Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 8

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trên thực tế đa số giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng còn chưa quan tâm khai thác kênh hình SGK hoặc dùng kênh hình như là hình ảnh minh họa mà quên đi chính đó là tư liệu không thể thiếu được trong việc dạy học lịch sử. Vì vậy việc khai thác nội dung kênh hình trong SGK là vấn đề quan trọng trong việc thực hiện vấn đề tái tạo lịch sử, biểu tượng lịch sử.

Phương pháp học tập khai thác nội dung kênh hình trong SGK là một phần phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Làm thế nào để học sinh tìm hiểu kiến thức qua kênh hình, từ đó giúp các em nắm chắc, nhớ lâu được kiến thức.

Với phương pháp này, học sinh tự giác chủ động lĩnh hội kiến thức, tăng thêm sự hứng thú trong học tập

 

doc 26 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4140Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đây là môn phụ, không tham gia xét tuyển, cho nên các em chỉ học qua loa, chiếu lệ cho có điểm thôi, chứ không học với niềm say mê thực sự. Điều đó, chúng ta phải thừa nhận rằng, việc học sinh không thích học bộ môn vẫn là bắt nguồn từ các phương pháp giảng dạy của giáo viên, vẫn còn phần đông giáo viên chưa thực sự nắm chắc phương pháp, kỹ thuật dạy học lịch sử có hiệu quả cao, chưa xác định cho mình quá trình dạy học rõ ràng, từ đó giáo viên chưa khơi dậy ở các em lòng đam mê hứng thú tìm tòi trong học tập môn lịch sử và cũng vì thế đã làm cho chất lượng tiết dạy chưa cao và học sinh thật sự thích bộ môn.
Vì vậy, để giúp các em có phương pháp học tập tốt đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn và vận dụng phương pháp hợp lý là khâu tổ chức hoạt động dạy học, nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh để việc giảng dạy đạt hiệu quả cao, tạo được sự hứng thú, say mê học tập của học sinh.
Thực tế cho chúng ta thấy bộ môn lịch sử có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ giúp học sinh phát triển năng lực và trí tuệ, giáo dục học sinh tư tưởng đạo đức trong cuộc sống và trong lao động. Do đó, để đạt mục tiêu trên cần hướng dẫn học sinh khai thác triệt để nội dung kênh hình trong SGK để học sinh khắc sâu, nắm chắc kiến thức qua nội dung bài học là phương tiện thông tin có hiệu quả nhất về quá khứ lịch sử vừa là phương tiện làm việc của học sinh. Tác dụng của việc khai thác kênh hình không chỉ dừng lại ở chổ kích thích hứng thú học tập và làm học sinh dễ hiểu, mà còn góp phần trao dồi khả năng tư duy, kỹ năng, kỹ xảo cho các em thông qua việc sử dụng các kênh hình. Việc sử dụng các kênh hình trong dạy học là rất cần thiết và quan trọng, giúp cho học sinh thuận tiện hơn trong việc suy luận so sánh các đối tượng trong quá trình phân tích tổng hợp.
Việc khai thác kênh hình trong SGK sao cho đạt yêu cầu cao nhất trong việc thực hiện mục tiêu dạy học thể hiện rõ tư tưởng sư phạm, tuy nhiên nội dung kênh hình mỗi bài học rất đa dạng tùy theo yêu cầu của từng bài mà sử dụng các hoạt động khác nhau. Nhưng trong một tiết học làm thế nào để học sinh hoạt động là chính, giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn các hoạt động của học sinh, lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung bài dạy để truyền đạt thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm giảng dạy ở đồng nghiệp để tìm biện pháp hữu hiệu nhất, để giúp các em học tập tốt hơn.
3 .NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
 3.1 Vấn đề đặt ra:
Để phù hợp với các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới thì việc khai thác nội dung kênh hình trong SGK không chỉ nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn mà còn là một nguồn nhận thức lịch sử chứ không chỉ là minh họa cho bài học.
Tuy nhiên, sử dụng thế nào có hiệu quả, phát triển tư duy cho học sinh thì không đơn giản. Hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan do nhiều yếu tố quyết định như: nội dung của bài học, tranh ảnh lịch sử, phương pháp sử dụng, kỹ năng và năng lực sư phạm của giáo viên.
Việc khai thác nội dung kênh hình trong SGK được thực hiện tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu vơi nhau: tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, phát triển năng lực chú ý và hứng thú quan sát.
Ngược lại, nếu không thực hiện tốt dễ làm cho học sinh phân tâm sự chú ý, không tập trung.
Do đó, trong quá trình sử dụng kênh hình trong SGK giáo viên không những có vai trò định hướng cho học sinh quan sát hướng dẫn và gợi ý cách khai thác kiến thức mà còn giúp học sinh tự thao tác, sử dụng, khám phá, tìm tòi kiến thức hoặc cũng cố kiến thức và rèn kỹ năng quan sát cho học sinh. Để khai thác nội dung kênh hình trong SGK giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, trong SGK và nêu câu hỏi để học sinh khai thác qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động hợp tác tổ, nhóm, qua đó giáo dục tư tưởng cho học sinh sau mỗi tiết học, bài học. Tạo điều kiện cho học sinh tích cực và hứng thú học tập tìm hiểu về lịch sử, xác định rõ động cơ, phương pháp học tập lịch sử không phải là học thuộc lòng mà là một phương pháp luận sử học.
3.2 Giải pháp chứng minh vấn đề được giải quyết:
Để việc khai thác nội dung kênh hình trong SGK có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn lịch sử theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần phải theo các hướng sau:
*Khi sử dụng tranh ảnh:
- Những kỹ năng cần lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung tranh ảnh lịch sử, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh những kĩ năng:
+ Kĩ năng quan sát, nhận xét.
+ Kĩ năng mô tả .
+ Kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá.
-Các bước khai thác tranh ảnh lịch sử. Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh nhằm làm cho học sinh tự tìm hiểu nội dung của tranh ảnh dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên, xin nêu một số gợi ý việc khai thác tranh ảnh lịch sử trong SGK. Trong việc dạy và học có hiệu quả như sau:
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi, nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung từ tranh ảnh,lược đồ
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh ,lược đồ, sau khi đã quan sát và nhận xét, kết hợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung nội dung trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh.
*Hướng dẫn học sinh khai thác từ kênh hình :
Kênh hình bao gồm bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử, là những phương tiện dạy học rất đặc trưng của bộ môn lịch sử, giúp học sinh tái hiện lại những sự kiện, nhân vật, hiện tượng trong quá khứ. Theo xu hướng hiện nay là giảm bớt thuyết trình của giáo viên, tạo điều kiện để học sinh học tập tích cực, sử dụng kênh hình như là một nguồn cung cấp kiến thức giúp cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức và rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không chỉ minh họa cho lời giảng của giáo viên. Như vậy, kênh hình là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Để khai thác kênh hình có hiệu quả cần thực hiện một số yêu cầu sau:
-Về phía giáo viên:
+ Nắm chắc nội dung chương trình
+ Xác định rõ kiến thức, nội dung trong bài mà học sinh cần lĩnh hội qua kênh hình.
+ Chuẩn bị một số câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh gợi ý để các em biết tự giác khai thác kiến thức từ kênh hình.
+Giaó viên phải đặt ra tình huống có vấn đề ,hướng dẫn, tổ chức học sinh khai thác tìm ra
+ Kịp thời động viên, khuyến kích và đánh giá học sinh.
 - Về phía học sinh:
 + Rèn luyện một số kĩ năng khai thác kiến thức từ kênh hình.
 + Tích cực chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức từ hệ thống kênh hình.
* Các bước khai thác kênh hình :
- Hướng dẫn học sinh tham gia một chuyến du lịch bằng cách giới thiệu sơ lược và hấp dẫn những hình ảnh trong hệ thống kênh hình.
+ Nêu mục đích làm việc với kênh hình.
+ Đưa ra những câu hỏi gợi ý để cho học sinh có cơ sở khai thác kiến thức từ kênh hình.
+ Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi trên cơ sở các em tự phát hiện.
+ Tạo cơ hội cho học sinh nhận xét, bổ sung trước khi đi đến kết luận.
Dạy học tích cực thực chất là quá trình hướng dẫn học sinh cách học, quá trình đó không chỉ là do người truyền thụ mà quan trọng hơn phải là do chính các em tìm tòi khám phá, giải quyết. Việc khai thác vốn kiến kiến thức sẵn có của học sinh trong dạy học lịch sử có nhiều cách tùy thuộc vào khả năng của mỗi giáo viên, vào đối tượng học sinh, vào thiết bị và phương tiện dạy học. Song có thể sử dụng một cách phổ biến sau:
* “ Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời” với cách này câu hỏi đưa ra phải tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ sự hiểu biết vốn có của mình, tránh trường hợp chỉ cần đọc tài liệu là trả lời được.
*Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình chính là cách khai thác vốn hiểu biết sẵn có của học sinh để các em tự nói lên những hiểu biết vốn có của mình làm được như vậy học sinh sẽ hiểu bài sâu và nhớ lâu những kiến thức đã học.
 *Ví dụ: 
 a. Sử dụng bản đồ, lược đồ: 
 Sử dụng lược đồ trong sách giáo khoa hoặc bản đồ được cấp là một yêu cầu cấp thiết trong dạy học lịch sử, nhằm phát triển tư duy của học sinh. Song, sử dụng như thế nào để phát huy hiệu quả của nó trong dạy học lịch sử thì ít được chú ý. Sử dụng như thế nào mới đáp ứng được yêu cầu của chương trình thay sách theo hướng học sinh chủ động nắm kiến thức chứ không phải để minh họa cho kiến thức?
 Trên bản đồ lịch sử, các sự kiện luôn được thể hiện trong một không gian, thời gian, địa điểm cùng một số yếu tố địa lí nhất định. Tất cả nội dung trên đã được mã hóa bằng các kí hiệu: màu sắc, mũi tên hoặc nhiều kí hiệu khác đã được nêu rõ ở chú giải của bản đồ, lược đồ.
 Bản đồ, kí hiệu bản đồ, cách đọc bản đồ là nội dung kiến thức đã được đưa vào trong chương trình giảng dạy của bộ môn Địa lí lớp 6 với 3 tiết nhằm cung cấp cho học sinh kĩ năng vẽ và đọc bản đồ nên học sinh từ lớp 6 đã biết sử dụng và đọc bản đồ, lược đồ.
 Trong quá trình biên soạn sách giáo khoa, mức độ yêu cầu rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ và bản đồ cho học sinh trong bộ môn Lịch sử cũng được thể hiện rất rõ trong sách giáo khoa Lịch sử ở từng khối lớp:
 Ở lớp 6, yêu cầu rèn luyện kĩ năng điền kí hiệu thích hợp vào bản đồ, thì sang lớp 7, bản đồ - lược đồ đã có kí hiệu, có bản chú giải nên yêu cầu về kĩ năng cao hơn một bước, đầu tiên là “sử dụng lược đồ để trình bày tóm tắt diễn biến..” sau đó chuyển qua “Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến...” và tiếp tục được hoàn thiện thành kĩ năng ở lớp 8,9. Như vậy việc hướng dẫn, tổ chức cho học sinh lớp 8 dựa vào kênh hình để tự mình khai thác kiến thức là đảm bảo tính vừa sức, khoa học, phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục mới. Khi tổ chức các hoạt động dạy học có sử dụng lược đồ, bản đồ nhất thiết phải lưu ý sử dụng và khai thác các kĩ năng sau: vẽ lược đồ, tường thuật, miêu tả, quan sát, so sánh, nhận định đánh giá, rút ra quy luật, bài học lịch sử. Quá trình khai thác phải thực hiện các bước như sau:	
 -Bước 1: GV hướng dẫn học sinh đọc tên lược đồ, bản đồ; xác định ranh giới, chú giải bản đồ, lược đồ.
 -Bước 2: GV đặt câu hỏi nêu vấn đề nội dung tìm hiểu qua lược đồ, bản đồ
 -Bước 3: HS trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung bản đồ, lược đồ.
 -Bước 4: HS - GV nhận xét, bổ sung, mở rộng hoàn thiện kiến thức.
Ví dụ: Hình 10. Lược đồ lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp năm 1793 (Trang 15, Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794)
 Hình 10:Lược đồ lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp năm 1793
 -Bước 1: Giáo viên giới thiệu ( hay học sinh tự đọc) nội dung tên lược đồ, chú giải của lược đồ, ranh giới. Hình 10. Lược đồ lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp năm 1793
 -Bước 2: Hãy dựa vào lược đồ, nêu tình hình của nước Pháp năm 1793?
 -Bước 3: HS dựa vào lược đồ, dung lời nói để tường thuật, miêu tả, cụ thể hóa tình hình của nước Pháp như sau: “Năm 1793, quân Anh cùng quân các nước châu Âu tấn công nước Pháp cách mạng từ nhiều hướng, trong nước bọn nổi loạn khắp nơi, nền độc lập bị đe dọa” 
 -Bước 4: GV nhận xét, bổ sung ý kiến trả lời của HS và hoàn chỉnh nội dung lược đồ cần cung cấp cho HS là: nước Pháp gặp khó khăn về ngoại xâm và nội loạn trong nước ngoài ra còn có thêm một số khó khăn trong nước nạn đầu cơ tích trữ hoành hành, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân đói khổ.
 Với cách sử dụng nêu trên giáo viên đã khắc phục những nhược điểm của cách dạy cũ như là (GV dựa vào lược đồ để trình bày diễn biến lịch sử, học sinh chỉ ngồi nghe), bây giờ thông qua quan sát bản đồ, đọc ký hiệu được biểu diễn trên bản đồ học sinh đã tự phát hiện được nội dung lịch sử. Như vậy từ vị trí thầy là người chủ động, trò thụ động trong giờ học đã chuyển sang thầy là người hướng dẫn tổ chức thực hiện còn trò là người chủ động tự mình tìm kiếm, khai thác kiến thức trong hoạt động học tập và trình bày trước tập thể lớp. Việc sử dụng bản đồ lịch sử đã góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng đọc bản đồ, củng cố thêm kiến thức địa lícho học sinh
b.Sử dụng tranh, ảnh lịch sử :	
	Do hiện thực lịch sử là hiện thực quá khứ nên học sinh không được tiếp xúc với các sự kiện, hiện tượng, nhân vật, quá trình lịch sử. Mặt khác, do lịch sử là quá khứ, gần hoặc xa, thậm chí rất xa và nội dung của những thời đại xa xưa ấy lại có nhiều điều khác, thậm chí rất khác với thời đại hiện nay nên con người hiện nay không dễ gì hình dung và cắt nghĩa được những gì đã từng xảy ra trước kia. Vì những lý do nêu trên, tranh hay ảnh lịch sử luôn luôn được xem là những tư liệu lịch sử quý. Khai thác tranh, ảnh lịch sử là một trong những cách tiếp cận lịch sử tốt nhất, có khả năng đưa lại hiệu quả giáo dục cao nhưng lại không phải là một công việc đơn giản, dễ thực hiện. Ở đây, ngoài vấn đề nhận thức nội dung lịch sử qua tư liệu tranh hay ảnh lịch sử còn có vấn đề rèn luyện óc quan sát và khả năng vận dụng phương pháp mô tả. Nhiều thầy, cô giáo có kinh nghiệm cho rằng, việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng vừa nêu thường đạt hiệu quả cao khi các em được tiếp cận với các tư liệu tranh, ảnh dưới sự hướng dẫn có phương pháp, có kế hoạch của giáo viên. Cụ thể như sau:
b.1.Tranh nhân vật lịch sử: 
	Sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử có ý nghĩa rất lớn trong học tập lịch sử, cần chú ý đến mục đích giáo dục, giáo dưỡng và phát triển tư duy. Để giúp HS học cách tiếp cận lịch sử qua tranh nhân vật lịch sử chúng ta có thể hướng dẫn các em đi theo những bước và tìm hiểu theo hướng sau: 
Trước tiên, GV phải xác định nội dung cần khai thác từ tranh nhân vật lịch sử:
 *Ở mức độ 1: tiếp cận đầu tiên tranh các nhân vật lịch sử, học sinh cần tìm hiểu: Ngày tháng năm sinh và mất, đặc điểm về nhận dạng.
 *Ở mức độ 2: Đi sâu hơn, học sinh cần tìm hiểu: thái độ lập trường, quan điểm chính trị, tư tưởng của nhân vật lịch sử đang được tìm hiểu được thể hiện qua những chi tiết nào? 
 Có rất nhiều nhân vật lịch sử được đưa vào chương trình giảng dạy nên trong quá trình giảng dạy giáo viên phải tùy theo nhân vật lịch sử để xác định mức độ khai thác kiến thức với từng tranh nhân vật lịch sử cho phù hợp với yêu cầu của bài học chứ không nhất thiết phải thực hiện hết các yêu cầu đã nêu trên. Riêng đối với các anh hùng dân tộc, lãnh tụ cách mạng phải lưu ý làm nổi bật tính cách của nhân vật ấy thông qua việc miêu tả hình thức bề ngoài, hay nêu khái quát ngắn gọn tiểu sử của nhân vật ấy làm cho học sinh hứng thú, kích thích óc tò mò, phát triển năng lực nhận thức.
 Sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh hoạt động theo các bước sau:
 -Bước 1:Cho HS quan sát tranh, ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.
 -Bước 2: GV đưa ra câu hỏi nêu vấn đề và tổ chức, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tranh ảnh.
 -Bước 3: HS trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh, ảnh sau khi đã quan sát, kết hợp gợi ý của GV và tìm hiểu nội dung bài học.
 -Bước 4: GV nhận xét, bổ sung ý kiến trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác tranh, ảnh cho HS
 Ví dụ: Hình 44.Tôn Trung Sơn (1866 – 1925) trang 61(Bài 10: Trung Quốc cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX
H44.Tôn Trung Sơn(1866-1925)
Bước 1: GV yêu cầu học sinh nêu những thông tin về nhân vật Tôn Trung Sơn qua Hình 44. (HS sẽ trình bày năm sinh và mất, đặc điểm về nhận dạng của Tôn Trung Sơn là: sinh năm 1866 mất năm 1925, tóc ngắn, bận âu phục)
 Bước 2: GV nêu tình huống vấn đề để học sinh khai thác nội dung của tranh nhân vật: Đặc điểm nhận dạng đã thể hiện lập trường, quan điểm chính trị, tư tưởng của ông có điểm gì khác với những người cùng thời? (Đặc điểm nhận dạng: tóc, trang phục...).
 Bước 3: HS trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh, ảnh.
 Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến trả lời của HS, hoàn thiệu nội dung khai thác tranh ảnh cho HS:(Đặc điểm nhận dạng: tóc ngắn, bận âu phục khác với những người cùng thời là tóc đuôi sam, áo dàithể hiện tư tưởng canh tân, theo tây học của giai cấp tư sản trong lòng xã hội phong kiến Trung Quốc).
 Dựa vào tài liệu tham khảo ở sách giáo viên, giáo viên kể cho học sinh một số nét về tiểu sử của ông: Tôn Trung Sơn (1866 – 1925), vốn tên là Văn, tự Dật Tiên, xuất thân trong một gia đình nông dân tỉnh Quảng Đông. Thuở hàn vi, ông vốn đồng cảm với những người dân nghèo khổ, lớn lên được người anh là một nhà tư bản cho đi du học ở Mĩ, Anh. Năm 1882, ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa ở Hồng Kông. Từ 1902 đến 1905, ông đã từng đi nhiều nước trên thế giới: qua Hà Nội (Việt Nam), Nhật Bản, Mĩ,Châu ÂuNăm 1905, tại Tô-ki-ô (Nhật Bản), ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và chịu ảnh hưởng của các nước tư bản nên chủ trương tiến hành cách mạng tư sản.
 Như vậy ngoài việc dùng ảnh nhân vật để giới thiệu hình dạng nhân vật lịch sử giáo viên còn có thể khai thác quan điểm, lập trường giai cấp của nhân vật đó từ đồ dùng dạy học này và đã tạo học sinh một ấn tượng sâu sắc về nhân vật lịch sử vừa học.
 b.2.Tranh biếm họa: Trong quá trình khai thác tranh biếm họa, hãy chỉ ra nét vẽ có tính biếm họa và ý nghĩa châm biếm ( nhẹ nhàng hay sâu cay) hoặc ở mức độ đả kích của bức tranh, qua đó nêu nhận xét về thái độ của tác giả đối với sự kiện, hiện tượng hay thời kì lịch sử đó. Để giúp HS học cách tiếp cận lịch sử qua tranh lịch sử chúng ta có thể hướng dẫn các em đi theo những bước tìm hiểu như sau:
 Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.
 Bước 2: GV đặt vấn đề để học sinh phát hiện nội dung được thể hiện của tranh biếm họa: Chi tiết biếm họa? mục đích biếm họa?
 Bước 3: HS trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh, ảnh sau khi đã quan sát, kết hợp gợi ý của GV và tìm hiểu nội dung bài học.
 Bước 4: GV nhận xét, bổ sung ý kiến trả lời của HS, hoàn thiện nội dung khai thác tranh, ảnh cho HS
 Ví dụ Hình 42: Các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc, trang 59. (Bài 10: Trung Quốc cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX).
Hoạt động dạy học được thực hiện như sau:
-Bước 1:
Cho học sinh quan sát H 42, xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh. (Trung Quốc được xem như một cái bánh ngọt, các nước đế quốc đang xâu xé cái bánh ngọt TQ)
 -Bước 2: Đặt vấn đề: Vì sao lại ví Trung Quốc như một cái bánh ngọt khổng lồ mà không phải là một khúc xương chẳng hạn?
 -Bước 3: HS trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi quan sát, kết hợp gợi ý của GV và tìm hiểu nội dung trong bài học.(Bánh ngọt có đặc điểm ngon và dễ ăn. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, đông dân và nhiều tài nguyên (ngon), chế độ phong kiến Trung Quốc lại đang suy yếu (dễ ăn).
 -Bước 4: GV kết luận: Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, đông dân và nhiều tài nguyên, chế độ phong kiến Trung Quốc lại đang suy yếu nên đây chính là nguyên nhân các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc và bổ sung thêm nội dung bức tranh: những người trong H42 từ trái sang phải là Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống Mĩ, Thủ tướng Anh.
 Với cách tổ chức hoạt động dạy học: từ chi tiết biếm họa của bức tranh để rút ra được kiến thức (từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng) đã giúp học sinh chủ động tìm ra, hiểu, khắc sâu kiến thức qua một hình ảnh ấn tượng khó quên: 
Cái bánh ngọt lớn = Trung Quốc rộng lớn
Cái bánh ngọt ngon = Trung Quốc nhiều tài nguyên, dân đông 
Cái bánh ngọt mềm, dễ ăn = Trung Quốc có chế độ PK suy yếu
àđây là nguyên nhân các đế quốc xâu xé đất nước Trung Quốc.
 b.3 Tranh lịch sử: Tranh ảnh được đưa vào trong giảng dạy Lịch Sử ở trường phổ thông có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức, có tác dụng giáo dục tư tưởng tính cách mà còn phát triển tư duy cho học sinh. Bản thân tranh ảnh không thể gây được sự quan sát tích cực của học sinh nếu như nó không được quan sát trong những tình huống có vấn đề, trong những nhu cầu cần thiết phải trả lời một vấn đề cụ thể. Qua tranh ảnh lịch sử, học sinh sẽ tiếp cận lịch sử theo các bước sau:	 
 Bước 1: GV xác định nguồn gốc, thời điểm của bức tranh, cách thể hiện nội dung của tác giả trên tranh ảnh.	
 Bước 2: Cho HS rút ra nội dung kiến thức được thể hiện qua tranh lịch sử.
 Bước 3: GV nêu yêu cầu cụ thể cho HS xử lí thông tin tiếp nhận từ tranh ảnh lịch sử
 Bước4: GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện ý kiến trả lời của HS 
 Ví dụ: Hình 99. Nông dân Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc (Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam)
Buớc 1: GV xác định đây hình ảnh người nông dân Việt Nam cày ruộng dưới thời Pháp thuộc. (người nông dân dưới thời Pháp thuộc lưng trần, nón cời, gầy yếu, hai người đang kéo cày thay cho trâu). 
 Bước 2: GV đưa ra câu hỏi nêu vấn đề và tổ chức, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tranh, ảnh: Cuộc sống người nông dân dưới thời Pháp thuộc so với trước như thế nào? 
 Bước 3: HS trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh, ảnh sau khi đã quan sát, kết hợp gợi ý của GV và tìm hiểu nội dung bài học. 
 Bước 4: GV nhận xét, bổ sung ý kiến trả lời của HS, hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cho học sinh.(Người nông dân dưới thời Pháp thuộc phải kéo cày thay trâu, lưng trần, nón cời, gầy ốmchứng tỏ người nông dân bị bần cùng hóa hơn so với thời phong kiến)
 Với cách sử dụng tranh ảnh như vậy, GV vừa khai thác nội dung lịch sử thể hiện qua tranh ảnh, vừa phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh mà còn có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc, thẩm mĩ rất lớn. Ngắm nhìn bức tranh Nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc học sinh sẽ có những tình cảm mạnh mẽ về nỗi cực khổ của người dân mất nước (kéo cày th

Tài liệu đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_su_8.doc