A. Nội dung kiến thức cần nắm vững:
I. Khái niệm vi sinh vật:
– Vi sinh vật là những cơ thể sống có kích thước hiển vi, đường kính tế bào chỉ khoảng 0,2 ÷ 2 µm (đối với vi sinh vật nhân sơ) và 10 ÷ 100 µm (đối với vi sinh vật nhân thực). Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào, không thể thấy được bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi, một số là tập hợp đơn bào.
– Vi sinh vật gồm nhiều nhóm khác nhau, tuy vậy chúng đều có đặc điểm chung là hấp thụ, chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng.
- Vi sinh vật thuộc giới nguyên sinh, khởi sinh và giới nấm.
– Ví dụ về vi sinh vật:
+ Vi sinh vật nhân sơ : vi khuẩn, xạ khuẩn, xoắn thể
+ Vi sinh vật nhân thật: nấm men, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm sợi
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng:
1. Các loại môi trường cơ bản:
* Môi trường tự nhiên:
* Môi trường phòng thí nghiệm:
- Môi trường dùng chất tự nhiên: là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần như: cao thịt bò, pepton, cao nấm men (pepton là dịch thuỷ phân một phần của thịt bò, cazêin, bột đậu tương dùng làm nguồn cacbon, năng lượng và nitơ. Cao thịt bò chứa các axit amin, peptit, nuclêôtit, axit hữu cơ, vitamin và một số chất khoáng. Cao nấm men là nguồn phong phú các vitamin nhóm B cũng như nguồn nitơ và cacbon).
uá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục cần có pha tiềm phát để giúp vi khuẩn có thời gian thích nghi với môi trường mới, enzim cảm ứng tương ứng được hình thành để phân giải cơ chất. – Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, môi trường sống của vi khuẩn được ổn định, chúng đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát. Bài 19: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT Nội dung kiến thức cần nắm vững: I. Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ: 1. Phân đôi: - Màng sinh chất gấp thành hạt mêzôxôm. - Vòng ADN đính vào hạt mêzôxôm làm điểm tựa để nhân đôi thành 2 ADN con. - Màng sinh chất và thành tế bào dài ra và thắt lại đưa 2 ADN về 2 tế bào. - KQ: 1 TB mẹ → 2 TB con giống nhau và giống TB mẹ. 2. Nảy chồi và tạo thành bào tử: - Bào tử đốt: sợi d2 phân đốt (xạ khuẩn). - Ngoại bào tử: bào tử hình thành bên ngoài TB sinh dưỡng (vi khuẩn dinh dưỡng mê tan). - Nảy chồi: vi khuẩn quang dưỡng màu tía. * Nội bào tử: cấu trúc tạm nghỉ, không phải là hình thức sinh sản giúp cho TB chống chịu với các điệu kiện bất lợi của môi trường (Tích lũy chất độc, dinh dưỡng cạn kiệt). II. Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực: 1. Sinh sản bằng bào tử: * Sinh sản vô tính: - Bào tử kín: bào tử nằm trong túi bào tử. - Bào tử trần: hình thành trên đỉnh các sợi nấm. * Sinh sản hữu tính: Xảy ra vào một số giai đoạn nhất định (log), là bào tử kín. 2. Nảy chồi và phân đôi: - Nảy chồi (nấm men rượu, nấm chổi): từ TB mẹ mọc ra các chồi nhỏ → có thể tách hoặc đính trên cơ thể mẹ. - Phân đôi (nấm men rượu rum, tảo lục, trùng đế giày): giống ở vi khuẩn. - Sinh sản hữu tính: hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử. III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật: 1. Chất hóa học: a. Chất hóa họa là chất dinh dưỡng: - Chất dinh dưỡng là những chất giúp VSV đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng. - Nhân tố sinh trưởng: là các chất mà cơ thể VSV không thể tự tổng hợp được mà phải thu nhận trực tiếp từ môi trường để tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể. + VSVuyết dưỡng: Là những VSV không có khả năng tổng hợp một số chất và chỉ có thể sống trên môi trường tối thiểu đã được bổ sung một số chất quan trọng + VSV nguyên dưỡng: Là những VSV có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ và sống được trên môi trường tối thiểu chỉ toàn những chất vô cơ. (ví dụ: E.coli là vi sinh vật khuyết dưỡng triptôphan, chúng không có khả năng tự tổng hợp triptôphan). b. Chất hóa học là chất ức chế sinh trưởng: Hóa chất. Cơ chế tác động. Ứng dụng. Các hợp chất phenol. Biến tính protein, màng TB. Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện. Các loại cồn. Thay đổi tính thấm của màng đối với lipit. Thanh trùng phòng thí nghiêm. Iot, rượu iot. Oxi hóa các thành phần TB. Diệt khuẩn trên da, khử trùng bệnh viện. Clo, cloramin. Sinh oxi nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh. Thanh trùng nước máy Các hợp chất kim loại nặng. Gắn vào nhóm SH của protein làm chúng bất hoạt. Diệt bào tử đang nảy mần, thể sinh dưỡng. Các andehit. Bất hoạt protein. Thanh trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện. Khí etilen oxit Oxi hóa các thành phần TB. Khử trùng dụng cụ kim loại, nhựa Các chất kháng sinh. Diệt khuẩn chọn lọc. Dùng trong y tế, thú y. ( Bảng tóm tắt các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến vi sinh vật và ứng dụng của chúng) 2. Các yếu tố lí học: Các yếu tố vật lí. Ảnh hưởng. Ứng dụng. Nhiệt độ. - Ảnh hưởng lớn đến các phản ứng sinh hóa trong TB. - Nhiệt độ cao làm biến tính protein và axit nucleic. - Sử dụng nhiệt độ cao để thanh trùng. - Sử dụng nhiệt độ thấp để kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật. Độ ẩm. - Nước là dung môi hoà tan các chất, môi trường của các phản ứng sinh hóa và tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất. - Tùy điều kiện, độ ẩm được dùng để khống chế sự phát triển của từng nhóm vi sinh vật. pH. - Ảnh hưởng đến tính thẩm thấu của màng TB, hoạt động chuyển hóa vật chất trong TB, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP.. - Phân loại vi sinh vật - Điều chỉnh môi trường nuôi cấy. Ánh sáng. - Ảnh hưởng đến quang hợp, tác động tới bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng - Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật - Gây đột biến. Áp suất thẩm thấu. - Môi trường ưu trương gây co nguyên sinh khiến cho TB vi sinh vật không phân chia được. - Bảo quản thực phẩm. ( Bảng tóm tắt các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến vi sinh vật và ứng dụng của chúng ) Câu hỏi và bài tập. Câu 1: Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh? Trả lời: Trong sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình) chứa rất nhiều vi khuẩn lactic, chúng tạo ra môi trường axit (pH thấp) ức chế hầu như mọi loại vi sinh vật gây bệnh (vì những VSV này quen sống trong môi trường pH trung tính). Do đó trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Có thể nói sữa chua là loại thực phẩm vừa bổ dưỡng, vừa vô trùng. Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiêm Bài 20: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT Nội dung kiến thức cần nắm vững: 1. Khái niệm virut: - Chưa có cấu tạo tế bào. - Kích thước siêu nhỏ. - Nhân lên nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào chủ. - Kí sinh nội bào bắt buộc. 2. Cấu tạo: gồm 2 thành phần. - Lõi A.Nu (bộ gen): + 1 phân tử ADN hoặc ARN. + Đơn hoặc kép. - Vỏ prôtêin (capsit). Một số virut còn có thêm vỏ ngoài (lớp lipit kép và prôtêin). Trên vỏ ngoài có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám trên TB 3. Hình thái: Gọi virut là hạt. Có 3 loại: xoắn, khối, hỗn hợp. - Xoắn: hình que, sợi, cầu. - Khối: đa diện (20 tam giác đều). - Hỗn hợp: đầu khối, đuôi xoắn. * Sự khác biệt giữa virus và vi khuẩn. Tính chất. Virus. Vi khuẩn. Có cấu tạo tế bào. - + Chỉ chứa AND hoặc ARN. + - Chứa cả AND và ARN. - + Chứa riboxom. - + Sinh sản độc lập - + Sống kí sinh bắt buộc. + - (Chú thích: dấu + là Có, dấu – là Không) 4. Đời sống: - Kí sinh bắt buột trong tế bào vật chủ. - Sự phát triển và sinh sản của virút làm phá hủy hàng loạt tế bào vật chủ. - Gây bệnh cho các sinh vật khác. B. Câu hỏi và bài tập: Câu 1. Trình bày cấu tạo của virut? Trả lời: – Tất cả các virut đều bao gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nuclêic (tức hệ gen) và vỏ là prôtêin (gọi là capsit) bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic. Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit. – Hệ gen của virut có thể là ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) trong khi hệ gen của tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép. – Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme. – Một số virut còn có thêm một vỏ bao bên ngoài vỏ capsit, gọi là vỏ ngoài. vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin. Trên mặt bỏ ngoài còn có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần. Câu 2. Trình bày đặc điểm hình thái của virut? Trả lời: Virut chưa có cấu tạo tế bào nên mỗi virut thường được gọi là hạt. Hạt virut có 3 loại cấu trúc: xoắn, khối và hỗn hợp (hay phức tạp): – Cấu trúc xoắn: Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Cấu trúc xoắn thường làm cho virut có hình que hay sợi (virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại) nhưng cũng có loại hình cầu (virut cúm, virut sởi). – Cấu trúc khối: Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều (virut bại liệt). – Cấu trúc hốn hợp: Cấu tạo giống con nòng nọc, đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn (ví dụ virut phagơ). Bài 21: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO VẬT CHỦ Nội dung kiến thức cần nắm vững: Vi rút không có cấu tạo tế bào nên người ta dung thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản. Chu trình nhân lên của vi rút: Gồm 5 giai đoạn 1. Hấp thụ Phagơ bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào chủ. 2. Xâm nhập Bao đuôi của phagơ co lại đẩy bộ gen của phagơ chui vào trong tế bào chủ. 3. Sinh tổng hợp Bộ gen của Phagơ điều khiển bộ máy di truyền của tế bào chủ tổng hợp ADN và vỏ capsit cho mình. 4. Lắp ráp Vỏ capsit bao lấy lõi ADN, các bộ phận như là đĩa gốc, đuôi gắn lại với nhau tạo thành phagơ mới. 5. Phóng thích Các Phagơ mới được tạo thành phá vỡ vỏ tế bào chủ chui ồ ạt ra ngoài hoặc tạo thành một lỗ thủng trên vỏ tế bào chủ và chui từ từ ra ngoài. II. HIV / AIDS HIV là virut gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Do vi rút HIV gây nên. Sau thời gian nhiễm HIV người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn cuối cùng đó là AIDS (là chữ viết tắt của cụm từ Acquired Immune Deficiency Syndrome) 1. Ba con đường lây nhiễm HIV: Đối tượng bị nhiễm virut HIV phần lớn là thanh niên, các đối tượng nghiện hút, gái mại dâm - Qua đường máu - Qua đường tình dục. - Từ me sang con. 2. Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS Sau quá trình ủ bệnh thì xuất hiện các triệu chứng của AIDS. Quá trình phát triển của bệnh có thể chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là giai đoạn cửa số): Biểu hiện bệnh chưa rõ, có thể sốt nhẹ (kéo dài 2 tuần – 3 tháng) - Giai đoạn không triệu chứng: Một số trường hợp có thể sốt, ỉa chảy không rõ nguyên nhân Số lượng tế bào limphô T giảm dần (kéo dài 1 – 10năm) - Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Có triệu chứng điển hình của AIDS như viêm niêm mạc thực quản, phế quản, phổi viêm não, ung thư da và máu. Sau đó, virut tiếp tục tấn công các tế bào thần kinh, cơ và kết quả là cơ thể chết vì tê liệt và điên dại. 3. Biện pháp phòng ngừa Hiện nay chưa có thuốc chữa AIDS đặc hiệu, chỉ có thuốc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Một số loại thuốc có thể ngăn cản sự nhân lên của virut nhưng mới đang ở giai đoạn thử nghiệm. Mức độ phát triển của bệnh còn phụ thuộc vào thể lực của người bệnh, vì vậy, chế độ luyện tập, ăn uống, sinh hoạt của người bệnh rất có ý nghĩa. Phòng tránh bệnh bằng cách sống lành mạnh, thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế, không tiêm chích ma tuý CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Tóm tắt quá trình xâm nhập và phát triển của virut