I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Để đánh giá năng lực ngôn ngữ của một người học Tiếng Anh thì cần phải kiểm tra đồng đều cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Kĩ năng nghe được xếp là kĩ năng quan trọng nhất, nhưng cũng là kĩ năng mà học sinh đối mặt với nhiều khó khăn nhất. Trước đây kĩ năng này hầu như bị xem nhẹ trong các tiết dạy. Nguyên nhân chính là do cấu trúc của các đề kiểm tra và đề thi là chưa có phần kiểm tra nghe. Do đó học sinh chỉ quan tâm đến học ngữ pháp để có điểm trong các bài thi, giáo viên cũng chỉ tập trung vào dạy những phần liên quan đến các bài thi để đảm bảo chất lượng. Trong một thời gian khá dài, việc học tiếng Anh của Việt Nam chỉ tập trung vào chất lượng bài thi viết cho nên tạo ra một lối mòn sai lệch trong việc dạy ngoại ngữ. Thời gian gần đây, những đổi mới trong quy định ra đề kiểm tra, đề khảo sát năng lực ngôn ngữ cũng như xuất phát từ nhu câu thực tiễn, kĩ năng nghe đang dần dần được quan tâm theo đúng tầm qua trọng của nó.
Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 đã đi gần hết chặng đường, trong quá trình đó việc giảng dạy kĩ năng nghe trong nhà trường đã được chú trọng để đổi mới, nhưng kết quả thì thực tiễn lại đưa ra một kết luận chưa có nhiều chuyển biến đáng kể. Các bài thi kiểm tra nghe ở trường đang mang tính hình thức, các giờ học nghe đang trở thành nỗi ám ảnh của cả giáo viên và học sinh khi mà các em không hào hứng, không tập trung và không thấy có sự cần thiết,giáo viên thì mệt mỏi khi không thấy tính hiệu quả ở các bước dạy và đôi khi còn bỏ qua để tập trung vào các phần dạy ngữ pháp hơn.
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Để đánh giá năng lực ngôn ngữ của một người học Tiếng Anh thì cần phải kiểm tra đồng đều cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Kĩ năng nghe được xếp là kĩ năng quan trọng nhất, nhưng cũng là kĩ năng mà học sinh đối mặt với nhiều khó khăn nhất. Trước đây kĩ năng này hầu như bị xem nhẹ trong các tiết dạy. Nguyên nhân chính là do cấu trúc của các đề kiểm tra và đề thi là chưa có phần kiểm tra nghe. Do đó học sinh chỉ quan tâm đến học ngữ pháp để có điểm trong các bài thi, giáo viên cũng chỉ tập trung vào dạy những phần liên quan đến các bài thi để đảm bảo chất lượng. Trong một thời gian khá dài, việc học tiếng Anh của Việt Nam chỉ tập trung vào chất lượng bài thi viết cho nên tạo ra một lối mòn sai lệch trong việc dạy ngoại ngữ. Thời gian gần đây, những đổi mới trong quy định ra đề kiểm tra, đề khảo sát năng lực ngôn ngữ cũng như xuất phát từ nhu câu thực tiễn, kĩ năng nghe đang dần dần được quan tâm theo đúng tầm qua trọng của nó. Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 đã đi gần hết chặng đường, trong quá trình đó việc giảng dạy kĩ năng nghe trong nhà trường đã được chú trọng để đổi mới, nhưng kết quả thì thực tiễn lại đưa ra một kết luận chưa có nhiều chuyển biến đáng kể. Các bài thi kiểm tra nghe ở trường đang mang tính hình thức, các giờ học nghe đang trở thành nỗi ám ảnh của cả giáo viên và học sinh khi mà các em không hào hứng, không tập trung và không thấy có sự cần thiết,giáo viên thì mệt mỏi khi không thấy tính hiệu quả ở các bước dạy và đôi khi còn bỏ qua để tập trung vào các phần dạy ngữ pháp hơn. Với thực trạng đó và sau nhiều năm trăn trở với câu hỏi làm thế nào để phần lớn học sinh hào hứng hơn và học tập hiệu quả hơn trong các giờ học nghe và nâng cao chất lượng học môn tiếng Anh THCS, tôi chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm là ‘‘Đổi mới tiết Listening môn Tiếng Anh 9 cho học sinh có học lực trung bình’’ . Tôi chọn áp dụng sáng kiến này cho đối tượng học sinh trung bình vì đây là tỉ lệ chiếm phần lớn đối tượng học sinh ở các trường THCS, và cũng là đốitượng mà tôi đang giảng dạy ở trường.Nếu các bài nghe trở nên đơn giản hơn với các em, dễ tiếp thu hơn thì các em sẽ hào hứng hơn. Do đó ý thức học môn này của các em chắn chắn sẽ có nhiều tiến bộ hơn. Theo khảo sát của tôi thì tỉ lệ học sinh ở trường tôi điểm thi khỏa sát chất lượng tiếng Anh dưới trung bình là gần 90%, do đó đương nhiên kĩ năng nghe hiểu Tiếng Anh của các em gần như là rất yếu. Mặc dù đã có nhiều biến chuyển trong việc dạy và học mấy năm gần đây nhưng kết quả vẫn không như mong đợi. Qua nhiều năm đúc kết tôi nhận thấy vấn đề cần thiết để cải thiện chất lượng học sinh đối với môn tiếng anh chính là việc phải cải thiện kĩ năng nghe cho các em để rồi các em sẽ chủ động học Tiếng Anh hơn và sẽ cải thiện được các kĩ năng nói, đọc và viết. Đây chính là tính cấp thiết của đề tài. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Câu hỏi chính của đề tài là tìm ra hướng đi nào đúng đắn và phù hợp nhất với tình hình thực tế của chất lượng học sinh tại các trường THCS hiện nay, đặc biệt là trường sở tại nơi tôi giảng dạy. Đồng thời nâng cao ý thức và nhận thức của học sinh trong việc học tiếng Anh, khơi dậy niềm đam mê học tập và thay đổi tư duy về việc học tập nói chung cho các em. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : Vấn đề về phương pháp dạy nghe thì không còn mới mẻ và xa lạ gì với các giáo viên dạy tiếng Anh, cụ thể trong chương trình tiếng Anh 9 hiện nay mỗi đơn vị bài học đều có tiết dạy nghe riêng. Tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là phương pháp phù hợp và hữu ích nhất cho học sinh học lực trung bình, khả năng tiếp thu, ý thức học tập và tính sáng tạo là còn hạn chế Anh và chưa thực sự ý thức được sự cần thiết của việc học tiếng Anh ngoài việc học để lấy điểm tổng kết. Đối tượng học sinh học lực trung bình và dưới trung bình theo khảo sát của tôi đối với khối 9 mà tôi đang giảng dạy là 70/105 học sinh chiếm tỉ lệ 67% . 4. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU : Ý tưởng cho đề tài này được tôi vạch ra ngay từ khi tôi được tiếp cận khối 9 và nhận ra được vấn đề của học sinh là không thể nghe hiểu các câu đơn giản và các tiết Listening đang trở thành áp lực với các em và cả giáo viên. Thậm chí có đến có những học sinh không hợp tác và không có ý thức muốn tiến bộ trong giờ học nghe. Khi giáo viên triển khai cho các bước dạy nghe thì phần lớn học sinh lại lơ là và làm việc riêng khác tìm hiểu bài học. Tôi bắt đầu áp dụng sáng kiến từ năm học 2016-2017 cho ba lớp 9A,9B, 9C ( tổng số học sinh 105 học sinh). Cho đến năm học này thôi vẫn đang