Tiết 1: Bài mở đầu.
Tiết 2: Vị trí, hình dạng và kích thước trái đất .
Tiết 3: Bản đồ.
Tiết 4: Tỉ lệ bản đồ.
Tiết 5: Phương hướng.
Tiết 6: Ký hiệu bản đồ.
Tiết 7: Thực hành .Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học.
Tiết 8: Kiểm tra 1 tiết.
Tiết 9: Sự vận động tự quay quanh trục trái đất.
Tiết 10: Sự vận động của trái đất quanh mặt trời.
Tiết 11: Hiện tượng ngày và đêm .
Tiết 12: Cấu tạo bên trong của trái đất .
Tiết 13: Thực hành .Sự phân bố lục địa .
Tiết 14: Tác động của nội lực ,ngoại lực .
Tiết 15: Địa hình và bề mặt trái đất .
Tiết 16: Địa hình và bề mặt trái đất (tt)
iếp xúc của địa máng. ? Mổi địa máng có mấy cách tiếp xúc ( 3 cách Tách xa nhau. Xô chồm vào nhau. Trược bật nhau. Kết quả 3 cách tiếp xúc đó là: Hình thành dãy núi ngầm dưới đáy đại dương. Đa bị ép nhô lên thành núi. Xuất hiện động đất núi lửa. 1./ Cấu tạo bên trong của trái đất: - Bao gồm ba lớp: +Lớp ngoài cùng là vỏ trái đất. +Ở giữa là lớp trung gian. +Trong là lõi ( nhân ) 2./ Cấu tạo của lớp vỏ trái đất: - Vỏ trái đất là lớp mỏng nhất nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần khác của trái đất như: không khí, nước, sinh vật.. và cả xã hội loài người. - Lớp vỏ trái đất được cấu tạo do một số địa mảng mằn kề nhau, các địa mảng di chuyển rất chậm. Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xô chồm vào nhau. IV / Củng cố, hướng dẫn học ở nhà: Cấu tạo bên trong trái đất gồm mấy lớp. Nêu vai trò của lớp vỏ trái đất đối với đời sống. Đọc bài đọc thêm trang 36. Học bài xem bài thực hành. ? Tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương trên thế giới như thế nào? Có mấy đại dương .Xác định trên bản đồ 6 lục địa . Tuần: Tiết: ND: Bài 11: THỰC HÀNH Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt trái đất I ./Mục tiêu bài học : 1./ Kiến thức: -Sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất cũng như ở hai nửa cầu Bắc và Nam. -Biết được tên và vị trí của 6 lục địa và bốn đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới. 2./ Kỹ năng: - Biết xác định các đại dương trên bề mặt Trái Đất và sự phân bố các lục địa. 3./ Thái độ: Tích cực học tập II.Phương tiện dạy học: - Quả địa cầu. - Bản đồ thế giới. III/ Họat động dạy học: 1.Ổn định lớp : 2.Kiểm tra bài cũ: ? Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm mấy lớp? Tầm quan trọng của lớp vỏ Trái Đất đối với xã hội lòai người? 3.Bài mới:- Vào bài :sgk Họat động thầy và trò Nội dung GV: Quan sát H28 ? Tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở NCB? ? Tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở NCN? ? Phần lớn các lục địa tập trung ở đâu ?Và được gọi là gì ? ? Còn các Đại dương phân bố chủ yếu ở đâu và được gọi là gì? GV: Chỉ QĐC tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở hai nửa cầu. GV: Dựa vào bảng trang 34 SGK. ? Trên Trái Đất có những lục địa nào? Kể ra? ? Lục địa nào có diện tích lớn nhất? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào? ? Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào? ? Lục địa nào nằm hòan tòan ở NCN? ? Lục địa nào nằm hòan tòan ở NCB? GV: Việc phân chia các lục địa hòan tòan dựa vào điều kiện tự nhiên. GV: Cần phân biệt giữa 2 khái niệm :lục địa và châu lục . + Lục địa :phần đất liền xung quanh có biển và đại dương bao bọc,là khái niệm về tự nhiên (không kể các đảo). + Châu lục :Bao gồm tòan bộ phần đất liền và các đảo xung quanh là những bộ phân không thể tách rời của các quốc gia trong châu lục . GV: Quan sát H29 cho biết : ? Rìa lục địa bao gồm những bộ phân nào? ? Nêu độ sâu của từng bộ phân? * Lưu ý: Màu xanh:đại dương Màu vàng:Lục địa ? Rìa lục địa có giá trị kinh tế đối vớiø đời sống và sản xuất con người như thế nào? LHVN: bãi tắm đẹp: VTàu ,Nha Trang Đánh bắt cá :Phan Rang,Phan Thiết Làm muối:Ninh Thuận Khai thác dầu khí :VTàu,KCN Dung Quấc. GV:Dựa vào bảng dưới nay cho biết ? Có mấy đại dương? ? Đại dương nào có diện tích lớn nhất ? ? Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất? ? Nếu diện tích bề mặt TRái Đất là 510 triệu km2 thì diện tích bề mặt các đại dương chiếm bao nhiêu %(tức là bao nhiêu km2) DTĐD:DTTĐ*100 = 361.000.000:510.000.000 * 100= 70,78% GV: Chỉ bản đồ kênh Xuyê:nối liền AĐD và ĐTD;Kênh Panama:TBDvà ĐTD 1.Sự phân bố lục địa và đại dương : - Phần lớn các lục địa đều tập trung ở NCB,gọi là “lục bán cầu”. - Còn các đại dương phân bố chủ yếu ở NCN,gọi là “thủy bán cầu” 2.Trên Trái Đất có 6 lục địa : - Lục địa Á- Âu - Lục địa Phi - Lục địa Bắc Mỹ - Lục địa Nam Mỹ - Lục địa Nam Cực - Lục địa Ôxtrâylia 3.Bộ phận rìa lục địa bao gồm: - Thềm sâu:0 -> -200 m - Sườn sâu:-200 -> -2500 m 4.Các đại dương : - Có 4 đại dương :TBD,ĐTD,AĐD,BBD -DT:Bề mặt các đại dương chiếm 71%bề mặt TRái Đất tức 361 triệu km2 - Các đại dương trên thế giới đều thông với nhau gọi là đại dương thế giới . IV/Củng cố, hướng dẫn học ở nhàá: Đọc tên lục địa,đại dương ,châu lục . Chỉ vị trí ,giới hạn lục địa ,đại dương và hỏi đây là lục địa và đại dương nào ? Học bài và xác định vị trí các lục địa và đại dương . ? Thế nào là tác động nội và ngọai lực ? Thế nào là núi lửa và động đất ? Tuần: Tiết: ND: Tuần Tiết ND Chương II: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT Bài 12: Tác động của nôi lực và ngọai lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. I.Mục tiêu bài học: 1./ Kiến thức: - Nguyên nhân hình thành địa hình trên bề mặt Trái Đất là do tác động của nội lực và ngọai lực.Hai lực này luôn có tác động đối nghịch nhau. - Hiểu được nguyên nhân sinh ra và tác hại của các hiện tượng núi lửa ,động đất và cấu tạo của một ngọn núi lửa. 2./ Kỹ năng: -Kỹ năng so sánh để nhận biết các tác động do nội và ngoại lực. 3./ Thái độ:Tích cực tìm hiểu tự nhiên II.Phương tiện dạy học : Bản đồ tự nhiên thế giới. Tranh ,ảnh về núi lửa,động đất, Các hình trong sgk. III/ Hoạt động dạy học : 1.Ổn định lớp : 2.Kiểm tra bài : ? Xác định vị trí ,giới hạn và đọc tên các lục địa và đại dương trên bản đồ thế giới . 3.Bài mới: -Vào bài : SGK HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV: Treo bản đồ tự nhiên thế giới hướng dẫn HS đọc độ cao trong bản chú giải. ? Hãy chỉ trên bản đồ những nơi có núi cao? Và cho biết tên của những dãy núi đó. ? Vùng nào có địa hình thấp nhất ? ? Chỗ nào có độ cao thấp hơn mực nước biển? => Qua bản đồ tự nhiên thế giới em có nhận xét gì về địa hình Trái Đất. GV: Yêu cầu HS đọc đọan 1 trong sgk.Dùng phương pháp đàm thọai để HS hiểu được các khái niệm : ? Thế nào là nội lực? ? Thế nào là ngọai lực? ? Qua 2 khái niệm trên hãy cho biết nội lực và ngọai lực là hai lực như thế nào? ? Nêu một số ví dụ về tác động của ngọai lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất. GV: Chúng ta vừa tìm hiểu về 2 khái niệm nội,ø ngọai lực và những tác động của nó . Vậy núi lửa và động đất do nội hay ngọai lực sinh ra ? ? Nguyên nhân sinh ra núi lửa? GV: Hướng dẫn HS quan sát H31(cấu tạo bên trong của núi lửa ) GV:yêu cầu HS chỉ và đọc tên từng bộ phận của núi lửa . ? Thế nào gọi là núi lửa tắt? ? Núi lửa tắt có thể họat động trở lại không? ? Thế nào là núi lửa họat động? ? Trên thế giới có mấy lọai núi lửa? GV: Treo bản đồ thế giới lên bản yêu cầu HS chỉ vào vành đai lửa TBD,ĐTD và AĐD. GV:Yêu cầu HS đọc tác hại của núi lửa rồi dùng phương pháp đàm thọai gợi mở giải thích tại sao có hiện tượng dân cư tạp trung đông đúc ở những vùng gần chân núi lửa. GV: Cho HS quan sát tiếp H33sgk và nhận xét tai họa do động đất? ? Thế nào là động đất? ? Tác hại của chúng? VN ta có động đất chưa.LHVN. GV: Những vùng hay có động đất và núi lửa là những vùng không ổn định của vỏ TRái Đất.Đó cũng là những nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo . 1.Tác động của nội lực và ngọai lực : - Nội lực và ngọai lực là hai lực đối nghịch nhau .Chúng xảy ra đồng thời ,tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất . 2.Núi lửa và động đất: - Núi lửa và động đất đều do nội lực sinh ra. - Là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất . -Trên thế giới có những núi lửa tắt hoặc đang họat động - Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển. - Những trận động đất lớn làm cho nhà cửa ,đường xá ,cầu cống bị phá hủy và làm chết nhiều ngươiø. IV/ Củng cố, hướng dẫn học ở nhà: ? Thế nào gọi là động đất và núi lửa ? Tác hại của chúng ? -Cho HS đọc bài đọc thêm . - Học và chuẩn bị bài tiếp theo.” Địa hình bề mặt TRái Đất” ? Tìm hiểu thế nào gọi là núi và độ cao của nó. Núi có mấy bộ phận . ? Thế nào gọi là núi trẻ? Núi là là gì? Tuần: Tiết: ND: Bài 13:ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I./Mục têu bài học: 1./ Kiến thức: -Phân tích được độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối. -Biết khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao,sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ. -Hiểu thế nào là địa hình cacxtơ. -Biết được các hang động (loại địa hình của núi đá vôi ) là những cảnh đẹp thiên nhiên ,hấp dẫn khách du lịch . 2./ Kỹ năng: -Chỉ được nêu bản đồ thế giới 1 số vùng núi già, và 1 số dãy núi trẻ. -Nhận biết địa hình cáctơ qua tranh ảnh và trên thực địa . 3./ Thái độ ,hành vi: -Ý thức sự cần thiết phải bảo vệ các cảnh đẹp tự nhiên và mơi trường trên Trái Đất nói chung và ở Việt Nam nói riêng -Không có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp của các quang cảnh tự nhiên. II./Phương tiện dạy học. -Sơ đồ độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối. -Bảng phân loại núi theo độ cao. -Tranh, ảnh về các độ cao núi trẻ và núi già,núi đá vôi ,hang động. -Bản đồ địa hình VN hoặc bản đồ thếgiới. III/ Hoạt động dạy học 1./ Oån định: 2 /Kiểm tra bài : -Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghich nhau. -Nguyên nhân sinh ra và tác hại của động đất và núi lửa? 3./Bài mới. -Vào bài:Trên bề mặt trái đất của chúng ta có nhiều loại địa hình khác nhau:núi,đồi đồng bằng,cao nguyên trong bài học hôm nay,chúng ta tìm hiểu về núi và các đặc điểm về núi. Hoạt động của thầy và trò Nội dung -Cho hs quan sát ảnh về núi. ?Núi là dạng địa hình gì? Đặc điểm của núi. -Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt tren trái đất. -Độ cao thường trên 500m so với mực nước biển. ? Núi có những bộ phận nào? Có 3 bộ phận: +Đỉnh núi +Sườn núi =>Gv vẽ 1 ngọn núi và +Chân núi các bộ phận *Chổ tiếp giáp giữa núi và mặt đất bằng phẳng. Ơû xung quanh là chân núi. Sườn núi càng dốc thì biểu hiện chân núi càng rõ. -căn cứ vào độ cao người ta phân loại núi. ? Yêu cầu hs đọc bảng phân loại núi Hs dựa vào các số thể hiện độ cao ở bản đồ tìm 1 số núi thấp,trung bình và cao trên thớ giới. Hoặt trên bản đồ VN theo cách phân loại núi theo độ cao. -núi phang-xi-păng 3143m->núi cao. .Núi bà đen:núi thấp. .Tam đảo: 1591->núi trung bình. -Quan sát hình 34: Hãy cho biết cách tính độ caotuyệt đối của núi.(3)khác với cách tính độ cao tương đối(1),(2)của núi như thế nào? -Độ cao tương đối:Được tính từ đỉnh núi đến chân núi. -Độ cao tuyệt đối:Được tính từ đỉnh đến mực nước biển. +Độ cao tuyệt đối thường lớn hơn độ cao tương đối.những con số thường ghi trên bản đồđiều là những con số chỉ độ cao tuyệ đối. Ví dụ:Đỉnh (phang-xi-păng 3143m). -Theo thời gian hình thành của núi người ta còn chia ra núi già và núi trẻ(ngoài căn cứ vào độ cao). -Hs quan sát hình 35 sgk. *So sánh sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ về mặt hình thái: Đỉnh,sườn thung lũng: +Trình bày lại đặc điểm giữa núi già và núi trẻ. +Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa núi già vá núi trẻ. Núi gìa Tuổi(thg hình thành) Cách đây hàng trăm triệu năm Đặc điểm hình thái(hđ,độ cao) -Thấp có hđ miền mại,đỉnh tròn,sườn thoải, thung lũng rộng. Núi trẻ -cách đây vài chục triệu năm(hiện vẫn còn tiếp tục nâng với tốc độ rất chậm). -cao,hình dáng lỏm chởm,đỉnh nhọn,sườn dốc,thung lũng hẹp và sâu. ?Tìm trên bản đồ thế giới vị trí núi già và núi trẻ. -Núi già:Apalát(Bch.mĩ),Xeangđinavi(châu phi),Uran(ransgâu-Á) -Núi trẻ:Himavaya(châu Á),Apơ(châu âu),Anđi. -Học sinh quan sát hình 37,38.Nhận xét:Đỉnh,sườn,độ cao tương đối,hình dáng của núi đá vôi. -Gv kết luận đặc điểm của núi đá vôi. -Địa hình núi đá vôi thường có các núi: +Đỉnh:Nhọn,sắc,lỏm chỏm. +Sườn:Dốc đứng. +các khối núi đá vôi có nhiềuhình dạng khác nhau bên trong có nhiều hang động. ?Vai trò của địa hình đá vôi: -Cung cấp các vật liệu xây dựng. -Có những hang động hẹp. -Có giá trị về du lịch. ?Chỉ trên bản đồ vị trí các vùng đá vôi nổi tiếng ở VN. -Quan sát hình 38:Mô tả những gì thấytrong hang động . Giải thích sự hình thành các mảng đá và nhủ đá trong hang động. +nhũ là sản phẩm của đá vôi bị hòa tan trong nước mưa có chứa axitcacbonic . +nhũ đá từ trần động rủ xuống-> chuông đá +nhũ đá từ sàn động nhô lên-> măng đá. ?Nêu nguồn gốc của thuật ngữ cacxtơ tên loại địa hình nay bắt nguồn từ trên một vùng núi đá vôi ở vùng cacxtơ thuộc châu âu. 1 ./ Núi và độ cao - Núi là loại địa hình nổi lên rất cao trên mặt đất, thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển. -Núi gồm có 3 bộ phận: +Đỉnh núi +Sườn núi +Chân núi -Căn cứ vào độ cao người ta chia ra:núi thấp,núi trung bình, núi cao. 2./Núi già và núi trẻ. a./Núi già: -Hình thành cách đặc hàng trăm triệu năm. - Thấp - Hình dáng miền mại. -Đỉnh tròn -Sườn thoải -Thung lũng rộng b./Núi trẻ: -Hình thành cách đây vài chục triệu năm. -cao -hình dáng khởm -Đỉnh nhọn -Sườn dốc -Thung lũng hẹp và sâu. 3./Địa hình cacxtơ và hang động. -Địa hình d9á vôi được gọi là địa hình Cacxtơ. -Trong vùng núi đá vôi thường có nhiều hang động đẹp,rất hấp dẫn khách du lịch. IV/ Củng cố, hướng dẫn học ở nhà -Hãy nêu rỏ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối. -Hãy trình bày sự phân loại núi theo độ cao. -núi già và núi trẻ khác nhau ở điểm nào? -Địa hình núi đá vôi có những đặt điểm gì? -Học bài 13. -Chuẩn bị bài 14. ?Bình nguyên là gì? Có mấy loại bình nguyên? ?Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ? ?Tại sao người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi. Địa phương em có dạng địa hình nào? Đặc điểm của loại địa hình đó là? Tuần Tiết ND Bài 14:ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tt) I./Mục tiêu bài học: HS CẦN; * KT:Nắm được đặc điểm hình thái của 3 dạng địa hình:đồng bằng, cao nguyên,đồi trên cơ sở quan sát tranh ảnh,hình vẻ. * KN: Chỉ được trên bản đồ một số đồng bằng,cao nguyên lớn ở trên thế giới vá ở VN. * Thái độ: Tích cực tìm hiểu về tự nhiên II./ Phương tiện dạy học. -Bản đồ tự nhiên thế giới VN. -Tranh ảnh,mô hình, lát cắt, về đồng bằng cao nguyên. III./Hoạt động dạy học 1./Kiểm tra bài û: -Địahình núi đá vôi có những đặc điểm gì? -Núi gì và núi trẻ khácnhau ở những điểm nào? 2./Bài mới. -Vào bài lời giới thiệu sgk. Hoạt động thầy và trò Nội dung -Quan sát hình 39/46. ?Diện tích đồng bằng:Rộng mênh mông ->vài triwệu km2. ?ĐĐ hình thái? -Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng(đb bồi tụ,đbbb bào mòn). ? Độ cao ?độ cao tuyệt đối dưới 200m,đb có độ cao tuyệt đối gần 500m. ? nguyên nhân hình thành? -Hai loại chính: +Bn do bảng hà bào mòn. +BN do phù sa của biển hay các con sôngbồi tụ.->các châu thổ. ?Hãy tìm trên bản đồ thế giới đb của Sông Nin(châu phi), Sông Hoàng Hà(TQ),Sông Cửu Long (VN). -GV phân tích:Các bình nguyên do phù sa bồi tụ thương bằng phẳng, thấp, thuận lợi cho việc tưới tiêu,gieo trồng các loại cây lương thực,thực phẩm.Vì vậy cũng là vùng nông nghiệp trù phú,dân cư đông đúc. ?Quan sát hình 40,tìm những điểm giống nhau và khàc nhau giữa Bình nguyên và Cao nguyên. -So sánh bề mặt:(Đồng Bằng, cao nguyên:bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng,) -Độ cao tuyệt đối(ĐB dưới 200m, Cao nguyên 500m phát triển. -Độ dốc của sườn:Cao nguyên sườn dốc. -Nguồn gốc hình thành:Đồng bằng. -Giá trị kinh tế:Đồng bằng như trên,Cao nguyên thuận lợi cho trồng cây công nghiệp,và chăn nuôi gia súc lờn theo vùng chuyên canh quy mô lớn. -Chỉ trên bản đồ 1 số cn ở VN:CNMộc Châu,Tây nguyên,CN lâm Viên,CN trên thế giới,các CNở châu phi,CNTây Tạng(TQ) ->K/N về tây nguyên. ?Tại sao người ta xếp CN vào dạng địa hình miền núi?(ví dụ) VD:Độ cao tuyện đối giữa CN?(500m) thuộc loại núi gì trong bảng phân loại? (núi thấp) -CN Mộc châu thuộc vùng núi gì? Hs đọc sgk. -Nêu thuật ngữ trung du: Giữa miền núi và đồng bằng thường 1 vùng chuyển tiếp, gọi là trung du. ?Nét đặc biệt của dạng địa hình đồi?(địa hình chuyển tiếp). -Đồi là một dạng hình nhô cao,có đỉnh tròn, sườn thoải,nhưng độ cao tương đối của nó không quá 200m.Đồi ít đường riêng rẻ mà tập trung thành vùng:Vùng đồi ở tỉnh Bắc Giang,Thái nguyên,Phú thọ -Độ cao của đồi:Độ cao tương đối200m. -Dạng-Địa hình chuyển tiếp bình nguyên và núi. -Dạng bát úp đỉnh mòn, sườn thoải. -Thuận tiện trồng cây công nghiệp,lâm nghiệp,chăn thả gia súc. 1./Bình nguyên(ĐB) -Là dạng địa hình thấp tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thườngdưới 200m. - -Bình nguyên bồi tụ ở các của sông lớn gọi lả châu thổ. -Bình nguyên thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực vàù thực phẩm 2./ Cao nguyên: -Cao nguyên là dạng địa hình tương đối bằng phẳng,nhưng có sườn dốc và độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. Cao nguyên thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. 3./ Đồi -Đồi có độ cao tương đối không quá 200m,và thường tập trung thành vùng như vùng đồi Ng du ở nước ta. IV/ Củng cố, hướng dẫn học ở nhà -Bình nguyên có mấy loại? -tại sao gọi là Bình nguyên bồi tụ? -Tại saodân ta lại xếp công nghiệp vào dạng địa hình miền núi? =>Địa phương em có dạng địa hình nào? Xem bài đọc thêm trang 48 sgk. -Học và biết trả lời câu hỏi sgk. -Xem bài mới các mỏ khoáng sản. -Xem lại bài 1->14:Ôn tập thi học kì I. Tuần: Tiết ND: ÔN TẬP. I./ Mục tiêu bài học: -Hệ thống hóa lại kiến thức từ bài 1->14. -Những kiến thức :Trái Đất ,các thành phần tự nhiên. II./ Phương tiện dạy học: -Quả địa cầu. -Bản đồ thế giới. III/ Hoạt động dãy học A/ Ổn định lớp B/ Kiểm tra bài: -Bình nguyên có mấy lọai. -So sánh sự giống và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên. C Nội dung ơn tập: 1./ Hãy cho biết các đường nối liền hai điểm cực B và N trên bề mặt quả địa cầu là những đường gì? 2./ Những vòng tròn trên quả địa cầu vuông gốc với các kinh tuyến là những đường gì? 3./ Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 10 thì trên QĐC. 4./ Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên QĐC 5./ Đường vĩ tuyến lớn nhất trên QĐC. 6./ kinh tuyến gốc là đường ? 7./ Bản đồ tỉ lệ lớn ? 8./ Bản đồ tỉ lệ Tb. 9./ bản đồ tỉ lệ nhỏ. 10./ Kinh độ. 11./ Vĩ độ. 12./ Tọa độ địa lý. 13./ Sự vận động tự quay quanh trục. 14./ Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục. 15./ Sự chuyển động của Trái đất quanh mặt trời. 16./ Nguyên nhân sinh ra các mùa. 17./ các ngày hạ chí,đông chí,xuân thu phân. 18./ cấu tạo bên trong TĐ. 19./Cấu tạo của lớp vỏ trái đất. 20./ Nếu các lục địa trên TĐ và cho diện tích. 21./ Nêu các đại dương và cho diện tích. 22./ cấu tạo bộ phận rìa lục địa. 23./ Độ sau thềm và sườn lục địa. 24./ Sự khác nhau độ cao tương đối và tuyệt đối. 25./ Sự phân lọai núi theo độ cao. 26./ Địa hình núi đá vôi. 27./ Bình nguyên có mấy lọai ?tại sao gọi bình nguyên bồi tụ. 28./ tại sao cao nguyên là dạng địa hình núi. IV/ Củng cố, hướng dẫn học ở nhà -Chuần bị thi HKI. -Học bài và xem lại các bài đã học. Tuần: Tiết: ND: KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh kế hoạch, phương pháp dạy học và giúp đỡ HS mọt cách kip thời Đánh giá, kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng của HS sau khi học 3 nội dung chủ đề Trái Đất và một nội dung chủ đề thành phần tự nhiên của Trái Đất II. Hình thức kiểm tra: Tự luận III.Xây dưng ma trận ( phịng GD ra đề) Tuần: Tiết: ND: Bài 15:CÁC MỎ KHOÁNG SẢN I./Mục tiêu bài học. -Hiểu các khái niệm khoáng vật,đá,khoáng sản, mỏ khoáng sản. -Phân loại các khoáng sản theo công dụng. -Khai thác hợp lí,bảo vệ tài nguyên khoáng sản. -Biết khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia ,được hình thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên không thể phục hồi được. -Kỹ năng nhận biết các loại khoáng sản qua
Tài liệu đính kèm: