I. ÐẶT VẤN ÐỀ
Đề án " Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" được Thủ thướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/9/2013. Với mục tiêu "Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"
Trước những yêu cầu trên và thấy rõ vai trò quan trọng của bộ môn Tiếng Anh trong giai đoạn tới, đòi hỏi giáo viên dạy Tiếng Anh phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy, truyền thụ kiến thức nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, khơi gợi niềm đam mê, hứng thú của học sinh đối với môn học.
Với cương vị là người giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh, bản thân tôi luôn suy nghĩ làm sao để khai thác, sử dụng có hiệu quả nhất những CSVC, trang thiết bị sẵn có trong nhà trường để ứng dụng trong các bài giảng. Một bài giảng có chất lượng đòi hỏi phải nhiều yếu tố, trong đó việc kết hợp khả năng truyền thụ với sử dụng thuần thục phương tiện để giảng dạy là rất quan trọng giúp các em nắm bắt được kiến thức nhanh nhất, khắc sâu nhất, nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh từ đó nâng cao chất lượng bộ môn. Việc sử dụng một số phần mềm để hỗ trợ giảng dạy môn Tiếng Anh THCS là một trong những biện pháp trợ giúp đắc lực trong quá trình giảng dạy, làm cho bài dạy trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh dễ tiếp thu nội dung bài học và có hiệu quả hơn.
góp phần hoàn thành mục tiêu mà đề án " Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" đó là giúp người học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam. Trong những năm qua trường THCS Supe là một trong những đơn vị được các cấp lãnh đạo rất quan tâm, đầu tư để nhà trường trở thành trường chất lượng cao thuộc khu vực phía bắc huyện Lâm Thao. Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm trang bị về cơ sở vật chất như máy tính nối mạng, máy chiếu, đài băng để hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ đạt hiệu quả, ngoài ra giáo viên được tạo điều kiện tối đa tiếp cận với ứng dụng CNTT, được tập huấn về CNTT trong dạy học. Môn Tiếng Anh đã được giáo viên chủ động ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Tuy nhiên, do giáo viên chưa có nhiều thời gian để tìm hiểu hết những tính năng của các phần mềm, kênh hình trực tuyến hỗ trợ giáo dục, nên giáo viên mới chỉ sử dụng phần mềm thiết kế bài giảng như Power point, Violet... Chính điều này đã không kích thích được nhiều sự hứng thú của tất cả học sinh đối với môn Tiếng Anh và là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh chưa cao. Bên cạnh đó, do ý thức tự học của học sinh còn hạn chế, bên cạnh những học sinh có hứng thú học tiếng Anh, vẫn còn không ít học sinh cảm thấy không thích học hoặc cảm thấy khó khăn trong việc học môn này, nhiều học sinh vẫn học lệch, học đối phó hoặc chủ quan dẫn đến mất căn bản, học kém. Ngoài ra, đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS là còn mải chơi chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ. Ngoài ra các em còn bị tri phối bởi rất nhiều môn học khác. Phụ huynh của một một em chưa quan tâm nhiều đến việc đôn đốc, nhắc nhở học sinh trong học tập, Điều này cũng đã làm ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh, làm giảm chất lượng đối với môn học do đó kết quả học Tiếng Anh chưa đạt như mong muốn. Xuất phát từ những khó khăn trên, tôi đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu học hỏi để đưa ra các giải pháp hữu hiệu. Tôi luôn nghĩ rằng "Làm thế nào để có những giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn, mà lại mang lại hiệu quả? Qua thực tế giảng dạy, tôi đã tìm hiểu và tiến hành sử dụng một số các biện pháp sau: Phần 2. Các biện pháp để giải quyết vấn đề. Một trong hướng đổi mới phương pháp dạy học là việc sử dụng các thiết bị hiện đại như máy tính, máy chiếu đa năng và các phần mềm khai thác trên mạng internet. Việc sử dụng phần mềm trong giảng dạy ngoại ngữ nhằm giúp học sinh và giáo viên tiếp cận với công nghệ thông tin một cách có hiệu quả để phát triển việc học của học sinh một cách độc lập sáng tạo, học sinh có thể tiếp thu kiến thức đa chiều, vận dụng nhiều giác quan, tiếp cận được những cái mới mẻ, thự tế hơn, sinh động hơn, phát triển môi trường học tập với nhiều thuận lợi, từ đó giúp người học tích cực, chủ động, tạo cơ hội cho học sinh tiếp thu nội dung bài học theo nhiều hướng khác nhau. Để sử dụng thành thạo và hiệu quả các thiết bị trên giáo viên cần phải có một số kỹ năng. Dưới đây, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm tôi đã và đang áp dụng trong giảng dạy. 1. Biện pháp thứ nhất: Sử dụng các phần mềm để giới thiệu nội dung bài học. Như chúng ta đã biết để bắt đầu thực hiện nội dung bài học của mỗi tiết học hay một chủ đề bài học mới giáo viên thường sử dụng rất nhiều kỹ thuật để hướng học sinh vào nội dung bài học như: Chatting, Asking and anwering, lucky mumbers.... và đặc biệt là việc sử dụng các Video clips là một trong cách giới thiệu bài rất sinh động và thu hút sự tập trung rất cao độ của học sinh, thông qua các video clips giúp học sinh dễ ràng tiếp thu nội dung bài một cách chủ động, tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng sử dụng thành công và hiệu quả các video clips để giới thiệu bài mới do các video clips quá dài hoặc quá ngắn với yêu cầu hay một số video clips quá đơn điệu hoặc khi tải về thường bị lỗi không sử dụng được. Sau đây tôi xin chia sẻ một số phần mềm và kỹ thuật sử dụng phần mềm để cắt, ghép, đổi định dạng video clips giúp giáo viên có thể sử dụng khi soạn giảng bài dạy trên nền Power point. 1.1. Cách sử dụng phần mềm. Mặc dù hiện nay có rất nhiều phần mềm nghe nhạc, xem phim nhưng phần mềm Herosoft 3000 vẫn là phần mềm được ưa chuộng với những tính năng vượt trội và khá dễ dàng sử dụng. Với Herosoft chúng ta có thể chụp hình những bộ phim đang chạy, cắt đoạn video clip hoặc đoạn âm thanh với dung lượng theo ý muốn. Ngoài ra phần mềm Herosoft có thể giúp chúng ta đổi định dạng film khác sang dạng AVI và MPG để có thể chạy được trên Power point. Để sử dụng được phần mềm này trước hết chúng ta phải tải phần mềm Herosoft 3000 về máy tính. Khi sử dụng chúng ta sẽ mở, chạy chương trình. a. Cắt đoạn phim hoặc âm thanh ra nhiều đoạn nhỏ. Cách thực hiện: Vào Start/programs/herosoft 3000 ( herosoftvideo 3000) => xuất hiện hộp thoại nhấn vào biểu tượng return heroface. - Vào File chọn open one file => xuất hiện hộp thoại, chọn thư mục và tên tệp video gốc rồi nhấn open; Sau đó nhấn chuột vào biểu tượng rồi kéo thanh trượt đến điểm bắt đầu rồi nhấn vào biểu tượng sau đó lại kéo thanh trượt đến điểm kết thúc và nhấn để xác định điểm màu xanh là điểm cần ghi. - Sau đó nhấn chuột vào Save MPG, MPV -> xuất hiện hộp thoại cho ta ghi tên tệp vào rồi nhấn enter, máy sẽ ghi đoạn phim đó sang tệp đã định. b. Đổi định dạng film sang định dạng AVI và MPG để có thể chạy được trên Power point. - Vào Start/ programs/herosft herovideo (3000)/tools/untility/uniteMPG -> Xuất hiện hộp thoại: Vào thực đơn File - chọn add file -> Xuất hiện hộp thoại, chọn đường dẫn và tên tệp rồi nhấn open. Trở lại hộp thoại UniteMPG, tại mục output file chọn đường dẫn và tên tệp với định dạng MPG. c. Chuyển file âm thanh với định dạng khác sang dạng đuôi MP3 và đuôi WAV để chạy được trên Power point. - Vào Start/programs/ herosoft herovideo (3000)/ tools/Audio tools/MP3 Marker -> Xuất hiện hộp thoại. Vào mục addpath; tải các file trong một thư mục vào để dịch. Vào mục addfile để chọ một File vào dịch/ chọn vào Config để xác nhận/ sau nhấn Start Encode để kết thúc. - Áp dụng vào một số tiết dạy cụ thể: UNIT 9: A FIRST - AID COURSE ( English 8) Lesson 1: Getting started - Listen and read Để mở đầu cho chủ đề bài học về sơ cấp cứu ( first - aid); Tôi đã tìm kiếm các tư liệu này từ mạng internet có nội dung về sơ cứu như: sơ cứu do bị bỏng, điện giật, đuối nước và sơ cứu do bị ngất xỉu...Tôi down load các tư liệu trên về máy tính sau đó sử dụng phần mềm Herosoft 3000 để cắt đoạn băng ra chỉ để lấy một đoạn ngắn phù hợp với ý tưởng của mình rồi ghép các đoạn băng ngắn này lại để tạo được một đoạn video tổng hợp về các trường hợp sơ cứu. Tôi sử dụng đoạn video này để trình chiếu, giới thiệu và hướng học sinh vào chủ đề bài học. Một số hình ảnh minh họa trong video clip về sơ cứu UNIT 8: FESTIVAL ( English 8 ) Leson 1: Getting started - Listen and read Chủ đề bài học này là về lễ hội truyền thống, Tôi sử các đoạn video clip về các lễ hội truyền thống trong nước như: Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Huế, Lễ hội chọi gà, Chọi trâu, đua thuyền, thả diều, kéo co... Unit 7: SAVING ENERGY ( English 9) Lesson 1: Getting started - Listen and read. Để giới thiệu và hướng học sinh vào chủ đề bài học tôi tải một Video clip về tiết kiệm năng lượng có thời lượng gần 10 phút sau đó tôi cắt đoạn Video clip còn khoảng một phút và trình chiếu cho học sinh xem sau đó yêu cầu học sinh đưa ra câu trả lời về thông điệp mà đoạn băng đã chuyển tải, qua đó tôi giới thiệu nội dung bài học về tiết kiệm năng lượng ( Saving energy) Unit 8: CELEBRATIONS (English 9) Lesson 1: Getting started - Listen and read Với chủ đề bài học về các lễ kỉ niệm tôi cho học sinh nghe đoạn video clip trich đoạn các bài hát về lễ kỉ niệm trong nước và nước ngoài, như bài hát Happy new year, Chistmas, Jing a bell, Rước đèn ông sao, Happy birthday...Để làm được như vạy tôi cũng tải dữ liệu từ trên mạng internet về máy tình rồi cắt ghép lấy các trích đoạn của bài hát tạo một video clip tổng hợp khoảng 1 phút rồi trình chiếu. Học sinh sau khi nghe song sẽ nói được tên các bài hát trong clip, và các bài hát đó thường được hát trong những dịp nào, qua đó tôi giới thiệu nội dung bài về lễ kỉ niệm. Unit 9: NATURAL DISASTERS ( English 9) Lesson 1: Getting started - Listen and read Để khởi động vào bài với chủ đề về " Natural disaster/ Thảm họa thiên nhiên"; Tôi sử dụng các Video clip về động đất, lũ lụt, hạn hán, núi lửa, sóng thần. Tôi đã tìm kiếm các tư liệu đoạn Video clip này trên mạng sau đó tôi sử dụng phần mềm để cắt, ghép, tạo thành một Video clip khoảng 1 phút để trình chiếu trước học sinh và yêu cầu các em sau khi xem xong đoạn băng phải trả lời được câu hỏi của cô giáo là: Đoạn băng vừa rồi đã cung cấp cho các em những hình ảnh gì? Những hình ảnh này được gọi là gi? Học sinh trả lời câu hỏi về nội đoạn băng và GV giới thiệu nội dung bài học thông qua đoạn băng về chủ đề: Thảm học của thiên nhiên ( Natural disaster) Việc tích hợp được các phần mềm này vừa giúp GV thiết kế được bài dạy sinh động vùa giúp học sinh có thể khắc sâu hơn kiến thức bài học, giúp học sinh có thể tiếp thu bài từ nhiều hướng khác nhau, việc quan sát các video trực tiếp giúp các em chủ động nắm bắt thông tin làm việc bằng nhiều giác quan, đồng thời giúp các em cảm thấy rất thoải mái, giúp các em giảm bớt sự căng thẳng, khô khan của giờ học Tiếng Anh. Phần mềm này có thể ứng dụng được cho nhiều môn học khác như Ngữ Văn, GDCD, Lịch sử, Địa lý, Sinh học... GV có thể down load các video minh hoạ cho các câu chuyện, đoạn văn, hình ảnh, phim tài liệu, các hiện tượng thiên nhiên; Sau đó GV có thể tạo các video phim tài liệu với dung lượng phù hợp với yêu cầu của bài dạy bằng việc sử dụng phần mềm này để cắt ghép đoạn băng, phim tài liệu hay một Video clip.để trinh chiếu trong bài dạy. Khi được tiếp cận các video này trong các bài dạy, các em sẽ hứng thú, say mê hơn đối với môn học. Từ đó chất lượng giờ dạy sẽ được nâng cao hơn. Như vậy, tác dụng của phần mềm này là rất lớn trong việc thiết kế các bài dạy trong chương trình, GV công tìm kiếm các loại băng đĩa, lo nội dung không phù hợp với học sinh. Giờ đây chúng ta có thể thoải mái sáng tạo với nội dung phong phú, loại hình bài tập đa dạng và các bước tiến hành rất đơn giản. Học sinh được tiếp xúc với các dạng bài nghe thường xuyên, nội dung phù hợp, dần dần các em sẽ chủ động trong việc luyện nghe. Điều đó sẽ giúp các em phát triển toàn diện các kỹ năng. ---------------------------------------------------------------------------------------- 1.2. Sử dụng phần mềm Tiếng Anh Hoa mặt trời trong bài giảng Tiếng Anh 8. Phần Mềm Tiếng Anh Hoa mặt trời là một phần mềm được thiết kế theo nội dung chương trình SGK Tiếng Anh 6,7,8,9; Đây là một phần mềm dễ sử dụng và rất tiện lợi cho giáo viên khi thiết kế bài giảng điện tử, đặc biệt là đối với phần nghe ( Listening), Giáo viên có thể sử dụng trực tiếp phần mềm này để cho học sinh nghe mà không cần phải mang theo cát sét hay phải lồng ghép đoạn ghi âm trong bài giảng. Chỉ cần một thao tác nhỏ là GV có thể sử dụng trực tiếp bài nghe từ phần mềm, Cụ thể như sau: Tải phần mềm Tiếng Anh Hoa mặt trời tại địa chỉ: Sau khi tải được phần mềm về máy chúng ta chạy phần mềm. Đây là một phần mềm có bản quyền tuy nhiên chúng ta vẫn có thể dùng thử. Giao diện của phần mềm như sau: ( Phần mềm được chia làm hai phần, Học kỳ I và Học kỳ II, Được thiết kế với các phần, mục tương tự) Giao diện này cho phép ta chọn tên bài học bằng cách ta nhấn chuột vào con số tương ứng với đơn vị bài học,( Bao gồm từ số 1 đến số 8, tương ứng với 8 đơn vị bài học ở học kỳ I ); Mục ôn ngữ pháp; là phần ngữ pháp được thiết kế theo thứ tự đơn vị bài học từ bài 1 đến bài 8. Mục kiểm tra học kỳ I, trong mục này là một số đề kiểm tra học kỳ một được thiết kế sẵn mà GV có thể tham khảo. Sau khi nhấp chuột chọn một đơn vị bài học ta sẽ thấy xuất hiện giao diện của toàn bộ một đơn vị bài học trong đó có các mục được thiết kế theo nội dung SGK; Cụ thể như sau: Phía trên là các tiêu đề: Lesson, Vocabulary, Grammar, Test, Relex. - Trong tiêu đề của phần Lesson: Bao gồm các tiết học như: Getting started - Listen and read, Speak and listen, read, write, language focus. Hình ảnh minh họa cho phần Language Focus - Trong tiêu đề của phần Vocabulary; Bao gồm toàn bộ từ vựng được thiết kế theo từng tiết học ở trên. - Trong phần Grammar; Là toàn bộ phần ngữ pháp chung cho cả đơn vị bài học và một số bài tập giải quyết cho phần ngữ pháp cũng được thiết kế theo mức độ từ dễ đến khó và được đánh số từ 1 đến 10 phía bên phải. Hình ảnh minh họa cho phần Grammar -Trong phần Test; Là phần bài tập được thiết kế theo nội dung ngữ pháp trong đơn vị bài học bao gồm các bài tập kiểm tra về phát âm, từ vựng, ngữ pháp và các kỹ năng đọc, viết được thiết kế từ mức độ dễ đến khó. Hình ảnh minh họa cho phần Test - Trong phần Relex; Bao gồm hai phần nhỏ, một phần là bài hát Tiếng Anh vui nhộn mà GV có thể cho HS nghe để tạo không khí thoải mái trước khi vào bài, Một phần là bài thơ giúp ghi nhớ từ theo vần. Hình ảnh minh họa cho phần Relex ------------------------------------------------------------------------------- Để có thể sử dụng bất kỳ mục nào trong phần mềm này cho bài giảng của mình GV chỉ việc khởi động phần mềm và chọn vào mục hoặc tiêu đề mình muốn sử dụng. Sau khi thiết kế bài giảng trên Power point GV chỉ việc tạo một đường link ( đường dẫn) đến phần mềm này và trình chiếu trên power point. Áp dụng cụ thể như sau: Khi tôi dạy đơn vị bài 1(Unit 1), phần bài nghe (Listening); Tôi thiết kế trên Power Point; Khi thết kế Slide tôi nhấp chuột vào góc phải bên dưới slide để tạo một Hyperlink ( Siêu liên kết trong Power point); sau đó tôi chọn đến thư mục tôi lưu phần mềm, chọn OK. Vậy là tôi đã liên kết được với file nghe trong phần mềm, Khi trình chiếu đến phần nghe tôi chỉ cần nhấn chuột vào biểu tượng Hyperlink này. Vậy là tôi đã có sử dụng phần mềm để cho HS nghe. Áp dụng cho phần từ vựng tôi cũng thực hiện các bước tương tự như trên là tạo một liên kết đến file từ vựng sau đó trình chiếu trên Power Point, với File dạy từ vựng tôi thấy khá là hiệu quả vì chúng được thiết kế theo từng tiết học riêng biệt mà từ vựng là phần không thể thiếu trong mỗi tiết học, Từ vựng ở đây được thiết kế bao gồm từ, nghĩa của từ, phiên âm quốc tế và kèm cả phần phát âm từ mới của người bản ngữ để cho HS nghe và đọc theo, Với những từ có thể phát sinh ra các hình thức từ loại khác cũng được giới thiệu ở đây, điều này giúp GV có thể giới thiệu cho học sinh hình thức dạng của từ đối với HS khá giỏi nếu cần thiết. Và ta làm tương tự cho tất cả các bài dạy và các tiết dạy khác. các nội dung trong phần mềm ta đều có thể sử dụng để thiết kế bài giảng Power Point trong hầu hết các tiết học nếu GV thiết kế bài giảng trên Power Point và thậm chí nếu GV không thiết kế bài giảng trên Power Point thì vẫn có thể sự dụng phần mềm này đề thực hiện bài dạy nếu như tiết dạy của GV được trang bị máy tính, máy chiếu và loa ngoài bằng việc chạy trực tiếp phần mềm này trên máy tính và kết nối với máy chiếu. Qua sử dụng phần mềm tiếng Anh Hoa Mặt Trời tôi nhận thấy rằng GV không phải mất quá nhiều thời gian trong việc thiết kế giáo án điện tử nữa, Các nội dung bắt buộc trong SGK đã được thiết kế trong phần mềm giúp GV thực hiện bài dạy rất tiện lợi. Ngoài các phần bắt buộc trong SGK, phần mềm còn thiết kế khá nhiều dạng bài tập và các đề kiểm tra một tiết, học kỳ theo cấu trúc đề kiểm tra có đầy đủ các dạng bài để kiểm tra trình độ học sinh. Tôi đánh giá cao phần mềm này vì nó đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc thiết kế bài dạy và thực hiện các tiết dạy đạt hiệu quả, Vậy tại sao chúng ta không khai thác và sử dụng những phần mềm hết sức tiện lợi như thế này. Thông qua SKKN này tôi mong muốn được chia sẻ đến các thầy cô chút kinh nghiệm của mình trong việc khai thác và sử dụng các phần mềm hỗ trợ bài giảng để môn học Tiếng Anh ngày càng thu hút được sự yêu thích của các em HS đên với môn học và hiệu quả môn học ngày càng được nâng cao, đáp ứng và thực hiện tốt đề án Ngoại ngữ Quốc gia đến năm 2020. Phần 3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 1. Phạm vi áp dụng. Sáng kiến kinh nghiệm này được tôi áp dụng trong giảng dạy môn Tiếng Anh khối lớp 8 trong phạm vi trường THCS Supe từ năm học: 2013 – 2014 đến năm học: 2014 – 2015. 2. Kết quả đạt được trong những năm vừa qua. 2.1. Chất lượng đại trà. * Chất lượng đại trà trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Năm học TSHS Giỏi Khá Tru. bình Yếu Kém TB lên SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2011 - 2012 97 14 14,3 25 25,8 45 46,4 12 12,4 1 2,1 84 86,6 2012 - 2013 104 17 16,3 35 33,7 39 37,5 13 12,5 1 1 91 87,5 *. Chất lượng đại trà khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Năm học TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Từ Tb trở lên SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2013 - 2014 106 20 18,9 37 34,9 39 36,8 10 9,4 0 0 96 90,6 2014 - 2015 108 22 20,4 40 37 37 34,3 9 8,3 0 0 99 91,7 2015 - 2016 105 23 21,9 45 42,9 30 28,6 7 6,7 0 0 98 93,3 2.2. Chất lượng học sinh giỏi cấp huyện. * Chất lượng học sinh giỏi trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Năm học Số HS dự thi Số học sinh đạt giải 2011 – 2012 6 5 2012 - 2013 6 4 * Chất lượng học sinh giỏi sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Năm học Số HS dự thi Số học sinh đạt giải 2013 – 2014 10 8 2014 – 2015 14 14 2015 - 2016 15 15 Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, số lượng học sinh yêu thích môn học đã tăng, chất lượng đại trà bộ môn Tiếng Anh đã có sự chuyển biến tích cực, số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên, số lượng học sinh trung bình, yếu, giảm và không còn học sinh kém. Chất lượng học sinh giỏi cũng có nhiều chuyển biến, số lượng học sinh tham gia học đội tuyển HSG môn tiếng Anh với số lượng đông và số HS dự thi các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện đã tăng cả về số lượng và chất lượng. III. KẾT LUẬN 1.Kết luận. 1.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. Thực hiện đề án " Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" và thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng, thì việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm sử dụng phần mềm trong bài giảng có ứng dụng CNTT môn tiếng Anh lớp 8 ở trường trung học cơ sở” có ý nghĩa rất quan trọng, đã có tác dụng thúc đẩy đổi mới việc dạy ngoại ngữ trong bối cảnh hiện nay khi mà ngoại ngữ có ảnh hưởng mạnh mẽ vào sự phát triển của đất nước ngoại nhập. Việc sử dụng các phần mềm trong bài giảng có ứng dụng CNTT trong giảng dạy đem lại cho người dạy và người học nhiều hứng thú, và làm cho bài học trở lên sinh động, hấp dẫn hơn .Từ đó tăng hiệu quả của việc dạy và học . Đối với môn Tiếng Anh, việc sử dụng các phần mềm trong giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của quá trình dạy và học. Hiện nay, việc áp dụng các phần mềm vào giảng dạy cho học sinh thể hiện rõ nét nhất qua các “bài giảng điện tử”. giúp GV có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghe, nói, khả năng diễn đạt Tiếng Anh, khắc phục những hạn chế về ngữ âm, trọng âm, ngữ điệu và là động lực để GV cố gắng vươn lên. Khi sử dụng các phần mềm trong giảng dạy làm cho bài giảng của GV luôn uyển chuyển, linh hoạt, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. Qua đó giúp GV luôn tìm tòi và biết cách khai thác tư liệu trên mạng Internet; kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy, giúp GV và HS chia sẻ thông tin, tăng thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề. Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tôi đã có sự chuyển đổi về nhận thức; từ quy định (mang tính áp đặt) lúc ban đầu sang tâm thế thích thú, thành nhu cầu cần thiết với bài giảng có sử dụng các phần mềm hỗ trợ. Với đặc thù của môn Tiếng Anh rất cần sự kết hợp giữa nghe nói với hình ảnh minh họa nội dung, thì việc sử dụng các phần mềm trong giảng dạy đã đem lại hiệu quả rất lớn. Đặc biệt nó đặt ra yêu cầu cao hơn (yêu cầu chủ động học hỏi kỹ năng soạn bài giảng có ứng dụng phần mềm, và đổi mới phương pháp truyền thụ) cho người giáo viên; Từ khâu nắm chắc nội dung đến xây dựng giáo án và lựa chọn phần mềm phù hợp. Quá trình dạy học giáo viên truyền cảm hứng tối đa cho người học, làm cho học sinh chăm chú vừa học vừa tư duy sáng tạo và giao lưu với yêu cầu của giáo viên. . Giúp học sinh theo dõi bài học tích cực, hứng thú học tập bộ môn và chất lượng học Tiếng Anh đạt kết quả tốt hơn. 1.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến kinh nghiệm đã đóng góp hiệu quả rõ rệt trong công tác giảng dạy môn tiếng Anh của tôi, như đã trình bày ở phần hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Từ những kết quả trên tôi tin rằng nếu tiếp tục thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, kết quả học tập môn Tiếng Anh trong trường THCS sẽ còn khả quan hơn nữa. Việc sử dụng phần mềm trong bài giảng có ứng dụng CNTT, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh có thể vận dụng được trong hầu hết các môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học.Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng ở các trường THCS trong huyện Lâm Thao. 1.3. Bài học kinh nghiệm. Trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi tự rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: Bài học thứ nhất: Việc sử dụng các phần mềm trong giảng dạy cần đến rất nhiều sự nỗ lực và cố gắng của giáo viên. Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy nếu GV có ý thức trong việc chuẩn bị các nguồn tài liệu như các file âm thanh , hình ảnh các video clip có liên quan đến nội dung bài học
Tài liệu đính kèm: