Cổng trường mở ra
Mẹ tôi
Từ ghép
Liên kết trong văn bản
Cuộc chia tay của những con búp bê
Cuộc chia tay của những con búp bê
Bố cục trong văn bản
Mạch lạc trong văn bản
Những câu hát về tình cảm gia đình (dạy bài 1 và 4)
ữ Hán. Cả 6 bài thơ đều nổi tiếng với những hình ảnh thơ như tạc, vẽ, chạm, khắc làm nổi bật cảnh trí thiên nhiên đất nước trong cái nhìn chan chứa yêu thương. H: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? H: Hãy quan sát số chữ trong câu, số câu trong bài và cho biết bài thơ được làm theo thể thơ nào ? Nêu đặc điểm của thể thơ ấy ? - Mỗi bài có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng, gieo vần ở tiếng cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8. Câu 3-4, 5-6 đối nhau về ý, về thanh điệu. - Giáo viên nêu yêu cầu đọc -> gọi học sinh đọc. - Gv hướng dẫn học sinh đọc. - Hs đọc, gv nhận xét. - Bố cục của bài thơ: gồm 4 phần: đề (2 câu đầu), thực (2câu tiếp), luận (2 câu tiếp), kết (2 câu cuối). 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Tên thật là Nguyễn Thị Hinh. - Là nhà thơ nữ nổi tiếng trong xã hội phong kiến. b. Tác phẩm - Bài thơ được sáng tác khi tác giả vào cung thành Huế nhậm chức “cung trung giáo tập”. - Thể thơ: Thất ngôn bát cú. 2. Đọc 3. Bố cục: 4 phần. Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết - Học sinh đọc 2 câu đề. H: Cảnh Đèo Ngang được tả qua những sự vật nào ? Cỏ cây chen đá lá chen hoa. H: Có mấy sự vật được nhắc tới ? tại sao ? Việc liệt kê như vậy có ý nghĩa gì? H: Em hiểu nghĩa của từ chen như thế nào ? Việc lập lại hai lần từ chen có tác dụng gì ? - Chen: lẫn vào nhau, xâm lấn nhau không ra hàng lối -> gợi cảnh tượng thiên nhiên nơi Đèo Ngang rậm rạp, hoang sơ, cây cối tươi tốt chen lấn nhau tồn tại. H: Cảnh Đèo Ngang được tả vào thời điểm nào ? Bống xế tà gợi một không gian, thời gian như thế nào ? - ánh nắng yếu ớt lúc chiều muộn. - Học sinh đọc lại 2 câu đề. H: Hai câu đề gợi tả cảnh vật nơi Đèo Ngang như thế nào ? - Học sinh quan sát bức ảnh minh hoạ trong SGK. H: Bức ảnh chụp cảnh Đèo Ngang có giống với hình dung của em về cảnh Đèo Ngang trong thơ bà Huyện Thanh Quan không ? Vì sao ? - Giống ở cảnh hoang vắng nhưng thiếu đường nét cụ thể của cỏ cây chen đá, lá chen hoa. H: Trong hình dung của em hình ảnh nhà thơ hiện lên như thế nào giữa cảnh đèo? (Hs tự bộc lộ). - Học sinh đọc 2 câu thực. H: Hai từ “lom khom, lác đác” thuộc loại từ nào ? Miêu tả hình ảnh của sự vật ra sao ? - Từ láy “lom khom” gợi tả dáng người thu nhỏ lại, nhỏ nhoi giữa rừng rậm.Từ láy “lác đác” gợi tả sự thưa thớt, ít ỏi. H: Những từ “vài, mấy” thuộc từ loại nào ? Gợi tả sự sống của con người nơi Đèo Ngang như thế nào ? - Lượng từ -> miêu tả sự sống của con người nơi Đèo Ngang thưa thớt, ít ỏi, nhỏ nhoi. H: Sự sống ấy càng góp phần miêu tả cảnh vật nơi Đèo Ngang như thế nào ? Hoang vắng. H: Em có nhận xét gì về trật tự từ của hai câu thực ? Cách đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ trong hai câu thực có tác dụng gì ? H: Hai câu thực tiếp tục miêu tả cảnh Đèo Ngang như thế nào ? - Học sinh đọc 2 câu luận. - Học sinh đọc chú thích 4,5 H: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ở hai dòng thơ này ? Nêu ý nghĩa của nghệ thuật ấy ? - Sử dụng từ đồng âm, nghệ thuật ẩn dụ -> Mượn tiếng chim để tỏ lòng người, mượn chuyện vua Thục mất nước hoá thành chim quốc kêu hoài nhớ nước và âm thanh của chim đa đa để biểu lộ tâm trạng của mình. Đó là nỗi nhớ nước, thương nhà bồn chồn trong dạ. GV: Trong bài thất ngôn bát cú hai câu luận có cấu trúc đối nhau rất sát . H: Em hãy chỉ ra các biểu hiện đối ý, đối thanh trong hai câu luận này ? - Đối ý: Nhớ nước >< Thương nhà. - Đối thanh: TT BB BTT/ BB TT TBB. H: Em hãy nêu tác dụng của phép đối này ? - Làm nổi rõ cảm xúc nhớ nước thương nhà của tác giả, tâm trạng hoài cổ của tác giả. Tạo nhạc điệu cân đối cho câu văn. H: Vậy hai câu luận bộc lộ tâm trạng gì của tác giả trên đường lữ thứ ? - Học sinh đọc 2 câu kết. H: Toàn cảnh Đèo Ngang hiện lên như thế nào trong ấn tượng thị giác của tác giả ? - Trời, non, nước. H: Em hình dung như thế nào về không gian ấy ? GV: Giữa không gian ấy, con người lặng lẽ một mình đối mặt với thiên nhiên . H: Câu thơ nào cực tả điều đó ? Một mảnh tình riêng ta với ta. H: Em hiểu thế nào là “mảnh tình riêng” ? Mảnh tình riêng ấy là gì ? - Mảnh tình mong manh đơn chiếc giữa cảnh trời non, nước bao la. Đó là nỗi lòng lưu luyến triều xa, nỗi nhớ quê hương bản quán da diết âm thầm lặng lẽ. H: “Ta” là chỉ ai ? Đại từ “ta” được lập lại có ý nghĩa gì ? - Ta - chỉ tác giả, mình lại đối diện với chính mình, không người bầu bạn tri kỉ dù trên đường hành hương ấy có rất nhiều tuỳ tùng đi cùng, cô đơn lại càng cô đơn. H: Hai câu thơ cuối thể hiện tâm sự gì của tác giả ? 1. Hai câu đề - Thời điểm: chiều tà. -> Miêu tả cảnh vật Đèo Ngang tươi tốt, rậm rạp, hoang sơ, vắng lặng. 2. Hai câu thực - Nghệ thuật: từ láy tượng hình (lom khom, lác đác), đảo ngữ, lượng từ (vài, mấy). -> Miêu tả sự sống của con người nơi Đèo Ngang thưa thớt, nhỏ nhoi, heo hút và buồn tẻ. 3. Hai câu luận - Nghệ thuật: từ đồng âm, ẩn dụ, phép đối. -> Tâm trạng khắc khoải, hoài niệm của tác giả, nỗi nhớ nước, thương nhà bồn chồn trong dạ. 4. Hai câu kết - Trời, non, nước: Mênh mang, xa lạ, tĩnh vắng. -> Tâm trạng cô đơn không người tri âm của tác giả. Hoạt động 3 : Tổng kết - GV hướng dẫn học sinh tổng kết về nghệ thuật và nội dung 1. Nghệ thuật - Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện. - Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. - Sáng tạo việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa, gợi hình gợi cảm. - Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình. 2. Ý nghĩa văn bản Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. 4. Củng cố, luyện tập - GV củng cố nội dung bài học. - Học thuộc ghi nhớ. Học thuộc bài thơ. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Nêu cảm nghĩ về cảnh và tình trong bài thơ ? - Soạn câu hỏi ở bài: “Bạn đến chơi nhà’’. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy .... ************************************ Ngày dạy: 7A: 16. 10. 2015 7B: 16. 10. 2015 TIẾT 30 BÀI 8 BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ - Nguyễn Khuyến - I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến. - Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyễn Khuyễn trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Nhận biết được thể loại văn bản. - Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật. 3. Thái độ - Trân trọng tình bạn. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - SGK, soạn bài, bảng phụ, tranh 2. Học sinh - Soạn bài ở nhà, SGK, III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định 2. Bài cũ H: Đọc thuộc lòng bài Qua đèo Ngang ? 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu chung H: Dựa vào phần soạn bài ở nhà em hãy nêu một số nét về tác giả Nguyễn Khuyến ? GV: Nguyễn Khuyến có 3 bài thơ thu nổi tiếng là “thu điếu, thu vịnh , thu ẩm” và hai bài thơ đặc sắc nói về tình bạn đó là “khóc Dương Khuê” và “ Bạn đến chơi nhà”. H: Bài thơ sáng tác vào thời gian nào ? H: Bài thơ thuộc thể thơ nào ? Căn cứ vào đâu mà em biết ? - Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Giọng đọc cần chậm rãi ung dung, hóm hỉnh như thấp thoáng một nụ cười. - Gọi 2 học sinh đọc bài-> giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả đọc bài của bạn. - Giải thích một số từ khó: nước cả: nước đầy, lớn; khôn: không thể, khó, e rằng kho; rốn: cuống, cánh hoa bao bọc H: Bài thơ có chia bố cục làm mấy phần ? Đó là những phần nào và nêu nội dung từng phần ? 1. Tác giả, tác phẩm a.Tác giả - Nguyễn Khuyến: ( 1835- 1909) quê ở Hà Nam. - Là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. - Đỗ đầu ba kì thi nên gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. b. Tác phẩm - Sáng tác ở giai đoạn ông cáo quan về ở ẩn. - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật. - Đề tài: tình bạn. 2. Đọc, chú thích 3. Bố cục 3 phần : - Câu 1: Giới thiệu sự việc bạn đến chơi. - Câu 2 đến câu 7: Trình bày hoàn cảnh của mình. - Câu 8: Bộc lộ tình bạn đậm đà, chân thật, tự nhiên, dân dã. Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết - Giáo viên đọc câu thơ 1. H: “ Đã bấy lâu nay” được chủ nhà nhắc tới có ý nghĩa nhắc nhở thời gian hay bày tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi từ đã lâu ? H: Ở dòng thơ đầu này tác giả gọi bạn là “bác”. Cách xưng hô này có ý nghĩa gì ? H: Từ đó, em hình dung ra tâm trạng của chủ nhân khi có bạn đến chơi như thế nào ? - Hồ hởi, vui vể, thoả lòng. H: Như vậy em thấy câu thơ mở đầu bài thơ bày tỏ điều gì ? H: Với tâm trạng hồ hởi phấn khởi như vậy đúng ra Nguyến Khuyến phải tiếp đãi quý như thế nào ? - Phải tiếp đãi thật thịnh soạn, long trọng. GV: Thế nhưng sau lời chào mừng bạn đến thăm Nguyễn Khuyến đã tiếp đãi bạn từ xa, từ lâu đến thăm như thế nào ? - Học sinh đọc 6 câu thơ tiếp. - Học sinh giải thích các từ theo các chú thích 2, 3, 4, 5 (105). H: Ở dòng thơ thứ hai tác giả nhắc đến trẻ, đến chợ nhằm mục đích gì ? - Muốn tiếp đãi bạn theo phương thức sang trọng (có người hầu hạ, có mâm cao cỗ đầy) nhưng hiềm một nỗi trẻ đi vắng không người sai bảo, chợ thì xa không thể để bạn ngồi đó mà đi mua bán được. H: Ở các dòng thơ 3, 4, 5, 6, 7 tác giả nhắc đến cá, gà, cải, cà, mớp, bầu, trầu nhằm mục đích gì ? H: Các từ “khôn, khó, chửa, mới, vừa, đương, không có” thuộc từ loại gì ? miêu tả điều gì ? - Khôn, khó, chửa, không có -> phó từ phủ định. - Mới, vừa, đương-> phó từ chỉ sự tiếp diễn. => Miêu tả gia cảnh nhà Nguyễn Khuyến cái gì cũng có nhưng hiềm một nỗi cái gì cũng chưa đến độ đến thì ăn được. Có cá béo nhưng ao sâu, nước đầy khó mà chài lưới được, có gà ngon nhưng rào thưa khó mà đuổi bắt được, có cải mướp, bầu, cà nhưng thứ thì chưa ra cây, thứ thì đương hoa, thứ mới nụ thì làm sao mà ăn được. Đến miếng trầu (theo phong tục của người Việt Nam xa) cũng không có nốt. H: Có ý kiến cho rằng: Nên hiểu câu thơ thứ 7 là riêng trầu không thì có ý kiến của em ? - Học sinh trả lời, giáo viên bổ sung: Không nên hiểu như vậy vì không đúng với mạch lạc của tứ thơ. Mặc dù “trầu không” là tên đầy đủ của thứ lá này nhưng xét trong mạch thơ thì chỉ có thể hiểu là trầu không cũng không có nốt. Có như vậy mới làm nổi bật được cái thanh đạm, nghèo túng của ông quan thanh liêm về ở ẩn. H: Như vậy 6 câu thơ trên Nguyễn Khuyến đã phân trần với bạn điều gì ? H: Lời phân trần ấy cho thấy cho thấy quan hệ giữa chủ và khách như thế nào? -Thân mật, gần gũi H: Thực ra hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến có tới mức như vậy không? Tác giả cố ý nói quá lên như vậy với bạn nhằm mục đích gì ? - GV: Không chỉ đùa vui với bạn mà tác giả còn nhằm khẳng định một điều lớn lao hơn, ý nghĩa hơn. Đó là điều gì ? Học sinh đọc câu thơ cuối. H: Quan hệ từ “với” trong câu thơ này có tác dụng gì ? H: Theo em, có gì khác nhau trong cụm từ “ ta với ta” ở bài thơ này so với cụm từ “ta với ta” trong bài thơ Qua Đèo Ngang đã học ? - Bạn đến chơi nhà : Ta với bạn tuy hai mà gắn bó như một, ta hiểu bạn như bạn hiểu ta, về vật chất ta không có gì thết đãi bạn nhưng ta sẽ thết đãi bạn bằng một bữa tiệc tinh thần thịnh soạn, bằng chính tân trạng vui mừng lâu ngày gặp nhau bằng những điều tâm sự tri âm tri kỉ. - Qua đèo Ngang : Ta chỉ là một (tác giả), biểu thị nỗi cô đơn thăm thẳm không chia sẻ được cùng ai giữa cảnh trời, non, nước bao la hùng vĩ. H: Vậy em cảm nhận được điều gì về tình bạn của tác giả qua dòng thơ cuối ? 1. Giới thiệu sự việc - Bày tỏ tình cảm thân tình, gần gũi, tôn trọng, quý mến bạn. -> Tâm trạng vui vẻ, hồ hởi, thoả lòng của tác giả khi có bạn đến thăm. 2. Trình bày hoàn cảnh của mình - Muốn thết đãi bạn theo phương thức “cây nhà lá vườn”. - Hoàn cảnh khó khăn, khó xử của Nguyễn Khuyến khi muốn tiếp đãi bạn. -> Phần trần về hoàn cảnh của mình để đùa vui với bạn. 3. Bộc lộ tình bạn đậm đà, chân thực, tự nhiên , dân giã - “Ta với ta” : chủ nhân (tác giả)- Khách (bạn). -> Niềm hân hoan, tin tưởng của tác giả ở tình bạn trong sáng, thiêng liêng, đậm đà, thắm thiết. Hoạt động 3: Tổng kết - Hướng dẫn tổng kết. 1. Nghệ thuật - Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà. Và cùng oà ra niềm vui đồng cảm. - Lập ý bất ngờ. - Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện. 2. Ý nghĩa văn bản - Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa giá trị lớn trong cuộc sống con người ngày hôm nay. * Ghi nhớ: sgk 4. Củng cố, luyện tập - GV củng cố nội dung bài học. - Học thuộc ghi nhớ. Học thuộc bài thơ. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Nhận xét về ngôn ngữ và giọng điệu của bài Bạn đến chơi nhà. - Chuẩn bị bài: '' Viết bài TLV 2 ''. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy .... ***************************************** Ngày dạy: 7A: 16. 10. 2015 7B: 14. 10. 2015 TIẾT 31- 32 BÀI 8 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 (Viết tại lớp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến Thức - HS viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta . 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong giờ làm bài. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Lập ma trận, ra đề, đáp án. 2. Học sinh - Ôn lại văn biểu cảm, giấy kiểm tra III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định 2. Bài cũ Không thực hiện 3. Bài mới I. Ma trận đề Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm Vận dụng thấp Vận dụng cao Văn bản “Bánh trôi nước” Suy nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 3 30 1 3 30 Tập làm văn: Văn biểu cảm Tình cảm của mình với một loài cây. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 7 70 1 7 70 Tổng số câu Tổng điểm Tỉ lệ % 1 3 30 1 7 70 1 10 100 II. Đề ra Câu 1: Từ văn bản “Bánh trôi nước”. Hãy trình bày suy nghĩ của mình về người phụ nữ trong xã hội phong kiến ? Câu 2: Tình cảm của em với một loài cây. III. Đáp án, biểu điểm Câu 1: - Giới thiệu về bài thơ bánh trôi nước, 2 tầng nghĩa của chiếc bánh (1,5 điểm). - Suy nghĩ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ qua bài thơ “bánh trôi nước”( 1,5 điểm). Câu 2: 1. Về nội dung a. Mở bài (1,5 điểm) - Nêu loài cây mà em yêu thích. - Lý do em yêu thích. b. Thân bài (6 điểm). - Hình dáng bên ngoài của cây. - Các phẩm chất của cây. - Gía trị của loài cây đó đối với đời sống con người. - Loài cây trong cuộc sống của em. c. Kết bài: ( 1,5 điểm) - Tình yêu của em đối với loài cây đó. 2. Hình thức - Hình thức trình bày, cách diễn đạt (1điểm). 4. Củng cố, luyện tập - GV thu bài. - Xem lại các bước làm văn biểu cảm. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Xem lại các bước làm văn biểu cảm. - Làm lại đề bài trên vào vở bài tập. - Chuẩn bị bài: Chữa lỗi về quan hệ từ 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy .... ************************************** TUẦN 09 Ngày dạy: 7A: 19. 10. 2015 7B: 21. 10. 2015 TIẾT 33 BÀI 8 CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi. 2. Kĩ năng - Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh . - Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ. - Lựa chon cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ. 3. Thái độ - Tự giác, ham học hỏi. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - SGK, soạn bài, bảng phụ, 2. Học sinh - Soạn bài ở nhà, SGK, III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định 2. Bài cũ H: Quan hệ từ là gì ? Cho ví dụ minh họa ? 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Các lỗi thường gặp về quan hệ từ - GV yêu cầu học sinh đọc ví dụ trong SGK. H: Những câu đó thiếu quan hệ từ chỗ nào chữa lại cho đúng ? - HS trả lời. - Hs đọc vd SGK. H: Các quan hệ từ và, để trong 2 vd có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không ? H: Nên thay và, để ở đây bằng QHT gì? - Hs đọc ví dụ phần 3. H: Vì sao các câu sau thiếu chủ ngữ ? H: Hãy chữa lại cho câu văn được hoàn chỉnh ? - HS đọc ví dụ phần 4. H: Các câu in đậm sai ở đâu ? Hãy chữa lại cho đúng ? - Gv yêu cầu hs đọc ghi nhớ SGK. 1. Thiếu quan hệ từ + Chữa lại : - Đừng nên nhìn hình thức mà (để) đánh giá kẻ khác. - Câu tục ngữ này chỉ đúng (trong) xã hội xưa... 2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa - Dùng quan hệ từ ko thích hợp. - Chữa lại : + Nhà ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ. + Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng. 3. Thừa quan hệ từ - Chữa lại: Bỏ quan hệ từ: qua và về 4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết Sửa: - Nam là .. không những giỏi môn toán, không những giỏi về môn văn mà còn giỏi về nhiều môn khác nữa .( Thêm từ mà còn để tạo sự liên kết với từ không những đứng trước nó). - Nó thích tâm sự với mẹ nhưng không thích tâm sự với chị. * Ghi nhớ: sgk Hoạt động 2: Luyện tập H: Hãy nêu yêu cầu bài tập 1 ? H: Hãy thêm quan hệ từ cho thích hợp trong các câu sau: - Hs : Lên bảng thực hiện. H: Bài tập 2 Yêu cầu chúng ta phải làm gì ? H: Hãy thay quan hệ từ sai bằng từ đúng ? - Hs :Thực hiện theo nhóm, trình bày. - GV hướng dẫn HS làm bài tập 4. 1. Bài tập 1: Thêm quan hệ từ thích hợp ..Từ đầu đến cuối . .( để) cho cha mẹ mừng . 2. Bài tập 2: Thay quan hệ từ sai = quan hệ từ đúng. Như Dù Về 3. Bài tập 4: Cho biết quan hệ từ dùng trong câu đúng hay sai: - a (+); b (+); c ( -) nên bỏ từ cho; d (+); e (-) nên nói quyền lợi của bản thân mình; g (-) Thừa từ của; h (+); I (-) Từ giá chỉ nêu 1 điều kiện thuận lợi làm giả thiết. 4. Củng cố, luyện tập - GV củng cố nội dung bài học. - Học thuộc ghi nhớ. Làm hết các bài tập. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Về nhà học ghi nhớ sgk. - Làm hết bài tập còn lại . - Nhận xét cách dùng quan hệ từ trong bài làm văn cụ thể. Nếu bài làm có lỗi dùng quan hệ từ thì góp ý và nêu cách chữa. - Chuẩn bị “Xa ngắm thác núi Lư” 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy .... ********************************** Ngày dạy: 7A: 20. 10. 2015 7B: 22. 10. 2015 TIẾT 34 - BÀI 9 Hướng dẫn đọc thêm: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ - Lý Bạch - PHONG KIỀU DẠ BẠC - Trương Kế - I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Lí Bạch. - Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch. Qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ. - Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu bài thơ Đường qua bản dịch Tiếng Việt. - Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích luỹ vốn từ Hán Việt. 3. Thái độ - Trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - SGK, soạn bài, bảng phụ, 2. Học sinh - Soạn bài ở nhà, SGK, III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định 2. Bài cũ H: Đọc thuộc lòng bài Bạn đến chơi nhà ? Nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản ? 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Xa ngắm thác núi lư - Học sinh đọc chú thích * sgk. H: Nêu những nét khái quát về nhà thơ Lý Bạch ? - Học sinh trả lời -> giáo viên bổ sung (Sách đọc hiểu ngữ văn 7 - tr 90). H: Bài thơ đợc viết theo thể thơ nào? H: Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào ? Em hãy nêu nội dung khái quát của bài thơ ? - Miêu tả vẻ đẹp của thác núi Lư qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tính cách mạnh mẽ phóng khoáng của nhà thơ. - Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Nhịp thơ 4/3 nên cần đọc chậm, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ để cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ, hình ảnh và tâm hồn phóng khoáng của nhà thơ. - Gọi 2-3 học sinh đọc bài -> giáo viên nhận xét. H: Đối tượng miêu tả của bài thơ này là gì ? H: Khung cảnh làm nền cho sự xuất hiện của thác nước núi Lư được miêu tả ở câu thơ nào ? - Nắng rọi hương Lô sinh tử yên. H: Câu thơ đó miêu tả điều gì ? vì sao dân gian gọi ngọn núi cao của dãy Lư Sơn là Hương Lô ? - Núi cao, quanh năm có mây mù che phủ, trông xa như chiếc lò hương nên gọi là Hương Lô. - Trong thơ Lý Bạch, Hương Lô được khám phá ở sự tác động qua lại của các hiện tượng vũ trụ. H: Điều đó được thể hiện qua từ ngữ cụ thể nào ? - Chiếu; sinh. H: Hai từ trên thuộc từ loại nào ? (Động từ). H: Những động từ ấy gợi tả một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào ? - Núi Hương Lô được mặt trời chiếu sáng làm nảy sinh màu khói đỏ tía. Đó là một cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại. H: Trên nền cảnh núi rực rỡ đó thác nước được miêu tả như thế nào ? - Học sinh đọc 3 câu thơ tiếp. H: Hình ảnh thác nước được miêu tả qua những trạng thái nào ? Căn cứ vào những từ ngữ nào em khẳng định như vậy ? - Được miêu tả qua hai trạng thái : + Trạng thái tĩnh: Căn cứ vào những từ như: Quải(treo); tiền xuyên(dòng sông phía trước) - Đứng từ xa dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt, như con sông Ngân Hà từ trên trời rơi xuống. Bởi chữ “lạc” (nghĩa là: rơi xuống); “nghi thị” là: ngỡ. + Trạng thái động: Căn cứ vào từ “Phi lưu”(nước chảy, bay- đổ xuống ba nghìn thước) gợi tả sức sống mãnh liệt của thác nước, ta như nghe thấy tiếng nước đổ từ độ cao 3 nghìn thước xuống đang ầm ầm sôi réo, vang xa. H: Vậy em có nhận xét gì về cảnh thác núi Lư ? H: Theo em để tạo được cảnh trí thiên nhiên sinh động như thế, tác giả cần có năng lực miêu tả nào ? - Tài quan sát và trí tưởng tượng phong phú. - Học sinh đọc lại bài thơ. H: Tìm trong văn bản các ngôn từ chỉ sự có mặt của nhà thơ nơi thác núi Lư ? Vọng (ngắm); Dao khan (xa nhìn, xa trông); nghi (ngờ, tưởng). H: Các từ trên thuộc từ loại nào? (động từ) H: Các động từ ấy biểu thị hoạt động gì của tác giả ? - Hoạt động say mê khám phá , thưởng ngoạn cảnh đẹp tráng lệ của thiên nhiên. H: Hoạt động ấy biểu thị tình cảm của tác giả với thiên nhiên như thế nào ? H: Từ đó em hiểu biết gì về vể đẹp tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lý Bạch ? - Tâm hồn nhạy cảm, thiết tha với những vẻ đẹp rực rỡ tráng lệ phi thường của thiên nhiên. Tính cách mãnh liệt, hào phóng. - Học sinh đọc ghi nhớ (SGK-112). I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm a, Tác giả: - Lý Bạch (701-762). - Là nhà thơ lớn của Trung Quốc đờ
Tài liệu đính kèm: