Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì không ai hoàn hảo, làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
1.Dạy học theo nhóm nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm
Đây là yếu tố cơ bản của hoạt động nhóm. Nó có những tác động tích cực đối với người học như:
- Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới
- Kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và cách giải quyết vấn đề
- Tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt như lời nói, ánh mắt cử chỉ
- Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau
Một số kinh nghiệm dạy học theo nhóm cho học sinh lớp 5 Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì không ai hoàn hảo, làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. 1.Dạy học theo nhóm nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm Đây là yếu tố cơ bản của hoạt động nhóm. Nó có những tác động tích cực đối với người học như: - Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới - Kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và cách giải quyết vấn đề - Tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt như lời nói, ánh mắt cử chỉ - Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau 2. Thông qua hoạt động nhóm phát triển kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội -Việc sử dụng phương phápdạy học theo nhóm trong giảng dạy đối với giáo viên không phải là mới vì ngay từ khi việc đổi mới chương trình triển khai thì song song đó giáo viên cũng được tập huấn những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong đó có phương phápdạy học theo nhóm và giáo viên cũng đã vận dụng trong công tác giảng dạy.Tuy nhiên vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất? Đó chính là điều tôi muốn chia sẻ, trao đổi và học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp. -Trong phương pháp hoạt động nhóm nổi lên mối quan hệ giao tiếp học sinh - học sinh. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được điều chỉnh, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. -Hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức cộng đồng. Mô hình này nhằm chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo phân công, hợp tác với tập thể cộng đồng. -Học sinh ở tiểu học hoạt động chủ đạo của các em đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập, các em phải tiếp nhận hình thức học tập mới so với mẫu giáo nên các em dễ mất tập trung, không tự tin. Việc học nhóm tạo điều kiện cho các em thoải mái hơn, mạnh dạn hơn, tạo cảm giác gần gũi thân thiện như đang trao đổi chứ không phải là gò ép học tập. Trẻ em vốn ưa quan sát, tò mò, thích nhận xét, so sánh, thích được vui chơi, thi đua để trở thành người chiến thắng. 3. Thực trạng -Phương pháp này còn bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định cho một tiết học, giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng và thiết kế nhiệm vụ cho nhóm , tổ chức một cách hợp lí và học sinh đã quen với hoạt động này thì mới có kết quả tốt. -Do vậy giáo viên ngại đổi mới, ngại dạy học theo nhóm Có giáo viên tổ chức hoạt động nhóm chỉ mang tính hình thức, chưa phù hợp với nội dung bài dạy.dẫn đến kết quả chưa cao. -Một số giáo viên trẻ nhiệt tình hưởng ứng song chưa có nhiều kinh nghiêm trong việc tổ chức hoạt động nhóm. 3. Vai troø cuûa giaùo vieân trong việc daïy hoïc theo nhoùm: Ñeå toå chöùc hoaït ñoäng nhoùm coù hieäu quaû coøn phuï thuoäc nhieàu vaøo giaùo vieân töø khaâu chuaån bò ñeán khi thöïc hieän baøi daïy. Vì vaäy yeâu caàu ñaët ra ñoái vôùi giaùo vieân nhö sau: 4. Dạy học theo nhóm Cách thành lập nhóm: Việc phân chia nhóm thường dựa trên: + Số lượng học sinh trong lớp + Nội dung của bài học + Đặc điểm của học sinh Cách chia nhóm như thế nào cho hợp lý : có thể theo một tiêu chuẩn nào đó của bài học hay của giáo viên và cũng có thể hoàn toàn ngẫu nhiên. ♦ Nhóm ngẫu nhiên: giáo viên chia nhóm một cách ngẫu nhiên + Chia nhóm theo biểu tượng + Ghép hình, Đếm số; Tháng sinh nhật, + Đặc điểm bên ngoài ♦ Nhóm chủ định: Giáo viên chủ động đưa ra yêu cầu theo đối tượng học sinh, nắm bắt được trình độ từng học sinh. ( chia nhóm khá, trung bình, nhóm yếu)Với kiểu chia này tôi thường áp dụng các cách chia nhóm như : + Theo giới, dân tộc + Theo sở thích + Theo chuyên môn sâu + Theo trình độ: khác nhau hoặc tương đồng (đa dạng hoặc đồng nhất) Số lượng HS trong nhóm - Nhóm nhỏ: 2 - 3 học sinh. - Nhóm vừa: 4 - 5 học sinh. - Nhóm lớn: 6 - 8 học sinh. 5.Nhiệm vụ nhóm phải đủ độ khó, cần đến sự hợp tác của học sinh để giải quyết vấn đề -Vấn đề đòi hỏi thảo luận, giải thích. Các nhóm tìm hiểu và thảo luận một chủ đề cho trước (bức tranh, một bài thơ hay một hiện vật,), tập hợp những ý tưởng, chia sẻ kinh nghiệm. -Giải quyết một vấn đề / bài tập. Các nhóm tìm hiểu một vấn đề hay một tình huống còn bỏ ngỏ và quyết định xem có thể làm gì. Ví dụ: Giải quyết một vấn đề về môi trường hay xã hội, giải quyết một bài toán khó, -Thực hành, làm ra sản phẩm nào đó. Các thành viên trong nhóm cùng làm việc để tạo ra một kết quả vật chất. Chẳng hạn: + Tạo ra các sản phẩm riêng và đánh giá xem sản phẩm nào tốt nhất (gấp chiếc máy bay giấy,); + Tạo ra các thành phần khác nhau của một sản phẩm chung (làm một tờ báo tường,); + Cùng nhau làm một sản phẩm lớn (làm một toà tháp bằng giấy,). . V.v Lưu ý:Thiết kế nhiệm vụ nhóm cần xác định rõ: Nhiệm vụ cần cho kiểu nhóm chủ định hay nhóm ngẫu nhiên ? Nhiệm vụ nhóm đó phù hợp với kích cỡ nhóm nào ? Nhiệm vụ nhóm cần khoảng bao nhiêu thời gian mới đủ hoàn thành ? Một nhiệm vụ chung cho cả lớp hay mỗi nhóm một nhiệm vụ ? 6.Các bước tổ chức hoạt động nhóm Bước 1: Chuẩn bị cho tổ chức hoạt động nhóm Xác định các nội dung cho hoạt động nhóm: Nội dung học tập thích hợp cho hoạt động hợp tác theo nhóm thường là các vấn đề, câu hỏi, bài tập đòi hỏi tư duy và sự đóng góp của nhiều người để giải quyết. -Xác định thành phần nhóm. -Xác đinh quy mô nhóm. -Xác định thời gian của từng hoạt động học nhóm Bước 2: Tiến hành tổ chức dạy học theo nhóm -Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên nhóm. -Giao nhiệm vụ cho hoạt động nhóm. -Hỗ trợ và hướng dẫn khi cần. -Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm (Cách tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả và xử lý tình huống khi HS không có ý nhận xét; mỗi nhóm có các nhiệm vụ khác nhau) Bước 3: Tổng kết hoạt động học nhóm Tổng hợp, phân tích ý kiến và kết luận Đánh giá kết quả hoạt động nhóm. 7.Vai trò của GV trong hoạt động nhóm -Cung cấp nhiệm vụ có thách thức và tạo điều kiện để nhóm hoàn thành nhiệm vụ. -Cân nhắc việc chia nhóm, thay đổi nhóm, tạo nhóm mới để đảm bảo 2 yếu tố an toàn và thách thức trong hoạt động nhóm. Quản lí hoạt động nhóm (quan sát quá trình hoạt động nhóm, hỗ trợ và hướng dẫn khi cần thiết, khen ngợi và động viên HS). + Người giáo viên phải là người điều động các nhóm làm việc. + Phải quan sát và theo dõi hoạt động, công việc của từng nhóm để tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất. + Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc, người giáo viên phải phát hiện các sai lầm mà các nhóm mắc phải khi tham gia nhóm, những sai lầm mang tính điển hình và chưa được sữa chữa để cuối phần thảo luận nhóm giáo viên có nhận xét, góp ý. + Giáo viên phải nhắc lại các ý kiến mà nhóm đã trình bày một lần nữa khẳng định lại ý kiến của nhóm để nhóm cần bổ sung ý kiến hay không. Nhấn mạng các khái niệm, các ý quan trọng của bài học. + Giáo viên tóm tắt, tổng hợp, liên kết các ý kiến của từng nhóm thảo luận theo thứ tự để nêu bật được nội dung bài học. + Người giáo viên là người hướng dẫn và giúp đỡ các nhóm nếu các nhóm có gặp khó khăn trong quá trình thảo luận. Lưu ý: Không can thiệp sâu vào quá trình làm việc của nhóm (đóng góp ý kiến như một thành viên của nhóm hoặc hỏi nhiều câu hỏi làm ảnh hưởng đến sự tập trung của nhóm 8. Kinh nghiệm của bản thân: -Phương pháp dạy học theo nhóm được đánh giá là một phương pháp dạy học tích cực, hướng vào học sinh và đạt hiệu quả cao trong dạy học.Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, đồng thời phát huy cao độ khả năng hợp tác, giúp đỡ học tập lẫn nhau. Tuy nhiên mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu, nhược điểm riêng, do đó người giáo viên phải biết vận dụng sao cho phù hợp với đặc điểm riêng của lớp mình phụ trách -Phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định cho một tiết học nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lí và tổ chức thường xuyên để học sinh đã quen với hoạt động này thì mới có kết quả tốt. Ta cần chú ý đến yêu cầu phát huy tính tích cực của học sinh và rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong hoạt động nhóm. Cần tránh khuynh hướng hình thức và lạm dụng phương pháp này khi cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp dạy học hoặc hoạt động nhóm càng nhiều thì càng chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới. - Phương pháp hoạt động nhóm cũng không phù hợp đối với lớp quá đông. -Muốn tổ chức hoạt động nhóm thành công thì người giáo viên phải nhiệt tình nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, thiết kế hoạt động cho nhóm phù hợp, thay đổi hình thức chia nhóm gây hứng thú cho học sinh. -Trên đây chỉ là một số ý kiến nhỏ của bản thân tôi về việc sử dung phương pháp dạy học theo nhóm trong các giờ học. Rất mong đây sẽ là một trong những kinh nghiệm của bản thân được chia sẻ cùng đồng nghiệp và cũng hy vọng được sự đóng góp đồng nghiệp trong trường. Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tài liệu đính kèm: