Ôn thi đại học môn Lịch sử

Vấn đề 1: Liên xô và các nước Đông Âu xây dựng CNXH (từ 1945 đến nữa đầu những năm 70), những thành tựu và ý nghĩa.

Câu 1: Trình bày những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1945 đến nữa đầu những năm 70.

* Hoàn cảnh:

- Trong nước:

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, uy tín chính trị và địa vị Liên xô được nâng cao trên trường quốc tế. Tuy nhiên chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho nhân dân Liên Xô phải gánh chịu những hy sinh và tổn thất hết sức to lớn trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.

+ Hơn 27 triệu người chết, 1.710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị tiêu huỷ, 3.2000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

 

doc 55 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi đại học môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u, trao đổi văn hoá, du lịch, văn hoá nghệ thuật, sự hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực: y tế, dân số, khoa học kỹ thuật... giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới ngày càng phát triển và gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Cuộc cách mạng đã dẫn đến những thay đổi lớn lao về cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao động trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp sẽ giảm đi, dân số trong ngành dịch vụ tăng lên.
- Bên cạnh những tác động tích cực, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng có những tác động tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội loài người, như việc chế tạo ra vũ khí huỷ diệt (bom nguyên tử, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học, tên lữa vượt đại châu...) nạn ô nhiểm môi trường, bệnh hiểm nghèo; tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
 Phần lịch sử Việt Nam 
Vấn đề 1: Tình hình phân hoá xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất khả năng cách mạng của từng tầng lớp, giai cấp?
Do tác động của "Chương trình khai thác thứ hai" của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có sự biến đổi sâu sắc, bên cạnh giai cấp cũ, xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới. Mỗi giai cấp, tầng lớp có địa vị và quyền lợi khác nhau nên thái độ chính trị và khã năng cách mạnh củng khác nhau.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Là chổ dựa của đế quốc Pháp, càng ngày cấu kết chặt chẽ với đế quốc, tha hồ chiếm đoạt ruộng đất, bốc lột kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nông dân. Tuy nhiên cũng có một bộ phận, nhất là địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào yêu nước khi có điều kiện.
- Giai cấp tư sản: Hình thành từ trước và trong chiến tranh, mấy năm sau chiến tranh mới trở thành một giai cấp. 
Giai cấp tư sản Việt Nam dần dần phân hoá thành hai bộ phận: Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc, cấu kết chặt chẽ với đế quốc; tầng lớp tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc phong kiến nhưng thái độ lại không kiên định dễ thoả hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.
- Các tầng lớp tiểu tư sản: Bao gồm những người buôn bán, chủ xưởng nhỏ đến viên chức, trí thức học sinh, sinh viên...sau chiến tranh phát triển nhanh về số lượng. Họ bị tư sản Pháp chèn ép bạc đãi, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với trào lưu văn hoá bên ngoài nên có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta.
- Giai cấp nông dân: Chiếm hơn 90% dân số, chịu sự bốc lột nặng nề của thực dân, phong kiến, nông dân bị bần cùng hoá trên quy mô lớn, do vậy họ căm thù sâu sắc thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
- Giai cấp công nhân là lực lượng hăng hái của đông đảo nhất của cách mạng.
- Giai cấp công nhân: Do những đặc điểm chung và riêng trong quá trình hình thành... giai cấp công nhân Việt Nam căm thù sâu sắc thực dân Pháp, phong kiến tay sai và giới chủ.
- Sớm trở thành lực lượng chính trị độc lập, thống nhất, tự giác trong cả nước, trên cơ sở đó nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.
Vấn đề 2: Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào? 
Trong lúc xã hội Việt Nam đang phân hóa sâu sắc thì ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, chủ yếu ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga dội vào có tác dụng thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới. 
- Cách mạng Tháng mười Nga thành công (1917) có ý nghĩa lịch sử to lớn, nó xóa bỏ ách áp bức bốc lột của CNTB và phong kiến, đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền xây dựng chế độ mới- chế độ XHCN.
- Dưới ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ.
- Trong cao trào cách mạng 1918-1923, giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị, nhiều đảng cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản Pháp (12-1920), với sự đóng góp của Nguyễn ái Quốc, tạo ra những thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, đặc biệt giúp cho chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập vào Việt Nam. Sự ra đời Đảng Cộng sản Trung Quốc (7/1921) và sự phát triển của phong trào cách mạng Trung Quốc vào những năm 20 là điều kiện thuận lợi cho những người cách mạng Việt Nam "đứng chân" và gây dựng phong trào trong nước.... Tư tưởng dân chủ tư sản, nhất là chủ nghĩa Tam Dân, ảnh hưởng mạnh đến phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản làm phong trào này phát triển nhanh, nhưng tất cả đều thất bại. Tháng 3-1919, Đệ Tam quốc tế (Quốc tế Cộng sản) được thành lập - được đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào cách mạng thế giới.
- Phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng tích cực tới phong trào cách mạng Việt Nam, thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
Vấn đề 3: Nguyễn ái Quốc và vai trò của người đối với việc chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức thành lập cho chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam ?
Tháng 7 -1920, Người đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, từ đó Người hoàn toàn tin theo Lênin và đứng về Quốc tế thứ ba.
- 1921 Người sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp để tuyên truyền, tập hợp lực lượng để chống chủ nghĩa đế quốc.
- 1922: Ra báo "Le Paria" (Người cùng khổ) - vạch trần chính sách đàn áp bốc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng.
- 1923: Sang Liên xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc cho Quốc tế Cộng sản.
- 1924: Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.
Ngoài ra, Người còn viết nhiều bài báo cho Báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn sách nổi tiếng " Bản án chế độ thực dân Pháp" - Đòn tấn công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân Pháp.
- Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc (chủ yếu trên mặt trận tư tưởng, chính trị), nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào nước ta. Thời gian này tuy chưa thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam, nhưng những tư tưởng của Người truyền bá sẽ làm nền tảng của Đảng sau này. Đó là:
+ Chủ nghĩa tư bản, đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản các nước và nhân dân các thuộc địa. Chỉ có làm cuộc cách mạng đánh đổ CNTB, đế quốc mới giải phóng được giai cấp vô sản và nhân các nước thuộc địa. Đó là mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng chính quốc và thuộc địa. 
+ Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nồng cốt của cách mạng.
+ Giai cấp công nhân có đủ khã năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản.
* Về tổ chức:
- Ngày 11-11-1924: Nguyễn ái Quốc từ Liên xô trở về Quảng Châu, sáng lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức á Đông.
- 6-1925: Nguyễn ái Quốc tập họp những người yêu nước trong Tâm Tâm Xã và từ trong nước sang để thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên với hạt nhân là Cộng sản đoàn.
- Nguyễn ái Quốc đã tích cực tổ chức, huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng để đưa về nước hoạt động.
-21-6-1925: Người ra báo Thanh niên và xuất bản tác phẩm "Đường Kách mệnh" (1927)
- Do tác động của Hội, phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản ngày càng phát triển mạnh mẽ: hệ thống tổ chức và hội viên phát triển khắp nước.
- Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên đã trở thành tổ chức của Đảng, có tính chất quá độ và tính chất vô sản sớm nhất Việt Nam.
- Vai trò: Những hoạt động trên của Nguyễn ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị- tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Vấn đề 4: Những nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam và quá trình phát triển từ “tự phát” đến “tự giác” của phong trào công nhân Việt Nam.
Vấn đề 5: Những nét chính về quá trình hình thành ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam. Sự thống nhất ba tổ chức thành Đảng Cộng sản Việt Nam. ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản và của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. 
- Hoàn cảnh: 
+ Phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông- theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu phải gấp rút có một chính đảng của giai cấp vô sản, kịp thời đưa cách mạng Việt Nam tiến lên những bước mới.
+ Hoàn cảnh trên đã tác động mạnh mẽ tới những phần tử tiên tiến trong lực lượng cách mạng nước ta. Trước hết, trong tổ chức Hội Việt Nam CMTN, đã diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt, dẫn đến sự phân liệt của tổ chức này.
- Quá trình thành lập:
+ Đông Dương CS Đảng: Tại Hội nghị trù bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội VNCMTN (1929) đại biểu Thanh niên Bắc Kì đưa ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản, nhưng bị gạt đi. Về nước, nhóm thanh niên này lập chi bộ cộng sản đầu tiên gồm 7 người (3-1929). Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội VNCMTN họp ở Hương Cảng, Đại biểu thanh niên Bắc Kì lại đưa ra đề nghị như lần trước nhưng vẫn không được chấp nhận, họ tuyên bố li khai Hội VNCMTN và bỏ Đại hội ra về.
Tháng 6-1929, nhóm trung kiên cộng sản Bắc Kì họp và quyết định thành lập Đông Dương CS đảng, bầu BCH TW lâm thời, thảo ra chương trình, điều lệ dựa theo chương trình, điều lệ của Quốc tế Cộng sản.
+ An Nam Cộng sản đảng:
Đông Dương Cộng sản đảng ra đời đã kịp thời đáp ứng yêu cầu của cách mạng, nên được quần chúng nhiệt liệt ủng hộ và tin theo. Đứng trước tình hình đó, Hội VNCMTN quyết định cải tổ bộ còn lại thành An Nam Cộng sản đảng (7-1929).
+ Đông Dương Cộng sản liên đoàn:
Sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng (6-1929) và An Nam cộng sản đảng (7-1929) đã tác động mạnh mẽ đến sự phân hoá của Tân Việt Các mạng đảng. Tháng 9-1929, bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng cũng tự cải tổ thành Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
- ý nghĩa lịch sử:
+ Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam, chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản phát triển rất mạnh mẽ ở nước ta.
+ Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 2: Sự thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam ?
- Hoạt động của ba tổ chức cộng sản mang tính riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giảnh ảnh hưởng lẫn nhau đã gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu bức thiết lúc này là phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước.
- Quốc tế Cộng sản chỉ thị cho những người cộng sản Đông Dương thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị còn thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng do Nguyễn ái Quốc soạn thảo.
- Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Lời kêu gọi được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Câu 3: Trình bày nội dung của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930? Vì sao nói sự ra đời của Đảng là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?
- Nội dung:
Câu 3: ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 (10 -1930 lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương) là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ này.
- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam, "nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng" (Hồ Chí Minh)
- Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam, mở đầu thời kỳ cách mạng Việt Nam có Đảng của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối. Từ đây cách mạng Việt Nam thật sự trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
- Sự chuẩn bị đầu tiên, có tính chất quyết định cho những bước phát triển về sau của dân tộc Việt Nam.
Vấn đề 6: Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao xô viết Nghệ -Tĩnh.
* Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930 -1931:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, làm cho nền kinh tế Việt Nam tiêu điều, xơ xác, đời sống của nhân dân lao động hết sức cơ cực.
- Về chính trị: Nhất là từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thực dân Pháp thi hành chính sách "khủng bố trắng" hòng dập tắt phong trào cách mạng.
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp càng nung nấu lòng căm thù, nâng cao tinh thần cách mạng của nhân dân ta.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập tự do.
* Diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931.
- Phong trào trên toàn quốc: Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách khủng bố của thực dân Pháp, đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Mở đầu là bãi công của 3.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (2- 1930), tiếp đến là cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm và cưa Bến Thuỷ, nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn), đồn điền Dầu Tiếng, xưởng đóng tàu Ba Son...
Phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra ở Thái Bình, Nam Hà, Nghệ An, Hà Tĩnh...điểm mới là truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và một số địa phương khác.
Phong trào đặc biệt mạnh mẽ từ tháng 5, ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 lần đầu tiên giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tỏ rõ sức mạnh đoàn kết của mình và đoàn kết với vô sản thế giới. Trên khắp cả nước xuất hiện cờ Đảng, truyền đơn tố cáo kẻ thù, khẩu hiệu kêu gọi quần chúng đấu tranh, diễn ra các cuộc mít tinh, biểu tình tuần hành.
Từ sau ngày 1-5-1930 làn sóng đấu tranh tiếp tục dâng cao. Riêng tháng 5-1930 có đến 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
*Phong trào ở Nghệ Tĩnh:
Nghệ Tĩnh là nơi có truyền đấu tranh cách mạng, Vinh - Bến Thuỷ có cơ sở Đảng và Công hội mạnh. Vì vậy phong trào nổ ra mạnh mẽ nhất.
Ngày	1-5-1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nghệ An, công nhân Vinh - Bến Thuỷ và nông dân các vùng lân cận biểu tình thị uy giương cao ngọn cờ đỏ búa liềm và khẩu hiệu đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm sưu thuế. Cùng ngày 1-5, 3.000 nông dân huyện Thanh Chương biểu tình phá đồn điền Ký Viện, lấy ruộng đất chia cho nông dân. 
Ngày 1-8-1930, ngày Quốc tế chống chiến tranh đế quốc, công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thuỷ tổng bãi công, đánh dấu "Thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến".
Từ ngày 1-5 đến 9-1930, ở nông thông Nghệ - Tĩnh đã nổ ra hàng loạt các cuộc đấu tranh của nông dân dưới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ.
Ngày 12-9-1930, để hưởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân các huyện và bãi công của công nhân Vinh - Bến Thuỷ, một cuộc biểu tình khổng lồ với 2 vạn người tham gia đã nổ ra ở Hưng Nguyên rồi định kéo về Vinh để đưa yêu sách. Thực dân Pháp đàn áp dã man làm 217 người chết, 125 người bị thương. Nhân dân vô cùng căm phẩn và đẩy mạnh đấu tranh.
Trong suốt tháng 9 và tháng 10-1930, ở các huyện Thanh Chương, Diễn Châu, Hương Sơn...nông dân đã vũ trang khởi nghĩa. Công nhân Vinh - Bến Thuỷ đã bãi công lần thứ 3 trong hai tháng để ủng hộ phong trào nông dân.
Từ sau cuộc biểu tình ngày 12-9 phong trào đấu tranh của quần chúng lên rất mạnh, tiến công vào các cơ quan chính quyền địch ở địa phương.
Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, bộ máy chính quyền địch ở nông thôn hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh hầu như tan rã và bị tiêu diệt. Trước tình hình đó, các tổ chức Đảng ở địa phương đã lãnh đạo quần chúng thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lý lấy đời sống của mình. Các ban chấp hành nông hội xã do các chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, mặc nhiên làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô Viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thật sự nắm chính quyền ở địa phương. Xô Viết Nghệ Tĩnh duy trì được 4-5 tháng thì bị đế quốc Pháp và phong kiến tay sai đàn áp.
* Chứng minh Xô Viết Nghệ Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta.
- Xô viết Nghệ Tĩnh đã đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân:
+ Về kinh tế: Chia lại ruộng đất công cho nông dân, giảm tô xoá nợ, bãi bỏ các thứ thuế vô lý.
+Về chính trị: Thực hiện các quyền tự do dân chủ, lập các tổ chức quần chúng: Hội tương tế, Công hội, Nông hội, Hội Phụ nữ giải phóng...tổ chức các cuộc mít tinh, hội nghị để tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng.
+Về quân sự: Mỗi làng đều có một đội tự vệ võ trang. 
+Về xã hội: Phát động phong trào thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan, các hủ tục. Trật tự xã hội được bảo đảm, nạn trộm cướp không còn.
- Xô viết Nghệ Tĩnh là bộ máy chính quyền chưa hoàn chỉnh, chưa giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.
*ý nghĩa lịch sử phong trào 1930-1931:
Phong trào Cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh, là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Lần đầu tiên giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đã vùng lên với một khí tấn công cách mạng chưa từng thấy, giáng một đòn quyết liệt vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai. 
Thực tiễn của phong trào cho thấy: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân và nông dân đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc và phong kiến để xây dựng một cuộc sống mới.
Đó là cuộc Tổng diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám sau này. 
Vấn đề 7: Cuộc vận động dân chủ 1936 -1939 ?
Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng:
 - Tình hình thế giới :
+ Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, trở thành hiểm hoạ lớn đe doạ hoà bình và an ninh thế giới
+ Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế Cộng sản (7-1935) họp ở Mátxcơva xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít; đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước nhằm tập hợp các lực lượng dân chủ, tiến bộ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng gây ra.
+ Năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử và lên cầm quyền ở Pháp, chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ban hành một số chính sách tự do, dân chủ áp dụng phần nào cho các thuộc địa.
 - Tình hình trong nước:
+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và chính sách khủng bố kéo dài của thực dân Pháp làm cho đời sống các tằng lớp nhân dân hết sức ngột ngạt, yêu cầu cải thiện đời sống và các quyền tự do dân chủ đặt ra rất bức thiết.
 + Đảng ta và lực lượng cách mạng đã hồi phục, cách mạng có thêm điều kiện để chuyển sang thời kỳ đấu tranh mới.
* Chủ trương của Đảng
- Căn cứ tình hình thế giới, trong nước và vận dụng đường lối của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất (7-1936), đề ra chủ trương chỉ đạo chiến lược và sách lược mới.
- Xác định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương chưa phải là thực dân Pháp nói chung mà là bọn thực dân phản động thuộc địa và tay sai không thi hành chính sách của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp. Quyết định tạm gác khẩu hiệu "Đánh đuổi đế quốc Pháp", "Đông Dương hoàn toàn độc lập", "Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày".
- Quyết định thành lập Mặt trận nhân dân Phản đế Đông Dương (tháng 3-1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương), nhằm tập hợp các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, cá nhân...thực hiện nhiệm vụ trên. Các tổ chức quần chúng của Mặt trận đều thay bằng Hội Cứu tế, Hội ái hữu, Đoàn Thanh niên Cộng sản được thay bằng Đoàn Thanh niên dân chủ.
- Hình thức và phương pháp đấu tranh là lợi dụng triệt để những khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai để vận động quần chúng. Bên cạnh hoạt động bí mật, lần đầu tiên đảng đưa một bộ phận ra hoạt động công khai.
Câu 2: Trình bày một số sự kiện tiêu biểu trong thời kỳ 1936-1939.
 Chủ trương của đảng đáp ứng nguyện vọng bức thiết của quần chúng, làm dấy lên phong trào đấu tranh sôi nổi mạnh mẽ, trong đó có các cuộc đấu tranh tiêu biểu như: Phong trào Đông Dương đại hội, cuộc "đón rước" GôĐa và toàn quyền Đông Dương Bơriviê, cuộc mít tinh ngày 1-5-1938 ở Hà Nội.
* Phong trào Đông Dương Đại hội (8-1936).
Giữa năm 1936, được tin Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp của một phái đoàn sang điều tra tình hình ở đông Dương, Đảng phát động phong trào đấu tranh công khai vận động thành lập "Uỷ ban trù bị đông Dương đại hội" nhằm thu thập nguyện vọng của nhân dân tiến tới Đông Dương Đại hội (Đại hội của nhân dân Đông Dương). Hưởng ứng chủ trương trên, các "Uỷ ban hành động" nối tiếp nhau ra đời ở nhiều địa phương trong cả nước. Quần chúng sôi nổi tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết để thu thập "dân nguyện" đòi Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thả tù chính trị, thi hành Luật Lao động, cải tiến đời sống nhân dân.
* Phong trào "đón rước" Gô Đa và toàn quyền đông Dương Bơrivie
Đầu năm 1937, nhân dịp đón phái viên của Chính phủ Pháp - Gô Đa và toàn vẹn mới xứ đông Dương Bơrivie, quần chúng có dịp biểu dương lực lượng mạnh mẽ qua các cuộc mít tinh, biểu tình, đưa "dân nguyện", trong đó công nhân và nông dân là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất.
* Cuộc mít tinh ngày 1-5-1938:
Ngày Quốc tế lao động 1-5-1938 tại quảng trường Nhà Đấu xảo Hà Nội đã diễn ra một cuộc mít tinh khổng lồ với hai vạn rưỡi người tham gia, hô vang các khẩu hiệu đòi tự do độc lập Hội ái hữu, nghiệp đoàn, thi hành Luật Lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hoà bình...
Từ cuối năm 1938, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp càng thiên về hữu, bọn phản động Pháp ở Đông Dương ngóc đầu dậy phản công lại Mặt trận dân chủ Đông Dương. Phong trào đấu tranh công khai thu hẹp dần đến khi chiến tranh bùng nổ thì chấm dứt.
* ý nghĩa và tác dụng:
- Cao trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945.
- Cao trào dân chủ 1936-1939 đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của bọn Tơ rố

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_Thi_Dai_Hoc.doc