Quy trình xây dựng đề kiểm tra

QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA

I. Quy trình xây dựng đề kiểm tra

Quy trình ở đây được hiểu là các bước cụ thể (có tính ước lệ và chỉ là gợi ý tham khảo)để thiết kế một đề kiểm tra môn Tiếng Việt ở tiểu học:

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất nào của học sinh? Vào thời điểm nào? Đối tượng học sinh nào?.).

Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá, ma trận đề kiểm tra (dựa vào mục đích đánh giá, Chuẩn kiến thức, kĩ năng, nội dung trọng tâm cốt lõi để xác định các chủ đề nội dung cần đánh giá).

Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2).

Bước 4: Dự kiến các phương án trả lời (đáp án) các câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian làm bài.

Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình dung được các tình huống học sinh sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số).

Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (Rà soát lại các câu hỏi/bài tập, mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện – đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi/bài tập tương tự trong suốt quá trình dạy học).

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 12004Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Quy trình xây dựng đề kiểm tra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA
I. 	Quy trình xây dựng đề kiểm tra
Quy trình ở đây được hiểu là các bước cụ thể (có tính ước lệ và chỉ là gợi ý tham khảo)để thiết kế một đề kiểm tra môn Tiếng Việt ở tiểu học:
Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất nào của học sinh? Vào thời điểm nào? Đối tượng học sinh nào?...).
Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá, ma trận đề kiểm tra (dựa vào mục đích đánh giá, Chuẩn kiến thức, kĩ năng, nội dung trọng tâm cốt lõiđể xác định các chủ đề nội dung cần đánh giá).
Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2).
Bước 4: Dự kiến các phương án trả lời (đáp án) các câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian làm bài.
Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình dung được các tình huống học sinh sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số).
Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (Rà soát lại các câu hỏi/bài tập, mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện – đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi/bài tập tương tự trong suốt quá trình dạy học).
II. Các bước cơ bản thiết kế ma trận đề kiểm tra: 
Bước 1: Liệt kê các nội dung/chủ đề/mạch kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra; 
Bước 2: Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi mức độ nhận thức;
Bước 3: Xác định tỉ lệ %, số điểm, số câu cho mỗi nội dung, chủ đề, mạch kiến thức tương ứng với tỉ lệ %;
Bước 4: Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột và kiểm tra tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
Bước 5: Rà soát lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. 
III. Môn Tiếng Việt:
1. Hướng dẫn chung:
– Kiểm tra định kì môn Tiếng Việt được tiến hành với 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết, bao gồm:
+ Bài kiểm tra đọc (10 điểm).
+ Bài kiểm tra viết (10 điểm).
(ở mỗi lớp, sẽ có hướng dẫn riêng)
Điểm kiểm tra định kì môn Tiếng Việt (điểm chung) là trung bình cộng điểm của 2 bài kiểm tra Đọc, Viết quy về thành điểm 10 (chia số điểm thực tế cho 2) và được làm tròn 0,5 thành 1. 
Ví dụ: điểm thực tế của 2 bài kiểm tra Đọc, Viết là 19, quy về thang điểm 10 là 9,5 (làm tròn số thành 10). 
2. 	Xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ
2.1. Gợi ý quy trình xây dựng câu hỏi/bài tập theo 4 mức độ
Bước 1: Xác định mục tiêu cần kiểm tra (nội dung và yêu cầu cần đạt). Từ đó xác định mức độ (bằng cách đối chiếu với 4 mức độ) và dự kiến câu hỏi/bài tập.
Bước 2: Xây dựng hướng dẫn chấm câu hỏi/bài tập.
Bước 3: Điều chỉnh câu hỏi/bài tập nếu cần thiết (có thể chuyển thành câu hỏi/bài tập mức độ dễ hơn, bằng cách: giảm bớt thao tác, giảm độ nhiễu, giảm yêu cầu,; hoặc chuyển thành câu hỏi/bài tập ở mức độ khó hơn, bằng cách: tăng thao tác, tăng độ nhiễu, tăng yêu cầu, ).
Bước 4: Thử nghiệm trên lớp học để đánh giá tính khả thi của câu hỏi/bài tập (nếu có điều kiện).
2.2. Ví dụ minh họa câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ
Môn Tiếng Việt ở tiểu học có mục tiêu hàng đầu là hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) cho học sinh. Việc xây dựng câu hỏi/bài tập theo 4 mức độ phù hợp để áp dụng cho nội dung kiểm tra kiến thức, kĩ năng về từ và câu và kiểm tra đọc hiểu. Các nội dung kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng, viết chính tả, viết đoạn/bài cần có chỉ dẫn riêng.
2.2.1. Kiểm tra kiến thức tiếng Việt
– Mức 1 (Biết): Nhận biết được hoặc nêu được định nghĩa đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó. 
Ví dụ:
(1) Thế nào là từ đồng nghĩa?
(2) Tìm 3 từ đồng nghĩa trong mỗi dòng sau:
a) nước nhà, non sông, tổ quốc, hành tinh 
b) hoàn cầu, năm châu, giang sơn, thế giới 
c) kiến thiết, xây dựng, kiến nghị, dựng xây 
– Mức 2 (Hiểu):Lấy ví dụ cho một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó hoặc giải thích được vì sao một trường hợp cụ thể nào đó thuộc một đơn vị, kiểu loại, quan hệ nào đó.
Ví dụ:
(1) Nêu ví dụ về từ đồng nghĩa.
(2) Vì sao ca trong câu a và ca trong câu b là hai nghĩa khác nhau của một từ ca? Vì sao ca trong câu a và ca trong câu c là hai từ đồng âm?
	a) Cho tôi mượn cái ca một tí. 
	b) Sa uống hết cả ca nước.
	c) Lan ca rất hay.
– Mức 3 (Vận dụng trực tiếp): Lựa chọn, sử dụng đúng một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào.
Ví dụ:
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào 4 chỗ trống trong các câu sau:
(hiền hòa, hiền lành, hiền từ, nhân ái)
	a) Bạn Nhung lớp em rất ....................
	b) Dòng sông chảy ................... giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
	c) Ba luôn nhìn em bằng cặp mắt .....................
	d) Cụ già ấy là một người ..................
– Mức 4 (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn): Lựa chọn để 
sử dụng một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó một cách nghệ thuật.
Ví dụ:
Thay từ in đậm bằng một từ láy đồng nghĩa để câu văn gợi tả hơn:
Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanhtrong mây.
2.2.2. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu
– Mức 1 (Biết): Câu hỏi yêu cầu học sinh dựa vào từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong bài để trả lời.
Ví dụ:
(1) Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?	
(Bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim” – Tiếng Việt 2)
(2) Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật.
(Bài “Hội vật” – Tiếng Việt 3)
–Mức 2 (Hiểu):Câu hỏi yêu cầu học sinh phải dựa vào ngữ cảnh, suy luận để cắt nghĩa.
Ví dụ: 
(1) Vì sao cô giáo khen Mai?
(Chiếc bút mực – Tiếng Việt 2)
(2) Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
(Bài “Mồ Côi xử kiện” – Tiếng Việt 3)
– Mức 3 (Vận dụng trực tiếp): Câu hỏi yêu cầu học sinh đánh giá giá trị nội dung của văn bản; lí giải hoặc giải quyết các tình huống/vấn đề tương tự như tình huống/vấn đề trong văn bản.
Ví dụ:
(1) Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
(Bài “Những hạt thóc giống” – Tiếng Việt 4)
(2) Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào?
(Bài “Tuổi Ngựa” – Tiếng Việt 4)
– Mức 4 (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn): Câu hỏi yêu cầu học sinh đánh giá giá trị nghệ thuật của văn bản; vận dụng những ý nghĩa, bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
Ví dụ: 
(1) Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước?
(Bài “Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng” – Tiếng Việt 5)
 (2) Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho Trái Đất? 
(Bài “Bài ca về Trái Đất” – Tiếng Việt 5)

Tài liệu đính kèm:

  • docQuy trinh xay dung de kiem tra theo ma tran_12173140.doc