Sáng kiến kinh nghiệm Những kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết đoạn văn

PHỤ LỤC

TT BỐ CỤC TRANG

1 Phần thứ nhất : Những vấn đề chung 1

2 Lí do chọn đề tài 1

3 Mục đích của đề tài 2

4 Phần thứ 2 : Nội dung nghiên cứu 3

5 Thực trạng 3

6 Những vấn đề về cơ sở lí luận 3

7 Thực trạng 4

8 Giải pháp 6

9 Phần thứ 3:Kết quả đạt được ,kết luận đề xuất , kiến nghị 10

10 Những kết quả đạt được 10

12 Kết luận 11

13 Đề xuất kiến nghị 12

 

doc 13 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết đoạn văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành phương pháp học tập đúng đắn, hình thành nếp tư duy sáng tạo cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục Tiểu học.
 Môn Tiếng Việt là môn học góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của Giáo dục Tiểu học trong giai đoạn mới. Trong nhà trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh. Bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hàng ngày. Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới khách quan, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới. Dạy học tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Dạy học tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn. Tiếng Việt hội tụ 4 kỹ năng trên. Đối với học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng, đây là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó còn có một số khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của học sinh ở địa bàn dân cư lao động nghèo, gia đình không có đủ điều kiện để quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ của các em còn kém, việc tiếp thu kiến thức khá chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều. Điều này ảnh hưởng đến việc học tập nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng.
 Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kỹ năng nói và viết. Thế nhưng hiện nay, đa số học sinh rất ngại học phân môn Tập làm văn vì không biết nói gì, viết gì. ngay cả bản thân giáo viên cũng không tự tin lắm khi dạy phân môn này so với các môn học khác.
 Với lí do trên, trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin trình bày“ Những kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết đoạn văn”
2 . Mục đích của đề tài .
 Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc viết..... Tiếng Việt ở trường Tiểu học dạy và học thông qua 7 phân môn ( Hay 7 loại bài học khác nhau: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn.) Phân môn Tập làm văn lớp 5 có một vị trí quan trọng. Học phân môn Tập làm văn, các em sẽ được tiếp cận với các bài học ở nhiều kiểu bài khác nhau như: tả cảnh, làm báo cáo thống kê, thuyết trình, viết biên bản, đơn từ, tả người.. Đây là những nội dung gần gũi với cuộc sống thực tế hàng ngày của các em.
 Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 5 là vấn rất quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập văn bản, từ đó giúp học sinh hình thành ý thức và nhân cách cũng 
như học vấn cho các em ngay khi đang học bậc Tiểu học và nền tảng sau này cho các em học sinh nhất là học sinh nông thôn.
 Trong phân môn Tập làm văn Tiểu học nói chung, lớp 5 nói riêng chủ yếu các em được làm quen nhiều với bài tập viết đoạn văn. Chính vì thế mà người giáo viên cần rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh. Học sinh nắm được cách viết đoạn văn trên cơ sở đó sẽ viết tốt một bài văn hoàn chỉnh.
 Rèn kỹ năng viết đoạn văn là hướng học sinh nắm được thế nào là đoạn văn, nắm được các bước viết một đoạn văn, biết cách dựng đoạn văn, viết đoạn theo một chủ đề, biết cách sử dụng từ trong làm bài, biết sử dụng các phép liên kết câu trong đoạn văn, biết sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá trong quá trình làm bài. Đoạn văn phải mang một nội dung thống nhất, viết đoạn văn là quá trình giúp học sinh tạo lập văn bản. Phân môn tập làm văn có tính chất độc lập. Nhưng có mối quan hệ trực tiếp đến các phân môn khác của Tiếng Việt.
 Xuất phát từ thực tiễn khi rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 5, trong một điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, khảo sát để rút ra ưu điểm và nhược điểm, tồn tại, biện pháp khắc phục và bài học kinh nghiệm để từ đó hoàn thịên và đạt kết quả cao hơn khi rèn luyện viết đoạn văn cho học sinh ở những năm sau.
 Làm thế nào để rèn luyện được cho học sinh cách viết đoạn văn một cách có hiệu quả qua các tiết Tập làm văn? qua việc rèn luyện của học sinh ở nhà, ở lớp, dần dần các em biết cách viết đoạn văn, nắm được cách thức viết đoạn văn ra sao?
 Người giáo viên phải nắm được ưu thế của học sinh như những tri thức, vốn sống, tư tưởng, tình cảm để phát huy những khả năng cao hơn, đồng thời qua đó uốn nắn, điều chỉnh, hạn chế những lệch lạc trong nhận thức. vốn sống, tư tưởng, tình cảm của các em. 
PHÂN THỨ HAI : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .
1. Thực trạng .
1.1 Những vấn đề về cơ sở lí luận .
 Học sinh Tiểu học có một đặc điểm khác biệt với học sinh các bậc học khác. Các em đến trường đều chưa biết đọc, biết viết, khả năng giao tiếp còn hạn chế, khối lượng kiến thức cần nắm lại nằm trong sách giáo khoa. Để nắm được khối lượng kiến thức đó đòi hỏi các em phải có một vốn tiếng Việt nhất định. Vì vậy ngay từ những buổi đầu tiên yêu cầu các em phải tích luỹ ngay một vốn kiến thức tiếng Việt cốt yếu. Việc cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh Tiểu học ở giai đoạn đầu là hết sức cần thiết. Đó sẽ là công cụ để học sinh học các môn khác.
 Thông qua việc dạy môn Tập làm văn giúp các em có kỹ năng viết câu, viết đoạn văn, bài văn, cách dùng từ, sử dụng phép nối câu, nối đoạn, ngoài ra còn thấy được sự phong phú của tiếng Việt.
 Mặt khác, khi nghiên cứu về đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học. Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ, tư duy không thể tồn tại ngoài ngôn ngữ và ngược lại ngôn ngữ không thể tồn tại nếu không thể dựa vào tư duy. Để phát triển tư duy cho học sinh thì việc phát triển ngôn ngữ là không thể thiếu. Hơn nữa mọi tri thức đều được diễn bằng ngôn ngữ. Từ mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết đó mà giáo viên cần phải chú ý đến việc dạy Tập làm văn cho học sinh. Đặc biệt dạy Tập làm văn cho học sinh còn nhiều khó khăn vì đây là một phân môn khó đòi hỏi phải có khả năng quan sát tốt, có vốn từ phong phú, khả năng tưởng tượng, diễn đạt và đặc biệt đó là biết sử dụng các phép liên kết câu, đoạn, biết sử dụng phép nhân hoá, so sánh trong làm bài. để khắc phục những khó khăn khi dạy cần phải bảo đảm những nguyên tắc về sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.
 Qua nghiên cứu về cơ sở khoa học của việc dạy học Tập làm văn, chúng ta thấy rằng để đạt hiêụ quả, giáo viên cần phải tổ chức các hoạt động học tập qua giao tiếp, tận dụng những kinh nghiệm sử dụng tiếng Việt của học sinh, vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ( vừa cung cấp kiến thức, vừa hình thành những kỹ 
năng ) dựa trên cơ sở đặc điểm nhận thức và cơ sở ngôn ngữ học của học sinh Tiểu học.
1.2 Thực trạng .
 Qua nhiều năm giảng dạy trên lớp, tôi luôn được phân công dạy học sinh lớp 5. Các em học sinh đã được học làm quen với cách viết đoạn văn từ lớp hai. Lên lớp năm trong phân môn Tập làm văn, Luyện từ và câu , các em lại được tiếp cận với nhiều bài tập viết đoạn văn. Trong chương trình sách giáo khoa mới, môn Tập làm văn được đan xen các dạng bài khác nhau: tả cảnh, làm báo cáo thống kê, viết biên bản, thuyết trình, văn đơn từ, tả người...Trong các tiết dạy Tập làm văn tôi thấy một số tồn tại sau . 
 Đối với giáo viên .
 Dạy phân môn Tập làm văn là giúp các em nắm đựơc cách viết một đoạn văn ngắn, biết làm một bài văn, để tạo lập được những đoạn văn hay, biểu cảm, có sức thuyết phục. nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học nói chung và giáo viên lớp 5 nói riêng là phải phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ của các em, giúp các em biết tích luỹ vốn kiến thức, biết huy động vốn kiến thức, biết đặt ra những vấn đề và giải quyết các vấn đề ấy. Thế nhưng ngay từ buổi đầu dạy các em viết đoạn văn, một số ít giáo viên chưa hướng dẫn kỹ về cách viết đoạn văn cho các em. Có những giáo viên cũng chưa hiểu đúng về đoạn văn.
 Ví dụ : Có những giáo viên cho rằng: “ Đoạn văn được dùng với ý nghĩa chỉ sự phân đoạn nội dung, phân đoạn ý của văn bản. Theo quan điểm này, mỗi đoạn văn phải có sự hoàn chỉnh nhất định nào đó về mặt ý, mặt nội dung. Không có sự hoàn chỉnh đó thì không thể coi đó là đoạn văn. ’’ Có giáo viên thì hiểu một cách khác “ Đoạn văn là sự phân đoạn hoàn toàn mang tính hình thức, muốn có một đoạn văn, ta phải chấm xuống dòng, mỗi chố chấm xuống dòng cho ta một đoạn văn ”. Nếu quan niệm đoạn văn như vậy, có nghĩa là bất chấp nội dung như thế nào, khi cần thiết, cứ chấm xuống dòng là cho ta có một đoạn văn. 
 Như vậy, phải chăng đoạn văn được xây dựng một cách tuỳ tiện, không dựa vào cơ sở ngữ nghĩa nào. Chính cách hiểu như vậy dẫn đến khi hướng dẫn học sinh làm bài tập viết đoạn văn, học sinh sẽ hiểu sai lệch về đoạn văn. Môn Tiếng Việt là một môn rất trìu tựợng, tích hợp nhiều kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực tếng Việt, đòi hỏi người giáo viên phải nắm bắt được toàn bộ kiến thức cơ bản về tiếng Việt, phải có một vốn từ phong phú. Trong khi đó một số lượng nhỏ giáo viên ra trường lâu năm chưa được đào tạo căn bản, còn một số giáo viên trẻ được tiếp cận với nền giáo dục hiện đại song vốn kinh nghiệm lại ít oi nên việc giảng dạy còn gặp rất nhiều khó khăn.
 Với lượng kiến thức về phân môn Tập làm văn rất rộng mà một số giáo viên chưa có ý thức học hỏi, tìm tòi và nâng cao, mở rộng tri thức của mình, để làm phong phú vốn sống cho học sinh, chưa có ý thức nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, làm cho vốn kiến thức về Tiếng việt của bản thân không những được mở rộng mà ngày càng bị mai một.
 Một số giáo viên đã tích cực học hỏi, tham khảo tài liệu, dự giờ đồng nghiệp, song chưa nắm được khái niệm về đoạn văn đầy đủ nên kết quả giờ dạy chưa cao.
 * Đối với học sinh .
 Cũng là phân môn của Tiếng việt, nhưng qua giảng dạy, phần lớn các em học phân môn Tập làm văn còn yếu mà đặc biệt là cách viết đoạn văn. Do kỹ năng đọc hiểu còn chậm, lại chưa hiểu cặn kẽ về đoạn văn , nên học sinh không thể tìm hiểu kỹ các đoạn văn mẫu. Việc xác định đề bài, chủ đề và nhất là bố cục của đoạn văn còn lúng túng. Việc rèn kỹ năng viết đoạn văn được tiến hành trong các tiết tìm hiểu đề, lập dàn ý, dựng đoạn, liên kết đoạn từ thấp đến cao, từ một tiêu đề. một ý, một đoạn văn đến nhiều đoạn văn , cuối cùng là một văn bản hoàn chỉnh . Khi viết học sinh còn chưa đọc kỹ đề bài, không xác định thể loại của đề nên hay bị lạc đề. Việc phân phối thời gian, số lượng câu, các ý lớn, ý nhỏ chưa rõ ràng, cụ thể. Cho nên nhiều trường hợp viết thừa hoặc thiếu, chưa xác định cụ thể đề bài, chủ đề của đoạn văn, quá trình lập luận, trình bày chưa chặt chẽ, lô gíc và sinh động, chưa biết vận dụng nhiều phương pháp liên kết trong một đoạn văn hoặc nhiều đoạn văn. Vì thế các đoạn văn viết thường hay đơn thuần, nhàm chán. Đa số học sinh ít đọc sách tham khảo, ít có diều kiện tham khảo các loại thông tin đại chúng như đọc sách, báo. Nên vốn từ còn hạn chế.
 Đa số các em viết đoạn văn thừơng theo cảm tính, chứ chưa theo một quy trình. Phần lớn vốn từ ngữ của học sinh còn hạn chế, việc sử dụng ngôn ngữ còn ghèo nàn.
 - Qua các lần làm bài tập trên lớp của lớp tôi chủ nhiệm. Bài văn miêu tả.
 Đề bài : Viết một đoạn văn tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều ) trong vườn cây ( Hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)
 Tôi khảo sát thực tế bài làm của học sinh như sau: Lớp 5c có 32 học sinh .
 - Số học sinh biết viết đoạn văn là : 64.8 %
 - Số học sinh chưa biết viết đoạn văn là : 35.2 %
 - Qua việc kiểm tra, có những học sinh viết đoạn văn sang bài văn, có em thì viết được đoạn văn nhưng các câu không thể hiện cùng một mục đích ( cùng một chủ đề ), diễn đạt lung tung.
 - Bài làm của học sinh là kết quả của quá trình tiếp thu lí thuyết và rèn kuyện các kỹ năng viết văn của học sinh và là sự vận dụng tổng hợp các năng lực tư duy, trình độ, vốn sống, vốn ngôn ngữ và cả những cảm xúc và rung động thẩm mỹ cho nên việc rèn luyện các kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh là cả quá trình lâu dài. Vì vậy, giáo viên không nên nóng vội mà phải rèn luyện cho học sinh tính kiên trì và giáo viên cũng kiên trì khi dạy cho học sinh.
2 . Những giải pháp .
 Qua thực tế giảng dạy ở trên lớp, dự giờ đồng nghiệp. Đặc biệt là sau khi nắm bắt được chất lượng viết đoạn văn của học sinh lớp tôi chủ nhiệm. bản thân tôi đã định hướng và điều chỉnh ngay cách dạy phân môn tập làm văn, đặc biệt là các bài tập viết đoạn văn.
 Để giúp học sinh viết được một đoạn văn tôi tiến hành như sau :
 2.1 Đối với giáo viên: Phải thật sự yêu nghề, nắm được mục tiêu của việc dạy môn Tập làm văn, phải hiểu đúng về đoạn văn, từ đó cung cấp được cho học sinh biết khái niệm về đoạn văn.
 “ Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu thành văn bản, trực tiếp đứng trên câu, diễn đạt một nội dung nhất định, được mở đầu bằng chữ lùi đầu dòng viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn ”. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. Đoạn văn thường có từ ngữ ngữ chủ đề, câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là từ ngữ dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần ( thường là đại từ, các từ đồng nghĩa.. ) nhằm duy trì đối được nói tới.
 2.2. Về học sinh: Tôi thường động viên các em chăm học, thường xuyên đọc sách để tích luỹ cho mình một vốn kiến thức, vốn từ, nắm được cách tả, cách diễn đạt của các bài văm mẫu, phải biết quan sát sự vật, biết chọn ý và lập dàn bài chi tiết để giúp cho việc viết bài được tốt hơn.
 Để giúp học sinh có kỹ năng viết đoạn văn, tôi đã tiến hành như sau: 
 - Buổi sáng các tiết tập làm văn, tôi cung cấp kiến thức cơ bản về lý thuyết cho học sinh. Tôi tận dụng thời gian học buổi chiều để rèn kỹ năng viết đoạn văn cho các em trong mấy tuần đầu. Để viết một đoạn văn phải tiến hành theo các bước sau: Thông thường cấu tạo của đoạn văn rất đa dạng: Đoạn văn có câu chủ đề, đoạn văn không có câu chủ đề. Tôi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn có câu chủ đề, hay còn gọi là câu mở đoạn. 
2.3. Hướng dấn học sinh phân tích đoạn văn mẫu .
 Việc hướng dẫn học sinh phân tích đoạn văn mẫu có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học sinh cách thức viết đoạn văn.Từ việc phân tích đoạn văn cụ thể học sinh nắm được cách viết một đoạn văn có câu mở đoạn. 
Ví dụ . Học sinh phân tích đoạn văn mẫu sau. 
Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió , biển đục ngầu, giận dữ Như một con người, biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, ngắt ngỏng.
 ( Vũ Tú Nam ) Tiếng Việt 5 tập 1 trang 62
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ đoạn văn, sau đó cho thảo luận nhóm, và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1 . Đoạn văn có mấy câu?
Câu 2 . Câu nào là câu mở đoạn của đoạn văn?
Câu 3 .Đoạn văn tả đặc điểm của biển như thế nào? Câu văn nào cho biết điều đó?
Câu 4 .Tác giả quan sát những gì về biển?
Câu 5 . Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi tả?
Câu 6 . Các câu trong đoạn văn quan hệ với nhau như thế nào?
 Trả lời được các câu hỏi trên học sinh sẽ hiểu được nội dung của đoạn văn, hiểu được cách thức tạo lập đoạn văn của tác giả. Trên cơ sở đó, học sinh biết cách viết một đoạn văn cụ thể hình thành năng lực viết đoạn.
2.4. Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn có câu mở đoạn . 
 Đây là một hoạt động quan trọng trong quy trình dạy học sinh tạo lập văn bản. Mục đích của bước này là rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo lập đoạn văn đảm bảo cả về lô-gíc trình bày cũng như lô gíc phản ánh hiện thực khách quan khi miêu tả một đặc điểm, một mặt nào đó của đối tượng miêu tả. Tạo lập đoạn văn với những yêu cầu khá chặt chẽ của ngữ pháp văn bản. Đoạn văn có câu mở đoạn là một họat động mới và khó đối với học sinh. vì các em vốn quen với việc viết đoạn văn theo cảm tính. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh từng thao tác cụ thể, từng cách viết câu mở đoạn đến việc triển khai các câu trong đoạn. Việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn sẽ giúp học tránh được hiện tượng viết văn theo cảm tính, lan man, tuỳ tiện, giúp các em luôn luôn làm chủ được cách viết của mình theo quy trình sau:
 *Các bước viết đoạn văn .
Bước 1. xác định vị trí, nội dung và mô hình cấu tạo đoạn văn.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kỹ yêu cầu của bài tập để xác định nội dung của đoạn viết về ai? Viết về cái gì? Viết về sự việc gì? Với những yêu cầu như thế nào? đoạn văn cần viết là một phần trong dàn ý cho sẵn hay một đoạn văn hoàn toàn mới. 
Bước 2. Lập dàn ý cho đoạn văn .
 Giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành các ý của đoạn, cố định hoá với các ý và sắp xếp các ý theo trình tự lô gíc hợp lý hay định hướng lập luận của đoạn.
 Ví dụ: Viết đoạn văn tả hình dáng của một người thân .
 Học sinh sẽ phải xác định nội dung của đoạn văn là tả hình dáng của một người thân. Sau đó học sinh liệt kê các chi tiết thuộc về hình dáng của một người thân như: khuôn mặt, tầm vóc, mái tóc, hàm răng, nước da, nụ cười, tiếp tục sắp xếp các chi tiết theo một trình tự lô gíc hợp lí từ bao quát đến cụ thể, từ chính những đặc điểm ấn tượng hoặc những đặc điểm mà em thích. 
Bước 3. Viết câu mở đoạn .
 Sau khi xác định các ý và hướng lập luận của đoạn, học sinh sẽ suy nghĩ để viết câu mở đoạn. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách viết câu mở đoạn trong đoạn văn. Vì là câu đầu tiên trong đoạn văn nên câu mở đoạn thường là câu đầy đủ cả hai thành phần chủ ngữ, vị ngữ. Nội dung của câu mở đoạn thường nêu lên nhận định chung có tính khái quát về nội dung của đoạn. Nội dung của câu mở đoạn thường đã nằm ngay trong yêu cầu của bài tập.
 Cũng ví dụ trên.
Ví dụ: Viết đoạn văn tả hình dáng của người thân .
 - Giáo viên cho học sinh viết câu mở đoạn.
 - Học sinh làm bài cá nhân, tìm viết câu mở đọan cho đề bài văn tả hình dáng người thân. Sau đó cho học sinh lần lượt trình bày câu mở đoạn của mình trước lớp, cho học sinh khác nhận xét. Giáo viên nhận xét câu mở đoạn của học sinh. 
 + Bạn em trông thật xinh đẹp và dễ thương.
 + Bận em trông thật dễ thương.
Bước 4. Viết các câu triển khai của đoạn.
 Căn cứ vào dàn ý của đoạn diễn đạt các chi tiết các câu văn cụ thể. Đây là một bước khó trong quy trình viết đoạn. Để thực hiện bước này đòi hỏi học sinh phải có năng lực sử dụng gôn ngữ khá tốt. giáo viên cần hướng dẫn học sinh cân nhắc để lựa chọn những từ ngữ thích hợp có tác dụng gợi tả, gợi cảm các tổ hợp từ vựng, các cách liên kết câu, cách đặt các câu bên cạnh nhau thế nào cho hợp lí, sao cho nội dung tất cả các câu đều phải cùng tập trung nói về nội dung của đoạn theo hướng đi từ cái chung, cái khái quát đến cái riêng, cái cụ thể, nằm trong nội dung của câu mở đoạn.
Ví dụ: Viết một đoạn văn tả hình dáng của một người thân.
 Để học sinh viết được các câu triển khai của đoạn, giáo viên cho học sinh nêu những đặc điểm nổi bật về hình dáng :
 Hỏi. Hãy nêu những đặc điểm nổi bật về hình dáng của một người?
 - Học sinh có thể nêu ( Đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt. mái tóc , cặp mắt , hàm răng.. ). Sau đó cho học sinh dựa trên những đặc điểm nổi bật về hình dáng để viết thành những câu triển khai của đoạn. Học sinh viết xong, giáo viên cho học sinh trình bày các câu triển khai, nhận xét. Sau khi hướng dẫn học sinh viết câu triển khai của đoạn, tối thấy các em đều viết đúng.
 Bước 5. Viết câu kết đoạn.
 Câu kết đoạn thường là nêu lên cảm nghĩ, nhận xét đối với đối tượng được nêu trong bài. Tôi cũng tiến hành như các bước trên.
 Bước 6. Rà soát lại đoạn văn đã viết .
 Sau khi học sinh hoàn thành đoạn văn, giáo viên cần hướng dẫn các em đọc lại toàn bài, xem đã đảm bảo với yêu cầu của đề bài chưa, hướng lập luận của đoạn có được thể hiện rõ ràng không, từ ngữ nào chưa sát đáng, có thể tìm từ thay thế, gạch bỏ những câu ngoài phạm vi nội dung của đoạn hoặc quá lan man không cần thiết.
 Khi hình thành đoạn văn, rà soát lại các câu, tiếp tục cho học sinh đọc lại toàn đoạn văn cho cả lớp cùng nghe, nhận xét. 
 Việc hướng dẫn các em luyện kỹ năng viết đoạn văn được thực hiện theo các thao tác hợp lí nói trên, sẽ giúp các em hình thành năng lực viết đoạn văn khá tốt. Các em sẽ có ý thức tách đoạn khi viết một bài văn ở bất cứ thể loại nào và trình bày viết một cách mạch lạc.
PHẦN THỨ 3 . KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 
 1 . Những kết quả đạt được.
 Sau một thời gian rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp tối chủ nhiệm. Từ chỗ các em chưa hiểu về đoạn văn là gì? chưa biết viết một đoạn văn có câu mở đoạn, cách dùng từ, diễn đạt thường lan man. Các câu văn trong đoạn thường không mang nội dung hướng vào đề bài. Mỗi lần chấm bài tôi rất mất thời gian để hướng dẫn, sửa cho các em. Từ các giải pháp hướng dẫn cho học sinh viết đoạn văn nói trên tôi đã áp dụng vào trong mỗi tiết dạy Tập làm văn ở lớp. tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt, các em không ngại viết đoạn văn như trước nữa. hơn nữa đoạn văn của các em viết rất trọng tâm, có câu mở đoạn, câu kết đoạn, các câu khai triển của đoạn đều hướng vào câu mở đoạn, mang nội dung thống nhất. Đến giữa học kỳ I thì hầu như em nào cũng viết được đoạn văn, không còn viết nhầm lẫn đoạn văn sang bài văn, biết cách sử dụng từ, sử dụng các biện pháp so sánh, phép liên kết câu để cho đoạn văn chặt chẽ. Đến cuối học kỳ I, vào buổi học thứ 2 của ngày, tôi cho cả lớp làm bài kiểm tra viết đoạn văn:
Đề bài: Viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé.
 Sau khi học sinh làm bài song, tôi thu và chấm kết quả như sau:
- Số em viết đúng đoạn văn là: 100 % 
- Trong đó: Điểm gỏi: 64 %
 Điểm khá: 29,6 %
 Điểm TB : 6,4 %
 Điểm yếu : 0%
 Đến nay, các em ở lớp tôi đều biết viết đoạn văn và nhất là các em học sinh yếu đều biết viết.
2. Kết luận .
 Trên đây là kinh nghiệm của tôi đã rút ra từ thực tế lớp học, đã được vận dụng vào để giảng dạy cho các em ở chương trình học Tập làm văn lớp 5. Để việc dạy và học đạt kết quả tốt. Bản thân người giáo viên phải từng bước phải hoàn thiện mình, nhiệt tình, phải tận tâm với nghề nghề nghiệp, kiểm tra đôn đóc thường xuyên, liên tục để kịp thời uốn nắn những thiếu sót cho học sinh và học sinh cũng phải học, tự rèn bản thân, chăm đọc sách báo để có vốn kiến thức Tiếng Việt vững vàng. Trong quá trình viết đoạn văn, khi học sinh mới bắt đầu viết đoạn văn, giáo viên phải nắm chắc kiến thức, nên hướng dẫn các em thật tỷ mỹ về khái niệm đoạn văn, để có thể viết đúng đoạn văn. Hơn nữa phải kiên trì trong v

Tài liệu đính kèm:

  • doctap lam van 5 Nhung kinh nghiem giup hoc sinh lop 5 viet doan van_12214570.doc