Để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập bộ môn Giáo dục công dân, đặc biệt là giáo dục công dân được tốt. Thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu với các thầy giáo cô giáo và các bạn học sinh cuốn sách: Phòng ngừa thanh, thiếu niên phạm tội - Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Nhà xuất bản Công an nhân dân, dày 747 trang của tác giả GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm (Chủ biên).
Tội phạm nói chung, tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên nói riêng ngày nay không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Đây là hiểm họa không chỉ cho từng dân tộc mà là hiểm họa chung của cả loài người.
GIỚI THIỆU SÁCH PHÒNG NGỪA THANH, THIẾU NIÊN PHẠM TỘI - TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI. Để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập bộ môn Giáo dục công dân, đặc biệt là giáo dục công dân được tốt. Thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu với các thầy giáo cô giáo và các bạn học sinh cuốn sách: Phòng ngừa thanh, thiếu niên phạm tội - Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Nhà xuất bản Công an nhân dân, dày 747 trang của tác giả GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm (Chủ biên). Tội phạm nói chung, tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên nói riêng ngày nay không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Đây là hiểm họa không chỉ cho từng dân tộc mà là hiểm họa chung của cả loài người. Trong thời gian qua, đứng trước tình hình tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên tăng nhanh và diễn biến ngày càng phức tạp, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp đấu tranh kiên quyết với loại tội phạm này. Công tác phòng chống tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên ở nước ta đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động của tội phạm này vẫn diễn ra nghiêm trọng, tính chất xuyên quốc gia,quốc tế ngày càng đậm nét. Tình hình tội phạm do người chưa thành niên, tội phạm và tệ nạn xã hội xảy ra trong nhà trường.vv vẫn còn diễn biến phức tạp. Để khắc phục tình trạng đó, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, nhất là các gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội trong cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ này. Cuốn sách cung cấp cho các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh những tri thức cơ bản về tội phạm là thanh, thiếu niên và phòng chống thanh thiếu niên phạm tội, tạo điều kiện để các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh tham gia rộng rãi vào cuộc đấu tranh quyết liệt này. Tài liệu này có trong thư viện nhà trường. Xin trân trọng giới thiệu đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh biết, mượn tài liệu nâng cao kết quả dạy và học bộ môn GDCD. Cuốn sách có VI chương mỗi chương đề cập đến một vấn đề khác nhau khi phân tích tình hình phạm tội của thanh thiếu niên hiện nay + Chương I (trang 13 đến trang 136) nói về sai lệch chuẩn mực xã hội và tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên từ năm 1990 đến năm 2004. Chương I giúp chúng ta thấy được những thay đổi về suy nghĩ, về đạo đức của 1 bộ phận giới trẻ. Những luồng tư tưởng mới, những chuẩn mực mới đang dần được các bạn trẻ tiếp nhận và coi đó là đúng đắn, từ đó hình thành nên 1 bộ phận giới trẻ có tư tưởng, chuẩn mực sai lệch. Trong chương này tác giả cũng đề cập đến vấn đề tư pháp với người chưa thành niên và quyền trẻ em trong các văn bản quốc tế, trong các qui định của pháp luật. Và, cũng đề cập đến hình phạt đối với những người chưa thành niên. + Chương II (trang 181 đến trang 213) nói về tình hình và nguyên nhân của tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên ở Việt Nam. Ở chương này đề cập hoạt động phòng ngừa thanh thiếu niên, người chưa thành niên phạm tội và thực trạng cũng như các hoạt động phòng ngừa của lực lượng Công an nhân dân trong thời gian qua. Chúng ta sẽ thấy được tình hình và những nguyên nhân dẫn đến các vụ án xảy ra mà hung thủ lại là các đối tượng thanh thiếu niên, còn ngồi trên ghế nhà trường. Lực lượng công an đã có nhiều biện pháp phòng ngừa với các đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, song các biện pháp có mạnh nhưng vẫn chưa đủ. Các vụ án do thanh thiếu niên gây ra vẫn đang tăng lên. + Chương III (trang 369 đến trang 397) nói về trách nhiệm của gia đình trong việc phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.Ở chương này, trách nhiệm, vai trò của gia đình được đề cao lên hàng đầu vì gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi cho sự phát triển của thanh thiếu niên. Những thay đổi của gia đình Việt Nam hiện nay cũng được đề cập đến, sự thay đổi đó cũng làm cho suy nghĩ, lối sống của thanh thiếu niên thay đổi theo. + Chương IV (trang 435 đến trang 574) nói về trách nhiệm của nhà trường trong việc phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Ở chương này công tác học sinh, sinh viên, các biện pháp, công tác quản lý giáo dục được đề cập đến. Cho thấy vai trò quan trọng của nhà trường trong việc giáo dục học sinh, hình thành nhân cách cho các em độ tuổi thanh thiếu niên, độ tuổi các em chưa ý thức được hết việc mình đang làm, dễ xảy ra sai lầm. + Chương V (trang 579 đến trang 604) nói về vai trò của xã hội trong việc phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Nếu như, gia đình và nhà trường có vai trò quan trọng thì vai trò của xã hội mang tính quyết định trong việc phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội và tệ nạn xã hội. Các văn hóa phẩm đồi trụy, những nguyên nhân, các hành vi sai lệch của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay, và chính những văn hóa phẩm đồi trụy, những nguyên nhân, các hành vi sai lệch đó đã hình thành nên những tên tội phạm còn rất trẻ nhưng rất nguy hiểm và khôn ngoan. Ở chương này các biện pháp phòng ngừa cũng được đưa ra bàn luận nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, ngăn ngừa suy nghĩ, lối sống sai chuẩn mực xã hội của một bộ phận thanh thiếu niên. Góp phần làm giảm các vụ án do thanh thiếu niên gây ra. + Chương VI (trang 680 đến trang 708) nói về phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm thanh thiếu niên trong nền kinh tế mở. Ở chương này nói về trong nền kinh tế mở sẽ có nhiều thay đổi trong gia đình, nhà trường và xã hội. Những thay đổi đó sẽ kéo theo sự thay đổi của thanh thiếu niên. Chính vì vậy, cần phải có các biện pháp phù hợp với thời đại mới, thời đại kinh tế mở, cần có sự phân công trách nhiệm cho ngành Giáo dục và đào tạo và ngành Công an để phòng ngừa cũng như ngăn chặn tội phạm thanh thiếu niên. Ngọc Quan, ngày 15 tháng 08 năm 2015 Người viết bài Đào Hoài Nam
Tài liệu đính kèm: