I. Mở bài
II. Thân bài
1. Khái quát
– Tác giả/tp/ xuất xứ
– Giải thích ý kiến:
+ “một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”. Nghĩa là, tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ ấy đã mang những đặc điểm của một tình yêu truyền thống với những nhớ nhung, giận hờn, niềm tin, sự thủy chung như bao nhiêu tình yêu khác.
+ “chất hiện đại như tình yêu hôm nay”. Đó là cá tính mạnh mẽ của người phụ nữ thế kỷ hai mươi bứt phá những nhỏ hẹp đời thường để đến với tình yêu rộng lớn bao la. Hiện đại ở đây gắn liền với quan niệm tình yêu tự do chứ không phải là thụ động như tình yêu truyền thống.
2. Chứng minh
a. Trước hết, “Sóng” thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”
– Tình yêu ấy có nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, hiền hòa, êm dịu. Đó là chất nữ tính – một phẩm chất di truyền từ ngàn đời ở phụ nữ. Khi lại ồn ào, dữ dội với những ghen tuông, giận hờn vô cớ (cung bậc muôn đời khi yêu). Hai trạng thái cảm xúc ấy “Dữ dội – dịu êm/Ồn ào – lặng lẽ” là đối cực của sóng nhưng cũng là những cảm xúc nội tâm đầy phức tạp, mâu thuẫn nhưng cũng rất thống nhất hài hòa trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. (2 câu đầu khổ 1)
– Tình yêu truyền thống không thể thiếu nỗi nhớ thương và sự thủy chung. Nếu thủy chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ là nồng độ để đo độ thủy chung ấy: khổ 5-6
– Đã yêu là tin và người phụ nữ trong tình yêu ngàn đời luôn tin điều đó. Niềm tin ấy đặt vào những con sóng biển. Sóng ở mãi tận giữa vô cùng, gặp muôn ngàn bão tố nhưng cuối cùng “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở” thì cuối cùng em tin tình yêu của chúng ta sẽ đến được cùng nhau.
Đề : Qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay” ( Hà Minh Đức). Anh/ chị hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ ý kiến trên. HƯỚNG DẪN I. Mở bài II. Thân bài 1. Khái quát – Tác giả/tp/ xuất xứ – Giải thích ý kiến: + “một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”. Nghĩa là, tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ ấy đã mang những đặc điểm của một tình yêu truyền thống với những nhớ nhung, giận hờn, niềm tin, sự thủy chung như bao nhiêu tình yêu khác. + “chất hiện đại như tình yêu hôm nay”. Đó là cá tính mạnh mẽ của người phụ nữ thế kỷ hai mươi bứt phá những nhỏ hẹp đời thường để đến với tình yêu rộng lớn bao la. Hiện đại ở đây gắn liền với quan niệm tình yêu tự do chứ không phải là thụ động như tình yêu truyền thống. 2. Chứng minh a. Trước hết, “Sóng” thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời” – Tình yêu ấy có nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, hiền hòa, êm dịu. Đó là chất nữ tính – một phẩm chất di truyền từ ngàn đời ở phụ nữ. Khi lại ồn ào, dữ dội với những ghen tuông, giận hờn vô cớ (cung bậc muôn đời khi yêu). Hai trạng thái cảm xúc ấy “Dữ dội – dịu êm/Ồn ào – lặng lẽ” là đối cực của sóng nhưng cũng là những cảm xúc nội tâm đầy phức tạp, mâu thuẫn nhưng cũng rất thống nhất hài hòa trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. (2 câu đầu khổ 1) – Tình yêu truyền thống không thể thiếu nỗi nhớ thương và sự thủy chung. Nếu thủy chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ là nồng độ để đo độ thủy chung ấy: khổ 5-6 – Đã yêu là tin và người phụ nữ trong tình yêu ngàn đời luôn tin điều đó. Niềm tin ấy đặt vào những con sóng biển. Sóng ở mãi tận giữa vô cùng, gặp muôn ngàn bão tố nhưng cuối cùng “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở” thì cuối cùng em tin tình yêu của chúng ta sẽ đến được cùng nhau. b. “tính hiện đại như tình yêu hôm nay”. – Qua hình tượng sóng và toàn bộ bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình. Ở đây không còn sự thụ động, chờ đợi ( như trong truyền thống) nữa. Nếu “Sông không chịu hiểu mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, “tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung. (2 câu cuối khổ 1) – Tình yêu hiện đại đó còn là khao khát tự lý giải bản thân: khổ 3.4 và khao khát được hiến dâng (khổ 9) 3. Bình luận – Cả hai ý kiến đều đúng, ý kiến thứ nhất thiên về nói lên những đặc điểm của tình yêu truyền thống. Ý kiến thứ hai thiên về khẳng định bản lĩnh ở người phụ nữ. Tuy bàn về hai vấn đề khác nhau nhưng cả hai đều góp phần hỗ trợ và bổ sung cho nhau làm sang tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Hiện đại không tách rời truyền thống. III. KẾT BÀI
Tài liệu đính kèm: