Phân phối chương trình dạy hè 2015 môn: Ngữ văn lớp 8

1 Ôn tập văn bản Qua Đèo Ngang

2 Ôn tập về từ ghép, từ láy, từ Hán Việt, đại từ

3 Ôn tập về văn tự sự, miêu tả

4 Ôn tập văn bản: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

5 Ôn tập điệp ngữ, quan hệ từ, thành ngữ.

6 Ôn tập về văn biểu cảm

7 Ôn tập văn bản Sống chết mặc bay.

8 Ôn tập câu rút gọn, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu

9 Ôn tập văn chứng minh

 

doc 64 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân phối chương trình dạy hè 2015 môn: Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hêm thành phần phụ chú: 
a. – Tập tùy bút của nhà văn Thạch Lam- 
b. – viên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương - 
4. Củng cố - Luyện tập: Thế nào là câu trần thuật đơn có từ “là”? Phân loại? 
5. Dặn dò – Hướng dẫn HS học ở nhà: HS học bài, hoàn thiện các bài tập.
Ngày soạn: 03/8/2015
Bài 5, tiết 15
Ngày dạy:05 /8 /2015
Ôn tập văn giải thích (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn giải thích, sử dụng các phương pháp trong văn giải thích. 
2. Kỹ năng: - Biết sử dụng các phương pháp trong văn giải thích. 
3. Giáo dục: - Ý thức trong học tập
B. CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên: soạn bài, SÔT, các tài liệu tham khảo...
2. Học sinh: SÔT, vở ghi, xem trước bài ôn 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số: ......	
2. Kiểm tra bài cũ : Nhắc lại khái niệm bài văn giải thích? Các phương pháp giải thích? 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập 2. 
GV hướng dẫn HS lập dàn ý. HS trình bày. HS khác nhận xét. GV kết luận. 
GV hướng dẫn HS viết đoạn văn. HS viết bài và trình bày. HS khác nhận xét. GV bổ sung, kết luận.
Bài tập 2: SOT. 81: Giải thích và chứng minh nhận định của Hoài Thanh: “Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. (Ý nghĩa văn chương)
 A. Mở bài: Giới thiệu về vai trò của văn chương đối với cuộc sống của con người, trích dẫn câu nói của Hoài Thanh.
B. Thân bài: Giải thích kết hợp chứng minh câu nói của Hoài Thanh: 
- Văn chương là hình dung của sự sống: 
+ Hình dung: là hình ảnh. Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống: Cuộc sống của con người muôn hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó.
+ Phản ánh cuộc sống, chiến đấu (HS có thể đưa dẫn chứng VD các tác phẩm như: lượm).
+ Phản ánh cuộc sống lao động ( Những câu ca dao về cái cò).
+ Phản ánh ước mơ, công lí, cải tạo xã hội ( Truyện Thạch Sanh, Cây bút thần)
+ Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng: Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới.
- Văn chương sáng tạo ra sự sống:
+ Văn chương dựng lên hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có đề mọi người phấn đấu, xây dựng, biến chúng thành hiện thực tương lai tốt đẹp (“Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có, luyện cho ta tình cảm mà ta sẵn có”)
+ Văn chương làm giàu tình cảm cho con người, làm đẹp những thứ bình thường
+ Cuộc sống của con người sẽ trở lên nghèo nàn, vô vị biết bao nếu thiếu đi sự hiện hữu của văn chương.
Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người. Đó là ước mơ con người có sức mạnh, lớn nhanh như Phù Đổng để đánh giặc; con người có sức mạnh để chống thiên tai lũ lụt như Sơn Tinh; con người có khả năng kì diệu như Mã Lương sáng tạo ra vật dụng và phương tiện trừng trị kẻ thù.
C. Kết bài: Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa của văn chương đối với cuộc sống con người và ý kiến mà Hoài Thanh đưa ra là hoàn toàn đúng.
4. Củng cố - Luyện tập: Hướng dẫn HS lập dàn ý bài tập 1
5. Dặn dò – Hướng dẫn HS học ở nhà: HS học bài, hoàn thiện các bài tập.
Ngày soạn: 05/8/2015
Tiết 16
Ngày dạy:11 /8 /2015
Ôn tập về phép liệt kê, dấu câu, chữa lỗi dùng từ (tiếp)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về liệt kê, dấu câu, chữa lỗi dùng từ
2. Kỹ năng: - Biết sử dụng phép liệt kê, dấu câu, sửa chữa các lỗi dùng từ. 
3. Giáo dục: - Ý thức trong học tập
B. CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên: soạn bài, SÔT, các tài liệu tham khảo...
2. Học sinh: SÔT, vở ghi, xem trước bài ôn 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số: ......	
2. Kiểm tra bài cũ : Nhắc lại khái niệm bài văn giải thích? Các phương pháp giải thích? 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập 1. 
GV hướng dẫn HS lập dàn ý. HS trình bày. HS khác nhận xét. GV kết luận. 
GV hướng dẫn HS viết đoạn văn. HS viết bài và trình bày. HS khác nhận xét. GV bổ sung, kết luận.
1. Bài tập 1: Xác định phép liệt kê trong các câu sau: 
a)   “Sân trường em trong giờ ra chơi thật là náo nhiệt: chỗ này một nhóm đá cầu, chỗ kia nhảy dây, keo co... Trên những ghế đá, dưới các tàn cây rợp mát, những nhóm bạn lặng lẽ hơn. Họ đang thủ thỉ tâm sự, chia nhau miếng bánh, đọc truyện hoặc cùng ôn bài..."
 b)  “Những trò lố”  hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta dưới thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.”
    Bài tập 2: a. Dòng nào dưới đây sử dụng đúng dấu chấm?
        A. Trên bầu trời cao xanh vời vợi.
        B. Mùa xuân, trăm hoa khoe sắc.
        C. Học hành chăm chỉ.
b. Có bạn viết vội nên không dùng dấu chấm. Em hãy viết lại cho đúng:
Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ tôi đi trong rừng cọ đến lớp mỗi ngày
Bài tập 3: Dòng nào sau đây đã dùng đúng dấu chấm hỏi?
A. Bài toán này khó?
B. Bài toán này em không giải được phải không?
C. Bài toán này không phải em không giải được?
D. Hãy giải bài toán này?
Bài tập 4: Câu nào sử dụng dấu chấm cảm sai?
A. Bạn giải bài tập đi!
B. Bạn phải giải bài tập đấy nhé!
C. Bạn giải bài tập mới nhanh làm sao!
D. Làm sao bạn giải bài tập nhanh thế!
 Bài tập 5: Đặt dấu phẩy vào vị trí trong câu cho đúng
a. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.
b. Mai tứ quý, mai vàng miền Nam, song mai Đông Mĩ của thủ đô Hà Nội điểm xuyết những nụ tươi
c. Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều.
d. Đan-tê, một nhà thơ lớn của nước I-ta-li-a, là người rất ham đọc sách.
e. Cứ thế, khoai và dâu phủ đầy màu xanh trên cát trắng.
g. Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được.
Bài tập 6: a. Dấu phẩy  đặt ở vị trí nào dưới đây là đúng?
        A.  Tiếng mưa êm sợi, mưa đều như dệt.
        B.  Tiếng mưa êm, sợi mưa đều như dệt.
        C.  Tiếng mưa, êm sợi mưa đều như dệt.
b. Đặt dấu phẩy trong đoạn văn sau:
Gà bà Kiên là gà trống tơ lông đen chân chì có bộ giò cao cổ ngắn. Nó nhảy tót lên cây rơm thật cao phóng tầm mắt nhìn quanh. Nó xòe cánh nghểnh cổ chuẩn bị chu đáo, nhưng rốt cục chỉ rặn được ba tiếng ec e e cụt ngủn. Nó ngượng quá đỏ chín mặt hấp tấp nhảy xuống đất.
Bài tập 7: Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong các câu sau: 
 a. Tiếng  đàn bầu khi thì mưa đêm rả rích, gieo một nỗi buồn vô hạn mênh mông; khi thì như chớp biển mưa nguồn, đêm dài lóe sáng, kích động lòng người.
 b. Con đường dốc dần lên: ánh sáng đã hửng mờ mờ; rồi ánh sáng lóe lên.
Bài tập 8:   Vì sao câu dưới đây tác giả lại dùng dấu chấm phẩy?(khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất)
  Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp, nhưng mà đẹp não nùng.                                                                             
A. Đê ngắt câu dài và có nhiều ý khác nhau
B. Để tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý nghĩa
C. Để ngắt từng vế câu khi đã có bộ phận dùng dấu phẩy
D. Cả ba ý trên
Bài tập 9: Nêu công dụng của dấu hai chấm trong các câu sau: 
a. Chị Cốc liền quát lớn:
-Mày nói gì? Là lời đối thoại trực tiếp của nhân vật 
b. Rồi ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống mặt biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc... Là ý giải thích cho bộ phận đứng trước
c. Truyện dân gian gồm có:
          -Truyện cổ tích
          -Truyện thơ
          -Truyện thần thoại...Là phần liệt kê cụ thể, kể ra những nội dung chi tiết
d. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc.   báo hiệu ý giải thích
Bài tập 10 : a. Đặt dấu ngoặc đơn vào câu văn sau:
Phiên chợ vùng cao nào cũng bán thắng cố ( món ăn truyền thống và độc đáo của người Hmong). Cậu bé người Hmong chủ một chảo thắng cố đang khéo léo múc thức ăn cho khách.
b .Đặt câu sử dụng dấu ngoặc đơn có bộ phận chú thích về:
   - địa điểm
   - thời gian
   - tên tác giả
   - tên tác phẩm
Bài tập 11: Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu văn dưới đây :
Biển vẫn lồng lộn. Nhưng chiếc tàu vẫn cứ đi, cứ tiến, từng tí...từng tí...Suốt đêm...suốt đêm... biểu thị sự kéo dài, kiên trì.
4. Củng cố - Luyện tập: Hướng dẫn HS làm bài tập 
5. Dặn dò – Hướng dẫn HS học ở nhà: HS học bài, hoàn thiện các bài tập.
Ngày soạn: 05/8/2015
Tiết 17, 18
Ngày dạy:11 /8 /2015
Ôn tập phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về liệt kê, dấu câu, chữa lỗi dùng từ
2. Kỹ năng: - Biết sử dụng phép liệt kê, dấu câu, sửa chữa các lỗi dùng từ. 
3. Giáo dục: - Ý thức trong học tập
B. CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên: soạn bài, SÔT, các tài liệu tham khảo...
2. Học sinh: SÔT, vở ghi, xem trước bài ôn 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số: ......	
2. Kiểm tra bài cũ : Nhắc lại khái niệm bài văn giải thích? Các phương pháp giải thích? 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: I. Ôn tập lý thuyết: 
1. Khái niệm: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
2. Các bước làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học :
a. Phần chuẩn bị:
Đọc bài văn, bài thơ một vài lần, rút ra ấn tượng ban đầu. Đọc lần nữa để để phát hiện ra giọng điệu, chủ đề, những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, ngôn ngữ nghệ thuật mà tác giả đã diễn tả rất hay, gây cho mình nhiều ấn tượng.
Gạch chân, đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh, các câu thơ, câu văn hay nhất mà mình yêu thích nhất.
Làm dàn bài, dựng đoạn.
Viết bài và chỉnh sửa.
b. Bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:
Phần mở đầu: Có thể giới thiệu một vài nét về tác phẩm; nêu lên ấn tượng sâu sắc nhất, khái quát nhất của mình khi đọc, khi xem tác phẩm ấy. Mở bài hay nhất được hai yêu cầu: Tính khái quát và tính định hướng.
Phần thân bài: lần lượt nêu lên những cảm nghĩ của riêng mình về những khía cạnh của tác phẩm. Không lan man dàn đều mà nên xoáy sâu vào các trọng tâm, trọng điểm. Phải đi từ “a” qua “b,c”. nhớ liên kết đoạn.
Phần kết bài: Nêu lên cảm nghĩ chung, có thể đánh giá và liên hệ. Tránh dài dòng, trùng lặp và đơn điệu.
c. Thao tác cơ bản:
Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung mà phải rất cụ thể, phải chỉ ra được yêu thích, thú vị ở chỗ nào. Nghĩa là phải phân tích và trích dẫn.
Vì vậy, phân tích và trích dẫn là thao tác cơ bản nhất lúc phát biểu cảm nghĩ.
Có lúc phải khen, chê. Khen, chê chính là phải viết lời bình. Khen, chê trên cơ sở yếu tố nghệ thuật chứ không phải tùy tiện.
Giáo viên qua các bài giảng cụ thể, qua việc hướng dẫn đọc sách sẽ giúp các em dần bình văn, biến thành kĩ năng, kĩ xảo. Lúc nào viết được lời bình hay, sâu sắc thì bài phát biểu cảm nghĩ mới thực sự mang vẻ đẹp trí tuệ.
Có lúc phải biết liên tưởng, so sánh. Từ hiện tượng này mà nghĩ, mà nhớ đến hiện tượng văn học khác. Có thể liên tưởng, so sánh về hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, sử dụng từ, biện pháp tu từ, hình tượng nhân vật trong cùng một tác giả hoặc giữa các tác giả có mối liên hệ với nhau.
d. Lập dàn ý bài văn PBCN về tác phẩm văn học:
A. Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm ( Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh tiếp xúc)
B. Thân bài: * Với tác phẩm tự sự:
- Nêu cảm nghĩ về khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu cảm xúc về một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tình huống, nhân vật.
- Từ các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong tác phẩm liên tưởng, tưởng tượng hoặc suy ngẫm với con người, cuộc sống ngoài đời hoặc với những tác phẩm khác cùng chủ đề, cùng tác giả.
* Với tác phẩm trữ tình: 
- Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần, các ý, hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. 
- Nêu cảm xúc về chi tiết hình ảnh đặc sắc nhất trong tác phẩm , liên tưởng, so sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề hoặc cùng tác giả.
C. Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về tác phẩm.
( Có thể đặt tác phẩm trong mối quan hệ hiện tại – tương lai để thấy tác dụng ý nghĩa của tác phẩm với bạn đọc, với bản thân) 
e. Lưu ý: 
- Trong quá trình nêu cảm nghĩ phải bám sát những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm ; cảm xúc luôn đi kèm với dẫn chứng, không nêu cảm xúc chung chung.
- Để cảm nghĩ thêm sâu sắc có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, liên hệ so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề.
- Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành.
- Câu văn bộc lộ cảm xúc nên đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn
Hoạt động 2: II. Luyện tập: 
Bài 1: Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
 Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc
Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.
Đã bấy lâu nay bác đến nhà
Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.
Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.
Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự  trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.
Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:
“Bác đến chơi đây, ta với ta”.
Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.
Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.
Bài 2: Cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước 
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.
Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
“Thân em” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu thơ tiếp theo:
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.
Ở câu thơ thứ ba:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.
Câu thơ cuối
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
4. Củng cố - Luyện tập: Hướng dẫn HS làm bài tập 
5. Dặn dò – Hướng dẫn HS học ở nhà: HS học bài, hoàn thiện các bài tập.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH DẠY HÈ 2015
MÔN: Ngữ văn lớp 7A1
Buổi
Tiết
Tên bài
1
1
Củng cố và nâng cao truyện truyền thuyết, truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
2
Củng cố và nâng cao về cấu tạo từ, nghĩa của từ, lỗi dùng từ
3
Củng cố và nâng cao về văn tự sự
2
4
Củng cố và nâng cao truyện ngụ ngôn, truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
5
Củng cố và nâng cao danh từ, tính từ, động từ và các cụm từ
6
Củng cố và nâng cao về văn tự sự
3
7
Củng cố và nâng cao văn bản Sông nước Cà Mau.
8
Củng cố và nâng cao các phép tu từ từ vựng: So sánh, nhân hóa.
9
Củng cố và nâng cao văn miêu tả
4
10
Củng cố và nâng cao văn bản: Vượt thác
11
Củng cố và nâng cao chủ ngữ, vị ngữ.
12
Củng cố và nâng cao văn miêu tả
5
13
Củng cố và nâng cao văn bản miêu tả
14, 15
Củng cố và nâng cao về từ loại, thành phần câu
6
16
Củng cố và nâng cao về từ loại, thành phần câu(tiếp)
17, 18
Quan sát, tưởng tượng, sử dụng các BPNT trong văn bản miêu tả
	Hòa Xá, ngày 15 tháng 7 năm 2015
GIÁO VIÊN DẠY
	 Cao Văn Đình
Ngày soạn: 15/7/2015
Bài 1, tiết 1: 
Ngày dạy: 16/7/2015
Củng cố và nâng cao truyện truyền thuyết, 
 truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
1. Kiến thức: - Nắm vững hơn khái niệm về truyền thuyết 
 - Củng cố nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
2. Kỹ năng: - Kể được truyện.
3. Giáo dục: - Lòng tự hào với truyền thống chinh phục thiên nhiên, xây dựng đất nước của dân tộc
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: soạn bài, SÔT, các tài liệu tham khảo...
2. Học sinh: SÔT, vở ghi, xem trước bài ôn 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số: ......
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm truyện truyền thuyết
truyện truyền thuyết là gì? 
Đặc điểm của truyền thuyết?
Kể tên các truyện truyền thuyết mà em đã học? Hoặc đọc thêm?
I. Khái niệm truyện truyền thuyết
- Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo 
Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân.
Ví dụ: Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm...
Hoạt động 2: Ôn tập truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh? 
Em hãy kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh? 
HS kể, HS khác nhận xét, GV kết luận. 
II. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: 
1. Nội dung: Giải thích hiện tượng mưa gió bão lụt. Phản ánh sức mạnh và ước mơ chiến thắng của nhân dân. Ca ngợi công lao tri thủy của ông cha ta.
2. Nghệ thuật: 
- Sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo
- Các kể truyện sinh động, hấp dẫn
- Miêu tả nhân vật.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập trong S.Ô.T hè trang 11
HS đọc đoạn văn trong S.Ô.T trang 11 và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm từ 1 – 5. HS khác nhận xét, GV chốt
Kể tên các truyện truyền thuyết đã học? Các truyện đó kể về sự thật lịch sử nào? 
Các tác giả dân gian đã thể hiện thái độ đánh giá của mình đối với các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử bằng cách nào? 
III. Bài tập
Câu 1: A; 2.C; 3.B; 4.D; 5.D
Câu 6: Con Rồng cháu Tiên: Nguồn gốc ra đời của các dân tộc Việt
Thánh Gióng: Cuộc kháng chiến chống giặc Ân thời các vua Hùng
Sơn Tinh, Thủy Tinh: Phòng chống lũ lụt, thiên tai của người Việt.
Sự tích Hồ Gươm: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn...
Câu 7: Dân gian đã thể hiện thái độ đánh giá của mình đối với các nhân vật lị

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_day_he_chuan_Ngu_van_lop_7_len_8.doc