vào tế bào chủ 2. Trình bày các khái niệm: virut ôn hoà, virut độc và tế bào tiềm tan. Mối quan hệ giữa chúng 3. HIV có thể lây nhiễm theo con đường nào? Những biện pháp phòng tránh bệnh AIDS? Trả lời: – HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, chúng có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch, sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. – Có 3 con đường lây truyền HIV phổ biến: + Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng... + Qua đường tình dục không an toàn. + Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ – Các giai đoạn phát triển của bệnh HIV/AIDS: + Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn “cửa sổ”: kéo dài 2 tuần đến 3 tháng. Triệu chứng bệnh thường không biểu hiện hoặc biểu hiện nhẹ. + Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 - 10 năm. Lúc này số lượng tế bào Limphô T – CD4 giảm dần. + Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kapôsi, mất trí, sốt kéo dài, sút cân... cuối cùng dẫn đến cái chết . – Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu, các thuốc hiện có chỉ có thể làm chậm tiến trình dẫn đến bệnh AIDS. Do vậy, thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội là biện pháp tốt nhất để phòng HIV/AIDS. 4. Tại sao bệnh nhân AIDS ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện? Giải thích các triệu chứng ở giai đoạn 2 và 3? 5. Thế nào là vi sinh vật gây bệnh cơ hội? Bệnh nhiễm trùng cơ hội? Trả lời: – Một số vi sinh vật ở điều kiện bình thường thì không gây bệnh nhưng khi cơ thể bị suy yếu hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm thì chúng lại trở thành tác nhân gây bệnh. Những vi sinh vật đó được gọi là vi sinh vật cơ hội, bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội. – Hiện nay nhiễm HIV/AIDS được coi là bệnh đại dịch toàn cầu, AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, người bị nhiễm HIV không phải bị chết vì virut HIV mà do các bệnh cơ hội khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. 6. Hãy chọn phương án đúng: a) Người ta tìm thấy HIV trong máu, tinh dịch hoặc dịch nhầy âm đạo của người nhiễm loại virut này b) HIV dễ lan truyền qua đường hô hấp và khi dùng chung bát đũa với những người bệnh c) Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công vào các tế bào hồng cầu d) HIV có thể lây lan do các vật trung gian như muỗi, bọ chét 7. Quan sát sơ đồ thí nghiệm của Franken và Conrat tiến hành ở virut gây bệnh khảm thuốc lá chứng minh vai trò của axit nuclêic (hệ gen). Từ đó mô tả thí nghiệm và giải thích tại sao virut phân lập được không phải là chúng B? Trả lời: – Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của hai chủng virut A và B. Cả hai chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A. – Virut nhận được không phải chủng B vì virut lai mang hệ gen của chủng A. – Kết luận: mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định. Bài 22: VIRUT GÂY BỆNH ỨNG DỤNG VI RÚT TRONG THỰC TIỄN I. Các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng: 1. Virut kí sinh ở vi sinh vật (phagơ) - Người ta đã biết khoảng 3000 loại phagơ. Chúng có thể kí sinh ở nhiều loại vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực. - Nhiều loài phagơ gây những tổn thất lớn cho nhiều ngành công nghiệp vi sinh như: mì chính, sinh khối, thuốc trừ sâu sinh học, thuốc kháng sinh. 2. Virut kí sinh ở thực vật - Hầu hết virut kí sinh ở thực vật là ARN mạch đơn. - Virut chui qua thành tế bào chủ yếu nhờ vào vết tiêm chích của côn trùng hoặc các vết xước (do thiên tai hay cơ học) Cũng có trường hợp nhờ dây tơ hồng, hay virut truyền bệnh thông qua hạt giống, củ giống, cành chiết, mắt ghép, cỏ dại - Sau khi nhân lên trong tế bào, virut lan sang các tế bào khác qua cầu sinh chất. - Hiện nay người ta đã biết 600 – 1000 bệnh ở thực vật do virut gây ra. Virut gây tắc mạch làm cho hình thái lá thay đổi: đốm chết, làm xoăn lá hay đốm lá rồi rụng gây nhiều thiệt hại cho cây trồng như bệnh khảm thuốc lá, bệnh xoăn lá khoai tây, khảm súp lơ, khảm dưa chuột - Hiện nay, chưa có thuốc chống các loại virut kí sinh ở thực vật. Để phòng tránh virut ở thực vật thì người ta phải chọn giống cây sạch bệnh, luân canh cây trồng, thực hiện vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt các côn trùng truyền bệnh. 3. Virut kí sinh ở côn trùng Có thể chia làm 2 nhóm virut ở côn trùng: - Nhóm virut chỉ kí sinh ở côn trùng: Người ta đã tìm thấy nhiều loại virut chỉ kí sinh ở côn trùng. Ví dụ như virut Baculo sống kí sinh ở nhiều sâu bọ ăn lá cây. Một số virut Baculo có dạng tinh thể. - Nhóm virut kí sinh ở côn trùng sau đó mới nhiễm vào người và động vật: Người ta đã phát hiện ra khoảng 150 loại virut kí sinh trên côn trùng 4. Virut kí sinh ở người và động vật Đến nay người ta đã biết tới hơn 500 bệnh do virut gây ra ở người và động vật trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, viêm não Nhật Bản, bệnh dại II. ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN 1. Bảo vệ đời sống con người và môi trường Nhiều loại virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản xuất vacxin phòng chống có hiệu quả của bệnh này. Một số virut ở động vật được nghiên cứu để giảm thiểu sự phát triển của một số loại động vật hoang dã 2. Bảo vệ thực vật Virut có thể được dùng để tiêu diệt các loại côn trùng gây hại cho thực vật. Ở Việt Nam, chúng ta đã sản xuất thuốc trừ sâu sinh học có chứa virut Baculo để diệt nhiều loại sâu ăn lá. Thuốc trừ sâu sinh học có nhiều ưu điểm: chỉ diệt một số loại sâu nhất định nên không độc hại cho con người và môi trường như thuốc trừ sâu hoá học, dễ bảo quản, dễ sản xuất, giá thành hạ 3. Sản xuất dược phẩm Virut có vai trò quan trọng trong kĩ thuật di truyền và thiết lập bản đồ gen. Đặc biệt, chúng có vai trò quyết định trong việc sản xuất một số loại dược phẩm: intefêron, insulin Một số phagơ chứa các đoạn gen không thực sự quan trọng nên nếu có cắt đi thì cũng không ảnh hưởng đến quá trình nhân lên của chúng. Lợi dụng tính chất này, người ta cắt bỏ gen đó để thay bằng các gen mong muốn và biến chúng thành vật vận chuyển gen lí tưởng. Virut cũng có nhiều ứng dụng trong việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong kĩ thuật di truyền để sản xuất các loại dược phẩm. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trình bày tác hại của virut gây ra đối với thực vật 2. Trình bày tác hại của virut gây ra đối với con người, động vật 3. Trình bày những ứng dụng của virut trong việc bảo vệ đời sống con người và môi trường 4. Tại sao nhờ kĩ thuật di truyền mà người ta đã cứu được rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường? 5. Hãy chọn phương án đúng Virut thường không thể xâm nhập cơ thể thực vật vì: a) Thành tế bào thực vật rất bền vững b) Không có thụ thể thích hợp c) Kích thước virut thường lớn hơn d) Cả a và c 6. Phân biệt virus và vi khuẩn. Trả lời: Sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn: (Chú thích: dấu + là Có, dấu – là Không) Bài 23:Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch I. BỆNH TRUYỀN NHIỄM 1. Khái niệm Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác. Không phải cứ có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh. Muốn gây bệnh phải hội tụ đủ 3 điều kiện: độc lực (mầm bệnh và độc tố), số lượng nhiễm đủ lớn và con đường xâm nhiễm thích hợp. Tác nhân gây bệnh có thể rất đa dạng: virut, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, nấm 2. Các phương thức lây truyền: Mỗi loại bệnh truyền nhiễm có một cách lây truyền riêng: - Lây truyền theo đường hô hấp - Lây truyền theo đường tiêu hoá - Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp (qua da và niêm mạc bị tổn thương, qua vết cắn của động vật và côn trùng, qua đường tình dục) - Truyền từ mẹ sang thai nhi (khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ) 3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut II. MIỄN DỊCH 1. Khái niệm Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (các vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ) khi mà chúng xâm nhập vào cơ thể. 2. Các loại miễn dịch a) Miễn dịch không đặc hiệu Mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể: da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra (dịch tiêu hoá, dịch mật, nước mắt, nước bọt), dịch nhầy và lông rung ở hệ hô hấp, các đại thực bào, các bạch cầu trung tính đều có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò khi miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy. b) Miễn dịch đặc hiệu Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào, bao gồm 2 loại: miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể. - Miễn dịch dịch thể Là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra, chúng được đưa vào tất cả các chất lỏng (thể dịch) trong cơ thể: máu, hệ bạch huyết, dịch tuỷ sống, màng phổi, màng bụng, dịch khớp và dịch màng ối. Chúng có thể có trong các chất lỏng do cơ thể bài tiết ra như nước tiểu, nước mắt, dịch mũi, dịch tiêu hoá (nước bọt, dịch mật, dạ dày). Chúng có nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các loại độc tố do chúng sinh ra. - Miễn dịch tế bào Là miễn dịch có sự tham gia của tế bào limphô T độc. Các tế bào mang kháng thể này chịu trách nhiệm tiêu diệt: các virut, vi sinh vật gây bệnh, thu gom các mảnh vụn trong cơ thể, bằng cách tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào bị nhiễm độc, ngăn cản sự nhân lên của virut. Trong những bệnh do virut gây ra, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể. 3. Phòng chống bệnh truyền nhiễm: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Bệnh truyền nhiễm phụt thuộc vào các yếu tố nào? Vì sao? 2. Tại sao xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh? 3. Tại sao người ta nói hiện nay các bệnh truyền nhiễm khó có thể lây lan thành dịch lớn (trừ những bệnh dịch do virut gây ra)? 4. Thế nào là miễn dịch? Các loại miễn dịch. Vai trò của miễn dịch. Trả lời: - Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (các vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ) khi chúng xâm nhập vào cơ thể. – Miễn dịch được chia làm 2 loại là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu: + Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể: da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra (dịch tiêu hoá, dịch mật, nước mắt, nước bọt), dịch nhầy và lông rung ở hệ hô hấp, các đại thực bào, các bạch cầu trung tính đều có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy. + Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, bao gồm 2 loại: miễn dịch tế bào (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limphô T độc) và miễn dịch thể dịch (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra). * Vai trò của miễn dịch: - Giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm do virus , vi khuẩngây nên. Phần II: Một số câu hỏi tham khảo thêm. Vì sao vi khuẩn gây viêm loét dạ dày không ưa axit nhưng sống được trong dạ dày có pH rất thấp (pH = 2-3)? * Đ/á: Sống trong dạ dày, vi khuẩn gắn vào các tế bào tiết chất nhầy của dạ dày và tiết ra enzim ureaza phân giải urê thành NH4+ nâng cao pH tại chỗ chúng ngự trị. Tại sao ở đáy biển sâu rất phong phú vi khuẩn hóa tự dưỡng nhưng lại rất ít vi khuẩn quang hợp? *Đ/á: Nước biển giàu CO2 và các kẽ nứt từ đáy biển là nơi thải ra nhiều Fe, S, CH4,... là nguồn cung cấp C và năng lượng cho vi khuẩn hóa dưỡng phát triển. Ở đáy biển sâu rất ít ánh sáng có thể xuyên đến nên vi khuẩn quang hợp không thể tồn tại được. a) Tại sao vi sinh vật phải tiết các enzim vào môi trường tế bào? b) Hãy nêu 2 ví dụ về lợi ích và t
Tài liệu đính kèm: