Ôn tâp môn Địa Lí

1. Vị trí địa lí

 - Nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

+ Trên đất liền giáp : Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia;

+ Trên biển giáp : Trung Quốc, Căm-pu-chia, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.

- Phần trên đất liền :

 

doc 56 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1611Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tâp môn Địa Lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. 
+ ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thuỷ sản có giá trị kinh tế...
+ Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.
+ Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. 
+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. 
+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. 
+ Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng . 
+ Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây. 
+ Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản. 
- Khó khăn
+ Hằng năm có tới 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa đông bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi. 
+ Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.
+ Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu. 
+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. 
+ ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.
b) Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản
- Phát triển mạnh 
+ Sản lượng thuỷ sản năm 2005 hơn 3,4 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm. 
+ Sản lượng thuỷ sản tính bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 42 kg/năm. 
+ Nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thuỷ sản.
- Khai thác thuỷ sản
+ Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1791 nghìn tấn (gấp 2,7 lần năm 1990), trong đó riêng cá biển là 1367 nghìn tấn). Sản lượng khai thác nội địa ở mức 220 - 240 nghìn tấn. 
+ Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nổi bật là các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
+ Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau. 
- Nuôi trồng thuỷ sản
+ Nuôi tôm phát triển mạnh.
Diện tích nuôii trồng thủy sản gần 1 triệu ha, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 70%.
+ Hiện nay, quan trọng hơn cả là nuôi tôm. Vùng nuôi lớn nhất : Đồng bằng sông Cửu Long (nổi bật là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang).
+ Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. 
2. Lâm nghiệp
a) Lâm nghiệp ở nước ta có vai trò về mặt kinh tế và sinh thái 
- Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Do vậy lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ. 
- Rừng có vai trò to lớn trong điều hoà khí hậu, chống xói mòn đất,...
b) Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưng đã bị suy thoái nhiều 
- Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh, bao gồm : các khu rừng đầu nguồn (dọc theo các lưu vực sông lớn), các cánh rừng chắn cát bay (ven biển miền Trung), các dải rừng chắn sóng (ven biển Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long).
- Rừng đặc dụng : các vườn quốc gia (Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Nam Cát Tiên...), các khu dự trữ thiên nhiên, các khu bảo tồn văn hoá - lịch sử - môi trường.
- Rừng sản xuất : rừng tre nứa, rừng lấy gỗ, củi,...(khoảng 5,4 triệu ha).
c) Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
- Trồng rừng 
+ Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, thông nhựa..., rừng phòng hộ. 
+ Hằng năm, trồng được trên 200 nghìn ha rừng tập trung.
- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản 
+ Mỗi năm, khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa. 
+ Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là : gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.
+ Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai).
+ Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi. 
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta 
- Sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử... lên các hoạt động nông nghiệp trên các vùng lãnh thổ khác nhau của nước ta là cơ sở cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra cái nền của sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp. Trên nền chung ấy, các nhân tố kinh tế -
xã hội, kĩ thuật, lịch sử... tác động. 
- Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên. Khi nông nghiệp trở thành nền sản xuất hàng hoá, thì các nhân tố kinh tế - xã hội tác động rất mạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến. 
2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta được xác định theo 7 vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
tóm tắt đặc điểm chủ yếu của 7 vùng nông nghiệp
Vùng
Điều kiện sinh thái nông nghiệp
Điều kiện
 kinh tế - xã hội
Trình độ
thâm canh
Chuyên môn hoá
sản xuất
Trung du và miền núi
Bắc Bộ
- Núi, cao nguyên, đồi thấp.
- Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu.
- Khí hậu nhiệt đới trên núi, có mùa đông lạnh
- Mật độ dân số tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp.
- ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.
- ở vùng núi có nhiều khó khăn.
- Nhìn chung trình độ thâm canh thấp; sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao.
- Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới và (chè, trẩu, sở, hồi...)
- Đậu tương, lạc, thuốc lá.
- Cây ăn quả, cây dược liệu.
- Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
Đồng bằng sông Hồng
- Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng.
- Đất phù sa sông Hồng và phù sa sông Thái Bình.
- Có mùa đông lạnh
- Mật độ dân số cao nhất cả nước.
- Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.
-Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế biến.
- Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang được đẩy mạnh.
- Trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động.
- áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ.
- Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao.
- Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp. Cây ăn quả.
- Đay, cói.
- Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thuỷ sản nước ngọt (ở các ô trũng), thuỷ sản nước mặn, nước lợ.
Bắc Trung Bộ
- Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi.
- Đất phù sa, đất feralit (có cả đất badan).
- Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió lào.
- Dân có kinh nghiệm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên.
- Có một số đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến.
- Trình độ thâm canh tương đối thấp. Nông nghiệp sử dụng nhiều lao động.
- Cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá...).
- Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su).
- Trâu, bò lấy thịt, nuôi thuỷ sản mặn, lợ.
Duyên hải Nam Trung Bộ
- Đồng bằng hẹp, khá màu mỡ.
- Có nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.
- Dễ bị hạn hán về mùa khô.
- Có nhiều thành phố, thị xã dọc dải ven biển.
- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.
- Trình độ thâm canh khá cao. Sử dụng nhiều lao động và vật tư nông nghiệp.
- Cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá).
- Cây công nghiệp lâu năm (dừa).
- Lúa.
- Bò thịt, lợn.
- Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
Tây Nguyên
- Các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.
- Khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô.
- Có nhiều dân tộc ít người, còn tiến hành nông nghiệp kiểu cổ truyền.
- Có các nông trường
- Công nghiệp chế biến còn yếu.
- Điều kiện giao thông khá thuận lợi.
- ở khu vực nông nghiệp cổ truyền, quảng canh là chính.
- ở các nông trường, các nông hộ, trình độ thâm canh đang được nâng lên.
- Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.
- Bò thịt và bò sữa.
Đông Nam Bộ
- Các vùng đất badan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng.
- Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản.
- Thiếu nước về mùa khô.
- Có các thành phố lớn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến.
- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.
- Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.
- Các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều).
- Cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía).
- Nuôi trồng thuỷ sản.
- Bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm.
Đồng bằng sông Cửu Long
- Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn.
- Vịnh biển nông, ngư trường rộng.
- Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thuỷ sản.
- Có thị trường rộng lớn là vùng Đông Nam Bộ.
- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.
- Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở công nghiệp chế biến.
- Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.
- Lúa, lúa có chất lượng cao.
- Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói).
- Cây ăn quả nhiệt đới.
- Thuỷ sản (đặc biệt là tôm).
- Gia cầm (đặc biệt vịt đàn).
3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
a) Tổ chức lãnh thổ NN của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai hướng chính
- Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. 
- Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn. 
Xu hướng thay đổi trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo vùng
Các sản phẩm
nông nghiệp chính
Trung du và 
miền núi 
Bắc Bộ
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam
Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Lúa gạo
+
++ 
+
+
-
-
+++ ỏ
Trâu, bò
+++
+
++
++
+
+
-
Lợn
++ ọ
+++ọ
++
+
-
+
++ ọ
Gia cầm
+++ỏ
+++ỏ
Thuỷ sản nước ngọt
+ ọ
++ ọ
- ọ
+ ọ
+++ ọ
Chè búp
+++
+
+
++ ọ
Cà phê
+
+++ ỏ
++ ỏ
Cao su
+
-
++ ọ
+++ ọ
Dừa
-
++ ọ
+ ọ
+++ ọ
Đay
+++ ổ
++ ọ
Cói
+++ ọ
++ọ
++ ọ
Đậu tương
+++
++ ỏ
++ỏ
+++ ổ
+
Mía
-
-
+
++
-
+
+++
Điều
+
+++
Chú thích : Mức độ tập trung sản xuất theo vùng lãnh thổ : rất cao +++ cao ++
	 	 trung bình +	 	không đáng kể -
	 Xu hướng biến động : tăng ọ	giảm ổ	
	 tăng mạnh ỏ	giảm mạnh õ	
b) Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông, lâm, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá
- Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình, nhưng từng bước đã đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hoá. 
- Theo loại hình sản xuất
+ Các loại trang trại : trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất kinh doanh tổng hợp.
+ Thời kì đầu tập trung phát triển các trang trại trồng cây lâu năm, nhưng trong mấy năm gần đây, trang trại nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ phát triển nhanh nhất, rồi đến các trang trại chăn nuôi, trồng cây lâu năm và kinh doanh tổng hợp.
- Theo năm thành lập và theo vùng : trang trại phát triển sớm và tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. 
Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
cơ cấu ngành công nghiệp
1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành
- Tương đối đa dạng :
+ Nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp : nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) avf nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).
+ Một số ngành công nghiệp trọng điểm : năng lượng, chế biến lương thực - thực phẩm, dệt - may, hoá chất - phân bón - cao su, vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử,....
- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực : tỉ trọng của công nghiệp khai thác giảm, công nghiệp chế biến tăng.
- Phương hướng chủ yếu hoàn thiện cơ cấu ngành 
+ Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế cảu đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.
+ Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
- Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực.
+ ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả đi nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch.
Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí - khai thác than, vật liệu xay dựng).
Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học).
Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim).
Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ (hoá chất, giấy).
Hoà Bình - Sơn La (thuỷ điện).
Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng).
+ ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
+ Dọc theo duyên hải miền Trung có các trung tâm : Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang....
+ ở những khu vực còn lại, nhất là ở vùng núi, công nghiệp phát triển chậm; phân bố phân tán, rời rạc.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước ta 
+ Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.
+ Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.
- Về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp hiện nay
+ Đông Nam Bộ dẫn đầu (khoảng 1/2 tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước) ;
+ Tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (nhưnng tỉ trọng thấp hơn nhiều).
3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế gồm : khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Khu vực kinh tế Nhà nước có : trung ương và địa phương. 
+ Khu vực ngoài Nhà nước có : tập thể, tư nhân, cá thể.
- Xu hướng chung của sự thay đổi cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế là : 
+ Giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước.
+ Tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
1. Công nghiệp năng lượng
a) Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu
- Công nghiệp khai thác than 
+ Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.
+ Than nâu phân bố ở đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
+ Than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.
- Sản lượng than liên tục tăng, đạt hơn 34 triệu tấn (năm 2005).
- Công nghiệp khai thác dầu khí
+ Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng về trữ năng và khả năng khai thác : Cửu Long, Nam Côn Sơn.
+ Khai thác dầu khí 
Là ngành công nghiệp mới hình thành từ năm 1986, sản lượng dầu mỏ tăng liên tục và đạt hơn 18,5 triệu tấn (năm 2005).
Ngành công nghiệp lọc dầu chuẩn bị ra đời với nàh máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi, công suất 6,5 triệu tấn/ năm).
Khí tự nhiên đang được khai thác phục vụ cho các nhà máy điện Phú Mỹ và Cà Mau) và để sản xuất phân đạm (Phú Mỹ). 
b) Công nghiệp điện lực
- Tình hình phát triển
+ Sản lượng điện tăng nhanh,, đạt 52,1 tỉ kWh (năm 2005).
+ Cơ cấu : giai đoạn 1991 - 1996 : thuỷ điện luôn chiếm hơn 70% ; đến năm 2005, sản xuất điện từ than và khí chiếm khaỏng 70% sản lượng.
+ Mạng lưới tải điện : đường dây siêu áp 500 kV từ Hoà Bình - Phú Lâm dài 1488 km.
- Thuỷ điện 
+ Tiềm năng rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Nhà máy thuỷ điện có công suất lớn
Nhà máy
Nằm ở sông
Công suất
Hoà Bình 
Đà
1920 MW
Yaly 
Xê Xan
720 MW
Trị An
Đồng Nai
400 MW
Hàm Thuận - Đa Mi 
La Ngà
300 MW + 175 MW
Đa Nhim
Đa Nhim
160 MW
Hàm Thuận - Đa Mi 
La Ngà
300 MW
Thác Bà 
Chảy
110 MW
Sơn La (đang xây dựng)
Đà
2400 MW
Tuyên Quang (đang xây dựng)
Gâm
342 MW
Đa Nhim 
Đồng Nai
160 MW
Trị An 
Đồng Nai
400 MW
c) Nhiệt điện
- Cơ sở nhiên liệu
+ Các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là than, chủ yếu từ các mỏ tại Quảng Ninh.
+ Các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam : dựa vào nguồn dầu nhập nội. Từ sau năm 1995 có thêm khí đốt phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí ở Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau.
- Các nhà máy nhiệt điện lớn của nước ta 
Miền
Tên nhà máy
Nhiên liệu
Công suất
Bắc
Phả Lại 1 
Than
440 MW
Phả Lại 2
Than
600 MW
Uông Bí 
Than
150 MW
Uông Bí mở rộng
Than
300 MW
Na Dương
Than
110 MW
Ninh Bình 
Than
110 MW
Nam
Phú Mĩ 1, 2, 3, 4
Khí
4164 MW
Bà Rịa
Khí
411 MW
Hiệp Phước 
dầu
375 MW
Thủ Đức
Dầu
165 MW
Cà Mau 1 và 2
Khí
1500 MW
2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
- Ngành công nghiệp trọng điểm.
- Cơ cấu ngành đa dạng nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.
- Cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố một số phân ngành của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta
Các
phân ngành
Cơ sở
nguyên liệu
Tình hình sản xuất và
sản phẩm chính
Nơi phân bố chủ yếu
1. Chế biến sản phẩm trồng trọt
Xay xát
Vùng đồng bằng, trung du
Khoảng 39 triệu tấn gạo, ngô/năm
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc Đồngbằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng
Đường mía
28 0 30 vạn ha mía
Khoảng 1 triệu tấn đường/năm
Đồng abừng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
Chè
10 - 12 vạn ha chè
12 vạn tấn (búp khô)
Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên
Cà phê
Gần 50 vạn ha cà phê
80 vạn tấn cà phê nhân
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
Rượu, bia, nước ngọt
Một phần nguyên liệu nhập
160 - 220 triệu lít rượu, 1,3 - 1,4 tỉ lít bia
Các đô thị lớn
2. Chế biến sản phẩm chăn nuôi
Sữa và sản phẩm từ sữa
Các cơ sở chăn nuôi
300 - 350 triệu hộp sữa, bơ, pho mát
Các đô thị lớn và các địa phương chăn nuôi bò
Thịt và sản phẩm từ thịt
Các cơ sở chăn nuôi
Thịt hộp, lạp xường, xúc xích,...
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
3. Chế biến thuỷ, hải sản
Nước mắm
Cá biển
190 - 200 triệu lít
Cát Hải, Phan Thiết, Phú Quốc
Tôm, cá
Đánh bắt và nuôi trồng
Đông hộp, đông lạnh
Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng khác
Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp 
1. Khái niệm
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 
2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp 
a) Các nhân tố bên trong
- Vị trí địa lí 
- Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nguồn nước, tài nguyên khác).
- Điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư và lao động, trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị, điều kiện khác : vốn, nguyên liệu...).
b) Các nhân tố bên ngoài
- Thị trường.
- Hợp tác quốc tế (vốn, công nghệ, tổ chức quản lí).
3. Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a) Điểm công nghiệp 
- Chỉ bao gồm 1 - 2 xí nghiệp đơn lẻ.
- Các xí nghiệp này thường được phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liệu hoặc trung tâm tiêu thụ.
- Giữa chúng không có mối liên hệ về sản xuất.
- ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên.
b) Khu công nghiệp
- Khu công nghiệp (được hiểu là khu công nghiệp tập trung) là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành ở nước ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay.
- Do Chính phủ (hoặc cơ quan chức năng được Chính phủ uỷ nhiệm) quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
- ở nước ta, ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất (chế biến để xuất khẩu) và khu công nghệ cao.
- Tính đến tháng 8/2007, cả nước đã hình thành 150 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong đó đã có 90 khu đang đi vào hoạt động.
- Các khu công nghiệp tập trung phân bố không đều theo lãnh thổ.
+ Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ (chủ yếu là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu), sau đó đến Đồng bằng sông Hồng (phần lớn ở Hà Nội, Hải Phòng) và Duyên hải miền Trung.
+ ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn bị hạn chế.
c) Trung tâm công nghiệp
- Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao. Đó là khu vực rất tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và lớn. 
- Mỗi trung tâm công nghiệp thường có ngành chuyên môn hoá với vai trò hạt nhân để tạo nên trung tâm. Xoay quanh ngành này là các ngành bổ trợ và phục vụ.
- Trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta, nhiều trung tâm công nghiệp đã được hình thành. 
+ Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp (hoặc vào giá trị sản xuất công nghiệp), có thể chia thành các nhóm :
Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia (hoặc quy mô rất lớn và lớn) : TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Các trung tâm có ý nghĩa vùng (hoặc quy mô trung bình) : Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ...
Các trung tâm có ý nghĩa địa phương (hoặc quy mô nhỏ) : Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang....
+ Dựa vào giá trị sản xuất công nghiệp, có thể chia ra:
Trung tâm công nghiệp rất lớn : TP Hồ Chí Minh.
Các trung tâm công nghiệp lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.

Tài liệu đính kèm:

  • docON_HSG_Dia_9_Hay.doc