Ngữ văn 9 - Phân tích tâm lí nhân vật Phương Định trong các tình huống

 Phân tích tâm lí nhân vật Phương Định trong các tình huống!?

Tình huống:

1) Quan sát và tự đánh giá mình ở phần đầu của chuyện!

2)Trong 1 lần phá bom ở phần cuối truyện!

3)Cảm xúc trước trận mưa đá!

Trong truyện, nhân vật Phương Định – nhân vậtchính và cũng là người kể chuyện –là hình ảnh tiêu biểu cho cho vẻ đẹp giản dịtrong tinh thần, tính cách và phẩm chất anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam nói chung,của thanh niên xung phong nói riêng trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Phương Định tự nhận xét về mình: “Nói một cách khiêm tốn,tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnhnhư đài hoa loa kèn”; còn đôi mắt cô thì dài, nâu, “có cái nhìn sao mà xa xăm”,nheo lại như chói nắng. Về sở thích, cô thích ngắm mình trong gương, thích ngồi bógối mơ màng; thích những bài hành khúc bộ đội, dân ca quan họ dịu dàng,thích“Ca-chiu-sa” của Nga, dân ca Ý Phương Định mê hát đến nỗi bịa cả lời ramà hát. Đối với đồng đội, cô luôn yêu mến họ; cảm phục các anh bộ đội nhưngkhông phải cái kiểu “săn sóc, vồn vã” mà trong thâm tâm, cô luôn nhủ rằng: “nhữngngười đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”

Trong 1 lần phá bom ở phần cuối truyện! , có lẽ đây là đoạn xuất sắc nhất; tâm lí nhân vật được miêu tả vô cùng chi tiết. Khi cái chết im lìm và đáng sợ kề bên, mọicảm giác của Phương Định đều trở nên sắc nhọn. Chính sự khốc liệt của chiếntrường đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm của một nữ sinh thành bản lĩnh củangười thanh niên xung phong kiên cường, bất khuất Trận mưa đá cuối đoạn trích đã góp phần tô đậm thêm nét tính cách độc đáo của. Phương Định.

Mưa đá bất ngờ ập đến, cô vui thích cuống cuồng, chạy ra nhặtđá; những niềm vui con trẻ lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Sau khi mưa tạnh, là cảmột dòng sông kí ức cùng nỗi nhớ da diết về gia đình và thành phố thân thương, tấtcả như trào dâng, xoáy mạnh trong tâm trí cô.

Đề 7. Bøc tranh thu qua c¶m nhËn tinh tÕ cña H÷u ThØnh trong bµi th¬ "Sang thu”

 H÷u ThØnh sinh n¨m 1942, thuéc líp nhµ th¬ tr­ëng thµnh trong kh¸ng chiÕn chèng MÜ. ¤ng lµ ng­êi viÕt nhiÒu, viÕt hay vÒ quª h­¬ng vµ cuéc sèng con ng­êi, ®Æc biÖt lµ vÒ mïa thu. Víi t©m hån tinh tÕ, nh¹y c¶m, H÷u ThØnh ®• ph¸t hiÖn ra nh÷ng biÕn chuyÓn rÊt nhÑ nhµng cña ®Êt trêi khi mïa thu ®Õn mµ nÕu nh­ víi nh÷ng bén bÒ c«ng viÖc, ng­êi ta rÊt khã cã thÓ nhËn ra. Víi bµi th¬ “Sang thu” (1977), H÷u ThØnh ®• gãp vµo nÒn th¬ hiÖn ®¹i ViÖt Nam mét bøc tranh thu víi nh÷ng míi mÎ, s¸ng t¹o, ®Çy ¾p h¬i thë cña sù sèng.

 Khæ th¬ thø nhÊt lµ nh÷ng dù c¶m mïa thu ®• vÒ :

Bçng nhËn ra h­¬ng æi Ph¶ vµo trong giã se

S­¬ng chïng ch×nh qua ngâ

H×nh nh­ thu ®• vÒ

 

doc 222 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngữ văn 9 - Phân tích tâm lí nhân vật Phương Định trong các tình huống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hổ họ vẫn nở nụ"cười"của niềm lạc quan,yêu đời,chính cuộc sống khó khăn thiếu thốn ấy đã làm ngời sáng lên vẻ đẹp phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ.Trong cái lạnh của rừng đêm,hai người lính trận mạc chẳng có gì cả,họ chỉ có đôi bàn tay "nắm lấy bàn tay",trong cử chỉ thân thương ấy ẩn chứa bao xúc động nghẹn ngào không nói lên lời của người lính, họ truyền cho nhau sức mạnh của niềm tin,nghị lực để vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Và dường như hơi ấm từ đôi bàn tay ấy như lan tỏa rồi làm ấm dần cả bài thơ.Có thể nói,bằng những câu thơ miêu tả chân thực, nhà thơ Chính Hữu đã phản ánh sự khốc liệt cùng bao gian nan thử thách của chiến tranh,đồng thời cũng cho ta thấy được chất thơ trong những gì bình dị,đời thường nhất mà nổi bật lên đó là biểu hiện của tình đồng chí , đồng đội thiêng liêng và cao cả
-khổ 3 đây bạn:
Đồng chí còn là cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau,những người lính họ hiẻu nhau đến từng nỗi niềm sâu xa,thầm kín của đồng đội mình "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/Gian nhà không mặc kệ gió lung lay".Từ "mặc kệ" trong câu thơ đã thể hiện sâu sắc chiều sâu trong tâm hồn người lính,mang dáng dấp của một bậc trượng phu vì nghĩa lớn dứt áo ra đi bỏ lại sau lưng quê hương với bộn bề công việc cùng nỗi nhớ của mẹ già,vợ trẻ,đứa con thơ,nhưng không đằng sau hành động tưởng chừng như dứt khoát ấy là biết bao những bịn dịn,vấn vương.Gác bỏ tình riêng vì nghĩa lớn,họ quyết chí lên đường nhưng vẫn nặng lòng với quê hương làng xóm,có lẽ vì vậy mà hình ảnh "giếng nước gốc đa" như làm sống lại trong lòng người lính cái bóng dáng quê nhà thân thương để rồi tình yêu và nỗi nhớ quê da diết cùng trỗi dậy tiếp thêm sức mạnh để người chiến sĩ tiếp tục chiến đấu.Đó phải chăng chỉ là tình cảm của người lính nơi chiến hào gửi về hậu phương hay đó còn là tình cảm của quê hương,của những người ở lại gửi ra tiền tuyến?Bước chân vào cuộc chiến đấu,họ đã phải đối mặt với bao chông gai thử thách,khó khăn gian khổ,ai đi lính chẳng từng ít nhất một lần bị cơn sốt rét rừng hành hạ, dày vò tàn phá cơ thể "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi",câu thơ như nhắc lại một kỉ niệm của người lính nơi chiến hào,chắc hẳn bạn đọc vẫn chưa quên hình ảnh người lính Tây Tiến với cơn sốt rét đến xanh da,trụi tóc"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/Quân xanh màu lá giữ oai hùm".Những người lính ,họ không những phải vật lộn chiến thắng bệnh tật mà họ còn phải đối mặt với sự thiếu thốn về quân trang quân dụng "áo anh rách vai",quần tôi lại có "vài mảnh vá","chân không giày" hay trong "Nhớ" của Hồng Nguyên ta lại bắt gặp hình ảnh người lính đang "Lột sắt đường tàu/Rèn thêm đao kiếm/Áo vải chân không/Đi lùng giặc đánh",có thế ta mới thấm thía nỗi gian lao vất vả của người lính.Trong khó khăn gian khổ họ vẫn nở nụ"cười"của niềm lạc quan,yêu đời,chính cuộc sống khó khăn thiếu thốn ấy đã làm ngời sáng lên vẻ đẹp phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ.Trong cái lạnh của rừng đêm,hai người lính trận mạc chẳng có gì cả,họ chỉ có đôi bàn tay "nắm lấy bàn tay",trong cử chỉ thân thương ấy ẩn chứa bao xúc động nghẹn ngào không nói lên lời của người lính, họ truyền cho nhau sức mạnh của niềm tin,nghị lực để vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Và dường như hơi ấm từ đôi bàn tay ấy như lan tỏa rồi làm ấm dần cả bài thơ.Có thể nói,bằng những câu thơ miêu tả chân thực, nhà thơ Chính Hữu đã phản ánh sự khốc liệt cùng bao gian nan thử thách của chiến tranh,đồng thời cũng cho ta thấy được chất thơ trong những gì bình dị,đời thường nhất mà nổi bật lên đó là biểu hiện của tình đồng chí , đồng đội thiêng liêng và cao cả. 
-đây là khổ 2 
Tình đồng chí đồng đội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong mạch cảm xúc của bài thơ và tạo nên những nốt ngân tuyệt vời ở ba câu thơ cuối.Bước vào cuộc chiến tranh,những người lính phải trải qua bao khó khăn,với thực tại khốc liệt nghiệt ngã.Những người lính họ quên sao được những đêm đông giá rét phải đối mặt với sự giá lạnh đến tê người của "rừng hoang sương muối" nhưng chính ở cái nơi mà sự sống và cái chết chỉ còn là gang tấc, họ vẫn "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới",vẫn luôn kề vai sát cánh bên nhau,vẫn chủ động đón nhận thử thách,thậm chí cả sự hi sinh.Trong cái lạnh của rừng đêm còn có cái ấm áp,nồng hậu của tình đồng chí,cái trong trẻo của lý tưởng cách mạng.Tác giả Chính Hữu bất ngờ khép lại bài thơ của mình bằng hình ảnh "Đầu súng trăng treo",hai hình ảnh tưởn chừng như trái ngược nhau nhưng không,đó là sự kết hợp hài hòa giữa cảm hứng hiện thực và lãng mạn thể hiện cái tài tình của nhà thơ.Đọc câu thơ,ta như cảm nhận được sự đối lập giữa "súng" và "trăng",đằng sau khẩu súng trường ấy người ta thấy được cí khốc liệt nghiệt ngã của chiến tranh,vẫn câu thơ ấy ta cũng đồng thời thấy được cái vẻ đẹp êm ái dịu hiền của "trăng" hòa bình."Súng" và "trăng" đi liền kề với nhau trong câu thơ gợi lên trong lòng người đọc biết bao liên tưởng thú vị về sự hòa quện giữa "súng" và trăng",giữa hiện thực và lãng mạn,giữa thực tại và mộng mơ,giữa cứng rắn và dịu hiền,giữa chiến sĩ và thi sĩ.Đó như một biểu tượng đẹp đẽ trong tâm hồn của con người Việt Nam ,vừa can trường quả cảm nhưng đỗi lãng mạn và đầy mộng mơ.Những người lính càm súng chiến đấu cho vầng trăng hòa bình,hơn ai hết họ hiểu rằng bảo vệ quê hương đất nước cũng chính là bảo vệ gia đình người thân.Phải chăng vì thế mà người lính sẵn sàng chấp nhận ,đối mặt với mọi khó khăn thử thách để giành lại cuộc sống ấm no hạnh phúc?Trang thơ của Chính Hữu đã khép lại từ rất lâu rồi nhưng người đọc vẫn thấy đau đay cái dư vị ngân nga về bức tranh và nhất là biểu tượng của tình đồng chí đồng đội thiêng liêng cao cả. 
-bạn nên kết hợp so sánh dưới đây của bài tiểu đội xe 0 kính 
Về đề tài: Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội cụ
Xem thêm tại: 
Chuyên đề 1 : LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN 
A. MỤC TIÊU DẠY CHUYÊN ĐỀ Học xong chuyên đề này, học sinh đạt được: - Củng cố khái niệm về doạn văn và các cách trình bày nội dung đoạn văn... từ đó viết được đoạn văn theo yêu cầu. - Nhận diện được từng đoạn văn và kết cấu của từng đoạn văn - Có kĩ năng xây dựng đoạn văn. B. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CHUYÊN ĐỀ 1. Hệ thống lí thuyết cơ bản sử dụng cho chuyên đề: * Khái niệm đoạn văn : - Đoạn văn thông thường được hiểu là một phần của VB tính từ chỗ viết hoa, thường lùi vào ở đầu dòng cho đến chỗ dấu chám xuống dòng . - > Dấu hiệu nhận biết về mặt hình thức. - Mỗi đoạn văn thường được trình bày 1 nội dung tương đối hoàn chỉnh(Chủ đề của đoạn ) * Có nhiều cách trình bày nội dung đoạn văn, trong đó lưu ý có 3 cách thường gặp: + Diễn dịch : Trình bày theo lối diễn dịch là trình bày ý chỉ cái chung trước , ý chỉ cái riêng sau. Thường nói là đi từ cái chung đến cái riêng. + Quy nạp : Trình bày theo lối quy nạp là trình bày ý chỉ cái riêng trước , ý chỉ cái chung sau. Thường nói là đi từ cái riêng đến cái chung.
+ Tổng phân hợp :Gồm câu đề, phần luận giải và câu kết. Câu đè thường mang t/c nêu vấn đề , làm tiền đề cho phần luận giải. Câu kết mang t/c tổng kết, khái quát, đánh giá, nâng cao vấn đề. * Đoạn văn phải đảm bảo tính liên kết về nội dung ( LK chủ đề, LK lôgíc ) và hình thức ( sử dụng các phép LK hợp lí ) 2. Phương pháp cơ bản để luyện vận dụng của chuyên đề : - Thuyết trình , đàm thoại, nêu vấn đề, gợi tìm,... - Cho HS tiếp cận VD mẫu để HS nhận diện được cách trình bày nội dung đoạn văn, cấu trúc đoạn văn, vị trí câu chủ đề... - Thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu. C. CÁC VÍ DỤ VẬN DỤNG : Ví dụ 1 : Có ý kiến cho rằng khổ thơ dới đây đã diễn tả cực điểm nỗi buồn của ông đồ . ý kiến của em nh thế nào ? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 20 -> 25 dòng nêu cảm nhận của em về đoạn văn trên . “ Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay” 1. Nội dung : Đoạn thơ cực tả nỗi buồn của ông đồ . 2. Khai thác cái hay trong cách tạo câu và xây dựng hình ảnh .
+ Khổ thơ có sự phối hợp các dòng thơ có nhiều thanh bằng ( câu thứ hai và thứ tư ) , vần xen kẽ rất chỉnh ( giấy - đấy ; hay - bay ) . Câú trúc này có sức diễn tả cảm xúc buồn thương kéo dài , ngân vang trong lòng người đọc về ông đồ già , một con ngời tài hoa , xa kia từng đợc bao người biết đến , ngưỡng mộ . + Xây dựng hình ảnh : - Ông đồ vẫn ngồi chỗ cũ trên hè phố nhưng âm thầm , lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người . -> Gợi tả h/ả một con người già nua , cô độc , lạc lõng giữa phố phường. - Hình ảnh lá vàng , mưa bụi . - > Cảnh tượng thê lương , tiều tuỵ . * Đoạn văn mẫu : Khổ thơ đã cực tả nỗi buồn của ông đồ . Với sự tinh tế trong cách tạo câu và xây dựng hình ảnh, VĐL đã tái hiện được hình ảnh một con người già nua, cô đơn, lạc lõng giữa phố phường trong một cảnh tượng thật thê lương, tiều tuỵ. Vẫn những câu thơ ngũ ngôn không đẽo gọt cầu kì mà thâm trầm ở bề sâu của nó . Vẫn là giọng thơ mang dáng dấp khách quan tả, kể mà không dấu nổi ngậm ngùi . Khổ thơ có sự phối hợp các dòng thơ có nhiều thanh bằng ( câu thứ hai và thứ tư ) , vần xen kẽ rất chỉnh ( giấy - đấy ; hay - bay ) . Câú trúc này có sức diễn tả cảm xúc buồn thương kéo dài , ngân vang trong lòng người đọc về ông đồ già , một con ng- ời tài hoa , xa kia từng đợc bao người biết đến , ngưỡng mộ là thế , thì nay “ Ông
đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay” , ông tồn tại mà như không tồn tại. Ông vẫn ngồi bày mực tàu giấy đỏ trên hè phố đông người nhưng dường như là không ai biết , chẳng ai hay. Ông ngồi đấy chờ đợi, cô độc , lạc lõng giữa phố ph- ường , giữa đất trời tàn tạ , buồn thương . Thay thế những dòng chữ “ như phượng múa , rồng bay” trên nền giấy đỏ , giờ chỉ còn lá vàng , mưa bụi tàn úa , lạnh lẽo . Đặc biệt là hình tượng “ mưa bụi bay” , “ mưa bụi bay” đẹp với mùa xuân đang về với đất trời , nhưng dường như lại chính là mưa đang rơi trong cõi lòng ông đồ , đang xoá nhoà h/ả ông đồ. Tứ thơ thật sâu sắc , hàm súc . Tác giả đặt cái cô độc giữa cái tấp lập , dửng dưng . Những hình ảnh đối lập , song hành ấy cứ đan xen vào nhau làm cho nỗi buồn thương càng dàn trải , thấm sâu hơn vào trong lòng độc giả đối với ông đồ xưa . Ví dụ 2 : Mở đầu bài thơ “ Ông đồ”, Vũ Đình Liên viết : “ Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già  Và kết thúc bài thơ , tác giả viết : “ Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa ” a.Đó là kiểu bố cục gì ? b.Nhận xét về vị trí của từ “lại” trong hai lần xuất hiện và ý nghĩa của nó ?
c.Mỗi cách gọi “ ông đồ già” , “ ông đồ xưa” có ý nghĩa và giá trị biểu cảm như thế nào ? Em hãy trả lời các câu hỏi a,b,c ở trên trong một đoạn văn diễn dịch có dộ dài khoảng từ 20 - 25 dòng . Gợi ý : a. Đó là kiểu bố cục : Đầu cuối tương ứng chặt chẽ làm nổi bật chủ đề bài thơ . b. Nhận xét về vị trí của từ lại” trong hai lần xuất hiện và ý nghĩa của nó : - Trong câu thơ mở đầu ( Lại thấy ông đồ già ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của ông đồ . - > Gợi tả được sự song hành giữa ông đồ và ngày tết . Ông đồ trở thành một đường nét không thể thiếu được của mùa xuân , như một quy luật tất yếu : Cứ hoa dào nở là ông đồ xuất hiện như ông già Nô - en trước đêm trừ tịch ở Phương Tây , trong sự chờ mong , chào đón , ngưỡng mộ của mọi người . - Còn trong câu thơ kết thúc ( Năm nay đào lại nở ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của của hoa đào . - > Gợi tả được sự vắng mặt đột ngột của ông đồ . Đào vẫn nở theo quy luật mỗi khi tết đến xuân về nhưng hình ảnh ông đồ không còn năm trong quy luật ấy nữa . Ông không những vắng mặt mà địa chỉ cũng không còn , ông đã mất hút vào cáI mênh mông , không mảy may dấu vết .
- Trong hai câu ( mở đầu và kết thúc ) đó , có sự lặp lại của hoa đào nhưng không lặp lại hình ảnh ông đồ . Như vậy chữ “ lại” xuất hiện không chỉ diễn đạt được sự xuất hiện tất yếu và vắng mặt đột ngột của ông đồ . Nó còn cho thấy một quy luật tất yếu của quá trình đi từ có đến không . Từ thời hoàng kim , ông đồ chỉ còn là cái di tích tồi tàn , chìm vào quên lãng . - Tứ thơ “ Cảnh cũ người đâu ” gợi cảm xúc nuối tiếc xót xa , day dứt ,  c. Mỗi cách gọi “ ông đồ già” , “ ông đồ xưa” đều có ý nghĩa và giá trị biểu cảm nhất định : - Ông đồ già , cách gọi không chỉ tuổi tác mà xen vào đó là sự kính trọng , thân mật , gần gũi ,  trong thời kì vàng son , rực rỡ của ông đồ . - Ông đồ xưa , cách gọi không chỉ gợi được khoảng cách về thời gian mà còn cho thấy hình ảnh ông đồ đã trở thành xưa cũ đang chìm dần vào quên lãng theo thời gian và trong long mọi người trước sự biến thiên của thời đại . Đoạn văn diễn dịch dài khoảng từ 20 - 25 dòng . Có thể sử dụng câu chủ đề sau : “Cảnh tàn tạ của nho học một thời mà ông đồ là nhân chứng tiều tuỵ cuối cùng của nó được VĐL diễn tả trong một kết cấu, một ngôn ngữ thật độc đáo ở hai câu thơ mở đầu và kết thúc bài thơ “ Ông đồ” . * Đoạn văn mẫu :
Cảnh tàn tạ của nho học một thời mà ông đồ là nnhân chứng tiều tuỵ cuối cùng của nó được VĐL diễn tat trong một ngôn ngữ, một kết cấu thật độc đáo ở hai câu mở đầu và kết thúc bài thơ “ Ông đồ”.Đó là kiểu kếtcấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ làm nổi bật chủ đề bài thơ .Chữ lại được dùng thật đặc sắc và giàu ý nghĩa. Với sự xuất hiện nhẹ nhàng , ấm áp ở đầu bt, trong câu thơ mở đầu ( Lại thấy ông đồ già ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của ông đồ , gợi tả được sự song hành giữa ông đồ và ngày tết . Ông đồ trở thành một đường nét không thể thiếu được của mùa xuân , như một quy luật tất yếu : Cứ hoa dào nở là ông đồ xuất hiện như ông già Nô - en trước đêm trừ tịch ở Phương Tây , trong sự chờ mong , chào đón , ngưỡng mộ của mọi người .Còn trong câu thơ kết thúc ( Năm nay đào lại nở ) , vẫn chũ lại ấy nhưng xuất hiện thật lạh lẽo, nặng nề, từ “ lại” gắn với sự xuất hện của của hoa đào .Gợi tả được sự vắng mặt đột ngột của ông đồ . Đào vẫn nở theo quy luật mỗi khi tết đến xuân về nhưng hình ảnh ông đồ không còn năm trong quy luật ấy nữa . “ Ông đồ già tài hoa, gần gũi, đầy ngưỡng mộ đã trở thành ông đồ xưa, trở thành con người xưa cũ , xa cách .Ông không những vắng mặt mà địa chỉ cũng không còn , ông đã mất hút vào cái mênh mông , không mảy may dấu vết . Ví dụ 3 : Đoạn văn diễn dịch : Tình thương mẹ đã khiến Hồng trở nên già dặn. Dù còn ít tuổi nhng Hồng đã biết thông cảm với mẹ, hiểu mẹ không có tội gì mà chỉ vì nợ nần cùng túng phải đi tha hơng cầu thực, vì thế mà Hồng cũng trỏ nên khôn ngoan hơn, biết cảnh giác tr-
ớc thái độ của ngời cô. Em đã cố giấu đi tình cảm thực, không chỉ từ chối chuyến đi Thanh Hoá mà còn hỏi văn để ngời cô không thực hiện đợc âm mu. Hồng hiểu nỗi đau khổ của mẹ là do những cổ tục khong kiến gây ra nên hình dung những cổ tục đó là mẩu gỗ, cục đá và em muốn chiến đấu xoá bỏ chúng ( nhai , nghiến cho kì nát vụn mới thôi ). Những cảm xúc , suy nghĩ ấy có thể có đợc ở một đứa trẻ ngây thơ không ?
c đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“ Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được ( 2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chể với giặc, có đời nào lậi cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...(5)”
a) đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) “ ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “ nhục nhã” được nói đến là điều gì?
c) trong đoạn trích trên, những câu văn nàp là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
PHẦN 1: ( 3,0 điểm)
Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ viết:
“ Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”
Câu 1: Gỉai thích nghĩa cụm từ “ nghi gia nghi thất”. Từ đó em thấy được ước mơ gì của người phụ nữ?
Câu 2: Lời thoại trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Ghi lại ngắn gọn nội dung của lời thoại đó ( khoảng 5 câu)
Phần II (4.0 điểm):
Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.
 (Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010)
Hãy nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân?
Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích gì? Chỉ ra các thành biệt lập trong đoạn trích.
Câu Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày trong đoạn trích trên là kiểu câu gì (phân loại theo cấu trúc ngữ pháp)?
Nhân vật ông Hai trong tác phẩm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, đã vô cùng xấu hổ và tủi nhục. Đó là nỗi xấu hổ của một con người có lòng tự trọng và nhân cách. Bằng hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của sự tự xấu hổ trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người (Bài viết không quá một trang giấy thi).
Phần I (6.0 điểm):
1. 1,0 điểm
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu (0,5đ)
Đoạn hội thoại diễn ra trong hoàn cảnh: Sau khi Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu Kiều Nguyệt Nga, đã ghé lại hỏi han nàng. Kiều Nguyệt Nga tâm sự về hoàn cảnh của mình và tỏ ý muốn đền ơn Lục Vân Tiên, nhưng chàng đã từ chối. (0,5đ)
2. 0,5 điểm
Giải thích ý nghĩa các cụm từ “báo đức thù công” và “kiến nghĩa bất vi”?
Báo đức thù công: báo trả ơn đức, đền đáp công lao
Kiến nghĩa bất vi: thấy việc nghĩa mà không làm (Cả hai câu thơ ý nói: thấy việc nghĩa mà bỏ qua không làm thì không phải là người anh hùng)
3. 1,0 điểm
Những từ tạm ngồi, xin cho, tiện thiếp, lạy, thưa trong lời nói của Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện phương châm lịch sự (0,5đ)
Tìm đúng câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về phương châm lịch sự (VD: Lời chào cao hơn mâm cỗ; Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau) (0,5đ)
4. 3,5 điểm
Đoạn văn tổng – phân – hợp
Nội dung: Đảm bảo các ý chính nêu cảm nhận về những phẩm chất của Lục Vân Tiên được thể hiện trong tác phẩm:
Tinh thần nghĩa hiệp, anh hùng
Tinh thần quả cảm, võ nghệ cao cường
Biết quan tâm và cảm thông
Biết trọng lễ nghĩa
Trọng nghĩa khinh tài
Viết đúng hình ảnh so sánh (gạch dưới)
Viết đúng thành phần phụ chú (gạch dưới)
Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm
Phần II (4.0 điểm):
1. 0,5 điểm
Nêu ngắn gọn những hiểu biết về tác giả Kim Lân: Kim Lân (1920 -2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc về cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân chủ yếu chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Năm 2001 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. 1,5 điểm
Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích nhấn mạnh việc ông Hai lúc nào cũng luôn nhớ về làng Chợ Dầu.
Các thành biệt lập trong đoạn trích:
Thành phần tình thái: Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm.
Thành phần cảm thán: Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.
3. 0,5 điểm
Câu Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày là kiểu câu rút gọn (phân loại theo cấu trúc ngữ pháp)
4. 1,5 điểm
Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu về:
Nội dung: Từ nỗi xấu hổ, tủi nhục của nhân vật ông Hai trong tác phẩm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, nêu được những suy nghĩ về vai trò của sự tự xấu hổ trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người: tự xấu hổ là dấu hiệu của việc tự nhận thức về những điều mình chưa làm được, chưa làm đúng; đó là bước đầu tiên để dẫn đến hành động sửa sai và hoàn thiện nhân cách con người
Hình thức: kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt rõ ý, độ dài theo qui định...
Đáp án Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn - Sở GD Bình Định 2016
ĐỀ 12
Phần I: ( 4 điểm ) Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã thể tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân hết sức chân thực, sâu sắc và cảm động. Trong truyện có đoạn:
  "Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được.Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủMụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài”
Câu1: Đoan trích đã thể hiên rất chân thực tâm trạng của nhân vật ông Hai. Em hãy viết một câu văn nêu nhân xét khái quát về tâm trạng của nhân vật.
Câu2: Dựa vào nội dung đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết về tác phẩm em hãy lí  giải vì sao ông Hai có tâm trạng như vậy khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc (không quá nửa trang giấy thi)?
Câu 3: Câu “Mụ nói cái gì mà lào xào thế?”có phải câu nghi vấn không? Vì sao?
Phần II: (6 điểm) Bếp lửa là bài thơ gợi lại kỉ niệm về người bà và tình bà vừa sâu sắc, vừa thấm thía, vừa quen thuộc với mọi người. Trong bài thơ có câu thơ :
"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi"
Câu 1: Bài thơ Bếp lửa là sáng tác của ai? Hãy chép đoạn thơ có câu thơ trên?
Câu 2: Dựa vào đoạn thơ vừa chép, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận diễn dịch, trong đó có sử dụng phép lặp và một câu có khởi ngữ với chủ đề: Đoạn thơ đã làm hiện lên hình ảnh người bà giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh, luôn hướng về kháng chiến, Cách mạng. (Gạch dưới phép lặp và khởi ngữ).
Câu 3: Cũng trong bài thơ trên còn có đoạn :
"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng"
Trong những câu thơ trên hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa có ý nghĩa gì?
Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn - Thanh Hóa
Câu 1 ( 2.0 điểm)
a. Từ "hoa'' trong những câu thơ sau đợc dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
                         -Làn thu thủy nét xuân sơn
     

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI LIEU VAN 9_12270709.doc