A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Đối tượng nghiên cứu:.
3. Thời gian nghiên cứu .
4. Phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu: .
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận .
2. Cơ sở thực tiễn .
3. Thực trạng của đối tượng nghiªn cøu: .
CHƯƠNG II: NHỮNG NỘI DUNG BIỆN PHÁP HOẶC PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN
1. Các bước rèn kỹ năng chung từ biểu đồ.
2.Các bước rèn kỹ năng cụ thể của từng biểu đồ.
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM
I. Thời gian, địa điểm và đối tượng thực nghiệm
1. Thời gian thực nghiệm: .
2. Địa điểm thực nghiệm: .
3. Đối tượng thực nghiệm: .
II. Kết quả thực nghiệm:.
III. Kết luận và những đề xuất:
1. Kết luận.
3. Đề xuất.
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Môc lôc Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................... 2. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................ 3. Thời gian nghiên cứu.................. 4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 5. Phương pháp nghiên cứu:........... B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận................ 2. Cơ sở thực tiễn................ 3. Thực trạng của đối tượng nghiªn cøu:............ CHƯƠNG II: NHỮNG NỘI DUNG BIỆN PHÁP HOẶC PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN 1. Các bước rèn kỹ năng chung từ biểu đồ................................................. 2.Các bước rèn kỹ năng cụ thể của từng biểu đồ........................................ CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM I. Thời gian, địa điểm và đối tượng thực nghiệm 1. Thời gian thực nghiệm:.............. 2. Địa điểm thực nghiệm:........... 3. Đối tượng thực nghiệm:.............. II. Kết quả thực nghiệm:.......................................................................... III. Kết luận và những đề xuất: 1. Kết luận................................................................................................... 3. Đề xuất.................................................................................................... C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 2 2 2 3 3 3 3 4 4 5 5 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 7 ĐỀ CƯƠNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI: “RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH MỘT SỐ KỸ NĂNG NHẬN DẠNG VÀ VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ LỚP 9” A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong việc dạy học địa lí theo phương pháp dạy học tích cực hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng địa lí cho học sinh là việc rất cần thiết không thể thiếu được cho mỗi bài học, tiết học và xuyên suốt toàn bộ chương trình dạy và học địa lí ở các cấp học đặc biệt là cấp Trung học cơ sở (THCS ). Việc rèn luyện kỹ năng địa lí tốt cho các em giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức, hiểu bài sâu hơn, phát huy được trí thông minh sáng tạo và hình thành phương pháp học tập bộ môn tốt hơn . Kỹ năng địa lí ở THCS gồm nhiều loại như kỹ năng bản đồ, biểu đồ, kỹ năng phân tích nhận xét tranh ảnh, nhận xét giải thích bảng số liệu, kỹ năng so sánh phân tích tổng hợp. Hiện nay, ở các trường THCS một số giáo viên dạy địa lí mới ra trường còn rất lúng túng trong việc rèn luyện kỹ năng địa lí cho các em. Đặc biệt đối với học sinh thì việc rèn luyện kỹ năng địa lí chưa hình thành thói quen thường xuyên và các em còn gặp nhiều khó khăn khi rèn luyện kỹ năng biểu đồ. Từ kinh nghiệm bản thân qua nhiều năm giảng dạy địa lí và qua thực tế dự giờ đồng nghiệp, kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu tôi muốn viết lên cách: “Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí lớp 9” trong đề tài này. Theo cá nhân tôi nhận thấy, việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh gồm: kỹ năng nhận dạng biểu đồ, kỹ năng đọc biểu đồ, kỹ năng vẽ biểu đồ, kỹ năng nhận xét, giải thích biểu đồ,Từ đó sẽ giúp học sinh hiểu và khai thác được một cách dễ dàng động thái phát triền của một hiện tượng, mối quan hệ về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể. Mỗi biểu đồ có thể dùng được với nhiều mục đích khác nhau. Đồng thời qua đề tài này, tôi cũng muốn giúp một số giáo viên mới ra trường còn lúng túng trong việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh sẽ biết cách đọc, vẽ, nhận xét và giải thích biểu đồ nhất là các học sinh lớp 9, để giúp các em học tập có hiệu quả hơn, đặc biệt là các em tham gia đội tuyển học sinh giỏi địa lí. 2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 9 ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Kè. 3. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện bắt đầu từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016 của năm học 2015 - 2016. 4. Phạm vi nghiên cứu: Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Kè - Mường Nhé - Điện Biên 5. Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp chung: - Muốn rèn luyện kỹ năng biểu đồ địa lý cho học sinh lớp 9 thì việc đầu tiên phải rèn cho hoc sinh kỹ năng đọc, hiểu biểu đồ, kỹ năng vẽ biểu đồ, kỹ năng nhận xét, giải thích biểu đồ. - Kỹ năng biểu đồ xuất phát từ tri thức vì vậy việc dạy tri thức tối thiểu về biểu đồ là rất cần thiết. - Tri thức biểu đồ giúp các em giải mã được các hình vẽ như đường, cột, hình quạt, miền.hoặc những con số khô cứng trong biểu đồ trở nên sống động và có ý nghĩa. Đồng thời giúp các em xác lập được mối quan hệ giữa các con số, các đường, các cột trong biểu đồ. Từ đó phát hiện ra các kiến thức địa lý mới ẩn tàng trong biểu đồ. Tất nhiên ở đây chỉ có những tri thức biểu đồ là chưa đủ mà cần phải có cả những tri thức địa lý khác. - Theo một nhà địa lý học nổi tiếng nói: “Khi biểu đồ là đối tượng học tập thì kiến thức, kỹ năng biểu đồ là mục đích. Còn khi biểu đồ là nguồn tri thức thì kiến thức và kỹ năng biểu đồ trở thành phương tiện của việc khai thác tri thức địa lí mới trên biểu đồ”. * Phương pháp cụ thể : - Qua thực tế giảng dạy nhiều năm kết hợp với kiểm nghiệm, đối chứng giữa các tiết dạy có rèn luyện kỹ năng biểu đồ và các tiết dạy không rèn luyện kỹ năng biểu đồ, giữa lớp dạy có rèn luyện kỹ năng biểu đồ và lớp dạy không rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho thấy những kết quả hết sức khác nhau. - Tôi thường xuyên thăm lớp, sự giờ đồng nghiệp với mục đích học tập kinh nghiệm và giúp đỡ đồng nghiệp trong việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ nói riêng và kỹ năng địa lý nói chung. Đồng thời thăm nắm sở thích và khả năng hiểu biết kiến thức của học sinh khi học địa lý có rèn kỹ năng biểu đồ. Đặc biệt nghiên cứu việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh của đồng nghiệp được tiến hành như thế nào và mang lại kết quả ra sao. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận: - Thực hành kỹ năng Địa lí trong đó có kỹ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu rất quan trọng của việc học tập môn Địa lí. Vì vậy, các đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi môn Địa lí đều có hai phần lí thuyết và phần thực hành. Trong đó phần thực hành thường có những bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm khoảng 30 - 35% tổng số điểm. - Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí lớp 9 - gồm có 52 tiết học thì đã có 10 tiết thực hành trong đó có 6 tiết về vẽ biểu đồ và có khoảng 13 bài tập về rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bài học của học sinh trong phần câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Điều đó chứng tỏ rằng bộ môn Địa lí lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng đại lí cần thiết, đặc biệt như kỹ năng nhận dang và vẽ biểu đồ. Bởi thông qua biểu đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí. hoặc từ biểu đồ đã vẽ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học. - Nhưng trong thực tế hiện nay muốn thực hiện vấn đề này vẫn còn gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau: các em học sinh xem là môn học phụ, nên thường học vẹt, qua loa hay một cách máy móc, rập khuôn, không sáng tạo, thiếu sự quan tâm của gia đình, cùng với phương tiện dạy học chưa đáp ứng đủ cho nên chưa kích thích học tập của học sinh từ đó làm cho chất lượng dạy học địa lí thiếu hiệu quả và chưa đạt kết quả cao. 2. Cơ sở thực tiễn: Tuy vậy, qua nhiều năm công tác trong dạy học bản thân tôi nhận thấy với nhiều em học sinh lớp 9 hiện nay, kỹ năng vẽ biểu đồ, xử lí và phân tích số liệu còn rất yếu hoặc kỹ năng này vẫn chưa được các em coi trọng. Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi rất quan tâm đến việc củng cố, rèn luyện kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ cho học sinh - để giúp các em thực hiện kỹ năng này ngày càng tốt hơn. Chính vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn đề cập một số sáng kiến trong việc “Rèn luyện kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm kè” 3. Thực trạng của đối tượng nghiên cứu. Trong dạy học môn địa lí đối với học sinh lớp 9 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Kè, tôi nhận thấy các em học sinh chưa thực sự nhuần nhuyễn trong việc nhận dạng và vẽ các loại biểu đồ địa lí. Mặt khác phần đông học sinh là con em dân tộc ở bản xa, việc tiếp thu kiến thức còn chậm, phương tiện hỗ trợ cho việc học tập cua các em con nhiều hạn chế, khó khăn. CHƯƠNG II: NHỮNG NỘI DUNG, BIỆN PHÁP HOẶC PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN. I. Nội dung: Trong việc học tập địa lý có rất nhiều loại biểu đồ nhưng trong nội dung đề tài này tôi chỉ xin nêu ra các bước hướng dẫn rèn kỹ năng biểu đồ trong nội dung chương trình địa lý lớp 9 THCS mà Bộ giáo dục đã ban hành như: Biểu đồ đường, biểu đồ cột, biểu đồ thanh ngang, biểu đồ kết hợp giữa cột và đường, biểu đồ tròn, biểu đồ miền. 1. Các bước rèn kỹ năng chung từ biểu đồ : 2. Các bước rèn kỹ năng cụ thể của từng biểu đồ a. Biểu đồ đồ thị (còn gọi là biểu đồ đường hay đường biểu diễn) b. Biểu đồ cột c. Biểu đồ thanh ngang d. Biểu đồ kết hợp (Cột và đường) e. Biểu đồ hình tròn f. Biểu đồ miền CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM I. Thời gian địa điểm va đối tượng thực nghiệm: 1. thời gian thực nghiệm: Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí lớp 9 ở trường PTDTBT THCS Nậm Kè từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016 2. Địa điểm thực nghiệm: Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Kè - Xã Nậm Kè - Huyện Mường Nhé - Tỉnh Điện Biên. 3. Đối tượng thực nghiệm: Học sinh thuộc khối lớp 9 của trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Kè - Xã Nậm Kè - Huyện Mường Nhé - Tỉnh Điện Biên. II. Kết quả thực nghiệm: * Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài Đối với học sinh lớp 9 việc lĩnh hội và nắm vững các kiến thức về nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí sẽ có tác động tích cực trong việc rèn luyện kỹ năng học tập môn địa lí và làm tốt các bài tập địa lí của học sinh. Qua quá trình khảo sát trước khi thực hiện đề tài tôi thấy mức độ nhận thức của học sinh lớp 9 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Kè về vấn đề nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí trường như sau: Tổng số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém T.số % T.số % T.số % T.số % T.số % 82 0 0 10 12,2 32 39 40 48,8 0 0 III. Kết luận và những đề xuất: 1. Kết luận: 2. Đề xuất: Kính mong hội đồng khoa học nhà trường và bạn bè đồng nghiệp tạo điều kiện giúp đỡ, dóng góp ý kiến để đề tài sớm được hoàn thiện và áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả cao. C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nậm Kè, ngày 15 tháng 9 năm 2015 Người viết Cà Văn Thủy. TÀI LIỆU THAM KHẢO ---&--- - Sách giáo khoa địa lí 9 – Tác giả: Nguyễn Văn Dược – Nhà xuất bản Giáo dục – Năm: 2011 - Sách giáo viên địa lí 9 - Tác giả: Nguyễn Văn Dược – Nhà xuất bản Giáo dục – Năm: 2006 - Át lát địa lí Việt Nam – Tác giả: Nguyễn Quý Thao - Nhà xuất bản Giáo dục - Năm: 2009 - Để học tốt Địa lí 9 - Tác giả: Tăng Văn Dom – Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh – Năm: 2010 - Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực – Tác giả: Nguyễn Thu Hằng – Nhà xuất bản đại học sư phạm – Năm 2004. - Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kỹ năng thi vào Đại học Cao đẳng môn địa lý – Tác giả: Phí Công Việt - Nhà xuất bản Giáo dục – Năm: 2006 - Những kỹ năng địa lí cơ bản trong nhà trường phổ thông - Tác giả: Phạm Ngọc Đĩnh – Nhà xuất bản Giáo dục – Năm: 2007 - Một số tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí lớp 9
Tài liệu đính kèm: