Phương pháp dạy học Toán

1. Mục tiêu chương:

- Nắm được vị trí tương đối của hai đường thẳng, khái niệm và điều kiện 2 đường thẳng song song, đường thằng song song với mặt phằng, 2 mặt phằng song song. Các thừa nhận, cách xác định mặt phẳng.

- Nắm được các khái niệm, các yếu tố của hình chop, hình tứ diện, lăng trụ, hình hộp, hình chóp cụt.

- Nắm được khái niệm phép chiếu song song, tính chất của phép chiếu song song, hình biểu diễn của hình không gian.

- Rèn kỹ năng vẽ hình trong không gian.

- 2. Nội dung

- Hai đường thẳng chéo nhau và song song.

- Đường thẳng và mặt phẳng song song

- Hai mặt phẳng song song

- Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian.

- Bài tập liên quan đến đường thẳng và mặt phẳng.

 

docx 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp dạy học Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Đồng Nai
Lớp ĐHLT Toán K3
Môn học: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN
Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị Thanh Thanh
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 20
Các thành viên:
Huỳnh Phạm Hoàng Linh
Nguyễn Thị Hoàng Thanh
Lê Thị Hòa
A. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
B. ĐÁNH GIÁ: Các bạn đều hoạt động tích cực.
C. MỤC LỤC:
I/. Tìm hiểu mục đích, nội dung chương, phương pháp dạy học của chương, phân tích, bình luận, đề nghị về phương pháp dạy học.
	1. Mục đích chương.
	2. Nội dung.
	3. Phương pháp dạy hoc.
	4. Phân tích và bình luận.
D. NỘI DUNG
I/. Tìm hiểu mục đích, nội dung chương, phương pháp dạy học của chương, phân tích và bình luận.
1. Mục tiêu chương:
- Nắm được vị trí tương đối của hai đường thẳng, khái niệm và điều kiện 2 đường thẳng song song, đường thằng song song với mặt phằng, 2 mặt phằng song song. Các thừa nhận, cách xác định mặt phẳng.
Nắm được các khái niệm, các yếu tố của hình chop, hình tứ diện, lăng trụ, hình hộp, hình chóp cụt.
Nắm được khái niệm phép chiếu song song, tính chất của phép chiếu song song, hình biểu diễn của hình không gian.
Rèn kỹ năng vẽ hình trong không gian.
2. Nội dung
Hai đường thẳng chéo nhau và song song.
Đường thẳng và mặt phẳng song song
Hai mặt phẳng song song
Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian.
Bài tập liên quan đến đường thẳng và mặt phẳng.
3. Phương pháp
Minh họa trực quan, quan sát.
Vấn đáp, gợi mở.
Liên hệ kiến thức cũ, liên hệ thực tế.
Hoạt động nhóm
4. Phân tích, bình luận, đề nghị:
- Khi giải một bài toán về chứng minh quan hệ song song trong hình học không gian, ta phải đọc kỹ đề, phân tích giả thuyết, kết luận, vẽ hình đúng,  Ta cần phải chú ‎ý đến các yếu tố khác : Vẽ hình như thế tốt chưa? Cần xác định thêm các yếu tố nào trên hình không? Để giải quyết vấn đề ta xuất phát từ đâu? Nội dung kiến thức nào liên quan đến bài toán, .có như thế mới giúp ta giải quyết được nhiều bài toán mà không gặp khó khăn. Ngoài ra ta còn phải nắm vững kiến thức trong hình học phẳng, phương pháp chứng minh cho từng dạng toán: tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng, chứng minh hai đường thẳng song song, hai mặt phẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng. 
Nhưng trong thực tế: Khi giải các bài toán hình học không gian các giáo viên và học sinh thường gặp một số khó khăn với nguyên nhân như sau: Học sinh cần phải có trí tưởng tượng không gian tốt; Học sinh quen với hình học phẳng nên khi học các khái niệm của hình không gian hay nhầm lẫn, chưa biết vận dụng các tính chất của hình học phẳng cho hình không gian; Một số bài toán không gian thì các mối liên hệ giữa giả thiết và kết luận chưa rõ ràng làm cho học sinh lúng túng trong việ định hướng cách giải; Bên cạnh đó còn có nguyên nhân như các em chưa xác định đúng động cơ học tập. 
Chính vì vậy, để giải được bài hình học tốt, nhóm tôi có một số giải pháp tăng cường kỹ năng kiến thức cho học sinh đó là:
Vẽ hình đúng – đây là hình ảnh trực quan, nó gợi mở và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải các bài toán và phát huy trí tưởng tượng không gian, phát huy tính tích cực và niềm say mê học tập của học sinh. Vẽ đúng – trực quan hình vẽ giúp học sinh tránh được các sai lầm đáng tiếc. 
Tăng cường vấn đáp nhằm giúp học sinh hiểu rõ các khái niệm trong hình học không gian như : hình chóp; tứ diện; hình chóp đều; hình lăng trụ; hình hộp; hình hộp chữ nhật; .; quan hệ song song của hai đường thẳng; hai mặt phẳng; đường thẳng và mặt phẳng,
Sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lý như các mô hình trong không gian, các phần mềm giảng dạy.
Dạy học theo các chủ đề, các dạng toán, mạch kiến thức mà giáo viên phân chia từ khối lượng kiến thức cơ bản của chương trình nhằm giúp học sinh hiểu sâu các kiến thức mà mình đang có, vận dụng chúng một cách tốt nhất. 
Khi giải 1 số bài toán về quan hệ song song trong không gian, ta có thể phân loại, nêu phương pháo giải từng dạng toán, sau đó cho HS làm bài tập tương tự từ cơ bản đến nâng cao, qua đó tạo sự hứng thú cho HS và cho HS có cơ sở để mở rộng tư duy.
II/. Những nội dung giảm tải trong chương VII và kiến thức trọng tâm.
	1. Giảm tải.
	2. Kiến thức trọng tâm.
Các tính chất thừa nhận
Cách xác định mặt phẳng
Hình chóp, hình tứ diện.
Vị trí tương đối của hai đường thẳng
Khái niệm hai đường thẳng song song, chéo nhau.
Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng
Rèn kĩ năng vẽ hình trong không gian
Các tính chất hình học
III/. Xây dựng các hoạt động và hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động giải bài tập sau:
Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P, Q và S lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AC, BD, CD, AD và BC. Chứng minh rằng các đoạn thẳng MN, PQ, RS đổng quy tại trung điểm mỗi đoạn.
Các hoạt động
Hệ thống câu hỏi
Dự kiến câu trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu.docx