Ôn tập Địa lý 8 học kỳ I

Câu 1. Trình bày vị trí địa lý, kích thước của lãnh thổ Châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu .

*Gợi ý:

- Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44,5 triệu km2 (tính cả đảo) , kéo dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo , giáp 3 đại dương lớn : Bắc Băng Dương , Thái Bình Dương & Ấn Độ Dương , giáp 2 Châu lục : Âu & phi .

- Do trải dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo nên có đủ các đới khí hâu : nhiệt đới , ôn đới & hàn đới . Mặt khác, kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu khác nhau như: kiểu khí hậu gió mùa & khí hậu lục địa .

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2138Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Địa lý 8 học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS BA CỤM BẮC
ÔN TẬP ĐỊA LÝ 8 HỌC KỲ I 
I. LÝ THUYẾT
Câu 1. Trình bày vị trí địa lý, kích thước của lãnh thổ Châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu . 
*Gợi ý:
- Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44,5 triệu km2 (tính cả đảo) , kéo dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo , giáp 3 đại dương lớn : Bắc Băng Dương , Thái Bình Dương & Ấn Độ Dương , giáp 2 Châu lục : Âu & phi .
- Do trải dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo nên có đủ các đới khí hâu : nhiệt đới , ôn đới & hàn đới . Mặt khác, kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu khác nhau như: kiểu khí hậu gió mùa & khí hậu lục địa .
Câu 2. Nêu các đặc điểm địa hình của Châu Á . Kể tên các dãy núi & đồng bằng lớn của Châu Á . 
 *Gợi ý:
- Địa hình phức tạp , nhiều hệ thống núi , sơn nguyên cao đồ sộ , chiếm ¾ diện tích, tập trung chủ yếu ở trung tâm chạy theo 2 hướng chính Bắc-Nam và Tây – Đông .
- Nhiều ĐBằng lớn xen kẽ với nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp .
- Các dãy núi cao : Hymalaya , Thiên Sơn , Côn Luân 
- Các Đồng Bằng lớn : Tây Xibia, Ấn Hằng , Hoa Bắc .
Câu 3. Vì sao các cảnh quan của Châu Á phân hóa từ Bắc xuống nam & từ Tây sang Đông ? 
*Gợi ý:
- Do lãnh thổ của Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo nên Khí hậu Châu Á thay đổi theo các đới từ Bắc xuống nam do đó các đới cảnh quan cũng thay đổi từ Bắc xuống Nam .
- Khí hậu Châu Á thay đổi theo các kiểu từ vùng duyên hải vào nội địa do kích thước rộng lớn, nhiều núi sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa nên các đới cảnh quan của Châu Á thay đổi từ Tây sang Đông .
Câu 4. Đặc điểm dân cư của Châu Á . 
Gợi ý:
- Châu Á châu lục đông dân nhất thế giời. Năm 2002 hơn 3,7 tỷ dân chiếm hơn ½ dân số thế giới
- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,3% . 
- Dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ven biển khu vực khí hậu gió mùa.
- Dân cư thuộc nhiều chủng tộc : Môn-gô-lô-it , ơ-rô-pê-ô-it , ô-xtra-lô-it
- Châu Á là cái nôi của nhiều tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo . 
Câu 5. Các nước Châu Á đã đạt được những thành tựu gì về Nông nghiệp ? 
* Gợi ý :
- Nhờ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, nền nông nghiệp ở nhiều nước châu Á đã đạt được thành tựu to lớn. Sản lượng lúa gạo hơn 93% và sản lượng lúa mì chiếm 39% tổng sản lượng toàn thế giới. Thái Lan, Việt Nam xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ lương thực không những đủ ăn mà còn dư thừa để xuất khẩu.
Câu 6. Tây Nam Á có vị trí địa lý chiến lược quan trọng như thế nào? 
Gợi ý:
- Tây Nam Á nằm ở vị trí ngã ba của ba châu lục lớn Á, Âu, Phi. Nằm án ngữ con đường biển ngắn nhất từ biển Đen ra Địa Trung Hải, từ châu Âu sang châu Á qua kênh đào Xuy-ê và biển Đỏ. 
Câu 7. Nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á . 
* Gợi ý:
- Địa hình: Gồm 3 miền : phía Đông Bắc là núi cao với 2 sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ & Iran , ở giữa là Đồng bằng Lưỡng Hà do 2 sông Ti-gơ-rơ và Ơ -phơ -rát bồi đắp , phía Tây nam là sơn nguyên Arap rộng lớn. 
- Khí hậu: Phần lớn là khí hậu nhiệt đới khô hạn do có nhiều núi cao bao bọc, chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch khô-nóng quanh năm thổi từ lục địa ra, ven Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải.
- Sông ngòi : Khô hạn , kém phát triển , lớn nhất là sông Ti-grơ và Ơ-phrat 
- Cảnh quan: Phần lớn là thảo nguyên, nửa hoang mạc và hoang mạc.
- Tài nguyên : Quan trọng nhất là dầu mỏ, có trữ lượng rất lớn, phân bố chủ yếu ở ĐB Lưỡng Hà, vịnh Pecxich . 
Câu 8. Trình bày đặc điểm dân cư, kinh tế , chính trị của Tây Nam Á.
*Gợi ý trả lời:
Phần lớn theo dạo Hồi, sinh sống ở các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, những nơi có thể đào được giếng lấy nước.
Dân thành thị ngày càng tăng
Trước đây đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp ( trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm). Hiện nay, công nghiệp và thương mại phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ.
Với nguồn tài nguyên phong phú, lại có vị trí chiến lược quan trọng nên Tây Nam Á từ xưa đã là khu vực xảy ra sự tranh chấp giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
Câu 9. Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực Tây Nam Á.
*Gợi ý trả lời:
- Địa hình: nhiều núi và sơn nguyên
- Khí hậu: Khô hạn và nóng, lượng mưa rất ít
- Sông ngòi: kém phát triển
- Cảnh quan: thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc chiếm diện tích lớn.
Câu 10. Điều kiện tự nhiên của khu vực Nam Á . 
* Gợi ý trả lời:
- Điạ hình: Nam Á gồm ba miền địa hình chính. Phía Bắc là hệ thống núi Hymalaya hùng vĩ. Phía Nam là sơn nguyên Đê-can, hai rìa nâng cao với hai dãy Gát Đông và Gát Tây. Ở giữa là đồng bằng Ấn-Hằng rộng, bằng phẳng.
- Khí hậu: Đại bộ phận Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ gió mùa Tây Nam nóng ẩm mang đến nhiều mưa . Mùa đông, trên các vùng đồng bằng và sơn nguyên thấp có gió mùa đông bắc lạnh và khô . Nhịp điệu gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuát, sinh hoạt của nhân dân khu vực. Trên các vùng núi cao có sự phân hóa theo độ cao. 
- Sông ngòi: Nhiều hệ thống sông lớn : sông Ấn , sông Hằng , sông Bramaput. Vùng hạ lưu sông Hằng thường có lũ lụt lớn vào mùa mưa.
- Cảnh quan tự nhiên: Rừng nhiệt đới ẩm, xa-van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
Câu 11. Nêu đặc điểm kinh tế của các nước ở khu vực Nam Á
*Gợi ý trả lời:
- Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu. 
- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á, đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, có nhiều ngành đạt trình độ cao, xếp thứ 10 trên thế giới về giá trị sản lượng công nghiệp. Sản xuất nông nghiệp đạt nhiều thành tựu nhờ cuộc “cách mạng xanh, cách mạng trắng”
Câu 12. Nêu một số nét chính về sự phát triển của các ngành kinh tế của Ấn Độ
*Gợi ý trả lời:
- Công nghiệp: 
+ Có nhiều ngành đạt trình độ cao
+ Sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới
- Nông nghiệp:
+ Đã đạt những thành tựu lớn: nhờ cuộc cách mạng xanh, cách mạng trắng, Ấn Độ đã giải quyết được nạn đói kinh niên xưa kia.
+ Cuộc cách mạng xanh tiến hành trong trồng trọt làm tăng sản lượng lương thực của Ấn Độ.
+ Cuộc cách mạng trắng được tiến hành trong chăn nuôi làm tăng sản lượng sữa.
Không những cung cấp đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân, Ấn Độ còn dư thừa để xuất khẩu.
- Dịch vụ: đang phát triển, chiếm tới 48%GDP.
Trắc nghiệm: 
1. Cây lương thực quan trọng nhất ở Châu Á là
A. lúa gạo.	B. ngô.
C. lúa mì.	D. lúa mạch.
2. Các nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới là
A. Trung Quốc, Thái Lan.	B. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
C. Thái Lan, Việt Nam.	C. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.
3.Sản lượn khai thác dầu mỏ lớn nhất ở nước
A. A-rập Xê-ut.	B. Ấn Độ.
C. Cô-oét.	D. Thái Lan.
4. Tài nguyên nổi bật nhất ở Tây Nam Á là
A. dầu mỏ.	B. quặng sắt.
C. vàng.	C. than đá.
5. Người dân Tây Nam Á chủ yếu theo đạo
A. Phật.	B. Thiên chúa.
C. Hồi giáo.	D. Ki tô.
6. Nam Á là một trong những khu vực
A. nóng nhất thế giới.	B. khô hạn nhất thế giới.
C. có mưa nhiều nhất thế giới.	C. lạnh nhất thế giới
7. Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á là
A. Ấn Độ.	B. Pa-ki-xtan.
C. Băng la đét.	D. Xri-lan-ca.
II. THỰC HÀNH 
Câu 1: Dựa vào số liệu dân số của Châu Á từ năm 1800 – 2002 em hãy nhận xét sự gia tăng dân số của Châu Á . So sánh sự gia tăng dân số của Châu Á từ giai đoạn 1800-1900 va giai đoạn 1900- 2002 có sự khác nhau như thế nào ? 
Năm 
1800
1900
1950
1990
2002
Số dân 
( Triệu người ) 
600
880
1402
3110
3766
* Gợi ý:
- Dân số châu Á tăng liên tục và tăng nhanh từ năm 1800 đến 2002.
- Tăng nhanh nhất ở giai đoạn đến 1990, từ 1990 đến 2002 tăng chậm hơn.
Câu 2:Dựa vào bảng số liệu diện tích & dân số một số khu vực của Châu Á , Tính mật độ dân số các khu vực của Châu Á rồi điền vào bảng . Nhân xét mật độ dân số các khu vực của Châu Á . Giải thích tại sao mật độ dân số các Khu vực của Châu Á lại phân bố như vậy ? 
Đông Á
Nam Á
Trung Á
Tây Nam Á
Đông Nam Á 
Diện tích (nghìn km2)
11762
4489
4002
7016
4495
Dân số ( triệu người )
1503
1356
56
286
519
Mật độ dân số 
( người /km2 ) 
127,8
..
..
.
* Gợi ý: 
- Muốn tính mật độ dân số ta lấy số dân chia cho diện tích
- Nhận xét: Dân cư Châu Á phân bố không đồng đều, các khu vực có mật độ dân số cao là: 
- Giải thích: 
+ Nam Á, ĐNÁ, Đông Á: dân cư tập trung đông vì: đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, khí hậu gió mùa, thuận lợi để canh tác nông nghiệp nhất là cây lương thực; giao thông thuận tiện, nhiều hải cảng lớn, 
+ Trung Á, Tây Nam Á, thưa dân vì:địa hình núi non hiểm trở, khó khăn cho giao thông, khí hậu lục địa, khô hạn, khắc nghiệt.
Câu 3:Dựa vào lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên của Châu Á hãy kể tên các đới cảnh quan của Châu Á theo thứ tự từ Tây sang Đông theo vĩ tuyến 400 Bắc . Giải thích tại sao cảnh quan Châu Á lại phân bố như vây ? 
* Gợi ý giải thích:
Sự thay đổi trên là do sự thay đổi của khí hậu từ ven biển vào trong nội địa. Cụ thể:
Vùng gần bờ phía đông, do khí hậu ấm và ẩm phát triển rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.
Vào sâu trong nội địa khí hậu khô hơn, có cảnh quan thảo nguyên
 Ở vùng trung tâm khô hạn là cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc, cản quan núi cao, thảo nguyên, rừng lá cứng Địa Trung Hải
Câu 4:Dựa vào lược đồ các đới khí hậu Châu Á . Hãy đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến xích đạo dọc theo kinh tuyến 800 Đông . Giải thích tại sao khí hậu Châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy ? 
* Gợi ý:
- Tên các đới khí hậu từ Bắc xuống nam: Cận cực, cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo
- Giải thích:
Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo, lãnh thổ trải rộng trên nhiều vĩ độ, nên có nhiều đới khí hậu.
Câu 5. Dựa vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 thành phố A và B . Em hãy cho biết các biểu đồ sau thuộc kiểu khí hậu nào ? Nêu đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa của mỗi biểu đồ . 
Giợi ý:
* Mỗi địa điểm thuộc kiểu khí hậu:
- Biểu đồ A: Kiểu khí hậu nhiệt đới gióa mùa
- Biểu đồ B: Kiểu khí hậu lục địa
* Đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa:
- Biểu đồ A: Nhiệt độ trung bình năm trên 250C. Llượng mưa trung bình năm trên 2500mm. Trong năm có một mùa mưa nhiều và một mùa mưa ít.
- Biểu đồ B: Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Lượng mưa trung bình năm dưới 100mm. Mưa chỉ tập trung vào các tháng 1 đến tháng 4, nhưng lượng mua rất ít.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_HKI_1516Dia_ly_8.doc