kiên trì theo đuổi ý tưởng này. ///// 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Đầu tiên tôi dựa vào việc tìm hiểu các chuyên đề về phương pháp dạy học tích cực của Bộ giáo dục đào tạo và nghiên cứu các lý thuyết về phương pháp dạy học ngôn ngữ hiệu quả của một số tác giả như Robert J.Marzano, Debra J.Pickering và phương pháp nói tiếng Anh như người bản ngữ của tác giả A.J. Hoge tôi nhận thấy việc dạy học tích cực, đặc biệt là dạy nói ngôn ngữ đòi hỏi giáo viên phải nhận biết được khả năng của học sinh, biết vận dụng và kết hợp các phương pháp cho hợp lí với từng đối tượng học sinh. Khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động dạy học đặc biệt là việc rèn luyện để học sinh có thể nói đượcc một thứ ngôn ngữ khác tiếng mẹ để đòi hỏi giáo viên phải kiên định và học sinh phải kiên trì. Khảo sát thực tế của học sinh trước và sau mỗi giai đoạn giúp tôi đánh giá được kết quả của việc áp dựng các phương pháp một cách có hiệu quả. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : Theo ‘‘ Tài liệu tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình giáo dục phổ thông’’ của bộ Giáo dục đào tạo năm 2010 đối với môn tiếng Anh thì có năm yếu tố thúc đẩy việc dạy và học tích cực đó là : Không khí và các mối quan hệ nhóm : Học sinh cần được học với tinh thần thoải mái và được tạo mọi điều kiện để phát huy. Sự phù hợp với trình độ phát triển : Giáo viên tránh đưa ra các khía niệm mơ hồ trừu tượng với đối tượng học sinh và học sinh cũng cần giúp đỡ nhau trong học tập. Gần gũi với thực tế: Các nhiệm vụ mà giáo viên giáo viên giao cho học sinh phải gần gũi và dễ tiếp cận. Mức độ hoạt động: Cần phải thay đổi xen kẽ các hoạt động và nhiệm vụ và tăng cường các trải nghiệm thành công. Tự do sáng tạo: Học sinh cần được khuyến khích để giải quyết các vấn đề, tự do sáng tạo trong học tập để có kết quả học tập tốt. Các tác giả Roert J.Marzano, Debra J.Pickering và Jane E. Pollock trong “ Các phương pháp dạy học hiệu quả” của Nhà xuất bản giáo dục dịch và phát hành năm 2011 đã chỉ ra rằng : “Học sinh nên được tạo cơ hội khám phá nhiều mặt và bằng nhiều cách khác nhau”. Thạc sỹ ngôn nữ A.J. Hoge thì cho rằng “ khi khẳ năng nghe được nâng cao thì khả năng nói mới phát triển dễ dàng.” THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: Khảo sát chất lượng học sinh đại trà của học sinh khối 8 đầu năm học 2015-2016 : Lớp Tổng số Yếu kém Trung bình Khá Giỏi 8A 36 7 22 7 8B 36 5 23 8 8C 35 7 21 7 Tổng 107 19 76 25 Như vậy, tỉ lệ học sinh có học lực trung bình chiếm 71 %. Kết quả kiểm tra kĩ năng nói của 76 học sinh đạt học lực trung bình này thì 70/76 không đạt yêu cầu. Ngay cả những câu giao tiếp cơ bản về hỏi tên tuổi, địa chỉ các em cũng không thể nói. Không hiểu các câu hỏi đơn giản, không biết cách trả lời. Nhiều em có thái độ không hợp tác. Vốn từ của vựng của các em là dưới 30 từ. Thẳng thắn nhìn nhận thực tế thì phần lớn học sinh học lớp 8 nhưng vốn từ vựng và khả năng tiếp thu là chưa bắt kịp với nội dung yêu cầu. Các bài Speaking trong sách giáo khoa phần lớn chưa phù hợp với trình độ và tiếp thu của các em. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút mà tổng số học sinh mỗi lớp là gần 40 em, ý thức chủ động của các em còn yếu nên mỗi tiết học là một nỗi áp lực lớn với cả học sinh và giáo viên. Thái đội học tập và nhận thức về môn học của các em học sinh thuộc đối tượng trung bình là rất thấp. Một số em có thái độ tốt nhưng khả năng tiếp thu còn hạn chế nên cũng không theo kịp yêu cầu.fr Sự bế tắc trong các tiết học nói kéo sự chán nản trong việc dạy và học tiếng Anh cho học sinh. Hầu hết các em không thể sử dụng được những gì đã học và cũng không có điều kiện để sử dụng thường xuyên do không có sự tiếp xúc nhiều với tiếng Anh. Kiến thức và yêu cầu ngày càng tăng nhưng nó lại tỉ lệ nghịch với lượng kiến thức và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Trang thiết bị, cơ sở vật chất của trường cũng chưa đảm bảo và đáp ứng được nhu cầu sáng tạo và phong phú các tiết dạy của giáo viên. Loa nghe phục vụ việc dạy ở lớp chưa đảm bảo. Chưa có phòng có máy chiếu và máy tính cố định nên các giờ dạy bằng máy chiếu còn rườm rà công tác chuẩn bị. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3.1. Đơn giản hoá các giờ Speaking ( nói) Những học sinh có học lực trung bình thì phần lớn các em có ý thức học tập chưa tốt, khả năng tiếp thu bài kém nên không tập trung vào giờ học, không nghe giảng, không muốn nói hoặc muốn nhưng không thể nói được nên giờ học nói là nỗi sợ hãi với các em. Lâu dần tạo thành một lối mòn cho nên khi chương trình học càng khó thì các em càng chán nản và bỏ cuộc. Vì vậy việc đơn giản hoá các giờ dạy nói sẽ cải thiện được nỗi sợ hãi đó. - Xây dựng chủ đề nói đơn giản, liên quan đến phần Getting Started ( tiết 1 của mỗi unit). Bởi vì tiết Speaking là tiết thứ 2 của mỗi bài học sau tiết Getting Started, cho nên nội dung của tiết này nên xoay quay các dữ liệu liên quan đến tiết học trước. Như vậy các em sẽ dễ tiếp thu và dễ vận dụng hơn. Một số tiết Speaking trong sách giáo khoa chưa liên kết rõ ràng với tiết 1 và so với tiếp thu của các em có học lực trung bình hiện tại quá quá sức và khiến các em chán nản. Do vậy, tôi mạnh dạn làm một số thay đổi trong các tiết dạy nói với phương châm đơn giản, dữ liệu ít nhưng có hiệu quả. Ví dụ: Tiết Speaking Unit 4: Our past Với yêu cầu là “talk about past events” , sách giáo khoa đưa ra phần 1 là “ look at the picturea and talk about things used to be and the way they are now”, học sinh trung bình sẽ không thể và không hứng thú với hoạt động này vì các em không biết từ để diễn đạt nó, đồng thời cũng không có nhiều từ vựng liên qua đến tiết Getting Started. Giáo viên lại phải đưa ra thêm một nguồn từ vựng mới trong khi học sinh không có cơ hội để thực hành các từ ở bài cũ thì những từ ở bài trước sẽ bị quên và việc phải học thêm từ là áp lực và gây chán nản cho học sinh. Cho nên tôi đơn giản hoá bằng việc chỉ tập trung vào hoạt động thứ 2 là “ tell your partner about the things you used to do last year”. Mục đích thứ nhất là ôn tập lại cấu trúc “ used to do”. Mục đích thứ 2 là các động từ và cụm động từ xuất hiện trong tiết trước như : live, stay at home, help, look after, cook the meal, clean the house, wash the clothes, tell the story, tell the tale. Đối với học sinh trung bình đang học lớp 8 thì những động từ cơ bản này mặc dù đáng lẽ ra không còn là từ mới nữa vì đã được học ở lớp 6 và lớp 7, nhưng trên thực tế là các em không nhớ và yêu cầu các em nhận biết các từ đó cũng là quá sức với các em. Do đó trong tiết 1 tôi sẽ đưa vào phần từ vựng để nhắc lại cho các em, đến tiết 2 Speaking tôi sẽ cho các em cơ hội để sử dụng nó thì sự ghi nhớ và vận dụng các từ sẽ có hiệu quả hơn. Yêu cầu của tiết học là học sinh trung bình có thể nói được việc mình đã từng làm trong quá khứ với những động từ đã cho với cấu trúc: I used to .... Việc đơn giản vấn đề như thế sẽ làm cho học sinh trung bình tự tin, chủ động và dám đứng dậy để nói bằng tiếng Anh chứ không sợ bị sai nữa. Khi các em có thể chủ động dùng “ used to” và các động từ cơ bản đó thì các em sẽ có thể làm được các bài tập ngữ pháp liên quan. 3.2. Nghe trước khi nói Những nghiên cứu của thạc sỹ ngôn ngữ A.J. Hoge đã chỉ ra rằng trẻ em có khả năng học nói nhanh và tự nhiên hơn thông qua quá trình nghe và bắt chước. Điều đó giải thích tại sao trẻ em khi được học và tiếp xúc với người bản ngữ thường xuyên thì khả năng ngoại ngữ sẽ tiến bộ hơn. Trong điều kiện học tập hiện nay tại các trường THCS thì cơ hội đó của các em là bất khả thi. Tuy nhiên với điều kiện là có máy chiếu thì có thể cải thiện tình hình này cho học sinh. Trước khi nói về chủ đề gì đó mà các em được nghe trước thì các em sẽ có cơ hội chủ động lựa chọn cho mình cái cách mà mình sẽ nói thông qua việc thu thập thông tin và học hỏi từ việc nghe và nhìn những điều tương tự trước. Giáo viên có thể tìm một số video liên quan để học sinh được nghe, được nhìn để tạo sự hứng thú và kích thích sự sáng tạo. Đồng thời giáo viên cũng có thể để cho các học sinh khá giỏi làm mẫu và hướng dẫn học sinh trung bình nói lại tương tự. Ví dụ - Tiết Speaking của Unit 8: Country life and city life Với mục đích là “ talk about differences” và liên qua đến chủ đề “ Country and city”, tôi có thể tìm trên trang Youtube.com rất nhiều video liên quan, ví dụ như: https://www.youtube.com/watch?v=AlxMQtvusPE Trước khi yêu cầu học sinh nói về so sánh giữa “ country” và “ city”, tôi cho học sinh xem và sau đó hướng dẫn học sinh nói. Không cần thiết yêu cầu học sinh phải nói được như trên video, việc xem video sẽ kích thích trí tưởng tượng và tạo phản xạ ngôn ngữ. Tiết Speaking của Unit 11: Traveling around Viet Nam Với yêu cầu là học sinh “ make and respond to formal requests” , giáo viên có thể áp dụng phương pháp nghe trước nói sau khi cho học sinh khá giỏi làm mẫu trước, sau đó yêu cầu học sinh trung bình đóng vai và nhắc lại như học sinh trước đã làm. Hoạt động này sẽ buộc học sinh phải tập trung cao độ vào phần nói của các học sinh khá giỏi để làm theo. Đồng thời các em trung bình sẽ được sự hỗ trợ của bạn khá hơn thì sẽ tự tin hơn. 3.3. Tập phản xạ nói ngoài tiết dạy nói Đại đa số học sinh thích nói tiếng Anh nhưng không muốn nói bởi vì không nói được và sợ không nói được. Học sinh trung bình thì còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa vì rất nhiều em không chỉ sợ nói mà còn nhận thức là không cần phải nói. Do vậy, việc buộc các em phải nói và hướng dẫn cách nói phải thường xuyên chứ không chỉ trong giờ Speaking. Tất cả mọi tiết học đều hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng tiếng Việt để tạo cho các em môi trường khác biệt các giờ học môn khác. Mọi dữ liệu của bài học ngôn ngữ không cần giải thích quá nhiều nếu nó đượcc sử dụng thường xuyên. Do vậy, giáo viên cũng không cần lo lắng là nếu không nói tiếng Việt thì học sinh không hiểu. Tôi áp dụng sự thay đổi này bằng cách yêu cầu học sinh nói bằng tiếng Anh những câu thông dụng trong lớp học. Tập thói quen nghe cô giáo giảng bài bằng tiếng Anh. Nhìn để hiểu bài, nghe để tập nói và nhắc lại lời cô giáo để tập phản xạ. Trong tất cả các tiết học khác, việc tập cho học sinh nhận diện được câu hỏi tiếng Anh là rất quan trọng. Từ việc nhận diện được câu hỏi học sinh sẽ phản xạ được câu trả lời. Điều này đòi hỏi sự kiên trì của giáo viên bởi vì rất nhiều học sinh trung bình sẽ không hợp tác. Giáo viên sẽ phải tập từng bước và thường xuyên. Áp lực này không liên quan đến việc cho điểm nên học sinh sẽ tiếp cận thoải mái hơn và khuyến khích được ý thức nói bằng tiếng Anh cho học sinh. 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN: Sau một năm áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy ý thức và nhận thức về môn học tiếng Anh của các em tiến bộ rõ rệt. Rất nhiều học sinh trung bình không còn thái độ không hợp tác, nhiều em đã chủ động hơn và dám nói không sợ sai. Kết quả học tập cũng tiến bộ hơn. Khảo sát điểm kiểm tra nói tiếng Anh cuối năm của 76 học sinh lớp 8A, 8B và 8C thuộc đối tượng học lực trung bình thì đã có 50/76 em đạt yêu cầu, tăng 44 em so với đầu năm. Một số học sinh thuộc diện trung bình đã có rất nhiều sự tiến bộ và đạt được ngưỡng điểm học sinh khá. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: Để học và sử dụng tốt tiếng Anh thì học sinh còn cần phải rèn luyện rất nhiều kĩ năng khác. Các kĩ năng như listening, reading, writing, speaking cần phải được rèn luyện song song. Đối với phần đông các em học sinh vùng nông thôn như trường tôi thì rất thiệt thòi về điều kiện học tiếng Anh nên nhận thức về môn học này của các em còn yếu. Điều này cũng đặt ra nhiều thức đối với các giáo viên. Để giải quyết vấn đề này, ngoài sự nỗ lực của mỗi giáo viên trong việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng cần có sự phối hợp của các cấp trên. Đối với nhà trường thì cần đầu tư tranh ảnh đồng bộ , hoặc lắp đặt phòng máy chiếu ổn định để giáo viên chủ động các giờ dạy sử dụng màn hình chiếu để tạo sự hứng thú cho học sinh và có nhiều sáng tạo hơn, phong phú hơn ccho giờ học. Đối với các cơ quan chuyên môn cấp trên thì tôi kiến nghị tổ chức các sân chơi để học sinh các trường giao lưu nhằm tăng phản xạ các kĩ năng tiếng Anh và việc nói tiếng Anh cũng phổ biến hơn. Các hình thức kiểm tra khảo sát cũng nên thay đổi theo hướng tập trung kiểm tra nói để học sinh chủ động và tích cực hơn. Đề án giáo dục ngoại ngữ quốc đã đi được 2/3 chặng đường. Sự chuyển biến đã có và chúng ta đang kì vọng về một Việt Nam tương lai có một nền tảng giáp dục vững mạnh mà trong đó tiếng Anh là một nhân tố chính.
Tài liệu đính kèm: