MỤC LỤC Trang 1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI : . 2
1. GIỚI THIỆU : . . 2
1.1 Hiện trạng: . 2
1.2 Giải pháp thay thế: 2
1.3 Vấn đề nghiên cứu: 3
1.4 Vấn đề nghiên cứu: .3
2.PHƯƠNG PHÁP: .3
2.1 Khách thể nghiên cứu: .3
2.2 Thiết kế nghiên cứu: .4
2.3 Quy trình nghiên cứu: .4
1 2.4 Đo lường và thu thập dữ liệu: .8
2
2.5 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả: .9
2.5.1Phân tích dữ liệu: 9
2.5.2 Bàn luận kết quả: .10
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 11
Kết luận : .11
Kiến nghị: .11
TÀI LIỆU THAM KHẢO: .12
PHỤ LỤC:. .13
MỤC LỤC Trang 1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI :. 2 1. GIỚI THIỆU :... .. 2 1.1 Hiện trạng: .. 2 1.2 Giải pháp thay thế: 2 1.3 Vấn đề nghiên cứu: 3 1.4 Vấn đề nghiên cứu: .3 2.PHƯƠNG PHÁP: ..3 2.1 Khách thể nghiên cứu:..3 Thiết kế nghiên cứu:.4 Quy trình nghiên cứu:...4 2.4 Đo lường và thu thập dữ liệu:.8 2.5 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả:...9 2.5.1Phân tích dữ liệu: 9 2.5.2 Bàn luận kết quả: .10 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:11 Kết luận :...11 Kiến nghị:..11 TÀI LIỆU THAM KHẢO:.12 PHỤ LỤC:....13 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Hiện nay rèn kỹ năng thực hành vẽ theo mẫu cho học sinh đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi để nâng cao năng lực nhận thức, tăng tính độc lập, chủ động sáng tạo và phát triển tư duy cho học sinh. Thực tế trong quá trình giảng dạy môn mĩ thuật cho thấy “kỹ năng thực hành ” là yếu tố hết sức quan trọng có nhiều tác dụng. Trong đó tác dụng lớn nhất là giúp học sinh hiểu rõ được đối tượng vẽ, nhìn từ màu sắc độ đậm nhạt, hình khối của mẫu, rèn kỹ nhìn từ bao quát đến chi tiết cho học sinh. Để phát huy vai trò này và khắc phục một số hạn chế xuất hiện trong thực tế dạy-phần vẽ theo mẫu cho học sinh khối 6, nuôi dưỡng niềm yêu thích bộ môn, nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tôi chọn đề tài “ RÈN KĨ NĂNG THỰC HÀNH TRONG PHÂN MÔN VẼ THEO MẪU MĨ THUẬT LỚP 7”. Để tìm hiểu vấn đề này, tôi đã lựa chọn tìm hiểu và nghiên cứu 2 lớp học đại trà trong trường tiểu học K’Nai năm học 2015 – 2016, lớp thực nghiệm sẽ được học theo thiết kế nhằm rèn kỹ năng thực hành cho học sinh để học sinh thực hành tốt bài vẽ theo mẫu theo quy trình là: Xác định mẫu cần vẽ rồi ghi nhớ, hướng dẫn học sinh cách vẽ mẫu, giúp học sinh hiểu mẫu vẽ gồm mấy đồ vật dành thời gian cho học sinh tự quan sát và tìm hiểu vị trí mẫu vẽ ,màu sắc ,độ đậm nhạt trên vật mẫu, rồi vẽ mẫu vào giấy vẽ. Còn lớp đối chứng học lần lượt từng tiết học theo chương trình, giáo viên không thường xuyên dùng rèn cho học sinh các kĩ năng thực hành. Đo lường hứng thú và kết quả học tập của học sinh qua các bài vẽ và đánh giá kết quả 2 lớp sau tiết học bằng phương pháp cùng làm một bài kiểm tra 2 lần. Các dữ liệu thu được đã được kiểm chứng và so sánh, thu được kết quả mức độ ảnh hưởng của tác động là 1.08.Mặt khác giá trị p của phép kiểm chứng t-test độc lập và t-test phụ thuộc đều có giá trị nhỏ hơn 0,03. Những kết quả đó cho thấy dạy học theo hướng rèn kỹ năng thực hành nhiều thời gian hơn, quan sát vật mẫu thật kỹ trước khi vẽ là yêu cầu cần thiết và hết sức quan trọng đã nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập ở học sinh. 1. GIỚI THIỆU. 1.1 Hiện trạng Chương trình mĩ thuật lớp 7 chủ yếu giúp học sinh hiểu được cách vẽ theo mẫu, cách vẽ tranh đề tài, cách vẽ trong trí, và thường thức mĩ thuật, trong đó thời lượng của mỗi phân môn là như nhau kiến thức thì có sự khác nhau. Vì trong hội họa thực hành là yếu tố cần thiết và cực kỳ quan trọng, thực hành giúp cho học sinh có khả năng thể hiện rõ và chính xác nhất đối tượng cần vẽ thì vẽ đẹp, vẽ mới đúng và thể hiện được tỉ lệ, hình dáng kích thước màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu. Kiến thức về vẽ theo mẫu được giảng dạy ở lớp 7 thường chỉ giới thiệu lý thuyết cho các em biết về cách vẽ theo mẫu, thế nào là vật mẫu, những khái niệm này gần gũi với các em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Học sinh lớp 7 ở trường TH K’Nai hiếu động, sôi nổi, và cũng rất tích cực học tập kiến thức mới, tuy nhiên kỹ năng thực hành còn nhiều hạn chế vì thời gian học còn ít phần thực hành còn ít, độ tuổi còn nhỏ, kinh nghiệm thực hiện những bài vẽ theo mẫu chưa nhiều. Trong số những kỹ năng của học sinh còn yếu thì kĩ năng thực hành vẽ theo mẫu của học học sinh lớp7 là còn yếu nhất yếu, bởi vì các em vẫn quen với lối vẽ theo ý thích của các em mà chưa thực hiện vẽ mẫu theo hướng dẫn của giáo viên và chưa có cách nhìn bao quát về tất cả các vật mẫu cần vẽ Kết quả là khi vẽ thì vẽ đến đâu là xong đến đó nên bài vẽ thường to nhỏ khác nhau lệch lạc về bố cục trong bài vẽ theo mẫu vị trí vật mẫu chưa hợp lý nên kết quả học tập chưa cao. 1.2 Giải pháp thay thế Để giải quyết khó khăn này thì “rèn kĩ năng thực hành” là một công cụ ( Hữu hiệu) tuyệt vời để hỗ trợ các em, giúp các em có cái nhìn khái quát trong phân môn vẽ theo mẫu, hiểu được tính khoa học trong phân môn vẽ theo mẫu từ đó có tư duy sáng tạo về cách vẽ, sử dụng màu sắc, về phác hình khối ,vì vậy giáo viên chỉ cần rèn luyện tốt kỹ năng thực hành trong phần vẽ theo mẫu cho học sinh là đã thu được nhiều ích lợi như học sinh biết khái quát vật mẫu, điều chỉnh bố cục vật mẫu hợp lý , học sinh biết vẽ các đồ vật, các sự hình ảnh một cách bao cách bao quát rồi mới vẽ chi tiết vật mẫu về màu sắc độ đậm nhạt, hình khối của vật mẫu từ đó mới nâng cao kết quả học tập. thực hành cũng rất phù hợp với quá trình vẽ trang trí và vẽ tranh đề tài, vì học sinh được tự tay làm sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. Với những lợi ích của Kỹ năng thực hành như vậy, nên tôi đã mạnh rạn thực hiện nghiên cứu để đánh giá hiệu quả thực sự của quá trình rèn kĩ năng thực hành trong phân môn vẽ theo mẫu, học sinh nhớ các bước vẽ theo mẫu nhớ về hình dáng màu sắc độ đâm nhạt cụ thể rõ rang và nhớ lâu hơn trong quá trình vẽ theo mẫu ở lớp 7 và những năm tiếp theo. 1.3 vần đề nghiên cứu Tôi đã ứng dụng phương pháp “rèn kĩ năng thực hành” cho các em trong những bài vẽ theo mẫu trong chương trình Mĩ Thuật lớp 7, chọn bài vẽ theo mẫu để khảo sát kết quả, trong các bài thực hành thì bài vẽ theo mẫu có nhiều kiến thức khó như: Quan sát đặc điểm của vật mẫu, vị trí các vật mẫu so với nhau, màu sắc trên mẫu như thế nào, độ đậm nhạt trên mẫu vật nào đậm hơn vật nào nhạt hơn, số lượng tiết cũng khá nhiều (9 tiết). Do số lượng tiết nhiều nên chiếm một tỷ lệ khá lớn phần đánh giá trong quá trình đánh giá xếp loại học sinh, vì vậy nếu học sinh có thể rèn luyện tốt kỹ năng thực hành vẽ theo mẫu trong quá trình vẽ thì sẽ giúp các em dễ nhớ hiểu được cách vẽ theo mẫu, đó chính là lý do tôi chọn phần rèn kĩ năng thực hành trong phân môn vẽ theo mẫu để nghiên cứu . 1.4 Giả Thuyết nghiên cứu. Tại trường TH K’Nai, học sinh ngoan là vùng nông thôn nên các em có thể chuẩn bị tốt các vật mẫu trong những bài học vẽ theo mẫu, đây là một thuận lợi rất lớn để tôi có thể thực hiện được mục đích của mình. Trong trường cũng có nhiều giáo viên sử dụng phương pháp quan sát để giảng dạy, các vấn đề về thực hành thì cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, phân tích. Khi thực hiện rèn kỹ năng thực hành vẽ theo mẫu với sự phát triển trí óc của học sinh tại trường THK’Nai, tôi muốn làm rõ hiệu quả của việc thực hành vẽ theo mẫu để vẽ có hiệu quả trong quá trình vẽ theo mẫu cho học sinh, và tôi cho rằng những học sinh của lớp được rèn luyện kỹ năng này sẽ có hứng thú và kết quả học tập cao hơn những học sinh ở lớp không được rèn kĩ năng quan sát mẫu để thực hành bài vẽ theo mẫu. 2. PHƯƠNG PHÁP. 2.1. Khách thể nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 7A1 và 7A2 của trường THK’Nai, đây là 2 lớp có lực học tương đương nhau, có học sinh Giỏi, Khá, Trung bình. Học sinh cả 2 lớp bao gồm cả những em nhanh nhẹn, cả những em học thụ động được học theo chương trình đại trà. Thông tin về 2 lớp được thể hiện ở bảng sau: STT THÔNG TIN 7A1(Lớp thực nghiệm) 7A2(Lớp đối chứng) 1 Giới tính Nam: 14 Nữ :16 Nam :16 Nữ :14 2 Kết quả năm trước G:4 K :13 TB: 12 G :5 K :12 TB:12 Lớp thực ngiệm là lớp 7A1 và lớp đối chứng là lớp 2A2, quá trình nghiên cứu được bắt đầu từ đầu năm học 2014 – 2015. Đánh giá hiệu quả được tôi chia ra làm 2 giai đoạn, năm học 2014 – 2015 và 2015- 2016. Kết quả nghiên cứu được rút ra từ những dữ liệu thu được trong năm học 2014 -2015. 2.2.Thiết kế nghiên cứu Để tìm hiểu vai trò của kĩ thực hành trong quá trình vẽ theo mẫu giúp học sinh hoàn thành bài vẽ tốt hơn cho học sinh, tôi đã chọn dạng thiết kế ngiên cứu là thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương. Vì các em học sinh còn nhiều nhiệm vụ học tập khác nên cần phải lựa chọn được dạng thiết kế vừa kiểm tra được hiệu quả của tác động vừa thuận tiện cho cả học sinh và giáo viên. Nội dung thiết kế được thực hiện tóm tắt như sau: Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động N1 O1 “Rèn kỹ năng thực hành trong phân môn vẽ theo mẫu” O3 N2 O2 Không tác động O4 2.3.Quy trình nghiên cứu: Thời gian thực hiện tác động: Lớp nghiên cứu Thời gian bắt đầu rèn kỹ năng cho học sinh Thời gian thực hiện kiểm tra lần 1 Thời gian tác động Thời gian thực hiện kiểm tra lần 2 7A1(lớp thực nghiệm) 1/06/2014 10/05/2014 24/08/2015 01/11/2015 7A2(lớp đối chứng) 1/06/2014 10/05/2014 24/08/2015 01/11/2015 Để rèn kỹ năng thực hành cho học sinh trong phần vẽ theo mẫu tôi đã áp dụng ở lớp 7A1(lớp thực nghiệm) và lớp 7A2(lớp đối chứng) những biện pháp sau: a.Thực hiện các bước chuẩn bị : *Giáo viên cần hiểu rõ các vấn đề liên quan đến quá trình thực hành, thực hành giúp học sinh hiểu rõ được vật mẫu cần vẽ hơn, dễ nhớ, nhìn thấy các vật mẫu tổng thể mà lại bảo đảm chi tiết, mở rộng ý tưởng đào sâu kiến thức, kích thích hứng thú học tập của học sinh, học sinh hiểu kiến thức dễ dàng hơn. Cụ thể: kĩ năng thực hành trong quá trình vẽ theo mẫu trong một bài học.là quan trọng vì khi thực hành xong học sinh hiểu được bài và vẽ sẽ được dung và đẹp hơn, học sinh cần vẽ cái gì trước và vẽ cái gì sau. - Bước 1: Vẽ tổng thể vật mẫu, vẽ khung hình chung và khung hình riêng. - Bước 2: Ước lượng tỉ lệ của các bộ phận và vẽ phác nét chính. - Bước 3: Vẽ chi tiết mẫu vẽ gồm có chi tiết nào, những vật gì, rồi vẽ chi tiết cho giống với mẫu.(mẫu gồm: lọ, hoa và quả) Để thực hiện kĩ năng thực hành vẽ theo mẫu chúng ta cần: Bộ mẫu vẽ gồm 2 vật mẫu hoặc 3 vật mẫu, một tờ giấy A4, một cây viết nên là viết chì hoặc chì màu, và một bộ mẫu vẽ gồm lọ, hoa và quả để trí não của các em được tự do thoải mái đưa vào giấy vẽ. Để bắt đầu thực hành vẽ theo mẫu, chúng ta nên chọn một nhóm vật mẫu, Các em sẽ bắt đầu thực hiện hiện vẽ phac khung hình chung,và vẽ phác khung hình riêng của từng vật mẫu iếp tục quan sát đặc điểm của vật mẫu, các vật mẫu có dạng khung hình gì, vật mẩu gồm có những bộ phận nào?.... Sau đó sử dụng bút chì vẽ phác khung hình chung và khung hình riêng của mẫu vào giấy vẽ. tiếp tục ước lượng tỉ lệ vẽ phác nét chính vào khung hình. Tỉ lệ của các bộ phận như lọ hoa và quả Chúng ta nên vẽ phác khung hình chung cho phù hợp với tờ giấy vẽ, đặt bố cục cho hợp lý. Lưu ý rằng các bộ của mẫu có đặc điểm khác nhau thì hình dáng cũng khác nhau và độ đậm nhạt cũng khác nhau.Chúng ta có thể sử dụng những độ đậm nhạt khác nhau để thể hiện mẫu vẽ theo ý thích của các em. Khi nhìn vào mẫu vẽ, chúng ta sẽ nhận thấy được tất cả những việc mình sẽ phải làm, những mối tương quan phải giải quyết và thực hiện để đạt được mục tiêu trung tâm mà các bạn đã đề ra là: Vẽ đúng mẫu, đúng đặc điểm độ đậm nhạt,vị trí của các vật mẫu. *Giáo viên cần chú trọng quan tâm “rèn kỹ năng thực hành” cho học sinh việc này có thể thực hiện trong các tiết học bài mới và đối với những bài có 2 tiết: Ví dụ1: trong tiết 3 Bài 3: Vẽ mẫu cái cốc và quả. Khi thực hành giáo viên giúp học sinh thực hiện được các nội dung sau: Mẫu có vẽ có khung hình chung là gì?: Là hình chữ nhật đứng ,bố cục của mẫu vừa phải hợp lý không to quá không nhỏ quá. Tỷ lệ của quả so với cốc là: quả bằng 1/3 chiều cao so với cốc,chiều rộng thì rộng bằng đáy cốc. Vật mẫu nào đứng trước, vật mẫu nào đứng sau?: Học sinh vẽ vật mẫu là quả (có dạng hình tròn) đứng trước, vật mẫu cái cốc có dạng hình hộp chữ đứng đứng sau. Chúng ta nhìn thấy vật mẫu co hình khối gì? Có dạng hình khối tròn và cong Mẫu có 2 đồ vật cái cốc và quả. Các bước vẽ theo mẫu (vẽ cái cốc và quả) Ví dụ 2: trong tiết 8 bài 8 SGK; Bài vẽ theo mẫu lọ hoa và quả: tiết 8 bài 8 - Có thể giúp học sinh hiểu được cách vẽ theo mẫu thông qua sơ đồ tư duy. - Giúp học củng cố kiến thức thông qua hoạt dộng thực hành. - từ hoạt động thực hành học sinh năm vững các bước vẽ theo mẫu, thì hoạt động thực hành có thể thực hiện một cách dễ dàng đối với các em hơn. Ví dụ 3: trong tiết 13 bài 1 SGK :Vẽ mẫu cái ấm tích và cái bát: Khi thực hành giáo viên giúp học sinh thể hiện được vật mẫu như sau: * Giáo viên rèn luyện cho học sinh các kĩ năng như sau: -Xác định mẫu cần vẽ. -Xác định khung hinh chung của mãu và vẽ khung hình chung. - Xác định và vẽ phác khung hình riêng của từng vật mẫu. - Ước lượng tỷ lệ các bộ phận và vẽ phác khung hình riêng của từng vật mẫu: -Hướng dẫn cho học sinh thực hành vẽ vào giấy vẽ: đưa bố cục mẫu vẽ vào tờ giấy vẽ cho hợp lý không vẽ khung hình to quá nhỏ quá, hoặc lệch về một bên. -Dành thời gian cho học sinh thực hành nhiều hơn so với phần lý thuyết để học sinh hiểu được bài học thông qua hoạt động thực hành. Vẽ từ tổng thể về bố cục của mẫu, mẫu gồm mấy đồ vật, vật nào đứng trước vật nào đứng sau, khung hình chung của mẫu là khung hình gì? -Kiểm tra việc thực hành của học sinh qua bài vẽ mẫu cụ thể. Sau đó sẽ vẽ những những đặc điểm chi tiết của mẫu phức tạp hơn về mẫu vẽ như: hình trụ có mấy mặt phẳng, có mấy mặt cong, chúng ta nhìn thấy mấy mặt của hình trụ, quả hình tròn vậy khi vễ quy về (hình học kỉ hà) có dạng hình gì? Kết thúc phân môn, bài học thì học sinh hoàn thành bài vẽ theo mẫu, vẽ được bài vẽ tương đối giống với mẫu. Từ đầu năm tôi đã hướng dẫn cho học sinh cách thực hành vẽ mẫu trước khi trình bày phần lý thuyết với bài vẽ theo mẫu có 2 ồ vật ở cả 2 lớp học, rèn kỹ năng thực hình trong quá trình dạy môn mĩ thuật,giúp giáo viên rèn cho học sinh có thói quen cẩn thận, vẽ cũng quan sát thật kĩ đối tượng khi vẽ, từ đó giúp học sinh hiểu được nguyên tắc vẽ theo mẫu, cách vẽ theo mẫu, quan sát mẫu để làm gìtừ đó giúp học sinh thực hành phân môn vẽ theo mẫu được thành thạo hơn. * Thực hiện tác động: Sau tiết 13 tổ chức cho học sinh làm bài vẽ thực hành 1 tiết vẽ theo mẫu “cái ấm tích và cái bát”. => tổng hợp lại kết quả đánh giá xếp loại của cả hai lớp.Trong tiết 13 ở lớp thực nghiệm 7A1 hướng dẫn cho học sinh rèn kỹ năng thực hành kĩ hơn về vật mẫu đặc điểm của mẫu, bố cục của mẫu, độ đậm nhạt trên vật mẫu. Còn lớp đối chứng dạy tiết 13 bình thường. Vào đầu tiết 14 cho học sinh cả hai lớp làm lại bài thực hành vẽ độ đậm nhạt của mẫu vẽ có 2 đồ vật, kết quả được thể hiện ở phụ lục. 2.4. Đo lường và thu thập dữ liệu: * Để đánh giá hiệu quả của việc “Rèn luyện kĩ năng thực hành trong phân môn vẽ theo mẫu” của cho học sinh, tôi đã so sánh kết quả kiểm tra đánh giá của hai lớp trước và sau tác động với mục tiêu: khảo sát kĩ năngquan sát của học sinh trong phần vẽ theo mẫu của học sinh ở hai lớp . Phạm vi kiểm tra: Bài vẽ theo mẫu có hai đồ vật (Mẫu vẽ: cái ấm tích và cái bát) Nội dung kiểm tra dánh giá: Bài thực hành luyện tập. TRÖÔØNG TH K’NAI KIEÅM TRA 45’ Hoï vaø teân:.. Moân: MĨ THUẬT Lôùp: 7A Bài kiểm tra chi tiết: Đề: Em hãy vẽ đậm nhạt vào bài vẽ theo mẫu có 2 đồ vật mẫu vẽ:cái ấm tích và cái bát (tiết14 bài14 vẽ theo mẫu cái ấm tích và cái bát). KẾT QUẢ Lôøi pheâ nhận xét cuûa GV Yêu cầu đánh giá như sau: - Thực hành đúng các bước: - Vẽ phác khung hình chung. - Vẽ được khung hình riêng. - Ước lượng tỷ lệ các bộ phận vẽ phác nét chính. - Vẽ chi tiết. - Vẽ được các độ đậm nhạt trên mẫu. * Để đánh giá kết quả của học sinh trong trong việc “Rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong phân môn vẽ theo mẫu” Đặc trưng của môn mĩ thuật là đánh giá xếp loại bài kiểm tra của học sinh bằng kết quả đạt hay chưa đạt. Nên để có thể đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách chính xác thì bên cạnh việc xếp loại đạt và chưa đạt tôi quy đổi thành điểm trong phạm vi nghiên cứu này với quy ước về tiêu chuẩn như sau: Xếp loại Tiêu chuẩn đánh giá Loại đạt: Điểm từ: 5 đến 10 Có bố cục hợp lý, vẽ được hình dáng chung, vẽ được đường nét rõ ràng, có độ đậm nhạt (3 độ: đậm, đậm vừa, nhạt), độ đậm ở nền, hướng ánh sáng chiếu vào vật mẫu. Loại chưa đạt: Điểm từ: 0 đến 4 Bố cục chưa hợp lý, chưa vẽ được hình dáng của mẫu,không có độ đậm nhạt, độ đậm ở phần nền, chưa diễn tả được hướng ánh sáng chiếu vào vật mẫu. Kết quả khảo sát cụ thể được thể hiện ở phần phụ lục. 2.5 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả: 2.5.1 Phân tích dữ liệu: * Điểm kiểm tra của 2 lớp trước và sau tác động: Lớp/Điểm số TBC điểm số trước tác động TBC điểm số sau tác động Hiệu số TBC Sau-Trước Lớp 6A1 6,45 7,52 2,75 Lớp 6A2 5,39 6,41 1,02 +Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của tác động (ES) Theo tiêu chí của Cohen (1998), để biết mức độ ảnh hưởng của tác động (ES) có lớn hay không được đo bằng độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD).Bảng mẫu như sau: ES Mức độ ảnh hưởng >1,00 Rất lớn 0,80 - 1,00 Lớn 0,50- 0,79 Trung bình 0,20 - 0,49 Nhỏ <0,20 Rất nhỏ Dưới đây là kết quả thực tế khi phân tích điểm số, áp dụng công thức tính phương sai và độ lệch chuẩn: Bảng : Mức độ ảnh hưởng sau tác động SMD Trước tác động Sau tác động Lớp 7A1 2,30 2,80 Lớp 7A2 2.40 2.59 +Tính giá trị p của phép kiểm chứng t-test với hai mẫu trên và khác phương sai ,tức là phép kiểm chứng t-test độc lập: Áp dụng công thức trong phần mềm excel với điểm số của 2 lớp sau tác động, thu được p=0,01 < 0,05. + Tính giá trị p của phép kiểm chứng t-test với hai mẫu của cùng lớp thực nghiệm, tức là phép kiểm chứng t-test phụ thuộc: áp dụng công thức trong phần mềm excel với điểm số của lớp thực nghiệm sau tác động,thu được p=0,02 < 0,05. - Sau khi áp dụng công thức để tính hệ số tương quan chẵn lẻ là 0,65, độ tin cậy Spearman –Brown của dữ liệu thu được ở lớp 6a1 là 0,78 - Sau khi áp dụng công thức để tính hệ số tương quan chẵn lẻ là 0,71, độ tin cậy Spearman –Brown của dữ liệu thu được ở lớp 6a2 là 0,83 2.5.1. Bàn luận kết quả: a.Điểm trung bình cộng của kết quả hai lớp: ta thấy lớp 7A1 có kết quả cao hơn lớp 7A2, như vậy là quá trình quan sát có hiệu quả nâng cao kết quả học tập của lớp thực nghiệm. b.Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn : -Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của cả 2 lớp đều cao,vì lý do như sau: Ở bài kiểm tra trước tác động, ta thấy học sinh có kết quả đánh giá thấp, vì thực ra bài kiểm tra đánh giá này rất tổng hợp và có một số yêu cầu khó với học sinh.nhưng sau khi đánh giá kết quả của 2 lớp đều nâng lên, điều đó chứng tỏ học sinh hai lớp đều có tư chất, có khả năng và hứng thú trong học tập. -Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của lớp 6a1 cao hơn 6a2: tức là việc rèn kĩ năng quan sát cho học sinh là rất cần thiết, phải cho học sinh thường xuyên luyện tập.Tuy nhiên nếu áp dung phương pháp này thì tiềm năng cao nhưng rủi ro cũng cao.Học theo cách truyền thống cả một phân môn thì học sinh cũng sẽ dễ quên bài, điều này chứng tỏ ở SMD của lớp đối chứng.khá cao.nên với một vấn đề hóc búa như kiến thức của phân môn vẽ theo mẫu thì rèn kĩ năng quan sát cho học sinh vẫn là một lựa chọn tốt hơn. -Giá trị p của cả 2 phép kiểm chứng đều nhỏ hơn 0,05,có nghĩa là kết quả thu được không phải là do ngẫu nhiên,tác động thực sự có ý nghĩa. c. Kết quả khảo sát về hứng thú của học sinh: -Ở lớp thực nghiệm: Mức hứng thú với rèn kĩ năng thực hành. khoảng 5 điểm trở lên, chứng tỏ học sinh có hứng thú với quá trình thực hành, thời gian thực hành nhiều hơn. - Ở lớp đối chứng:Mức hứng thú với kĩ năng thực hành khoảng từ 4 đến 5 điểm,chứng tỏ học sinh không có hứng thú nhiều với quá trình thực hành, vì các em ít sử dụng, không hiểu nguyên tắc vẽ theo mẫu nên cảm thấy khó khăn và dễ nản. - Kết quả của cả 2 lớp đều không quá 2,8: Học sinh vẫn cảm thấy khó khăn nhất định khi được .,nên để khắc phục giáo viên cần có cách hướng dẫn hiệu quả hơn,dễ dàng hơn,thường xuyên dùng để các em cảm thấy thông dụng,có sự phối hợp với kĩ năng khác là tốt nhất. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: Kết luận: -Công đoạn hướng dẫn thực hành của giáo viên cho học sinh là rất quan trọng, giúp cho các em có thể vừa thực hiện các thao tác vẽ lại dễ dàng tiếp cận cách vẽ theo mẫu thì hiệu quả sẽ cao hơn, dễ dàng cho giáo viên về sau này. -Giáo viên nên khuyến khích các em tự sáng tạo trong quá trình đặt bố cục, tạo ra sự hấp dẫn cho bài học. -Giáo viên nên chú ý cho các em vẽ lọai mẫu vẽ phù hợp với lứa tuổi của học sinh đầu cấp học,để các em thật sự khắc sâu kiến thức về cách vẽ theo mẫu. -Các em hiểu được cách vẽ theo mẫu gồm mấy bước:( gồm 4 bước) + Vẽ khung hình chung. + Vẽ phác khung hình riêng. + Ước lượng tỉ lệ vẽ phác nét chính. + Quan sát mẫu vẽ chi tiết. Khuyến nghị: -Giáo viên cần dặn dò học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, đồ dung học tập trong quá trình học. -Để rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong phân môn vẽ theo mẫu phải có phòng học bộ môn mỹ thuật, nên tôi đề nghị nhà trường bố trí phòng học bộ môn, bên cạnh đó mua những bộ mẫu phù hợp thiết kế của sách giáo khoa để đạt kết quả mong muốn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách giáo khoa Mĩ Thuật lớp 7 2.Phân phối chương trình môn Mĩ Thuật. 3.Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng mĩ thuật lớp7 4.Cách vẽ theo mẫu Sgk và SGV lớp 7. 5.Tự học vẽ Phạm Viết Song-NXBGD năm 2005. Phú Hội, ngày 30 tháng 11 năm 2015 Người thực hiện Lê Quý Thương Ý KIẾN NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM.
Tài liệu đính kèm: