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là tác phẩm thơ Nôm tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Trong truyện Kiều Nguyễn Du không chỉ thành công trong việc xây dựng nhân vật mà còn đặc biệt thành công trong việc sử dụng bút pháp “ Tả cảnh ngụ tình”, tức là lấy cảnh vật để nói lên tâm trạng của con người. Đoạn trích được coi là thành công và thể hiện rõ nhất được bút pháp này chính là “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, tủi nhục và phẫn uất, Thúy Kiều đã dùng dao tự vẫn,Tú Bà sợ mất vốn mất lãi nên đã hết sức thuốc thang rồi đưa Thúy Kiều vào ở trong lầu Ngưng Bích, đợi thời cơ thực hiện mưu ma chước quỷ, buộc Thúy Kiều phải làm theo ý mình.
Mở đầu, Nguyễn Du đã vẽ ra khung cảnh không gian và thời gian ở lầu Ngưng Bích.Không gian càng rộng lớn, tịch mịch thì càng làm nổi bật nên tâm trạng cô đơn và cảnh ngộ bi kịch của nàng Kiều.
“ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”
Hai chữ “ khóa xuân” đã bộc lộ được rõ nét tình cảnh hiện tại đáng thương của Thúy Kiều khi bị giam hãm, cầm tù ở lầu Ngưng Bích.Quá khứ là gia biến, hiện tại là mất tự do, lại thân gái dặm trường nơi đất khách. Đóchính là cảnh ngộ đầy bi kịch của nàng Kiều trong những ngày bị giam ở lầu Ngưng Bích. Nguyễn Du đã đặt nhân vật của mình trong hoàn cảnh ấy để bộc lộ tâm trạng,nhưng tác giả chủ yếu thể hiện tâm trạng qua ngoại cảnh.
Không gian thật là mênh mông với “ vẻ non xa tấm”, “ bốn bề bát ngát”,” cát vàng cồn nọ”, gợi lên không gian mênh mông mà rợn ngợp.Từ lầu cao trông ra chỉ thấy những dãy núi xa mờ xa, bụi cây, cồn cát. Lầu Ngưng Bích như mây trời giữa trăng núi, gợi ra cái tịch mịch, lạc long, bơ vơ giữa đất trời rộng lớn.Trăng non xa với trăng gần không phải khoảng cách được đo bằng chiều dài vật lí mà là khoảng cách trong tâm tưởng của nàng Kiều.Cảnh có thể là thực đấy nhưng cũng có thể chỉ là tượng trưng, ước lệ gợi không gian bao la, bát ngát.Theo khung tranh mỗi lúc càng thêm lới rộng không giới hạn, không đường viền. Bức tranh có đường nét mền mại của non cao, có sắc vàng ánh hồng tươi tắn của trăng thanh, của bụi cát nhưng vắng bóng con người,vắng âm thanh của sự sống. Cảnh lầu Ngưng Bích vì thế mà trở nên trống trải, hoang vắng và lạnh lẽo.
Từ cảnh vật lạnh lẽo, không gian rộng lớn mênh mông vô cùng,vô tận, Thúy Kiều lại ý thức sâu sắc về cảnh ngộ bi kịch của bản thân.
“ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
Chỉ một câu “ bẽ bàng” thôi,Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng hoang mang đến tột độ, niềm chua sót về cuộc đời, số phận của mình.Cụm từ “ mây sớm đèn khuya” gợi ra không gian tuần hoàn khép kín, cũng gợi ra nỗi đau không có điểm dừng,cũng không có điểm kết thúc. Ở đây, tình cảnh của con người đã đã hòa nhập làm một với cái khung cảnh u buồn, trống vắng của cảnh vật. Hay nói cách khác, khi tâm trạng người ta buồn thì cảnh vật dù sống động,vui tươi đến đâu thì cũng bị nhúng một màu tâm trạng, đúng như Nguyễn Du đã từng viết:
“ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Trong tám câu thơ tiếp theo,Kiều không còn sống với thế giới cô đơn của mình nữa mà lại chín dần vào không gian,thời gian của tâm trạng,của kí ức với hình bong của những người thân yêu. Cảnh tả mờ đi để nỗi nhớ thương cồn lên da diết.
Trước hết đó là nỗi thương nhớ hướng về chàng Kim.
“ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Nỗi nhớ Kim Trọng được Nguyễn Du giới thiệu bằng từ “ tưởng” thật tinh tế và ý nhị. “ người dưới nguyệt chén đồng” là hoán dụ chỉ chàng Kim, đồng thời gắn với kỉ niệm đêm trăng hẹn thể của hai người.
Bằng cách diễn đạt này ta không chỉ thấy nỗi nhớ kín đáo của Kiều dành cho chàng Kim mà còn thấy tiếc nuối, xót xa cho những kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ cùng lời hẹn ước trăm năm.
Nàng Kiều đã tưởng tượng nơi xa xôi nào đó Kim Trọng cũng đang hướng về mình,đêm ngày đau đáu chờ tin mà uổng công vô ích.
Sau đó Kiều phải đối diện với chính mình, đó chính là nỗi mặc cảm về bản thân và tình trạng đơn độc, bơ vơ nơi đất khách quê người.
“ Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”
Nghĩ về cha mẹ, nàng xót xa thương cảm  vì cha mẹ hôm mai “ tựa cửa” ngóng tin con mà mình lại một mình nơi đất khách. Sự xa cách về không gian, trói buộc về thân phận đã không thể cho Kiều  quạt nồng ấp lạnh” gần gũi, phụng dưỡng bậc sinh thành.
Miêu tả nỗi nhớ về chàng Kim trước nỗi nhớ về cha mẹ, Nguyễn Du đã thể hiện được một cái nhìn đồng cảm sâu sắc với tâm trạng của nàng Kiều. Sở dĩ Kiều hướng nỗi nhớ về Kim Trọng trước vì cảm thấy có lỗi khi phụ tấm lòng, phá bỏ đi lời thề nguyền với chàng Kim; còn cha mẹ nàng dù không thể ở bên chăm sóc nhưng cũng đã kịp báo hiếu phần nào và niềm tin khi có Vân và em trai chăm sóc cho cha mẹ.
Tám câu thơ cuối bài thể hiện tâm trạng buồn đau của Thúy Kiều ở nhiều cung bậc thông qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.Đoạn thơ gồm bốn cặp thơ lục bát, mỗi cặp câu làm hiện lên bức tranh cảnh vật, mỗi bức tranh cảnh vật đồng thời là một ẩn dụ về cảnh ngộ và tâm trạng nàng Kiều.
“ Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
“ Buồn trông” được điệp đi điệp lại ở đầu bốn câu thơ làm nhấn mạnh nỗi nhớ ngày càng dâng lên tha thiết trong lòng Kiều. Cũng gợi liên tưởng về thân phận bọt bèo, trôi nổi giữa dòng đời như “ hoa trôi”
Bốn câu thơ cuối lại như dự báo về một tương lai đầy đau khổ, sóng gió bủa vây lấy cuộc đời của Kiều
“ Buồn trông song cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng song kêu quanh ghế ngồi”
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm trạng của nàng Kiều thật sinh động và chân thực. Qua đó ta cảm nhận được cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
Kể lại lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người thân khiến em cảm động
Tuổi thơ của tôi phải sống xa ba mẹ, bởi ba mẹ tôi thường xuyên đi làm ăn ở một nơi xa lâu lâu mới về thăm tôi. Do đó, tôi ở với bà ngoại, nhà chỉ có hai bà cháu nên bà dành hết mọi tình yêu thương cho tôi. Tôi không thể nào quên được những trưa hè oi bức, tôi cứ trằn trọc mãi không ngủ được bà đã quạt cho tôi, ru tôi bằng những câu ca nồng nàn tình thương. Những lời ru của bà vẫn còn mãi trong ký ức tuổi thơ của tôi.
Ngày đó nhà tôi còn khó khăn lắm, cái khó khăn chung của toàn xã hội chứ chẳng riêng gì nhà tôi. Ba mẹ tôi thì đi làm xa, tôi và bà nương tựa vào nhau mà sống. Hàng ngày bà tôi thường chăm sóc cho những vườn rau trong vườn, tưới nước, nhổ cỏ, bón phân giúp cho chúng luôn xanh tốt. Nhà chỉ có hai bà cháu nên chúng tôi chẳng thể nào ăn hết được vườn rau lớn như vậy, nên tôi nói với bà hay là chúng ta hái rau mang ra chợ bán. Bà gật gù đồng ý.
Từ đó, mỗi ngày tôi và bà cùng nhau chăm sóc vườn rau, rồi cùng nhau gánh quang gánh ra chợ. Bà đi trước con tôi rá

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so bai van on tap thi HKI_12263116.doc