Ôn luyện thi đại học khối C môn Lịch sử

Bài 1

TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH

Câu 1: Trình bày hoàn cảnh, những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta và hệ quả của những quyết định đó.

a. Hoàn cảnh

- Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh

+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh

+ Phân chia thành qủa chiến thắng giữa các nước thắng trận

- Từ ngày 4 – 11 / 2 / 1945 những người đứng đầu 3 cường quốc ( Liên Xô, Anh và Mỹ) họp hội nghị ở Ianta ( LX )

b. Nội dung hội nghị

- Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

- Thành lập tổ chức Liên Hiệp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới.

- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân

chia phạm vi chiếm đóng và ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

c. Hệ quả: những qui định của hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới

mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.

Câu 2: Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động , vai trò và các cơ quan chính của Tổ chức Liên Hợp quốc. Những cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam? Mối quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức LHP.

 

docx 120 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1084Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn luyện thi đại học khối C môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dân Pháp nhanh chóng tan rã và đầu hàng.
Sau khi hất cẳng Pháp, Nhật tuyên bố “trao trả độc lập cho các dân tộc Đông Dương” và đưa lực lượng thân Nhật ra lập nên chính phủ bù nhìn ở Việt Nam do Trần Trọng Kim làm Thủ tướng và Bảo Đại làm Quốc trưởng.
Nhưng trên thực tế, Nhật lại tiến hành nhiều hành động trái ngược:
+ Đưa người Nhật thay thế các vị trí của người Pháp trong bộ máy chính quyền thực dân để thống trị và bóc lột dân ta.
+ Tiếp tục vơ vét, bóc lột nhân làm cho nhân dân ta đói khổ.
+ Tiến hành hàng loạt các hoạt động đàn áp lực lượng cách mạng và nhân dân.
2. Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám
2.1. Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” để điều chỉnh chiến lược
Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp và ra chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. 
Chỉ thị đã xác định:
Kẻ thù trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.
Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp” bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Đưa ra khẩu hiệu “Thành lập chính quyền cách mạng” để chống lại chính quyền bù nhìn thân Nhật. 
Hình thức đầu tranh: biểu tình thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển sang hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
Hội nghị quyết định phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước”, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
2.2. Khởi nghĩa từng phần, chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa
Ở căn cứ Cao - Bắc - Lạng, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân đã lãnh đạo quần chúng giải phóng hàng loạt các xã, châu, huyện...
Ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang...vùng giải phóng tiếp tục được mở rộng.
Năm 1945, nạn đói đang hoành hành làm 2 triệu người miền Bắc chết, trong khi các kho thóc của Nhật thì đầy ắp. Đảng đã kịp thời phát động phong trào đánh chiếm kho thóc của Nhật để cứu đói.
Ở Quảng Ngãi, các đồng chí tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ nổi dậy chiếm đồn giặc và lập ra đội du kích Ba Tơ.
Ngày 15/4/1945, Hội nghị quân sự Bắc kỳ họp và quyết định:
+ Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.
+ Thành lập Ủy Ban quân sự Bắc kỳ.
Ngày 15/5/1945, Việt Nam giải phóng quân ra đời.
Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam và Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp.
Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, Tân Trào được chọn làm “thủ đô” của Khu giải phóng, đồng thời thi hành 10 chính sách lớn của Việt Minh.
Như vậy, đến trước tháng 8/1945, lực lượng cách mạng Việt Nam đã chuẩn bị chu đáo và đang từng bước khởi nghĩa, sẵn sàng cho một cuộc tổng khởi nghĩa khi thời cơ xuất hiện.
Câu 48: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
1. Nhật đầu hàng quân Đồng Minh - thời cơ cách mạng xuất hiện
Ở Châu Âu, ngày 8/5/1945, Đức đầu hàng quân Đồng Minh không điều kiện.
Ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật tại Trung Quốc. Đến trưa 15/8/1945, Nhật chính thức đầu hàng quân Đồng Minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương và chính quyền Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Kẻ thù của dân tộc Việt Nam đã gục ngã, thời cơ giành chính quyền đã xuất hiện.
Trước đó, lực lượng Đồng Minh đã có sự phân công quân đội vào Đông Dương để giải giáp quân Nhật. Chính vì vậy, thời cơ giành chính quyền bị giới hạn từ khi Nhật đầu hàng đến trước khi quân đồng minh vào Đông Dương.
2. Đảng đã nắm bắt thời cơ và phát động tổng khởi nghĩa
Trước tình hình phát xít Nhật liên tục bị thất bại, ngày 13 tháng 8 năm 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng đang họp ở Tân Trào - Tuyên Quang (từ 13/8 đến 15/8/1945). Ngay khi nghe tin Nhật đầu hàng Đồng minh, Hội nghị quyết định:
+ Phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng Minh vào.
+ Thành lập Ủy Ban kháng chiến toàn quốc và ra Quân lệnh số 1.
Từ ngày 16 đến 17/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào đã quyết định:
+ Tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng.
+ Thông qua 10 chính sách của Việt Minh.
+ Lập Ủy Ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch(Sau này là Chính phủ lâm thời của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa).
+ Lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kì, bài hát Tiến quân ca làm quốc ca.
Sau đó, Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy giành chính quyền.
Chiều ngày 16/8/1945, theo lệnh của Ủy Ban khởi nghĩa, Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đội quân tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
3. Giành chính quyền trong cả nước
Từ ngày 14/8/1945 đến ngày 18/8/1945, 4 tỉnh đầu tiên giành được độc lập là: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Nam.
Từ tối 15/8/1945 đến ngày 19/8/1945, nhân dân Hà Nội đã giành được chính quyền.
Ngày 23/8/1945, Huế được giải phóng. Đến 30/8/1945, vua Bảo Đại thoái vị.
Ngày 25/8/1945, Sài Gòn được giải phóng.
Đến ngày 28/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công hoàn toàn trong cả nước (trừ một số thị xã: Móng Cái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu đang bị lực lượng của Tưởng Giới Thạch chiếm đóng).
Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Câu 49: Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.
1. Nguyên nhân thắng lợi
* Khách quan: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng Minh đánh bại chủ nghĩa phát xít mà trực tiếp là phát xít Nhật đã tạo ra một thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đứng lên giành chính quyền.
* Chủ quan: Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc. Vì vậy, khi Đảng đứng ra kêu gọi và lãnh đạo kháng chiến chống giặc thì mọi người đã hăng hái hưởng ứng, tạo nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù.
Do sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng và Bác Hồ:
Động viên, giác ngộ và tổ chức được các tầng lớp nhân dân đoàn kết dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng trong một mặt trận dân tộc thống nhất.
Kết hợp tài tình giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến lên Tổng khởi nghĩa.
Nắm bắt thời cơ kịp thời, từ đó đưa ra được những chỉ đạo chiến lược đúng đắn.
2. Ý nghĩa lịch sử
* Đối với dân tộc
Cách mạng tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nó đã đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và lật nhào chế độ phong kiến.
Đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người làm chủ nước nhà, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền.
Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
* Đối với quốc tế
Là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của dân tộc nhược tiểu trên con đường đấu tranh tự giải phóng mình khỏi ách đế quốc - thực dân.
Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới.
3. Bài học kinh nghiệm
Cách mạng tháng Tám thành công đã để lại nhiều bài học quý báu:
Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp đúng đắn, sáng tạo nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, trong đó nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu.
Đánh giá đúng vị trí của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, khơi dậy tinh thần dân tộc, tập hợp và khai thác triệt để sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, cô lập và phân hoá cao độ kẻ thù để từng bước tiến lên đánh bại chúng.
Nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm cách mạng bạo lực và khởi nghĩa vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị lâu dài về lực lượng và kịp thời nắm bắt thời cơ, tiến hành khởi nghĩa từng phần, tiến lên Tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi hoàn toàn.
Câu hỏi và bài tập:
1. Trình bày nội dung và ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam của Đảng trong cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939 - 1945). [Đề thi TS ĐHSP Hà Nội 2 - 2000].
2. Trình bày khái quát cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến tháng 8/ 1945. Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám đã thành công như thế nào? [Đề thi TS DHDL Đông Đô 2000].
3. Phân tích bài học thời cơ của Cách mạng tháng tám – 1945. [Đề thi TS ĐHVH H. Nội 1999].
4. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945. [Đề TS ĐH Luật H.Nội 1999].
5. Phân tích ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám 1945. [Đề thi TS ĐHQG Hà Nội - 2000].
6. Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 của Việt Nam [Đề thi tuyển sinh ĐH Công Đoàn năm 1999].
BÀI 9
CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945 – 1946
Câu 50: Những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng tám 1945?
1. Những thuận lợi
Dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập, tự chủ và bước đầu được hưởng những quyền lợi do chính quyền cách mạng đem lại, nên họ vô cùng phấn khởi và sẵn sàng đứng lên để bảo vệ quyền lợi ấy.
Đảng và Nhà nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo giờ đây đã vững vàng và dày dặn kinh nghiệm sau 15 năm thử thách, tôi luyện.
Hệ thống chủ nghĩa xã hội đang hình thành, phong trào cách mạng thế giới đang phát triển mạnh mẽ đã cổ vũ nhân dân ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ thành quả của cách mạng.
2. Những khó khăn
2.1. Về đối nội
Ngay sau khi giành được độc lập, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa phải đối mặt với muôn vàn khó khăn:
* Nạn đói
Hậu quả nạn đói năm 1945 vẫn chưa khắc phục nổi. Đê vỡ do lũ lụt đến tháng 8/1945 vẫn chưa khôi phục, hạn hán làm cho 50% diện tích đất không thể cày cấy.
Công thương nghiệp đình đốn, giá cả sinh hoạt đắt đỏ. 
Nạn đói mới có nguy cơ xảy ra trong năm 1946.
* Nạn dốt	
Hơn 90% dân số không biết chữ.
Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc...tràn lan.
* Ngân sách cạn kiệt
Ngân sách quốc gia trống rỗng: Còn 1.230.000 đồng, trong đó có đến một nửa là tiền rách không dùng được.
Hệ thống ngân hàng vẫn còn bị Nhật kiểm soát.
Quân Tưởng đưa vào lưu hành đồng “Quốc tệ”, “Quan kim” làm rối loạn nền tài chính nước ta.
2.2. Về đối ngoại
* Miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra)
20 vạn quân Tưởng và các đảng phái tay sai của chúng như: Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng chí hội (Việt Cách) tràn vào nước ta với mưu đồ tiêu diệt Đảng Cộng Sản Đông Dương, lập nên chính quyền tay sai của chúng.
Dựa vào quân Tưởng, các đảng phái này đã lập nên chính quyền phải động ở Yên Bái, Móng Cái, Vĩnh Yên.
* Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào)
Quân đội Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
Các lực lượng phản động thân Pháp như Đảng Đại Việt, một số giáo phái...hoạt động trở lại và chống phá cách mạng.
Ngoài ra, còn có 6 vạn quân Nhật trên khắp đất nước.
Những khó khăn về đối nội và đối ngoại trên là một thách thức quá lớn đối với Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang còn non trẻ lúc bấy giờ. Việt Nam lúc này như đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Câu : Chủ trương và biện pháp của Đảng và Chính phủ ta nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt trong thời gian sau Cách mạng tháng Tám (9/1945 – 12/1946). 
1. Củng cố chính quyền dân chủ nhân dân
Một tuần lễ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, Chính phủ lâm thời đã công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.
Ngày 06/01/1946, hơn 90% cử tri cả nước tham gia bỏ phiếu bầu cử Quốc hội và đã bầu ra 333 đại biểu.
Ngày 02/03/1946, Quốc hội khoá 1 họp phiên đầu tiên và đã quyết định thành lập Chính phủ chính thức do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
Sau ngày bầu cử Quốc hội, cử tri cả nước cũng đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và sau đó Ủy ban hành chính các cấp cũng được thành lập.
Quốc Hội ban hành hiến pháp, pháp luật.
Việt Nam giải phóng quân được củng cố và phát triển sau đó đổi tên thành vệ quốc đoàn (9/1945) và đến tháng 5/1946 đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam.
Ý nghĩa:
Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Khẳng định lòng ủng hộ son sắc của cả dân tộc đối với Đảng và Chính phủ cách mạng trước những âm mưu chia rẽ của bọn đế quốc và tay sai.
Trên đây là những điều kiện ban đầu để Đảng và Nhà nước vượt qua được tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” lúc bấy giờ.
2. Giải quyết khó khăn về đối nội
2.1. Diệt giặc đói
Biện pháp trước mắt:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào lập “hũ gạo tiết kiệm”, không dùng gạo, ngô nấu rượu để đem cứu dân nghèo.
Tổ chức “ngày đồng tâm”, thực hiện “nhường cơm sẽ áo” để cứu đói...
Biện pháp lâu dài:
Phát động phong trào thi đua tăng gia sản xuất với khẩu hiệu: “không một tất đất bỏ hoang”, “tấc đất tấc vàng”...
Củng cố đê điều, Chia ruộng cho dân cày nghèo, giảm tô 25%, bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác.
Kết quả: Đến cuối năm 1946, nền nông nghiệp được phục hồi, sản lượng lương thực tăng lên và nạn đói được đẩy lùi.
2.2. Diệt giặc dốt
Ngày 08/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ và kêu gọi nhân dân tham gia xóa nạn mù chữ.
Đến đầu tháng 3/1946, ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ có gần 3 vạn lớp học với 81 vạn học viên, các trường tiểu học, trung học phát triển mạnh.
2.3. Giải quyết khó khăn về tài chính
Chính phủ đã thành lập quỹ độc lập, phát động tuần lễ vàng... để kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp giúp Chính phủ.
Nhân dân đã hăng hái đóng góp. Sau một thời gian ngắn Chính phủ đã thu được 20 triệu bạc và 370 kg vàng.
Ngày 31/01/1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.
Ngày 23/11/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trên toàn quốc.
3. Giải quyết khó khăn về đối ngoại
3.1. Trong giai đoạn trước ngày 28/2/1946
* Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược
Ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, chính phủ Pháp đã có kế hoạch tái chiếm Đông Dương.
Ngày 2/9/1945, thực dân Pháp đã xã súng vào nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đang tham dự mittinh mừng ngày độc lập.
Ngày 6/9/1945, quân Anh đến Sài Gòn và đã thả hết quân Pháp bị Nhật bắt giam trước đó; trang bị vũ khí cho chúng và tiến hành chiếm đóng nhiều nơi.
Đêm 22 rạng ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng tấn công trụ sở Ủy Ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
Trước tình thế đó, nhân dân Nam bộ đã chủ động kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngày 5/10/1945, sau khi có viện binh thực dân Pháp đẩy mạnh đánh chiếm các tỉnh Nam bộ và Nam Trung bộ.
Trước tinh thần kháng Pháp của nhân dân Nam bộ, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã ra sức ủng hộ và phát động phong trào ủng hộ Nam bộ kháng chiến để giam chân địch.
* Hòa hoãn với Tưởng Giới Thạch
Để tránh trường hợp cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, đồng thời tranh thủ điều kiện hòa bình để xây dựng và củng cố chính quyền, Đảng đã chủ trương hòa hoãn và tránh xung đột với quân Tưởng Giới Thạch:
+ Chấp nhận tăng thêm 70 ghế không qua bầu cử cho tay sai của Tưởng.
+ Dành 4 ghế Bộ Trưởng cho bọn Việt Quốc, Việt Cách. Cho Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch nước.
+ Chấp nhận cung cấp một phần lương thực thực phẩm cho quân Tưởng.
+ Đồng ý để Tưởng đưa đồng “Quan kim”, “Quốc tệ” vào lưu hành ở miền Bắc.
3.2. Từ 28/2/1946 trở đi
Hiệp ước Hoa – Pháp và âm mưu của Pháp
Sau khi chiếm đóng Nam bộ và Nam Trung bộ, thực dân Pháp chuẩn bị mở rộng xâm lược ra miền Bắc. Nhưng do lực lượng còn yếu (3,5 vạn), chúng không thể đương đầu nổi với nhân dân miền Bắc và sự cản trở của 20 vạn quân Tưởng đây.
Để có thể đưa quân ra miền Bắc một cách “hòa bình”, Pháp đã thương lượng và ký với Tưởng Hiệp ước Hoa – Pháp vào ngày 28/2/1946 với nội dung:
+ Pháp trả lại một số quyền lợi cho Tưởng ở Trung Quốc và cho Trung Quốc vận chuyển hàng hoá qua cảng Hải Phòng miễn thuế.
+ Tưởng đồng ý cho Pháp đưa quân ra miền Bắc thay thế Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.
Mặt khác, Pháp tìm cách điều đình với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Như vậy, sau 28/2/1946, ta đang đứng trước hai con đường: 
+ Hoặc chống lại thực dân Pháp ngay sau khi chúng đưa quân ra miền Bắc.
+ Hoặc tạm thời hòa hoãn với Pháp để nhanh chóng đẩy 20 vạn quân Tưởng ra khỏi đất nước ta, sau đó mới chống lại Pháp.
Chủ trương của ta sau ngày 28/2/1946
Chính phủ của ta đã chọn giải pháp thứ hai – hòa hoãn với Pháp:
* Kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946
Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ với nội dung:
+ Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ, Nghị viện, quân đội và Tài chính riêng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
+ Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay Tưởng, và số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.
+ Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ; Tạo điều thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán ở Paris.
* Ký tạm ước 14/9/1946
+ Ta tranh thủ điều kiện hòa bình để ra sức củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị để đối phó với thực dân Pháp.
+ Thực dân Pháp liên tiếp vi phạm Hiệp định: Gây xung đột ở Nam Bộ, tìm cách trì hoãn và phá hoại các cuộc đàm phán, làm cho cuộc đàm phán ở Phông-ten-nơ-blô giữa hai Chính phủ bị thất bại. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh đến gần.
Trước tình hình đó, ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp một bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi ở Việt Nam cho Pháp để kéo dài thời gian hòa hoãn nhằm củng cố và xây dựng lực lượng.
Sự nhân nhượng thực dân Pháp trong giai đoạn sau ngày 28/2/1946 đã đẩy được 20 vạn quân Tưởng và tay sai ra khỏi miền Bắc, tạo ra được một giai đoạn hòa bình để củng cố và xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp.
Câu hỏi và bài tập:
1. Hoàn cảnh lịch sử của nước Việt Nam năm đầu sau cách mạng tháng Tám 1945.[Đề thi TS Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 1996]
2. Những thành tựu về xây dựng và củng cố nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ tháng 9/1945 đến tháng 12 năm 1946. [Đề thi TS Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 1998]
3. Ngay sau khi thành lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở vào tình thế khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”. Vì sao? [Đề thi tuyển sinh ĐH Cần Thơ 1997]
4. Những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng tám 1945? [Đề thi tuyển sinh ĐH An ninh Nhân dân năm 1998]
5. Chủ trương và biện pháp của Đảng và Chính phủ ta nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt trong thời gian sau Cách mạng tháng Tám (9/1945 – 12/1946). [Đề thi tuyển sinh ĐH An Ninh Nhân dân năm 1998]
6. Vì sao chính phủ ta kí với chính phủ Pháp hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946? [Đề thi tuyển sinh ĐH An Ninh Nhân dân năm 1998]
7. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược ở Nam bộ vào cuối năm 1945 đã diễn ra như thế nào? [Đề thi tuyển sinh Đại học Huế 1998]
BÀI 10
NHỮNG NĂM ĐẦU TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN 1946 - 1950
Câu 51: Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược lần thứ hai lại bùng nổ? Phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến của ta.
1. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ
Mặc dù đã ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), nhưng thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh các hoạt động khiêu khích ta:
+ Tháng 11/1946, chúng gây xung đột và khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
+ Đầu tháng 12/1946, chúng ngang nhiên chiếm Đà Nẵng, Lạng Sơn.
+ Ngày 17/12/1946, chúng khiêu khích ta ở Thủ đô và bắn đại bác vào phố Hàng Bún, phố Yên Ninh, cầu Long Biên.
+ Nghiêm trọng hơn, ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng trong vòng 48 giờ.
Nếu tiếp tục nhân nhượng, thuận theo những điều kiện lúc này của thực dân Pháp thì đồng nghĩa với việc trao độc lập, chủ quyền của ta cho chúng. Nhân dân ta chỉ còn một con đường duy nhất là cầm vũ khí đứng lên.
Ngày 18,19/12/1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
Vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, cuộc khởi nghĩa bắt đầu nổ ra ở Hà Nội. Và ngay trong đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Sáng ngày 20/12/1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được phát đi khắp cả nước:
“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...
 Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm”
2. Nội dung của đường lối kháng chiến
Sau lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1946, Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, và sau đó, Tổng Bí thư Trường Chinh đã cho xuất bản cuốn “Kháng chiến nhất định thắng lợi”... và đã xác định đường lối kháng chiến:
1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là sự tiếp tục của cuộc Cách mạng tháng Tám.
2. Kháng chiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên chống thực dân Pháp cứu tổ quốc.
3. Kháng chiến toàn diện: Trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế,văn hoá.
4. Tự lực cánh sinh: Kháng chiến dựa vào sức mình là chính.
5. Kháng chiến trường kỳ: Theo 3 giai đoạn: Phòng ngự, cầm cự và tổng phản công.
3. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến ở các đô thị và chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.
3.1. Cuộc kháng chiến ở các đô thị
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, quân dân các thành phố và thị xã ở Bắc vĩ tuyến 16 có quân Pháp chiếm đóng đã đồng loạt nổ súng:
Tại thị xã Hải Dương, quân ta đã nhanh chóng tiêu diệt địch ở trường Nữ học và cầu Phú Lương. Nhưng ngay sau đó, Pháp đã phản kích và giành lại quyền kiểm soát.
Tại Hải Phòng, nhân dân đã phá cầu, chôn mìn đặt chướng ngại vật... để chặn đường tiếp tế cho Hà Nội của Pháp.
Tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Huế, Đà Nẵng...nhân dân ta đã nổ súng tấn công địch ở khắp nơi, chiếm giữ được nhiều vị trí quan trọng. Nhưng do bị phản công của Pháp quá mạnh nên ta buộc phải rút lui ra ngoại thành và các vùng nông thôn để bảo toàn lực lượng và ti

Tài liệu đính kèm:

  • docxTAI LIEU ON THI LICH SU 1_12197413.docx