I.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Từ nhiều năm nay Tiếng Anh đang được coi là ngôn ngữ chung , phổ biến nhất trên toàn thế giới. Việc học ngoại ngữ ngày càng được phổ biến rộng rãi và môn học này đang trở thành môn học bắt buộc trong các nhà trường. Bởi vậy yêu cầu đặt ra là làm thế nào để có được những giờ dạy ngoại ngữ đạt hiệu quả và chất lượng cao? Để đáp ứng được yêu cầu này người giáo viên phải luôn hoàn thiện mình không chỉ về trình độ chuyên môn mà còn cần phải thay đổi phương pháp dạy học .Theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo được khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em. Chính vì vậy việc khơi dậy niềm đam mê yêu thích môn học cho học sinh là điều hết sức cần thiết mà hoạt động vào bài, khởi động bài học là một hoạt động giúp học sinh thêm phấn chấn tập chung nhiều hơn cho nội dung bài học.
Trong thực tế, những hình thức khởi động bài học có thể cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau. Bằng nhiều hình thức và thủ thuật linh hoạt, giáo viên cùng một lúc gây hứng thú với bài học, ổn định lớp, kiểm tra, ôn tập lại bài cũ. Đồng thời cũng giúp học sinh chuẩn bị tâm lí và kiến thức cần thiết cho bài mới. Chính do nhận thấy được sự cần thiết của các hình thức khởi động bài học nên ngay từ đầu năm học 2010-2011, khi được phân công giảng dạy môn Tiếng Anh 9 tôi đã tiến ành chọn nghiên cứu và áp dụng thực tế đề tài “MỘT SỐ HÌNH THỨC KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC MÔN TIẾNG ANH 9” nhằm nâng cao hơn chất lượng dạy và học đáp ứng được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học.
kiến trái ngược, các hoạt động có tính thi đua có đặc điểm của những trò chơi 1.3.Cơ sở thực tiễn. Như chúng ta đã biết Tiếng Anh là một môn học tương đối khó với học sinh, nhất là học sinh vùng cao thậm chí nói tiếng phổ thông còn chưa rõ thì việc làm thế nào để gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ luôn là câu hỏi mà các giáo viên dạy ngoại ngữ đều muốn tìm ra câu trả lời. Thực tế cho thấy, hầu hết các em học sinh là người dân tộc ít người, mới tiếp xúc với bộ môn Tiếng Anh nên còn nhiều e dè, ngại ngùng khi giao tiếp. Một số em biết nhưng không dám giơ tay, không dám nói vì ngại, một số em khác không dám phát biểu vì sợ nói sai bị các bạn chê, cô giáo cười. Theo tôi đây chính là yếu tố tâm lí mà giáo viên dạy ngoại ngữ cần phải xem xét để giúp các em có được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong các giờ học. Trong các tiết học các em còn thụ động, hoạt động nhóm không đồng đều, tiếp thu bài còn chậm. Vì vậy để có được giờ dạy thành công ngay ở bước hoạt động đầu tiên là bước mở bài, khởi động bài học, giáo viên cần tạo ra một bầu không khí học tập thuận lợi về cả tâm lí lẫn nội dung cho hoạt động bài học tiếp sau đó. Một nội dung quá dễ hoặc quá khó đều không gây được hứng thú. Do đó, cần tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của học sinh. Các hình thức khởi động bài học(warm up) có thể đáp ứng được nhu cầu và hứng thú cho học sinh trong việc chuyển tiếp sang nội dung bài mới. Giáo viên có thể bắt đầu bằng một hoạt động nêu vấn đề và giải quyết vấn đề (problem-solving) hoặc khai thác vốn kiến thức có sẵn của cả lớp về nội dung có liên quan đến bài cũ và bài mới (brainstorming) để gây được hứng thú của các em đối với bài học, mặt khác có thể ổn định được lớp, kiểm tra, ôn lại được bài cũ đồng thời giúp học sinh chuẩn bị được tâm lý và kiến thức cần thiết cho bài học mới. 2.Thực trạng của đề tài nghiên cứu. 2.1.Khái quát phạm vi. Phạm vi của đề tài là nghiên cứu về thực trạng học tập của học sinh lớp 9 từ đó đưa ra một số hình thức khởi động bài học cho học sinh hai lớp 9 (9A1,9A2)trường THCS Rạng Đông – xã Phình Sáng – huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên trong năm học 2010-2011. 2.2.Thực trạng của đề tài nghiên cứu. a.Thực trạng học sinh. Học sinh lớp 9A1 và 9A2 có tổng số là 64 em, trong đó bao gồm đủ các học sinh từ trung bình, khá, giỏi đến yếu, kém. Số học sinh khá, giỏi của lớp rất năng động, sáng tạo, tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tham gia tích cực vào các hình thức khởi động bài học. Ngược lại số học sinh yếu, kém lại rất lười học tiếp thu bài học một cách thụ động, chưa có khả năng tham gia vào các hoạt động khởi động bài học tốt. Có những hình thức khởi động bài học tạo được nhiều hứng thú cho học sinh khá, giỏi nhưng số học sinh yếu, kém lại không đủ khả năng tham gia tích cực, ngược lại có nhiều hình thức được sự hưởng ứng nhiệt tình của những học sinh yếu, kém nhưng lại gây nhàm chán cho số học sinh khá, giỏi. b.Thực trạng cơ sở vật chất-đồ dùng dạy học. Trường THCS Rạng Đông vừa được xây dựng hoàn chỉnh, trường lớp khang trang, sạch đẹp.Nhà trường có phòng trình chiếu riêng nên giáo viên có thể sử dụng máy chiếu và dạy giáo án điện tử.Có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc đổi mới thực hiện nhiều hình thức khởi động bài học. Trường được trang cấp bảng từ ở các lớp rất thuận tiện cho việc sử dụng đồ dùng dạy học và các thiết bị hỗ trợ khác. Dựa trên những điều kiện thuận lợi đó nhà trường đã tổ chức thực hiện giảng dạy môn Tiếng Anh theo đúng quy định của chương trình. Tuy nhiên thực tế của việc dạy và học môn Tiếng Anh của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, bất cập nên hiệu quả còn thấp, chất lượng học tập chưa cao, số học sinh đạt điểm dưới trung bình còn nhiều. *Chất lượng khảo sát đầu năm của 2 lớp 9 như sau: TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém 64 2.3.Nguyên nhân của thực trạng. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chính như sau: +Về học sinh: -Mức độ tiếp thu bài của các em không đồng đều gây khó khăn cho việc chọn lựa các hoạt động thật phù hợp. Đối với hoạt động dễ sẽ gây nhàm chán cho số học sinh khá, giỏi, nhưng các hoạt động khó, nâng cao các học sinh yếu, kém không tiếp thu kịp. -Trăm phần trăm học sinh là con em các dân tộc ít người, nói tiếng phổ thông còn chưa rõ, môi trường giao tiếp ngoại ngữ của các em chưa có, các em không có điều kiện thực hành giao tiếp thường xuyên dẫn đến các em e dè, ngại nói, ngại thể hiện ý tưởng của mình bằng ngoại ngữ trong hình thức “chatting” khi khởi động bài học. +Về cơ sở vật chất-đồ dùng dạy học. -Đồ dùng được trang cấp chưa đủ phục vụ cho các tiết dạy, giáo viên phải tìm thêm các tranh ảnh và đồ dùng có liên quan khác. -Hệ thống bảng từ trang cấp cho các lớp một số cái bị hư hỏng, bong tróc dẫn đến khó khăn trong việc giảng dạy của giáo viên và việc tiếp thu bài của học sinh. 3.Biện pháp chủ yếu để thực hiện đề tài. 3.1.Cơ sở đề xuất các giải pháp. Qua trao đổi với những đồng nghiệp trong trường, tất cả đều đồng ý rằng để có được giờ dạy thành công, ngay ở bước đầu tiên của giờ dạy là hoạt động mở bài, khởi động bài học, giáo viên cần tạo ra được một bầu không khí thuận lợi cả về mặt tâm lí lẫn nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo. Để làm được điều này giáo viên cần lựa chọn những hình thức vào bài thích hợp để khơi gợi hứng thú học tập của học sinh. Các hình thức khởi động bài học thường chiếm thời gian ngắn, khoảng từ 5 đến 7 phút nhưng vô cùng quan trọng. Các hoạt động này thường nhằm các mục đích sau: + Ổn định lớp, cho phép học sinh có một thời gian để thích nghi với bài học mới. + Tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới. + Gây hứng thú với bài học mới. + Chuẩn bị kiến thức cần thiết cho bài học mới. + Giúp học sinh liên hệ những điều đã học với bài học mới. + Tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo. + Tạo nhu cầu giao tiếp hay tạo mục đích cho hoạt động giao tiếp kế tiếp. Tùy theo mục đích và đặc thù của giờ dạy đồng thời tùy theo đối tượng học sinh cụ thể của mình giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động vòa bài cho phù hợp. Giáo viên có thể rút kinh nghiệm hay thay đổi hoạt động sau khi đã dạy qua một lớp để tạo được tính tích cực hơn cho hoạt động. Sau đây là một số gợi ý tham khảo. GIẢI PHÁP I: GUESSING TOPIC Đây là hình thức hoạt động nhằm đoán ra chủ đề bài học, giáo viên có thể dùng nhiều thủ thuật khác nhau để giúp học sinh đoán đúng chủ đề của bài học. *Hangman: Giáo viên gạch những đường gạch trắng lên bảng, mỗi gạch tương đương với mỗi mẫu tự trong từ. Giáo viên đưa ra gợi ý để học sinh tập trung vào nội dung cần thiết. Vd: Nếu muốn học sinh đoán từ “clothing” thì gạch lên bảng 8 gạch (_ _ _ _ _ _ _ _). Giáo viên vẽ hình người đàn ông hình que lên bảng, mỗi lần học sinh đoán sai, người đàn ông này sẽ bị treo một bộ phận lên ( theo thứ tự trong hình vẽ). Nếu học sinh đoán sai quá 6 lần sẽ bị thua. 1 2 4 3 6 5 *Jumpbled words: Giáo viên tạo ra cho học sinh một số từ đã bị xáo trộn và gợi ý chủ đề của các từ đó. Học sinh sắp xếp lại cho đúng trật tự và thành từ có nghĩa. *Guesing picture: Giáo viên chọn một bức tranh chứa nội dung bài học tương đối rõ ràng và nêu gợi ý cho học sinh bức tranh nói về điều gì, từ tranh giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài học. *Gesing words: Giáo viên chia học sinh ra thành các nhóm, sau đó phát cho mỗi nhóm một tờ giấy có ghi các câu bỏ lửng, câu hỏi.gióa viên yêu cầu học sinh hoàn tất chúng bằng một từ rồi đoán từ chìa khóa được ghép từ các mẫu tự đầu tiên của các từ đoán được. Nhóm nào doán trước, đúng sẽ là nhóm thắng cuộc. *Shark attack: Giáo viên vẽ những làn sóng lên bảng tượng trưng cho mặt biển, vẽ những bậc tam cấp dẫn xuống mặt biển, vẽ hình con cá mập lên mặt biển sát với bậc tam cấp cuối cùng,vẽ hình cô gái lên bậc trên cùng. Giáo viên gạch những đường gạch ngắn lên bảng, mỗi gạch tương đương với một mẫu tự trong từ. Mỗi lần học sinh đoán sai cô gái phải bước xuống một bậc thang. Nếu cô gái đã ở bậc thang cuối cùng mà học sinh vẫn chưa đoán ra được từ đúng thì cô gái sẽ bị cá mập ăn thịt và học sinh sẽ thua. GIẢI PHÁP 2: FINDING INFORMATION Các hình thức hoạt động này nhằm giúp học sinh vừa ổn định lớp, tập trung chú ý, gây hứng thú nhưng vẫn có thông tin cần thiết để vào bài học mới. *Brainstorm: Đây là hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên dùng thủ thuật này để giới thiệu tình huống và thiết lập chủ điểm của bài học. Vd: Nội dung bài học có chủ điểm về môi trường, giáo viên chia nhóm để học sinh liệt kê các cách bảo vệ môi trường. Sau khoảng thời gian quy định cụ thể nhóm nào tìm ra nhiều ý hay sẽ chiến thắng. *Networks: Giáo viên viết mạng từ lên bảng, học sinh làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để tìm ra các thông tin theo chủ điểm bài học. Vd: chủ điểm bài học là “Celebrations” Tet Christmas Celebrations Mother’s Day Woman’s Day .. . *Chatting: Hình thức hoạt động này tạo cơ hội cho học sinh được nói về mình, trao đổi ý kiến, trò chuyện với giáo viên và các bạn. Giáo viên đặt nhiều câu hỏi có liên quan đến bài học và bản thân học sinh để các em chủ động trả lời và đưa ra ý kiến của mình, từ đó giáo viên dẫn học sinh vào bài học mới. *Lucky number: Giáo viên viết các con số lên bảng, mỗi số tương ứng một câu hỏi, trong đó có từ 2 đến 3 số là con số may mắn, nếu chọn trúng số may mắn học sinh sẽ được điểm mà không phải trả lời. Những số còn lại, mỗi số tương ứng với một câu hỏi, trả lời đúng câu hỏi học sinh sẽ được điểm. Nếu trả lời sai, nhóm khác có quyền tiếp tục trả lời. Điểm số cộng lại nhóm nào nhiều hơn sẽ chiến thắng. *Kim’s game: Hình thức này là trò chơi luyện trí nhớ đồng thời giúp học sinh tìm ra các thông tin cho bài học mới. Giáo viên chia học sinh ra làm 2 nhóm, cho các em xem từ 8 đến 10 tranh hoặc từ 8 đến 10 từ theo một chủ điểm trong vòng 20 giây. Yêu cầu học sinh không được viết mà chỉ ghi nhớ, sau đó giáo viên cất tranh hoặc từ đi, học sinh lên bảng viết lại tên hoặc từ đã xem theo hai nhóm, nhóm nào ghi nhớ nhiều hơn sẽ chiến thắng. GIẢI PHÁP 3: REMIND KNOWLEDGE Các hình thức hoạt động ở phần này nhằm tạo môi trường thuận lợi cho học sinh vừa nhớ lại kiến thức cũ vừa có được tâm lý thoải mái cho bài học mới. *Bingo: Học sinh nhắc lại khoảng 10 đến 15 từ các em đã học và có liên quan đến bài học mới. Giáo viên viết các từ này lên bảng, mỗi học sinh chọn 9 từ bất kỳ trên bảng viết vào một bảng có 9 ô. Giáo viên lần lượt đọc các từ nhưng không theo thứ tự. Học sinh đánh dấu vào từ có trong bảng của mình khi nghe giáo viên đọc. Học sinh nào có 3 từ liên tục theo hàng ngang, dọc hoặc chéo sẽ hô to “ bingo” và là người chiến thắng trong trò chơi. *Noughts and crosses: Giáo viên giải thích với học sinh rằng trò chơi này cũng giống như chơi cờ “ca-rô”ở Việt Nam, nhưng chỉ cần 3 ô “o”hoặc “x” trên một hàng ngang, dọc hoặc chéo là thắng. Giáo viên kẻ 9 ô trên bảng mỗi ô chứa 1 từ hoặc 1 tranh vẽ, học sinh mỗi đội nếu nói được câu chứa từ hoặc tranh ở ô nào thì đội của học sinh đó làm dấu “o” vào ô đó, đội kia tiếp tục nói được câu chứa từ của ô khác và đánh dấu “x” vào ô đó. Đội nào có được 3 dấu trên một hàng ngang, dọc hay chéo trước là đội chiến thắng. *Matching: Đây là hình thức kết nối giữa 2 cột A và B. Hình thức này có thể dùng để nhắc lại nghĩa của một số từ cần thiết, hoặc nhắc lại cấu trúc một số câu bằng cách nối một nửa câu với một nửa còn lại. Ngoài ra giáo viên còn có thể sử dụng nhiều hình thức khởi động khác như: What and Where; Slap the board, rubout and remember, true/false statement, picture drill, mappled dialogue, gap fill, listen and draw, find someone who, ordering, chain game.để khởi động bài học phù hợp với khả năng và đặc điểm tâm lý của từng lớp học. Khi tiến hành hoạt động khởi động bài học giáo viên ccaanf chú ý một số điểm sau: Có thể sử dụng cả tiếng anh và tiếng việt. Cần tạo cơ hội cho học sinh hỏi giáo viên hoặc trao đổi lẫn nhau để gây hứng thú, phát huy tính tích cực. Cho các em hoạt động theo cặp, nhóm để tạo môi trường thi đua. Cần chú ý thay đổi hình thức khởi động bài học để gây hứng thú cho học sinh. Những hoạt động khó cần gợi ý cho các em cụ thểquan tâm giúp đỡ số học sinh yếu, kém tham gia vào hoạt động. Luôn quan tâm đến tâm lý và sở thích của học sinh để đưa ra những thủ thuật phù hợp. 3.3.Tổ chức, triển khai thực hiện. Các hình thức khởi động bài học được minh họa, áp dụng, triển khai thực hiện cụ thể ở từng tiết học như: Getting started+Listen and read, speak, listen, read, write và language focusSau đây là một số áp dụng vào một số tiết dạy cụ thể. *ÁP DỤNG 1: ->UNIT 2- LESSON 1: GETTING STARTED + LISTEN AND READ Đây là tiết học mở đầu cho một đơn vị bài học. Ở tiết hộc này phần getting started có thể thay thế cho hoạt động warm-up nhưng giáo viên cần phải chú ý đơn giản hóa một số nội dung khó hiểu, giúp học sinh nắm bắt nhanh yêu cầu và hoạt động chủ động , tích cực. Đối với tiết học này giáo viên có thể dùng tranh có sẵn ở sách giáo khoa hoặc tranh rời thể hiện trước lớp để mô tả các trang phục trong tranh. Tuy nhiên từ chỉ trang phục này có nhiều từ mới nên giáo viên cần có hoạt động matching để học sinh nắm vững tên từng loại quần áo. Tranh áp dụng : +Matching: Teacher: Ask sts look at the pictures and match them with the suitable traditional customes. Students: Work in groups and then give out their keys. Pictures Traditional customes A B C D E F Ao dai Kimono Kilt (váy của người miền núi, dân tộc) Veil(mạng che mặt) Sari Cowboy A.2, B.1, E.3, D.5, E.6, F.4 Teacher: Corrects sts’ anwser and then asks students about the pictures. - Where does she/he come from? - Why do you know where she/he comes from? Students:Practice asking and answering about the pictures with their friends about the pictures. Teacher: Corrects sts’ideas. The answer: She comes from Japan. She is wearing a Kimono. She comes from Viet Nam. She is wearing Ao dai. He comes from Scotland. He is wearing a kilt. She comes from India. She is wearing a sari. He comes from the USA. He is wearing the Cowboy. 6. She comes from ( Saudi) Arabia. She is wearing a Veil. +Chatting: Teacher: Ask: Students: Answer ? How many people are there in the pictures? + There are six people. ? Do you know where they are come from? why? + Yes, I do. Because of their customes. ? Look at picture a). What is she wearing? Where does she come? ? Look at picture b). What is she wearing? Where does she come? ? Look at picture c). What is he wearing? Where does he come? . + Picture a. She comes from Japan. She is wearing a Kimono. + Picture b. She comes from Viet Nam. She is wearing Ao dai. + Picture c. He comes from Scotland. He is wearing a kilt. + Picture d. She comes from India. She is wearing a sari. + Picture e. He comes from the USA. He is wearing the Cowboy. + Picture f. She comes from ( Saudi) Arabia. She is wearing a Veil. + Guessing game: Students: Guess the picture by asking some Yes-No questions. Teacher: Answers yes or no, then sts describe the pictures teacher hides Ex: Is there only one person in the picture? Is she standing? Is she wearing Ao dai? She comes from Vietnam. Tương tự, học sinh lần lượt đoán hết những bức tranh còn lại. Đối với hình thức guessing game giáo viên có thể kết hợp với hình thức hangman để giới hạn học sinh hỏi quá nhiều câu hỏi mà chưa đưa ra được câu trả lời. *ÁP DỤNG 2: UNIT 2- LESSON 2: SPEAK Đây là tiết học chú trọng đến kỹ năng nói, do vậy giáo viên cần dùng các hình thức có liên quan đến bài học về vốn từ, về cấu trúc câu để các em thực hành nói dễ hơn. Tranh áp dụng : + Kim’s game: Hình thức hoạt động này nhằm ôn lại cho học sinh vốn từ để nói về các loại quần áo mặc trong các dịp đặc biệt và thường ngày. Teacher: gives the pictures about the clothes and has sts look at it in 20 seconds and then takes it away. Teacher: divides the class into two teams and asks them to go to the board to write as many things as they remember from the pictures. Teacher: Shows the picture again and corrects *The clothes: shirt, skirt, short, shoes, pants, suit, jeans, blouse. Sau hoạt động này giáo viên dẫn ngay vào bài học mới bằng cách đặt câu hỏi cho học sinh. ? What do you usually wear on the weekend? ? What is your favorite type of clothing? + Crossword/ wordsquare: Hình thức hoạt động này nhằm giúp học sinh nắm được các từ chỉ các loại quần áo mà các em đã học để áp dụng nói về sở thích ăn mặc của các em. Teacher: Gives a “crossword” and asks sts to find the names of clothes from it. Students: Work in two teams and then they go to the board to write the correct words out. S H I R T P A U U O T A S K I R T N B H M T B T L C O L R S O S A R I S U K V P T O S K I L T S E J E A N S Key: SHIRT, SKIRT, SARI, SKILT, JEANS SUIT, SHORT BLOUSE, PANTS Teacher :Corrects sts’ working and chooses the winner. *ÁP DỤNG 3: UNIT 2- LESSON 3: LISTEN Mục tiêu của tiết listen là giúp học sinh nghe được nội dung chính của bài do vậy hoạt động khởi động bài học phải chú ý củng cố cho các em vốn từ và cách phát âm các từ có liên quan đến nội dung bài nghe để các em nghe được tốt hơn. + Slap the board: Teacher: Shows pictures about some clothes and shoes on the board and calls 2 students go to stand at the first table. Teacher: Reads one word, students run to the board and slap the picture of that words. The winner is the student who slaps the board first. Then teacher calls other pair. They also listen to teacher and slap the board at the picture of the correct word. Sau hoạt động slap the board giáo viên cho cả lớp đọc lại tên từng loại quần áo. Tranh áp dụng: + Bingo: Teacher: Gives the name of some clothes and then teacher asks students to choose 9 words to write into their boxes. Words given: shorts, pants, skirt, long sleeved white blouse, short sleeved pink blouse, blue shoes, red boot, brown shoes, jeans, plain suit, striped shirt, sweater, baggy pants, trousers, T-shirt, short sleeved white blouse. shorts jeans sweater blue shoes plain suit brown shoes T-shirt pants skirt Teacher: Reads the words , students listen and mark in their box When teacher reads 3 words continuously in one student’s box , he/she’ll say “bingo” Teacher: Should give a present to the winner. *ÁP DỤNG 4: UNIT 8- LESSON 3: READ + Networks: Teacher: Divides the class into 2 teams. Each team go to the board to write the names of celebrations in one minute and thirty seconds. The winner is the team which writes more celebrations. Tet Teacher’s day Celebrations Christmas Father’s day Woman’s Day Sau hoạt động networks giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh vào bài mới. Which celebration do you love best? Do you love your father? Have you ever expressed your feelings to your father? Today we’ll read some feelings to father. + Jumbled words: Teacher: Gives some jumbled words and gives a clue : they are the names of some celebrations (or gives pictures about celebrations) Teacher: Divides the class into two teams. After reparing in 1 minutes, teacher calls each team to go to the board to give the correct words . 1. yam yad -> May Day 2. dim lalf stivefal -> Mid fall festival 3. stichrams -> Christmas 4. dewdignd -> Wedding 5. chertea’s dya -> Teacher’s Day 6. therfa’s yad -> Father’s Day. The team which completes the work more quickly and write more correct words will win the game. Sau hoạt động Jumbled words giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh vào bài mới. Which celebration do you love best? Do you love your father? Have you ever expressed your feelings to your father? Today we’ll read some feelings to father. *ÁP DỤNG 5; UNIT 8- LESSON 4: WRITE Các hình thức khởi động bài học ở tiết rèn kỹ năng viết cần cung cấp cho các em cách thành lập câu theo các cấu trúc câu cần thiết với nội dung bài học, chú trọng gợi mở, thể hiện ý tưởng có liên quan.. + Chain game: Teacher :Uses a picture of a family and guides sts to express their feelings to their parents by playing “chain game”. Teacher: Divides into groups of five. The students in each group must give a sentence to express their feeling to their parents and repeat their friends’ sentences. Tranh áp dụng: I love my parents very much Vd: S1 speaks a sentence. I love my parents very much. S2 repeats S1’s sentence and speak another sentence. I love my parents very much and I will give a gift to my parents. S3 repeats S1 and S2’s sentences and speak another sentence.. I love my parents very much, I will give a gift to my parents and I will help my parents to do housework. S4 repeats. I love my parents very much, I will give a gift to my parents and I will help my parents to do housework and I will study well. S5 repeat four sentences of their fellows and speak another sentence. The group which gives more good ideas and speaks fluently will have a gift. + Sing a song: Đối với tiết học này giáo viên có thể khởi động bài học bằng các bài hát tiếng anh nói về cha, mẹ “Everyday my papa would work to help to make ends meet To see that we would eat Keep those shoes upon my feet Every night my papa would take And tuck me in my bed Kiss me on my head After all the prayers were said Growing up with him was easy Time just flew on by The years began to fly He aged and so did ..” *ÁP DỤNG 6: UNIT 3- LESSON 5: LANGUAGE FOCUS Đối với tiết language focus có nhiều hoạt động (activities) khác nhau, do vậy giáo viên cần lựa chọn những hình thức, thủ thuật phù hợp để có thể chuyển tải đến học sinh những nội dung liên quan đến các hoạt động của bài học. Tranh áp dụng: + Guessing picture: Teacher : Hides the pictures and asks sts to guess Picture 1: A student with his bad exam Picture 2: A girl is thinking about his parents. Picture 3: Three students are in the rain Students: Ask some Yes/ No questions to get in
Tài liệu đính kèm: