Ôn tập Hóa hữu cơ

DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG CHÁY

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là

A. 70,0 lít. B. 78,4 lít. C. 84,0 lít. D. 56,0 lít.

Câu 2: Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là:

A. 5,6 lít. B. 2,8 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít.

Câu 3: Hỗn hợp khí A gồm etan và propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích 11:15. Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là:

A. 18,52% ; 81,48%. B. 45% ; 55%. C. 28,13% ; 71,87%. D. 25% ; 75%.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là:

A. 2-metylbutan. B. etan. C. 2,2-đimetylpropan. D. 2-metylpropan.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là:

A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Hóa hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HÓA HỮU CƠ
DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG CHÁY
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là 
A. 70,0 lít.	B. 78,4 lít.	C. 84,0 lít.	D. 56,0 lít.
Câu 2: Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là:
A. 5,6 lít.	 	B. 2,8 lít.	 C. 4,48 lít.	D. 3,92 lít.
Câu 3: Hỗn hợp khí A gồm etan và propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích 11:15. Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là:
A. 18,52% ; 81,48%.	B. 45% ; 55%.	C. 28,13% ; 71,87%.	 D. 25% ; 75%.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là:
A. 2-metylbutan.	B. etan.	C. 2,2-đimetylpropan.	D. 2-metylpropan.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là:
A. CH4 và C2H6.	B. C2H6 và C3H8.	C. C3H8 và C4H10.	D. C4H10 và C5H12
Câu 6: X là hỗn hợp 2 ankan. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 25,76 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa. 
 a. Giá trị m là:
	A. 30,8 gam.	B. 70 gam.	C. 55 gam.	D. 15 gam
 b. Công thức phân tử của A và B là:
A. CH4 và C4H10.	B. C2H6 và C4H10.	C. C3H8 và C4H10.	D. Cả A, B và C.
Câu 7: Hiđrocacbon X cháy cho thể tích hơi nước gấp 1,2 lần thể tích CO2 (đo cùng đk). Khi tác dụng với clo tạo một dẫn xuất monoclo duy nhất. X có tên là:
A. isobutan.	B. propan.	C. etan.	D. 2,2- đimetylpropan.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp, sau phản ứng thu được VCO2:VH2O =1:1,6 (đo cùng đk). X gồm:
A. CH4 và C2H6.	B. C2H4 và C3H6.	C. C2H2 và C3H6.	D. C3H8 và C4H10.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong được 20 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng phần nước lọc lại có 10 gam kết tủa nữa. Vậy X không thể là:
	A. C2H6.	B. C2H4.	C. CH4.	D. C2H2
Câu 10: Để đơn giản ta xem xăng là hỗn hợp các đồng phân của hexan và không khí gồm 80% N2 và 20% O2 (theo thể tích). Tỉ lệ thể tích xăng (hơi) và không khí cần lấy là bao nhiêu để xăng được cháy hoàn toàn trong các động cơ đốt trong ?
A. 1: 9,5.	B. 1: 47,5.	C. 1:48.	D. 1:50
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của V là:
A. 5,60.	B. 6,72.	C. 4,48.	D. 2,24.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6, C3H8, C2H4 và C3H6, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Tổng thể tích của C2H4 và C3H6 (đktc) trong hỗn hợp A là:
A. 5,60.	B. 3,36.	C. 4,48.	D. 2,24.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm CH4, C2H2, C3H4, C4H6 thu được x mol CO2 và 18x gam H2O. Phần trăm thể tích của CH4 trong A là:
A. 30%.	B. 40%.	C. 50%.	D. 60%.
Câu 14: Hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy X với 64 gam O2 (dư) rồi dẫn sản phẩm thu được qua bình đựng Ca(OH)2 dư thu được 100 gam kết tủa. Khí ra khỏi bình có thể tích 11,2 lít ở 0oC và 0,4 atm. Công thức phân tử của A và B là:
A. CH4 và C2H6.	B. C2H6 và C3H8. 	C. C3H8 và C4H10.	D. C4H10 và C5H12
Câu 15: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Công thức phân tử của 2 ankan là:
A. CH4 và C2H6.	B. C2H6 và C3H8.	C. C3H8 và C4H10.	D. C4H10 và C5H12.
Câu 16: Đốt cháy một số mol như nhau cua 3 hiđrocacbon K, L, M ta thu được lượng CO2 như nhau và tỉ lệ số mol nước và CO2 đối với số mol của K, L, M tương ứng là 0,5 : 1 : 1,5. Xác định CT K, L, M (viết theo thứ tự tương ứng):
A. C2H4 , C2H6 , C3H4.	B. C3H8 , C3H4 , C2H4.	
C. C3H4 , C3H6 , C3H8.	D. C2H2 , C2H4 , C2H6
Câu 17: Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm etan, propan và propen qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình brom tăng 4,2 gam. Lượng khí còn lại đem đốt cháy hoàn toàn thu được 6,48 gam nước. Vậy % thể tích etan, propan và propen lần lượt là:
A. 30%, 20%, 50%.	B. 20%, 50%, 30%.	C. 50%, 20%, 30%.	D. 20%, 30%, 50%.
Câu 18: Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A, B có cùng số nguyên tử cacbon. A, B chỉ có thể là ankan hay anken. Đốt cháy 4,48 lít (đkc) hỗn hợp X thu được 26,4 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Xác định CTPT và số mol của A, B trong hỗn hợp X.
A. 0,1 mol C3H8 và 0,1 mol C3H6.	B. 0,2 mol C2H6 và 0,2 mol C2H4.
C. 0,08 mol C3H8 và 0,12 mol C3H6.	D. 0,1 mol C2H6 và 0,2 mol C2H4.
Câu 19: Một hỗn hợp X gồm 1 anken A và 1 ankin B, A và B có cùng số nguyên tử cacbon. X có khối lượng là 12,4 gam, có thể tích là 6,72 lít. Các thể tích khí đo ở đktc. CTPT và số mol A, B trong hỗn hợp X là:
A. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2.	B. 0,1 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4.
C. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4.	D. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2.
Câu 20: Một hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon X, Y liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy 11,2 lít hỗn hợp X thu được 57,2 gam CO2 và 23,4 gam CO2. CTPT X, Y và khối lượng của X, Y là:
A. 12,6 gam C3H6 và 11,2 gam C4H8.	B. 8,6 gam C3H6và 11,2 gam C4H8.
C. 5,6 gam C2H4 và 12,6 gam C3H6.	D. 2,8 gam C2H4 và 16,8 gam C3H6.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một anken A thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Cho A tác dụng với dung dịch HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất. CTCT của A là:
A. CH2=CH2.	B. (CH3)2C=C(CH3)2.	C. CH2=C(CH3)2.	D. CH3CH=CHCH3.
Câu 22: Hỗn hợp X gồm propen là đồng đẳng theo tỉ lệ thể tích 1:1. Đốt 1 thể tích hỗn hợp X cần 3,75 thể tích oxi (cùng đk). Vậy B là: 
A. eten.	B. propan.	C. buten.	D. penten.
Câu 23: Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. CTPT của 2 anken đó là:
	A. C2H4 và C3H6.	B. C3H6 và C4H8.	C. C4H8 và C5H10.	D. C5H10 và C6H12.
Câu 24: X, Y, Z là 3 hiđrocacbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng, trong đó MZ = 2MX. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M được một lượng kết tủa là:
A. 19,7 gam.	B. 39,4 gam.	C. 59,1 gam.	D. 9,85 gam.
Câu 25: Chia hỗn hợp gồm C3H6, C2H4, C2H2 thành hai phần đều nhau.
Phần 1: đốt cháy hoàn toàn thu được 2,24 lít CO2 (đktc). 
Phần 2: Hiđro hoá rồi đốt cháy hết thì thể tích CO2 thu được (đktc) là bao nhiêu ?	
A. 1,12 lít.	B. 2,24 lít.	C. 4,48 lít.	D. 3,36 lít.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí H2 là:
A. 12,9.	B. 25,8.	C. 22,2.	D. 11,1
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol anken X thu được CO2 và hơi nước. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm bằng 100 gam dung dịch NaOH 21,62% thu được dung dịch mới trong đó nồng độ của NaOH chỉ còn 5%. Công thức phân tử đúng của X là:
A. C2H4.	B. C3H6.	C. C4H8.	D. C5H10.
Câu 28: X là hỗn hợp gồm hiđrocacbon A và O2 (tỉ lệ mol tương ứng 1:10). Đốt cháy hoàn toàn X được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua bình H2SO4 đặc dư được hỗn Z có tỉ khối so với hiđro là 19. A có công thức phân tử là:
A. C2H6.	B. C4H8.	C C4H6.	D. C3H6.
Câu 29: m gam hỗn hợp gồm C3H6, C2H4 và C2H2 cháy hoàn toàn thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Nếu hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp trên rồi đốt cháy hết hỗn hợp thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là: 
A. 3,36.	B. 2,24.	C. 4,48.	D. 1,12.
Câu 30: Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc)
A. CH4 và C2H4.	B. CH4 và C3H4.	C. CH4 và C3H6.	D. C2H6 và C3H6.
Câu 31: Hỗn hợp X gồm C3H8 và C3H6 có tỉ khối so với hiđro là 21,8. Đốt cháy hết 5,6 lít X (đktc) thì thu được bao nhiêu gam CO2 và bao nhiêu gam H2O ?
A. 33 gam và 17,1 gam.	B. 22 gam và 9,9 gam.	
C. 13,2 gam và 7,2 gam.	D. 33 gam và 21,6 gam.
Câu 32: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:
A. 18,60 gam.	B. 18,96 gam.	C. 20,40 gam.	D. 16,80 gam.
Câu 33: X là hỗn hợp C4H8 và O2 (tỉ lệ mol tương ứng 1:10). Đốt cháy hoàn toàn X được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua bình H2SO4 đặc dư được hỗn Z. Tỉ khối của Z so với hiđro là 
A.18.	B. 19.	C. 20.	D. 21.
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít hơi H2O (các thể tích khí và hơi đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Công thức phân tử của X là
A. C2H4.	B. CH4.	C. C2H6.	D. C3H8.
Câu 35: Đốt cháy m gam hỗn hợp C2H6, C3H4, C3H8, C4H10 được 35,2 gam CO2 và 21,6 gam H2O. Giá trị của m là
	A. 14,4.	B. 10,8.	C. 12.	D. 56,8.
Câu 36: Ba ancol X, Y, Z đều bền và có khối lượng phân tử khác nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra CO2 và H2O theo tỉ lệ mol = 3 : 4. Vậy CTPT ba ancol là
A. C2H6O ; C3H8O ; C4H10O.	 	B. C3H8O ; C3H8O2 ; C3H8O3.
C. C3H8O ; C4H10O ; C5H10O.	 	D. C3H6O ; C3H6O2 ; C3H6O3.
Câu 37: X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, có tỷ lệ khối lượng 1:1. Đốt cháy hết X được 21,45 gam CO2 và 13,95 gam H2O. Vậy X gồm 2 ancol là
A. CH3OH và C2H5OH.	B. CH3OH và C4H9OH.	
C. CH3OH và C3H7OH.	D. C2H5OH và C3H7OH.
Câu 38: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là 
A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3.	B. C2H5OH và C4H9OH. 
C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2.	D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.
Câu 39: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2(ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là 
A. m = 2a - V/22,4.	B. m = 2a - V/11,2.	C. m = a + V/5,6.	D. m = a - V/5,6.
Câu 40: Z là một axit hữu cơ. Để đốt cháy 0,1 mol Z cần 6,72 lít O2 (đktc). CTCT của Z là
A. CH3COOH.	B. CH2=CHCOOH. 	C. HCOOH. 	D. Kết quả khác.
Câu 41: Đốt cháy hết 1 thể tích hơi axit hữu cơ A được 3 thể tích hỗn hợp CO2 và hơi nước khi đo cùng điều kiện. CTPT của A là
A. HCOOH.	B. CH3COOH. 	C. HOOCCOOH.	D. HOOCCH2COOH.
Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn 0,44 gam một axit hữu cơ, sản phẩm cháy cho hấp thụ hoàn toàn vào bình 1 đựng P2O5, bình 2 đựng dung dịch KOH. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 0,36 gam và bình 2 tăng 0,88 gam. CTPT của axit là
A. C4H8O2.	B. C5H10O2.	C. C2H6O2.	D. C2H4O2.
Câu 43: Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là
 A. etyl propionat.	 B. metyl propionat.	
Câu 44: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là
	A. CH3COOH và CH3COOC2H5.	B. C2H5COOH và C2H5COOCH3.
	C. HCOOH và HCOOC2H5.	D. HCOOH và HCOOC3H7.
Câu 45: Hỗn hợp Z gồm hai este X và Y tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức este X và giá trị của m tương ứng là
	A. CH3COOCH3 và 6,7 	 	B. HCOOC2H5 và 9,5 
	 C. HCOOCH3 và 6,7	 	 	D. (HCOO)2C2H4 và 6,6
Câu 46: Este X có các đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;
- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).
Phát biểu không đúng là:
	A. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O. 
	B. Chất Y tan vô hạn trong nước.
	C. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.	
	D. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.
Câu 47 : Đốt cháy hoàn toàn m gam etylamin cần vừa đủ 22,4 lit không khí (đktc) Biết O2 chiếm 20% thể tích không khí , giá trị m là :
 A. 2,4 gam B. 3,6 gam C. 1,2 gam D. 0,6 gam
Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn m g amin A bằng 1 lượng không khí vừa đủ thu được 8,96 lit CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lit N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Biết kk gồm 80% thể tích là N2 còn lại là O2. Công thức A là:
 A. CH3 – NH2 B. C2H5 – NH2 C. C3H7 – NH2 D. C4H9 – NH2 
Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn x g amin A bằng 1 lượng không khí vừa đủ thu được 4,48 lit CO2, 6,30 gam H2O và 34,72 lit N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Biết kk gồm 80% thể tích là N2 còn lại là O2. Công thức A là:
 A. C6H5 – NH2 B. C2H5 – NH2 C.H2N- (CH2)6- NH2 D. H2N – CH2 – NH2 
Câu 50.Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 Lít khí N2 (các khí đo đktc) và 3,15 gam H20. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N- CH2-COONa. CTCT thu gọn của X là 
A.H2NCH2CH2COOH B. H2NCH2COOCH3	C.H2NCH2CCOOC3H7 D. H2NCH2COOC2H5

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_hoa_huu_co_phan_ung_chay.doc